--
Kính
Chuyển
MG
ĐÁ GÀ : THÚ VUI LÂU ĐỜI CỦA VIỆT NAM
MƯỜNG GIANG
Nhưng có điều chắc chắn là hầu hết những phong lưu đồng ruộng VN, trong đó có thú vui “ Ðá Gà “, được người Hán ở Trung Nguyên, truyền tới nước Việt thời Chiến Quốc, lúc ấy cũng là một nước mạnh, kinh đô tại Cô Tô Thành. Về sau Việt bị Sở thanh toán, mất nước. Dân Bách Việt lưu lạc xuống Nam Phương, cầu sinh và lánh nạn. Trong số này có người Lạc Việt, đã tới định cư ở đồng bằng sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Họ mang theo tất cả, phong tục, tập quán và tinh hoa của tổ tiên mình, tới miền đất mới. Trong những mỹ tục này, có thú vui ‘ Ðá Gà” , vào những ngày Tết . Tuy nhiên, căn cứ theo bộ “ Nam Hoa Kinh “ của Trang Tử, kể lại câu chuyện ham đá gà, của Tuyên Vương nước Tề. Từ đó, phần nào chúng ta có thể khẳng định, người Tàu đả biết tới thú vui này, vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, trong khoảng thời gian, vào năm 432 Trước Tây Lịch.
Tại VN, tới đời Trần, “ đá gà” đã trở thành một trong những phong lưu, chẳng những tại đồng quê, mà còn thịnh hành ở chốn thị thành, làm say mê tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, từ dân gian vào tới cửa Hoàng thân Quốc thích. Sự nghiêm trọng đến nổi, Hưng Ðạo Ðại Vương-Trần Quốc Tuấn, đã phải viết “ Du Chư Ty Tướng Hịch Văn “, vào cuối năm Giáp Thân (1284), niên hiệu Thiên Bảo thứ 6, đời vua Trần Nhân Tông. Bài hịch kêu gọi, tướng sĩ ba quân, đừng vì ham mê đá gà, mà làm xao lãng, cũng như mất tình đoàn kết giữa toàn dân, toàn quân, trong lúc cả nước đang chống giặc ngoại xâm Mông Cổ :
“ Hoặc đấu kê dĩ vi lạc
hoặc đổ bác dĩ vi ngu
Thoát hữu Mông Thát chi khấu lai
Hùng kê chi cư bất túc dĩ xuyên lỗ giáp.”
Tóm lại, ngài nói “ khi giặc Mông tràn tới, thì cựa gà nòi không thể đâm thủng áo giáp của giặc “.Ai cũng biết, đá gà là thú vui tao nhã, được người xưa xếp vào một trong những phong lưu đồng ruông, Nhưng cũng tại lòng tham của con người, nên thay vì thưởng thức thú vui, với tinh thần thượng võ, lại đã coi đây như một cơ hội sát phạt nhau, không khác gì những ván bài, canh bạc, khiến cho nhiều người vì mê gà, mà tan hoang sản nghiệp, thậm chí phải thân bại danh liệt. Những nhân vật lịch sử xưa nay như Vương Bột, Trịnh Khải, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Miên Tăng, Nguyễn Cao Kỳ.. là những điển hình, vì mê đá gà mà tự chuốc hoạ cho bản thân mình. Hai gà đá nhau, từ chết đến bị thương. Rốt cục chỉ có chủ gà là hưởng lợi, vì vậy người xưa mới có thơ :
“ Tứ túc chỉ địa,
Nhị vi chỉ thiên
Lưỡng thủ tranh quyền
Bất phân thắng bại. “
1- TỪ GÀ GÔ ÐẤU VÕ KÉN RỄ, CHO TỚI GÀ NÒI GIẾT NHAU VÌ TIẾNG GÁY :
Gà Gô sống vừa trên cây, lẫn dưới đất, trong các rừng cây ẩm thấp, nên còn được gọi là gà rừng. Loài này ở khắp các Châu Á, Âu và Bắc Mỹ.
Có hình dáng to bằng gà nhà. Con trống có màu lông hoà lẫn giữa ba màu đen, trắng và hồng. Riêng phần đuôi rất dài và nhọn, vồng lên . Gà gô ăn quả mọng, cỏ non, lá thông và rất thích loại cây bulô trắng. Sống thành từng đàn trong núi thẳm rừng sâu, và chỉ hạ sơn, khi mùa đông tới, với băng tuyết lạnh lẻo.
Mùa xuân là lúc gà gô động tình. Nhưng ở loài này rất đặc biệt. Bọn gà trống tụ tập lại với nhau, thành đàn lớn, tìm bãi thi đấu và nhảy múa, để dành mái. Kẻ thắng sẽ chiếm được nhiều bạn tình nhưng quan hệ này, chỉ có tính tạm bợ, không kéo dài. Riêng gà gô đen sống tại Âu Châu, trước khi vào cuộc mây mưa, thường có nghi thức nhảy múa ăn mừng chiến thắng. Bãi thi đấu, thường là vùng thảo nguyên rất rộng, bọn gà chia thành từng khu vực, vừa ăn, vừa nhảy múa, bộ tịch rất hớn hở vui mừng, qua sự xòe cánh, trương đuôi, lúc lắc thân mình,, phồng mi trợn mắt, miệng kêu cục cục, xông vào mổ đá lẫn nhau không nhượng bộ. Cuối cùng gà thắng, chiếm lĩnh toàn khu vực. Lúc đó, các Ả mái, từ mọi phía chạy tới và cuộc vui bắt đầu.
Nhưng quy mô nhất vẫn là gà gô Bắc Mỹ. Vào mùa động tình, chúng tụ tập cả ngàn con, trên một bãi đấu rộng 800x100m, cuộc thi võ kéo dài gần cả tháng, cho đến khi kết thúc, với kẻ thống trị khu vực. Nói chung, chỉ có những chàng xứng đáng, mới dành được tình yêu của nàng. Ðây cũng là một định luật tự nhiên, có lợi cho sự duy trì nòi giống của họ hàng nhà gà.
Tại Hắc Long Giang, thuộc Nội Mông, có loại gà gô mỏ nhỏ, lông đen tuyền, trừ vai , cánh và đuôi lốm đốm vài điểm trắng. Riêng gà mái, phần cổ màu trắng sữa, điểm thêm những đốm đen nhỏ , còn màu lông trên thân nâu hòa với vàng sẫm.. Trong mùa động tìm, gà trống tìm gái ngay trên cành cây, sau đó chàng bay xuống đất, xoè đuôi rũ cánh, ưỡn ngực , ngẩn đầu, gọi lớn. Gà mái đáp ứng, từ cây bay xuống đáp ứng. Sau đó, gà mái tìm nơi làm ổ, sinh đẻ và ấp trứng, còn gà trống bảo vệ. Gà con nở sau 2-3 giờ thì đi được và có thể bay cao chừng 2m, khi tròn 10 ngày.
Gà đá thuộc loại gà nhà, còn gọi là gà nòi, vì là giống tốt, chỉ nuôi để đá. Ở VN , hầu như địa phương nào cũng mê đá gà, nhất là vào những dịp lễ Tết. Do trên thú đá gà đã trở thành nét sinh hoat văn hóa, của người VN. Qua thời gian dài, khắp nước đã có rất nhiều giống gà đá tốt nhưng nổi tiếng nhất vẵn là Gà Ðá Văn Cú, Ðình Bảng, Thổ Tang, Yên Phụ (Hà Bắc), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Ðô, Nghi Taàm (Hà Nội) ở Bắc Phần và Gà Ðá Cao Lãnh,Bà Ðiểm (Hóc Môn), Bà Rịa ở NamViệt . Riêng miền Trung, thì gà An Cựu (Huế),là nổi tiếng hơn cả. Gà nòi được chia thành nhiều loại như Gà Ðòn , là loài gà không có cựa hay cựa mọc không dài. Gà này có nguồn gốc từ Cao Mên, có tên là Gà Tà-Lóc, được Việt Kiều Kampuchia nuôi rất nhiều, để đá với gà nòi của các tỉnh miền tây như Kiến Phong, Phong Dinh, An Giang. Gà Ðòn lớn con, chân to, đá rất hăng và dai sức, đáng đòn, nên còn được gọi tên gà “ Cù Lự” . Gà Cựa, loại gà đá bằng cựa dài, được chủ gọt đẽo cho nhọn bén hay cột thêm một lưỡi dao nhỏ vào hai cựa, để nó sát hại địch thủ, thêm mau chóng dễ dàng. Loại gà này không cần phải giống tốt.
Ngoài ra, gà đá rất quan trọng nhờ bộ lông, nên có câu “ gà tốt nhờ lông “ . Do kinh nghiệm, thường gà Ðiều thường thắng gà Xám, gà Chuối. Gà Ó ăn gà Xám.. Tóm lại, theo màu sắc, có các loại gà Bướm, loại gà có màu lông lốm đốm ,đẹp như bướm. Gà Bông Trích, có mồng đỏ như chim trích. Gà Nhạn lông như chim nhạn. Gà Ðiều lông đỏ óng ánh nâu sậm. Gà Xám Ô có lông pha đỏ xám. Gà Ô lông đen tuyền. Gà Chuối , bộ lông có nhiều màu như vàng, đỏ, xám, trắng, và nâu, nhìn không khác thân cây chuối lốm đóm. Gà Ó có lông như chim ó..
Do sự khác biệt địa phương, nên ở ngoài Bắc và một vài tỉnh phía bắc Trung Phần, thú đá gà được gọi là chọi gà. Về chỗ để đá gà, ở bắc kêu là Xói hay Sân Chọi, trong Nam, thì gọi là Trường Gà, còn miền Trung lại có tên Sân Ðấu. Trước kia, để tính thời gian của trận đấu gà, người ta dùng nước, cát hay hương, để thay thế đồng hồ.
Nếu tính bằng đồng hồ nước (danh từ thời xưa), thường dùng một cái hộp bằng kim loai hay gỗ lim, là loại gỗ có tỷ trọng nặng hơn nước,phía đáy có đục một lỗ nhỏ. Khi gà bắt đầu trận đấu, đem hộp đó bỏ vào một chậu đầy nước. Vì đáy có lỗ, nên nước sẽ theo đó, chảy vào đầy, khiến hộp chìm xuống đáy chậu. Mỗi lần như vậy, được kể là một hiệp hay là hồ nhất, hồ nhì, hồ tam, hồ tứ..
Dùng cát, thì cho nó vào một cái thau có đục lỗ nhỏ ở đáy. Khi thau cát chảy hết , coi như xong một hiệp. Riêng dùng hương,thường ở phần cuối của nén hương có thêm sợi dây cột đồng xu kẽm, treo trên chiếc thau đồng. Khi hương cháy tới đó, sẽ làm đứt sợi dây, khiến đồng tiền kẽm, rớt xuống thau, coi như xong một hiệp đấu. Thường thì các hiệp đấu gà, dù xưa hay nay, có dùng đồng hồ hay phương pháp gì chăng nữa, cũng lâu chừng 10 phút. Ðó là qui định bất thành văn. Riêng thời gian nghĩ, để làm nước gà, cũng bắt buộc từ 4-5 phút và cũng được tính bằng cát, nước hay hương. Trong lúc nhập cuộc, nếu gà không chịu đá hoặc đá nửa chừng bỏ chạy, cũng kể như thua. Ngoài ra, khi đấu, gà lỡ bị chết, chủ gà không được đòi bồi thường. Riêng tiền “ Cược “ của trận đấu, dù hai bên chỉ nói bằng miệng nhưng xong cuộc, đều được thanh toán sòng phẳng, nên ít khi xảy ra ấu đã hay cãi cọ với nhau vì tiền bạc. Với các khách chơi “ Hàng Xáo “ , tức là thành phần ăn ké, sự thanh toán cũng giống trên.
Ở miền Bắc xưa, đá gà là một thú vui dân gian lâu đời. Trường đấu là khu đất hoang hay bãi cỏ bằng phẳng. Trong ngày giao đấu được thông báo bằng các hồi trống. Lúc ấy hai chủ gà lấy số, ôm gà vào sới ( trường gà), ngồi đối diện với nhau chừng 2m. Rồi khi trống lệnh vừa dứt, gà được thả ra và trận đấu bắt đầu. Nếu trận đấu chỉ có tính cách giao hữu, để luyện gà hay đấu lèo, thì thời gian kéo dài chừng 5 hồ. Trường hợp đấu thiệt, ăn thua, thì trận đấu thường kết thúc sau 7 hồ. Nghĩ đấu giữa hai hiệp, gọi là “ khuya hồ “ , kéo dài từ 3-5 phút. Cũng có sự khác biệt, là hồ xưa có thời gian kéo dài lâu hơn , từ 15-20 phút.
Người nuôi gà đá, mục đích cũng chỉ mong được thắng lợi, nên người chủ phải bỏ rất nhiều công sức tìm giống gà tốt, cũng như chăm sóc cho gà mình, thật chu đáo. Theo kinh nghiệm, gà cha thế nào, thì gà con thế ấy, bởi vậy phải kiếm con của giống gà tốt đó, thông thường chỉ có 1-2 con, trong cả đàn, nên mới có danh từ GÀ NÒI. Nhưng có nơi, ngược lại cho là gà giống tốt do mẹ, chứ không phải gà cha, nên có câu “ Gà bền tại mẹ hay chó giống cha, gà giống mẹ “.Rồi thì phải xem tướng gà, sao cho đúng với loại “ đầu công, mình cốc, mắt ốc, chân chì, cánh võ trai, đùi dài, quản ngắn, chẳng thua ai “ . Theo những người lão luyện trong nghề, thì chẳng bao giờ họ ưa những con gà đầu to, cổ nhỏ và mềm, còn mỏ lại thô. Gà phải có mồng cao vểnh sang bên trái, màu đỏ tươi, loại này nhanh nhẹn, đá dai, rất khỏe. Ngược lại gà có mồng vễnh bên phải, ngắn và mỏng như lá dậu, thì chậm chạp và né tránh đối thủ, ít dám tấn công đích, nên thua là chắc. Về mắt, phải chọn loại gà mắt thau, màu bạc, mí mắt mỏng, con người nhỏ. Không chọn gà mắt sâu hay lồi ra quá, giống này nhút nhát, ít xông xáo. Lại chọn những con cổ dài nhưng thon, cứng cáp, không dài như cổ cò. Còn cái diều cũng đừng dài hay to quá.
Rồi phải xem các bộ phận khác như ngực, phải nở chắc với hai cái xương cuói cùng khít vào nhau. Gà đá dai hay không, do đôi chân, phải có hai hàng vẫy, cũng như cựa và móng phải thật sắc bén và quặp xuống, đừng để cho móng gà quá dài không tốt. Còn cánh gà phải nhọn với những cụm lông cứng, se trở thành vũ khí, giúp gà quạt cánh, đâm vào mắt đối thủ. Còn cổ dài và cứng của gà, sẽ thay thế cánh tay, đấm vào kẻ địch những đòn trí mạng.
Cựa gà giống như võ khí của tướng quân khi ra trân, cho nên nếu tìm gà để ăn thịt, thì “ cựa dài thịt rắn, cựa ngắn thịt mềm “.Ngược lại gà đá thì “ cựa sắc đá hay, cựa tày đá kém “ . Về điểm này, những tay chơi gà, cũng phân biết như “ cựa ca chốt “, thứ cựa mọc chéo và cong ra phía sau, rất tốt. Rồi “ cựa nghịch, cựa hóng gió, cựa gài cửa, cựa song đao “ nhưng tất cả đều thua “ cựa nhật nguyệt “, là thứ cựa mà ở đầu có một điểm đen và trắng. Loại cựa này chỉ có nơi “ thần kê “ , một sự huyễn truyền, họa hoằn lắm mới thấy.
Ngoài ra con gà nòi, có gia trị hay không, theo các tay nghề, phần lớn là do “ vảy gà “ quyết định. Ðây là những miếng da nhỏ và cứng, mọc phía ngoài cẳng gà, nếu nó mọc lộn xộn, thì đó là gà tồi. Ngược lại vảy được xếp thành hàng song song hay xoáy trôn ốc, là gà đát giá, rất được hâm mộ.
Trong thời gian nuôi gà, cũng là một vấn đề, từ việc lựa thức ăn phù hợp với tuổi gà và nước uống, cũng phải trong sạch tinh khiết. Lại không được dùng gáo dừa hay đồ đựng thức ăn nước uống bằng kim loại, tránh gà bị mẻ mõ. Cho gà ăn cũng phải điều độ, giờ giấc, để tránh gà bị đói hay bệnh tật.
Sau này, thú đá gà đã trở thành cuộc sát phạt đen đỏ, nên ngoài việc phải nuôi gà cho đúng phương pháp và hợp vệ sinh, rất ư là mất thì giờ và vô vàn tốt kém, người ta còn “ lắm điều hay trong nghề “, it ai muốn thố lộ bí mật, vì hầu hết đều là những mánh khóe gian xảo, lừa bịp, chỉ mong hốt bạc về phần mình.
Nhiều chủ gà, ngay khi gà còn nhỏ, đã nuôi thêm một con rắn hổ mang, ngay dưới chuồng gà. Rắn này hằng ngày phun hơi độc , khiến gà ở trên hít phải, ngày ngày từ khó chịu đến nghiện và nó thấm vào thân thể gà, nơi những bộ phận không có lông che phủ như cẳng chân và nhất là cựa, trở thành cực độc. Khi giao đấu, gà đối phương bị cựa cào rách da thịt, khiến nọc rắn độc truyền sang, thì chết hay thua là cái chắc. Có tay chuyên nghiệp, dùng chất xạ ở dịch hoàn của chồn hôi, đem bôi vào nách và cánh gà mình. Khi đấu, gà địch thủ hít phải mùi xạ trên, lập tức kêu to và bỏ chạy. Trường hợp gà bị ngộ độc hay hít phải chất xạ, chủ gà lập tức phun ngay rượu trắng vào gà và xoa bóp khắp cơ thể, để mong gà gở thắng lại các hiệp khác.
Trước và sau các cuộc đấu, thường chủ gà, nhét vào miệng gà vài viên thuốc bổ, để giúp nó lấy sức. Thuốc này chỉ là những viên thịt nạc rang khô, có tẩm thuốc bắc.Tóm lại, đá gà, thực chất là cuộc tranh tài giữa hai chủ nuôi gà. Người nào biết lựa chọn giống và chăm sóc gà mình tốt, ắt thắng cuộc, ngoại trừ thủ đoạn gian xảo, của các tên lưu manh kể trên. Dù sao, qua bao đời, thú chơi và xem đá gà, cũng đã trở thành niềm vui chung của dân tộc, nhất là những ngày hội, tết. Lúc đó, chẳng nhũng nam giới tham dự, mà cón có cả các cô gái quê, tới trường đua dòm ngó, rất là vui vẽ.
2-NHỮNG GIAI THOẠI LIÊN QUAN TỚI ÐÁ GÀ.:
Sân chọi hay trường gà, hầu như có mặt khắp nơi trong nước, từ thành thị cho tới nông thôn. Thông thường, đó là một khu đất bằng phẳng, năm dưới bóng mát của những tàn cây cổ thụ như me, thốt nốt. Trường gà thường được xây dựng đơn sơ với sân nện đất sét hay đất thịt, miễn sao cho bằng phẳng, đừng gồ ghề, tối thiểu cũng phải có đường kính, rộng từ 4m trở lên. Với những nơi có bán vé vào cửa, thì chung quanh được che kín bằng các tấm mê bồ cao trên 4 tấc, để người đứng ngoài, không thể coi chùa được. Nhiều nơi, trong những ngày Tết, trường gà được xây tròn giữa sân chợ. Ở đó, các tay chơi gà tứ xứ kéo về tham dự. Họ đi ghe, xuồng, xe hơi, xe ngựa. Cùng lúc hàng quán tràn ra tận đường, người qua kẻ lại tập nập. Riêng gà thì phải nói, được người ôm nó trong lòng tay, trước ngực. Thái độ thật là trìu mến, nâng niu và con nào cũng thật oai phong, đúng như câu “ gà tốt nhờ lông, gà mượn áo công ‘, mà con người đã tự phong cho nó, bằng mấy cái tên hoa hòe, hát bội. Chính trên cái khoảnh đất hình tròn này, đã có bao nhiêu cặp gà nòi, so cựa tung cánh, để cuối cùng bên nào cũng mang đầu máu, không chết thì bị thương.
Nói chung, từ thôn quê tới thành thị, ở đâu cũng có người mê đá gà, lập nhóm, kết băng, ăn thua đủ. Trước năm 1945, cả nước có nhiều trường gà lớn, thu hút đông đảo dân chơi đen đỏ, khiến nhiều người sạt nghiệp. Từ sau thập niên 1990, xã nghĩa VN mở cửa, cũng mở luôn nhiều trường gà lớn và qui mô tại Biên Hoà, Sông Bé nhưng qui mô hơn hết là trường gà Cầu Ngang ố Lái Thiêu, thuộc tỉnh Bình Dương.
Trong lúc hai con vật khốn nạn vô tri , ghét nhau vì tiếng gáy, màu lông, nên bất chấp “ gà cùng một me, một chuồng , một giòng “, cứ a vào đá, cắn, đâm chém nhau tận tuyệt, trước con mắt vô hồn của hai chủ gà cáp độ. Phụ họa thêm trong tấn tuồng, mệnh danh “ tinh thần thể thao, thượng võ “ này, là những khuông mắt khán giả, cũng hốc hát, hấp dẫn, mê ly, ngồi nơi những dãy băng gỗ, đặt theo kiểu lòng chảo, từ thấp lên cao, bao quanh khán đài.
Nuôi gà đá, quả ;à một công phu, nghệ thuật nhưng cũng làm cho nhiều người mê say thú vị. Rồi theo thời gian, sự khắng khít giữa vật và người càng gắn bó, tình thân đâu có khác gì chó, mèo đối với chủ, qua những cử chỉ chào đón như tiếng gáy mừng rỡ, đồng lúc xòe cánh, chạy tới bên chủ, để lúc lắc cái đầu, trong lúc cổ họng kêu lên những âm thanh “ cục cục “ nho nhỏ, thân mật. Từ trong sâu thẳm của trạng thái tâm lý này, qua bao đời, đã có không biết bao nhiêu giai thoại, liên quan tới đá gà. Nhưng hầu hết, chuyện nào cũng không vui, vì trong đó, ngoài máu và lệ của con vật bị hy sinh, còn có nước mắt người chảy ra, để trả gia chó sự đam mê, của một cuộc chơi, không biết đâu mà mò.
+VƯƠNG BỘTMẤT CHỨC VÌ BÀI PHÚ “ ÐÁ GÀ “ .
Dù “ Ðá Gà “ , theo Nam Hoa Kinh của Trang Tử, đã xuất hiện ở nước Tề thời chiến quốc, vào năm 432 tr TL, nhưng mãi tới Nhà Ðường, mới được thịnh hành và thu hút mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả vương hầu khanh tướng, hoàng tử đương triều. Bởi vậy ở kinh đô Trường An, ngoài những đấu trường dành riêng cho bậc cao sang quyền quý, trong đó có an hem, con cháu họ Lý nhà Ðường, tới mua vui bằng những trận cá độ lên tới chục lượng vàng ròng. Ngoài ra khắp kinh thành, đâu đâu cũng có chợ mua bán gà đá rất phát đạt.
Ðương thời có nhà thơ Vương Bột, là một thi gia nổi tiếng về thơ Ðường, xưa nay vẫn được tôn sùng là đỉnh cao, của nền thi ca cổ điển Trung Hoa. Ông thuộc phái “ Tứ Kiệt “ , ở vào thời kỳ Sơ Ðường ( 618-713) với Dương Bột, Dương Quỳnh, Lư Chiếu Lân và Lạc Tân Vương. Thơ của nhóm này, chủ yấu là ca tụng thiên nhiên bằng lời lẻ bóng bay, hoa mỹ.
Vương Bột, tự là Tử An, sinh năm 649 tại Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, theo sử liệu, là một bậc văn nhân tài tử, ngay lúc lên sáu đã nổi tiếng hay thơ. Nhưng xưa này, tài mệnh tương đố, nên chữ tài liền với chữ tai một vần, vì vậy ông chết rất sớm, chỉ hưởng dương có 27 tuổi. Người nay còn nhớ tới Vương Bột, ngoài 16 tập Thơ, tyrong đó có bài “ Ðằng Vương Các “ được ca tụng. Ngoài ra, ông còn làm bai phú “ Vua gà chọi, anh hùng gà chọi “, khi tới trường gà, xem các hoàng thân quốc thích nhà Ðường ‘ đấu gà ‘.Bài phú làm chơi, không ngờ gây họa cho tác giả, khi bị kẻ sàm nịnh, trình lên vua Cao Tông-Lý Trị. Thế là ông bị bãi quan, với tội danh nhạo báng hoàng thân, quốc thích. Chán đời, Bột chu du khắp xứ, sau đó tới tận Giao Châu (VN), để thăm cha đang làm quan tại đó. Nhưng không may, thuyền Ông bị chìm tại cửa Thần Phù (Ninh Bình), làm ông chết đuối khi mới 27 tuổi, vào năm 676 sau TL.
+VÌ GÀ CHÔN SỐNG MẸ,Bị TRỜI ÐÁNH :
Trong tác phẩm ‘ Công Dữ Tiệp Ký “ của Vũ Phương Ðế, làm quan Ðông Các Học Sĩ, thời Lê Trung Hưng ố Chúa Trịnh ở Ðàng Ngoài, có câu chuyện như sau . Tại Thất Huyện, tỉnh Hải Dương, có công tử nhà giàu,mê đá gà. Trong nhà nuôi được con gà nòi quý, đá rất hay, nhiều người tới trả giá cao mua lai, nhưng nhất định không bám vì coi nó như bửu bối. Ngày nọ đi vắng, con gà nòi được thả ra, cứ tới chỗ người vợ đang sàng gạo phá phách. Vì đuổi hoài không được, giận, chị vợ ném cái nia, không ngờ trúng nó chết. Tình cảnh như vậy, khiến vợ cuống quít sợ hãi, vì biết chồng về sẽ không tha mạng mình, bởi anh ta coi gà quí hơn tất cả.
Mẹ chồng biết, bèn nghĩ k? giúp dâu. Lát sau người con về, không thèm chào hỏi ai, mà chỉ xồng xộc kiếm gà và được mẹ cho biết, mình đã lỡ tay quăng chết gà. Rồi mẹ hứa sẽ bán mấy mẫu ruộng dưỡng già, để anh ta mua một con gà khác. Nghe xong câu chuyện, anh ta không nói gì, chỉ bảo mẹ dọn cơm cho mình ăn. Rồi thì đi tìm một cái cuốc đất và túm tóc mẹ, nói lớn “ bà giết gà tôi, bà phải chết “.
Sau đó, đứa con bất hiếu lôi mẹ ra bãi tha ma, đào một lỗ lớn , định chôn sống mẹ, để trả thù cho gà nhưng trời đất có bao giờ tha thứ những kẻ bất hiếu, bất trung, bất nhân, bất nghĩa, bất tín, nên cho sét đánh chết tên “ cẩu tử “, để làm gương cho nhân thế. Hiện ở Hải Dương, cón có tấm bia đá, ghi lại câu chuyện quái đản này, như là một bia miệng, nhắc nhở mọi người, đứng làm ác, kẻo có ngày bị qiuả báo.
+TRỊNH KHẢI HAM ÐÁ GÀ, SUÝT MẤT NGÔI CHÚA
Cũng thời Lê Trung Hưng-Chúa Trịnh ở Ðàng Ngoài, “ đá gà “ đả trở thành thú vui tiêu khiển của hàng vương tôn quyền quý, trong đó có các hoạn quan. Ðây cũng là một đề tài, để cho Trạng Quỳnh đương thời, lấy đó đem ra nhạo báng, những cái hư rởm của bọn ăn không ngồi rồi, chẳng biết làm gì, vì cái ăn cái mặc, đả có những người cùng đinh khố rách khổ cực lo liệu.
Theo sử liệu, khi chưa lên làm chúa,Ðoan Nam Vương Trịnh Khải rất ham mê đá gà. Do trên Khải bị cha là Chúa Trịnh Bồng rất ghét. Bởi vậy, dù là con trưởng, đã được phong thế tử, nhưng Khải đã bị hạ bệ và Bồng đưa con trai thứ tên Trịnh Cán, con của ái thiếp Ðặng thị Huệ. Tuy nhiên nhờ khôn ngoan, lại có nhiều vây cánh, nên Khải đóng kịch tiếp tục mê đá gà, che mắt đối phương và cha già. Vì vậy đã chiếm được ngôi chúa (1783-1786).
+ GIAI THOẠI ÐÁ GÀ THỜI NHÀ NGUYỄN :
Thời nhà Nguyễn, một hoàng thân rất say mê đá gà, bị dư luận tôn lên làm “ vua đá gà “, nên quá sợ sinh bệnh và chết rất trẻ. Tả quân Lê Văn Duyệt (1763-1832) , là một danh tướng của VN dưới thời nhà Nguyễn, ông rất được dân chúng miền Nam kính trọng . Sau khi qua đời, ông được an giấc ngàn thu tại Sài Gòn, ngay ngã tư Bảy Hiền. Nơi này hương khói không dứt, dù là ngày thường hay trong dịp lễ Tết, qua danh xưng Lăng Ông Bà Chiểu.
Tuy là một nhân vật lịch sử nhưng ông cũng rất mê đá gà, ngay từ khi còn thơ ấu. Ðến lúc trở thành khai quốc công thần, trấn thủ Gia Ðịnh Thành, quyền hạn gần giống như một Phiên Vương. Theo các tài liệu còn lưu trữ, thì Tả Quân ngày thường cũng như vào dịp Tết, có hai thú vui là Xem Hát Bội và Ðá Gà.
Khi làm Tổng Trấn, Tả Quân cho xây Trường Gà gọi là Nhà Hoa và Trường Hát Bội, cũng gọi là Nhà Hát. Những nơi này đều nằm ngoài thành, hiện là khu vực của Bộ Tư Pháp, Dinh Ðộc Lập và Trường Trung Học J.J.Rousseau. Có lẽ thời Tả Quân cai trị, Gia Ðinh cũng như Lục Tỉnh, là thời vàng son của Các Tay Ðá Gà và Các Nghệ Sĩ Hát Bội.
Vẫn theo truyền thuyết, Tả Quân có lần vì mê đá gà, nên khi đi chầu bị bê trễ. Tuy vậy là một công thần dày công hãn mã, chinh nam, phạt bắc, bốn lần tới Quảng Ngãi dẹp yên mọi đá vách, nên ông chỉ bị Vua Gia Long quở trách, mà không phải chịu trừng phạt nặng nề.
Cũng vào thời Nhà Nguyễn, có Hải Ninh Quận Công tên Nguyễn Miên Tăng, hoàng tử thứ 42 của Vua Minh Mạng. Không giống như các con cái khác của nhà vua, Tăng được sử liệu phê phán là một người hư hỏng, chơi bời lêu lỏng, ham mê hát bội và thú đen đỏ, trong đó có Ð1a Gà. Do trên, gia tài bị khánh kiệt, bán cả nhà cửa, đến nỗi phải xuống ở nhờ, tại một chiếc đò, trên sông Hương, chỉ dùng để nuôi heo.
Cuối năm 1896, đời vua Ðồng Khanh, Tăng tới xem đá gà tại một trường đá ở ngoại thành Huế. Mặc dù chỉ xem chùa, nhưng ông ta rất thích một con gà chọi rất oai phong, vì vậy không tiếc lời hoan hổ, cổ võ. Thế nhưng vào giờ chót, con gà ấy lại bị thua ngược. Quá uất ức, từ sự việc này khi liên tưởng đến cuộc đời bị thua ngược của mình, nên Nguyễn Miên Tăng bị máu trào lên tới cổ và té chết bất đác kỳ tử, ngay nơi sân của đấu trường. Vì suốt đời ham mê cờ bạc, chơi bời xa xỉ, nên khi nhắm mắt không còn một xu dính tuí. Khiến cho thân quyến cũng quá nghèo, khi chôn cất, phải đặt thợ mã, một bộ quần áo giấy “ Quận Công “, để tẩn liệm.
Cũng liên quan tới chuyện đá gà ở Huế ngày xưa, mà làng An Cựu được coi như thủ phủ của các trận đấu gà, nhất là vào những dịp xuân về, thu hút hầu hết vương tôn công tử tại đất thần kinh và vùng lân cận. Cũng nơi này, đã xuất hiện một bài thơ, liên quan tới “ Ðá Gà” của tác giả vô danh. Do ý thơ ngoài thanh trong tục, nhiều người cho là của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên tra cứu tất cả những tác phẩm xưa nay viềt về nữ sĩ này, không thấy một ai đề cập tới , hơn nữa sở trường của bà là thơ Ðường luật, thất ngôn bát cú, còn bài thơ này, thì làm theo thể lục bát.
Thơ rằng :
“ Vui xuân nhằm tiết tháng ba,
ông bà cao hứng bắt gà đá chơi
gà ông cất cổ gáy hơi
gà bà thủ bộ đợi thời gà ông
gà ông chém trúng cạnh mồng
gà bà nổi giận ngậm cần gà ông
đá nhau một chập ướt lông
gà bà trúng cựa, gà ông gục cần.”
+THẦN KÊ :
Sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1937-1938) chấm dứt. Nhờ vậy đồng bào ở Lục tỉnh làm ăn phát đạt và do đó, phong trào nuôi gà nòi tại các tỉnh Hậu Giang như Phong Dinh, An Giang, Kiến Phong.. lại hồi sinh và rầm rộ hơn trước. Ban đầu, cuộc tranh tài chỉ có tính cách giải trí, giữa xóm này với xóm khác. Về sau một số người chen vào, nuôi gà nòi chuyên nghiệp đá ăn tiền. Do trên , phong trào bùng lên tới tỉnh, rối lấn sang qua tới Nam Vang.
Từ xưa người Cao Mên có loại gà đá Tà-Lóc, không có cựa, nên chỉ đá bằng đôi chân, vì vậy mới gọi là Gà Ðòn. Gà này cũng đá rất hăng, nên được Việt Kiều Kampuchia nuôi, để đá chơi trong ba ngày Tết Nguyên Ðán, cho đỡ nhớ nhà, chứ khôn ăn tiền. Mãi tới khi có một số về thăm quê, mua gà nòi đem lên nuôi và mở trường gà lớn Stung Meng Chây, xa thủ đô Phnom Penh 10 km, mới bắt đầu có chuyện ăn thua bằng tiền bạc. Từ đó, các tay chơi ở miền Nam, cũng thường xuyên lên Nam Vang,để tham dự trò đen đỏ. Trong số này, tên tuổi nổi nhất thời đó, có Hai Hiển hay Lê quang Hiển, ở Cao Lãnh. Trong số Việt Kiều nuôi gà nòi, nổi tiếng có Lâm Minh Sến, ở xã Vĩnh Lợi Tường, quận Peamchor, tỉnh Prey Veng, giáp ranh với xã Thường Phước, quận Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong của VN.
Năm 1938, một lần đi xem đá gà trong xóm, thấy có con gà trống thật oai phong, nên mua một cắp trống-mái, đem về nhà gầy giống. Ít lâu, gà đẻ được mười bốn con với màu sắc khác nhau.Trong số này, có một con rất đặc biệt và dị dạng lông đen tuyền, không có đuôi. Sến rất thích, đặc tên là Ô-Truy, theo điển tích nói về con ngựa hay của Hạng Võ. Cùng một bầy, nhưng con gà đen cụt đuôi rát khác lạ, không chịu ngũ dưới đất, tính cô độc, còn thân hình thì tròn trịa như một cục thịt và ít gáy.
Một hôm có Xả Cập , cũng người làng Vĩnh Lợi Tường, tới thăm nhà Ông Sến, để coi con Ô Truy. Vốn là tay nuôi gà sành sõi, nên Xã cập chỉ một lần quan sát gà và khám phá ra một cái bớt đen, nằm giữa cái lưỡi màu hồng lợt của gà. Ngoài ra gà còn có một cái lông voi, mọc ở giữa cánh. Ðồng thời còn có thêm một cái vẩy nhỏ, mọc trong kẹt ngón chân giữa, mà dân chuyên nghiệp , gọi là Vẩy Yểm Long. Tóm lại, theo kinh kê, thì đây là một con Thần Kê, có một không hai trên đời.
Thế rồi gà xuất trận lần đầu, đối với con gà Ðiều trong xã. Vì khinh thường Ô chùy, nên lần đó, tiền cá độ rất cao. Cuối cùng chưa đầy một hiệp, gà điều bị gà đen cụt đuôi, thọc cựa vào cổ chết tốt. Từ đó tiếng tăm Thần Kê vang dội khắp vùng.. Tháng sau, gà đen đụng độ với gà xám, của một phú nông guài có từ VN sang.Và cũng như lần trước, thần kê đá lòi mắt địch thủ, khiến cho phú gia thua sạch tiền, đành ôm gà về xứ. Tính ra chỉ đá có ba độ, nhưng đã đem lại nhiều thắng cho hai ông chủ là Sến và Xã Cập.
Bấy giờ ở Nam Vang có Hoàng Thân S.R.N nuôi được con gà bông 9en trắng, mang tê Krongpha, gần như là vô địch cả nước. Nhưng cuối cùng khi gặp Thần Kê, gà cũng bỏ chạy. Thế là tiếng tăm của nó vang lừng, khiến ông Hoàng Cao Mên thích và đã mua lại con gà thần.
Su đó, có một quan Miên gốc Phi, đề nghị ông Hoàng mang Thần Kê sạn Manila giao đấu tại Hội Chợ. Nhưng tiếc thay, khi tàu ra giữa biển, thì gặp bảo, Thần Kê bị nhốt trong lồng, chịu không nổi sóng gió dập dồn , nên đã chết. Ông Hoàng trước tình cảnh đó, chỉ đành thủy táng con vật nổi danh nhưng bạc mệnh.
Ðá gà xưa nay, trên nguyên tắc được coi như là môn thể thao, trong tập tính tinh thần thượng võ của dân tộc Việt.Tả quân Lê Văn Duyệt, khi bị vua Gia Long khiển trách vì mê đá gà, nên trễ nải buổi thiết triều. Ông đã tự biện luận để giãi tội, khi đưa ra 5 đức lớn của gà là : Ðầu có mồng như đội mão là VĂN. Chân gà có mang cựa nhọn như gươm giáo là VÕ. Thấy kẻ địch trước mặt vẫn xông vào là DŨNG. Khi kiếm được cái ăn, lập tức phân chia cho đồng loại là NHÂN và ngày ngày cứ tới đúng giờ thì gáy là TÍN. Ðây là năm đức tính, chẳng những cần cho văn thần võ tướng, trong sứ mệnh an dân, trị quốc, mà còn giúp cho thế nhân hành sử đúng đạo làm người. Luận lý trước đó cũng đã được một tác giả vô danh, đề cập trong tác phẩm nổi tiếng “ Lục Súc Tranh Công “.
Qua những tính tốt đăc biệt kể trên, cộng thêm cái nguyên lý xưa nay, mà ai cũng phải công nhận. Ðó là “ Gà Ðá Hay Nên Gà Thắng Trận “ mà phần lớn cũng do công chọn lựa, chăm sóc và huấn luyện của chủ nhân, qua thời gian dài đầy cực nhọc. Cho nên “ đá gà” đã nhanh chóng trở thành thú vui lâu đời của dân tộc, cũng là lẽ tự nhiên. Thật vậy đối với mọi người, thú vui đá gà, được cổ nhân quan niệm như một tinh thần thượng võ và cũng là mối liên lạc kết đoàn, giữa mọi tầng lớp trong xã hội, nên nó được tồn tại và phát huy cho tới ngày nay.
Trong “ Văn Ðài Loại Ngữ “, Lê Quý Ðôn có viết rằng, con người nên lấy nghề làm thú vui chơi và ông gọi đó là “ Du Ư Nghệ “.Trong đời sống của con người, vui chơi hưởng thụ, không phải là chuyện nhỏ, nên trên hết, con người chỉ chơi, khi là con người. Bởi vậy cho nên Nguyễn Công trứ mới phán “ Chơi cho lịch, mới là chơi. Chơi cho đài các, cho người biết tay “.Ðá gà là một nghệ thuật chơi và làm, cả hai gắn liền với nhau như một , không thể tách rời được. Giống như thi sĩ làm thơ, diễn viên đóng tuồng, còn chủ nuôi gà thì điêu khắc một pho tượng sống, tuyệt mỹ theo ý mình, đó là con gà nòi. Sự thành công nhất của những chủ gà xưa nay, là thu được thù lao khó nhọc, trong thời gian nuôi gà, đến một mức nào đó, vừa đủ cho sự đền bù và cũng coi như đã đạt tới trình độ, của người làm mà giống như chơi. Chỉ như vậy, nên hầu hết người xưa, mới có cảm hứng, qua thú vui đá gà, cho người sáng tác lẫn tha nhân chiêm ngưỡng.
Nhưng như C.Chaplin quan niệm, thì cuộc đời, đâu có khác gì một tác phẩm khổng lồ, trong cái nhìn xa hay gần, nếu chẳng là bi thì cũng hài kịch. Thời gian và cuộc sống kim tiền đã làm thay đổi tất cả, trong đó có ý nghĩa thiêng liêng của “ Du Ư Nghệ “.Cho nên sẽ không lạ khi thấy đá gà, trở nên một cuộc đen đỏ. Nhưng đó chưa phải là niềm đau của người xưa, mà chính những ngôn ngữ cao quý của loài gà, bị những kẻ phàm phu tục tử đời này, cưởng bức, trở thành những tiếng lóng, trong làng chơi, mới thật là xa xót hận hờn. Ngày nay “ gà đá, gà chọi “, không còn mang nghĩa thuần tuý của trận đấu gà, mà là tiếng lóng, để chỉ hạng gái mãi dâm thập thành, còn “ gà mái đỏ “, để chỉ loại gái bán phấn mua hương trẽn trơ khêu gợi. Ngoài ra, danh từ “ gà đá, gà chọi “, cũng được các trùm tổ chức võ đài, mượn làm tiếng lóng, chỉ võ sĩ phe mình. Riêng “ Gà nhà ăn tiền rồi “ cũng là tiếng lóng, chỉ cuộc đấu võ thành công, đại thắng.
Ðời đã như vậy, còn biết nói gì hơn .
Xóm Cồn Ha Uy Di
Cuối Ðông 2013
MƯỜNG GIANG
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.