Siêu thịt, siêu lợi nhuận
từ thực phẩm Trung Quốc
Nhóm phóng viên từ VN
2013-10-09
2013-10-09
Thịt heo siêu nạt bán tại một chợ ở Sài Gòn, ảnh chụp trước đây.
RFA PHOTO
Các mặt hàng nhu yếu
phẩm và các loại thực phẩm tươi như thịt, cá, tôm, trái cây, rau xanh… đặc biệt
là thịt heo siêu nạc và thịt gà, vịt siêu thịt đã hoàn toàn bị ô nhiễm Trung
Quốc. Không thể nói khác đi được theo các cụm từ như “bị Trung Quốc hóa”, hay là
“bị ảnh hưởng Trung Quốc” như trước đây nữa. Vấn đề hiện tại đã vượt mức báo
động đỏ về an toàn thực phẩm khi mà các công ty chế biết thức ăn gia súc, gia
cầm và các công ty chế biến thuốc bảo vệ thực vật của Trung Quốc đã ngang nhiên
hoạt động ở Việt Nam.
Gia súc, gia cầm nhiễm độc TQ
Một người làm chủ trại
chăn nuôi ở Hòa Cầm, Đà Nẵng đã thú thật với chúng tôi là ông nhiều lần định bỏ
nghề chăn nuôi, vì nhiều lý do, trong đó thực phẩm gia súc giá tăng quá nhanh
làm ông thua lỗ vẫn là lý do chính. Thế rồi vài năm trở lại đây, khi các hãng
bột thức ăn gia súc của Trung Quốc có mặt tại miền Trung, giá thành bột của các
hãng này khá rẻ nhưng hiệu dụng của nó thì vô cùng bất ngờ. Nó giúp ông kéo
ngắn thời gian nuôi heo từ chín tháng hoặc một năm xuống còn chưa đây ba tháng,
mà chất lượng thịt heo cũng chỉ có nạc và nạc chứ không bị nhiều mỡ như trước
đây.
Ông này nói thêm là
ông vẫn hoài nghi trong thức ăn gia súc của các hãng Trung Quốc có chứa phóng
xạ nhưng chưa biết cụ thể là phóng xạ loại gì, vì thường thì các loại phóng xạ
hay làm cho súc vật ăn phải, nhiễm phải bị biến đổi cấu trúc gen, có độ phát
triển khác thường và mau chết. Bằng chứng của hiện tượng biến đổi gen trong súc
vật là nếu như trước đây, ông nuôi heo với chín tháng, mười tháng mà không bán
được thì con heo sẽ dừng lại ở độ lớn này và giảm dần mỡ trong cơ thể, nuôi
càng lâu thịt nạc càng nhiều. Còn bây giờ, với bột thức ăn Trung Quốc, trong
vòng ba tháng, con heo đã phát triển lên đến hàng trăm ký lô nhưng nếu quá ba
tháng mà không bán kịp thì heo sẽ bị nứt da, chảy mỡ ra ngoài vì thể tạng của
nó đến đó thì dừng mà lượng thịt trong cơ thể nó vẫn phình to ra.
Gia cầm bán tại một chợ ở TPHCM, ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO.
Ông từng chứng kiến
cảnh con heo trong chuồng bị nứt da, chãy mỡ, sau đó lòi cả phần cơ ra ngoài
rồi chết vì chưa kịp tiêu thụ. Ban đầu ông ngỡ là heo nhà ông bị bệnh, nhưng
sau vài lần như thế, ông nhận ra là do nó phát triển quá nhanh, đến khi đạt
trọng lượng chuẩn thì các tế bào thịt vẫn cứ sinh ra khiến cho bộ phận da bọc
bên ngoài bị nứt chứ con heo không hề bệnh tật gì vì nó vẫn ăn uống bình
thường.
Một người tên Hồng,
chủ trại chăn nuôi gia cầm ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng, cũng tiết lộ với chúng tôi rằng
muốn có siêu lợi nhuận, bắt buộc phải nuôi bằng bột thức ăn gia súc, thậm chí
mua các giống gà, vịt siêu thịt do Trung Quốc đưa sang. Tuy không rõ tên các
giống gà, vịt này vì tùy vào mỗi người bỏ mối gọi một cái tên khác nhau, nhưng
chung qui, chúng có lông màu trắng toàn bộ, không lai bất kì màu nào khác và
khi nuôi, chúng hoàn toàn không quậy phá, sống đời sống thực vật nhiều hơn động
vật. Có nghĩa là suốt ngày đứng ủ rũ và ngủ, đến khi đói lại ăn, ăn xong lại
ngủ. Nếu kết hợp giống gà Trung Quốc với bột cám Trung Quốc, chỉ tốn đúng 30
ngày, từ một con gà con chưa bằng nửa nắm tay sẽ cho ra con gà nặng gần ba ký
lô. Nếu như gà Việt Nam thuần chủng, cho ăn gạo, lúa, bắp thì ít nhất cũng phải
tốn một năm trời mới cho ra trọng lượng này.
Ông chủ trại chăn nuôi
gia cầm tiết lộ thêm là thịt gia cầm loại này đang chiếm chừng 95% trên thị
trường cả nước, chẳng riêng gì tỉnh nào. Số thịt gà còn lại 5% theo ông dự đoán
là gia cầm thả vườn đó chắc cũng hiếm có con vật nào được cho ăn lúa, gạo
theo cách truyền thống mà cũng chỉ là gà, vịt Việt Nam cho ăn thực phẩm Trung
Quốc. Nến chi, việc tìm ra thịt gia cầm thuần Việt có vẻ như quá hiếm hoi.
Trái cây, rau xanh nhiễm độc TQ
Rau xanh bán tại một chợ ở Sài Gòn, ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO.
Một nông dân tên Bá
Thanh, người Hòa Cầm, Đà Nẵng, buồn bã nói với chúng tôi: “Heo siêu thịt giờ
anh nuôi 3 tháng mà anh không bán là anh phải dụt, chứ hồi xưa anh nuôi một năm
cũng chưa được như vậy. Là vì chất kích thích, trong cái thuốc đó, cái thời
gian lưu hành tới một cái mức độ như thế. Anh phải xuất chuồng, cơ thể nó
hết chỗ chứa rồi, nếu không cái lớp da nó hết chỗ chứa rồi, nếu không xuất nó
sẽ nứt da, chảy mỡ. Vấn đề bây giờ nó ghê rứa. Trong cái thức ăn gia súc đã có
thuốc tăng trưởng. Mà mấy cái thức ăn này là ở đâu? Là của mấy công ty Trung
Quốc. Những cái vi sinh học đó, nói chung là cái bí quyết của họ. Họ giấu mình,
họ không nói ra ngoài! Họ có nói với mình họ nói thế này thế nọ, chứ thực tế họ
qua một lượng thuốc vi sinh như thế, tức là thuốc kích thích tăng trưởng trong
thức ăn gia súc, con heo mình sẽ lớn nhanh, đúng ra con heo mình có nạc có mỡ,
nhưng thuốc này vào nó sẽ triệt tiêu mỡ, chỉ tăng trưởng nạc, đây là cái bí
quyết!”
Ông Bá Thanh tiết lộ
thêm là hiện nay, các loại trái cây như khổ qua, hay còn gọi là mướp đắng, bí
đao và một số rau như cải xanh, dền đỏ, bù ngót đều nhiễm độc Trung Quốc rất
nặng. Đặc biệt, trái khổ qua, khi nhà buôn đến vườn để mua về, trọng lượng nó
chỉ từ một đến hai lạng, nhưng tối hôm đó, nhà buôn ngâm trái cây vào vại nước
có pha chất bột màu hồng do Trung Quốc bán, đến sáng hôm sau, vại nước gần như
cạn khô vì những trái khổ qua nở ra đầy vại, da bóng mẩy, nhìn rất hấp dẫn. Nếu
mang ra cân thử, trọng lượng của nó sẽ tăng gấp ba lần so với ngày hôm trước.
Với rau xanh thì những
loại hạt cải có xuất xứ không rõ, được bán ở nhiều cửa hàng bán hạt giống, khi
mua về, chỉ cần trộn thêm một loại dung dịch màu hồng có bán kèm, sau đó gieo
hạt cải lên đất cát hoặc đất thịt bình thường, tưới nước, chỉ cần hai ngày sau
đã có cải mầm xanh tốt, và hơn một tuần sau thì đã có vạt cải xanh rì để bán ra
thị trường. Tốc độ phát triển của cây cải tăng gấp bốn lần bình thường. Có một
điểm dễ nhận biết loại rau cải sản xuất theo qui trình này là chúng rất mau
nhũn khi ngâm nước, nếu rửa sạch để vào tủ lạnh, chỉ trong vòng hai ngày đã bị
nhũn, bốc mùi mặc dù để nhiệt độ thấp cỡ nào vẫn bị hiện tượng trên.
Tuy các loại thịt siêu
nạc đã xuất hiện quá lâu trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường miền
Trung nói riêng, và các loại rau nhiễm độc Trung Quốc cũng xuất hiện khá nhiều,
hiện tượng các bà mẹ sinh quái thai xuất hiện, bệnh ung thư gia tăng… Nhưng các
công ty chế biến thực phẩm gia súc, gia cầm vẫn hoạt động rầm rộ và chiếm hầu
như toàn bộ thị phần ở Việt Nam. Có vẻ như họ được nhà nước tiếp tay để sản
xuất một cách vô tội vạ!
Nhóm phóng viên tường
trình từ Việt Nam.
Tin, bài liên quan
- Việt Nam đầu tư khai thác mỏ tại Lào
- Hàng Trung Quốc ở Hà Nội
- Trung Quốc là nước lãng phí thực phẩm nhiều nhất thế
giới
- Vì sao một hành động tội ác được che đậy nhiều năm?
- Hàng TQ “dỏm” xâm nhập thị trường VN hợp pháp?
- Cảnh báo sữa bột trẻ em của New Zealand nhiễm độc
- 80% bún gạo ở Việt Nam có chất huỳnh quang
- Ấn Độ: 20 học sinh chết do ngộ độc thực phẩm
- Nông dân bỏ vườn vì trái cây Trung Quốc
Đổ
xô mua ốc bươu vàng
Một số tỉnh ở ĐBSCL đang rộ lên tình trạng người dân tranh
nhau bắt ốc bươu vàng bán cho thương lái Trung Quốc, thậm chí họ còn thả nuôi
thay vì tận diệt để bảo vệ đồng lúa như trước đây
Dọc tuyến đường nối thị xã Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang với TP Cần Thơ trong những ngày này đi đâu cũng thấy treo bảng
“Thu mua ốc bươu vàng”. Đang lom khom bắt ốc bươu vàng (OBV) dưới cánh đồng lúa
vừa thu hoạch ở xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Hậu Giang, chị Trần Thị Mận
nói: “Thu nhập được lắm! Trước đây, người dân bắt OBV sống để bán cho các chủ
vựa thường bị họ làm… eo đủ điều, nay bán bao nhiêu họ cũng mua. Tuy có hơi cực
một chút nhưng lại có thu nhập”.
Chị Mận cho biết trước đây, người
dân bắt OBV sống rồi bán trực tiếp cho các vựa. Nay OBV sau khi bắt được phải
luộc chín, đập vỏ lấy thịt để bán, giá cao hơn nhiều. Trước đây, 1 kg OBV còn
vỏ chỉ bán được khoảng 300 đồng, nay thịt của nó bán được từ 10.000 - 12.000
đồng/kg. “Mỗi ngày cố gắng ra đồng bắt ốc cũng kiếm được khoảng trên 150.000
đồng. Bắt bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Khỏe lắm!” - chị Mận nói.
Anh Đ.P.H, một thương lái cấp 2
chuyên thu mua OBV ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng để bán lại cho các vựa ở Hậu
Giang, cho biết: “Gần đây, thịt OBV có giá lắm. Tôi nghe nói xuất khẩu ra nước
ngoài nhưng nói thiệt thịt của nó luộc sơ qua thì làm sao bảo đảm vệ sinh nhưng
các vựa vẫn mua hết. Lạ thật!”.
Nhiều hộ dân ở ĐBSCL bắt ốc bươu vàng để
cung cấp cho các thương lái Trung Quốc Ảnh: NGỌC TRINH
Ông Sáu Lồng, một hộ chuyên nuôi vịt
thả đồng, cho biết: “Trước đây, sau khi thu hoạch lúa thì chủ ruộng nào cũng
đồng ý cho thả vịt vào bắt OBV để vụ sau hạn chế nạn OBV cắn phá lúa non. Thế
nhưng gần đây, không ít người ngăn cản khiến ốc sinh sôi nảy nở với tốc độ
chóng mặt. Thậm chí, nhiều hộ còn mua OBV về thả nuôi trong ao để chúng sinh
sản nhiều hơn. Đúng là nguy hiểm thật”.
Trong vai người đi mua ốc còn sống
về làm thức ăn cho cá, chúng tôi được nhiều chủ vựa thu mua OBV ở thị trấn Long
Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Tụi tôi bây giờ chỉ cung cấp OBV
đã qua luộc chín cho thương lái Trung Quốc thôi. Còn ốc sống hả? Không có đâu”.
Sau khi thu mua OBV đã qua luộc chín
từ các hộ dân và thương lái cấp 2, các điểm chuyên thu mua OBV cấp 1 sẽ bảo
quản bằng nước đá trong thời gian 48 giờ. Sau đó, lượng ốc này được các chủ vựa
chở lên TP HCM giao cho các thương lái Trung Quốc. Họ khuyến khích cung cấp
càng nhiều càng tốt nên các chủ vựa ai cũng muốn làm “đẹp lòng” bằng cách xuất
hàng liên tục. Còn việc các thương lái Trung Quốc đem OBV tiêu thụ ở đâu thì
các chủ vựa không hề hay biết.
Trao đổi với phóng viên Báo Người
Lao Động về việc người dân đổ xô bắt OBV bán cho thương lái Trung Quốc, một cán
bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang nói: “Bà con kiếm thêm
thu nhập từ việc bắt OBV để bán cho các vựa thì chúng tôi đã biết. Tuy nhiên,
các chủ vựa bán cho ai thì địa phương không biết”.
Thu gom cả trứng ốc bươu
vàng
Không
chỉ thu mua OBV, nhiều hộ dân ở tỉnh Đồng Tháp và các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ,
quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ cũng gom trứng OBV đem về dập nát rồi bán cho
thương lái với giá khoảng 20.000 đồng/kg. Anh Trung Giang, một hộ dân ở tỉnh
Đồng Tháp, đặt câu hỏi: “Người dân chúng tôi cũng chẳng biết họ mua trứng OBV
để làm gì. Chỉ nghe nói đem bán lại cho các thương lái Trung Quốc”. Cũng theo
anh Giang, từ ngày trứng OBV được thu mua thì nhiều hộ dân bắt đầu thả nuôi
loài xâm hại này tại ao, ruộng của mình thay vì dùng thuốc trừ sâu để tiêu
diệt như trước đây.
|
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.