Phái đoàn quân sự cấp cao CSVN đến Mỹ
25.03.2015, WASHINGTON (NV) - Một phái đoàn quân sự cấp cao CSVN đến thủ đô Washington D.C. vào thời điểm Hà Nội cần sự hậu thuẫn quốc tế hơn nữa để đối phó với vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.
25.03.2015, WASHINGTON (NV) - Một phái đoàn quân sự cấp cao CSVN đến thủ đô Washington D.C. vào thời điểm Hà Nội cần sự hậu thuẫn quốc tế hơn nữa để đối phó với vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.
Phái đoàn do tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu (giữa) được Phụ Tá
Ngoại Trưởng Mỹ Tony Blinken (giữa, bên phải) đón tiếp. (Hình: Facebook Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam)
Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) loan báo “trong hai ngày 23-24 tháng 3, đoàn cán bộ cấp cao Bộ Quốc Phòng Việt Nam, do Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, ủy viên Trung Ương Đảng, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng làm trưởng đoàn, đã có các cuộc tiếp xúc làm việc với Thượng Nghĩ Sĩ Patrick Leahy và các quan chức cấp cao Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.”
Chủ đích thật sự của
chuyến đi này là gì, không ai biết, vào thời điểm Việt Nam đang muốn mua một số
trang bị an ninh quốc phòng như tàu tuần tra biển, máy bay tuần thám săn ngầm
P-3 Orion, radar.
Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội nói
trong một cuộc thảo luận của tổ chức Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS về
mối bang giao Việt Nam với Hoa Kỳ rằng hiện chưa có một hợp đồng bán hay cung
cấp võ khí nào cho Việt Nam được ký kết.
Chỉ thấy TTXVN nói rằng,
“Trong các cuộc gặp, hai bên đã chia sẻ quan điểm về các vấn đề cùng quan tâm;
đánh giá kết quả hợp tác song phương đã đạt được trong thời gian qua và cho
rằng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng đã đáp ứng được lợi ích của hai bên theo
nội dung bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, phù hợp với
quan hệ giữa hai quốc gia.”
Tuần trước, một phái đoàn CSVN do Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang
cầm đầu, cũng đã đến Mỹ mà báo chí của Việt Nam nói rằng “nhất trí nâng cấp hợp
tác về an ninh, cảnh sát.” Rất có thể hai bên sẽ ký một hiệp ước về dẫn độ tội
phạm trong một tương lai gần.
Chiến hạm trang bị hỏa tiễn tấn công USS Chafee của Hoa Kỳ ghé cảng Đà Nẵng hồi tháng 4, 2014. (Hình: VnExpress)
Ngoài tướng Nguyễn Chí Vịnh được nêu trong bản tin, không thấy TTXVN nói phái đoàn cấp cao gồm có những ai khác. Nguồn tin này nói phái đoàn đã họp với Phụ Tá Ngoại Trưởng Mỹ Tony Blinken, Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương David Shear, Phụ Tá Ngoại Trưởng phụ trách các vấn đề chính trị-quân sự Puneet Talwar, Phó Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng phụ trách các vấn đề bình ổn, nhân đạo và gìn giữ hòa bình Anne Witkowsky, tư lệnh lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ, Đô Đốc Paul Zunkunft và Phó Giám Đốc Cơ Quan Hợp Tác An Ninh Quốc Phòng Jennifer Zakriski.
Khá nhiều các phái đoàn
quân sự cao cấp của Hoa Kỳ cũng liên tiếp đến Việt Nam trong khoảng một năm
qua, sau khi Mỹ và Việt Nam đạt thỏa thuận “đối tác toàn diện” nhân dịp chủ
tịch nước Trương Tấn Sang đến Mỹ vào tháng 7, 2013.
Ngày 19 tháng 1, 2014,
tại Hà Nội, Đại Tướng Vincent Brooks, tư lệnh Lục Quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ
“thăm và làm việc tại Việt Nam.” Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng
quân đội CSVN khi tiếp ông Brooks “đề nghị lực lượng Lục quân của hai nước tiếp
tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, cần đi sâu vào hợp tác trong các lĩnh vực
trao đổi thông tin; chia sẻ kinh nghiệm cứu hộ, cứu nạn trên biển; đào tạo
tiếng Anh cho các quân nhân Việt Nam...”
Giữa tháng 12, 2014, Đô
Đốc Harry Harris, tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, đến Hà Nội “thúc đẩy hợp tác
hải quân hai nước đi vào chiều sâu,” theo TTXVN ngày 16 tháng 12, 2014.
Trước đó, trung tuần
tháng 8 năm 2014 vừa qua, Đại Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu
Trưởng Liên Quân, là vị tướng cao nhất của Hoa Kỳ thăm Việt Nam từ 1971. Ngoài
những cuộc họp ở Hà Nội, ông Dempsey đã thăm Sư Đoàn Không Quân 372 và Vùng 3
Hải Quân Việt Nam. (TN)
Phi công phụ 'cố ý' đâm
máy bay vào núi Alps
Công tố viên Brice Robin của thành phố Marseilles nói trong cuộc
họp báo rằng phi công phụ Andreas Lubitz, 28 tuổi, đã không mở cửa buồng lái
cho viên phi công chính vào để có thể một mình điều khiển chiếc Airbus A320.
26.03.2015
Công tố viên Pháp hôm nay nói rằng viên phi công phụ của chiếc máy
bay Germanwings bị rơi ở núi Alps của Pháp hôm thứ ba đã “cố ý phá huỷ chiếc
máy bay”.
Công tố viên Brice Robin của thành phố Marseilles nói rằng viên
phi công phụ Andreas Lubitz, 28 tuổi, đã không mở cửa buồng lái cho viên phi
công chính vào để có thể một mình điều khiển chiếc Airbus A320.
Ông Robin cho biết ông Lubitz sau đó “tăng đà hạ giảm độ cao” của
máy bay, cho máy bay bay với tốc độ 700 km giờ và đâm vào rặng núi hẻo lánh ở
đông nam nước Pháp. Toàn bộ 150 người trên máy bay đã thiệt mạng.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Robin nói “Việc máy bay xuống thấp
chỉ có thể được thực hiện một cách có chủ đích. Trong mọi tình huống, đó là một
việc cố ý.”
Ông nói thêm rằng “không có dấu hiệu cho thấy đây là một vụ khủng
bố, nhưng chúng tôi sẽ xem xét tình cảnh của người này.”
Ông Robin nói rằng các nhà điều tra, sau khi nghe những âm thanh
trên máy bay vào những phút cuối được thu lại trên máy ghi âm buồng lái, đã
nghe thấy những tiếng đập cửa mỗi lúc một tuyệt vọng hơn của viên phi công
chính trong lúc ông này tìm cách quay lại buồng lái.
Theo ông Robin, ông Lubitz không chịu mở cửa và không liên lạc với
nhân viên kiểm soát không lưu trong những phút cuối của chuyến bay.
Hộp đen ghi âm từ máy bay Germanwings
bị rơi ở dãy Alps.
Khi lâm nạn, máy bay này bay từ Barcelona, Tây Ban Nha, tới
Dusseldorf, Đức, với 144 hành khách và phi hành đoàn 6 người.
Ông Robin nói rằng dựa trên âm thanh trong máy ghi âm buồng lái,
hành khách tới giờ chót mới biết được máy bay sắp rơi.
Ông Robin không chịu gọi hành động của viên phi công phụ là tư tử.
Ông nói “Tôi không gọi đó là tự tử khi quí vị có 150 người sau lưng quí vị.”
Máy bay đã rơi mà không đánh đi tín hiệu báo nguy nào. Hãng
Lufthansa, công ty mẹ của Germanwings, cho biết hiện giờ họ xem vụ này là một
tai nạn.
Các nạn nhân là người của ít nhất 18 nước khác nhau, trong đó có
72 người Đức và ít nhất 35 người Tây Ban Nha.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.