Sent: Sunday, October 6, 2013
7:06 AM
Subject: Trung Cộng: Thế giới dè bỉu nền kinh tế… xì hơi
Subject: Trung Cộng: Thế giới dè bỉu nền kinh tế… xì hơi
Trung Cộng: Thế giới dè bỉu nền
kinh tế… xì hơi
Phương Tôn
Niềm kiêu hãnh của Trung Cộng với một nền kinh tế liên tục phát
triển hai con số trong gần hai thập niên qua xem chừng bắt đầu bị thế giới dè
bỉu sau khi Lý Khắc Cường, chỉ sau bốn tháng lên nắm quyền cai trị, nhận ra sự
suy sụp không thể tránh khỏi. Để cứu vãn, không cách nào khác hơn, chính quyền
mới Bắc Kinh phải đưa ra một số chính sách kinh tế mới được gọi là „Mô hình
kinh tế Lý Khắc Cường“. Điểm chính cải cách của Lý Khắc Cường là dựa theo mô
hình kinh tế thị trường, dòng tiền bơm thổi vào các doanh nghiệp nhà nước bị khóa
chặt và thay vào đó lại cho „chảy“ vào các doanh nghiệp tư nhân mang lại hiệu
quả kinh tế và tạo công ăn việc làm.
Một „Mô hình kinh tế Lý Khắc Cường“ với một nền kinh tế thị trường
không có cái đuôi „ định hướng Xã hội chủ nghĩa“ không phải do vô tình mà có
nhưng chẳng qua nền Kinh tế tăng trưởng „rực lửa“ đã để lại những hậu quả cho Lý
Khắc Cường thừa kế nay phải tìm cách cứu vãn:
Ngành nông nghiệp với hàng trăm ngàn tấn chất hóa học độc hại: Để đạt yêu cầu cho hai kế hoạch ngũ niên Trung
Cộng dùng đến 35% phân bón hóa học và 20% thuốc trừ sâu của toàn thế
giới. Theo thống kê từ Ngân Hàng Thế Giới trong năm 2009, ngành nông nghiệp của
Trung Cộng sử dụng 504 Kg phân bón hóa học cho mỗi mẫu đất trồng- tương đương
xấp bốn lần tính trung bình trên toàn thế giới hoặc xấp năm lần hơn so với Mỹ.
Với số lượng chất hóa học khủng khiếp được sử dụng trong ngành nông,
không những cây củ hoa quả, lương thực, thực phẩm tại Trung Cộng bị ảnh hưởng
trực tiếp mà ngay cả hơn 80% lượng nước ngầm, nước uống bị độc do chất Nitrat,
phosphor trong phân bón hóa học gây nên. Cũng không quên rằng, đa phần phân bón
hóa học sử dụng trong ngành nông tại Trung Cộng được sản xuất tại chỗ mà không
phải nhập khẩu. Quy trình sản xuất phân bón Phosphor lại tạo nên sản phẩm rác
vất đi được gọi là Phosphogypsum gồm có các chất độc hại như asen, cadimi,
crom, thủy ngân và các kim loại nặng gây nguy hiểm trầm trọng cho sức khỏe con
người.
Qua đó, người ta có thể hiểu sức khỏe của người dân Tàu bị chính người
của họ tàn phá như thế nào. Và như vậy, nhà nước Bắc kinh còn phải đổ vào biết
bao nhiêu tiền của để giữ vững một nền y tế vốn đã và đang ngắc ngoải?
Kỹ nghệ thép, „đinh“ của nền kinh tế Trung cộng thua lỗ: Do nhu cầu cao ốc, nhà cửa, hãng xưởng mọc lên
như nấm trong đêm, Trung Cộng phải tự sản xuất 710 triệu tấn thép trong năm
2012. Đây là con số thật kiêu hãnh vì tương đương với một nửa lượng sản xuất
thép trên toàn cầu. Nhưng hỡi ôi, „làm nhiều mà chẳng được bao nhiêu“. Lợi tức
thu vào của toàn bộ kỹ nghệ thép Trung Cộng không bằng một phần bảy so
với lợi tức của tập đoàn sản xuất rượu Mao Đài!
Báo cáo nửa năm 2013 cho thấy 23 công ty thép có mặt trên sàn chứng
khoán đang hứng tổng số nợ 377,4 tỷ Euro. Đây là hậu quả của quyết tâm tăng
trưởng kinh tế hai con số từ thập niên 90 đến nay. Mỗi đơn vị thành phố, tỉnh
đều điên cuồng đổ tiền đầu tư xây dựng công ty thép hầu kiếm lợi. Nay cơn bão
bong bóng địa ốc bị xì hơi, các công ty thép chỉ còn sản xuất để kịp trả nợ tiền
lời vay ngân hàng.
Một điểm không nên bỏ qua, tập đoàn rượu Mao Đài là một trong những
công ty rượu „ăn nên làm ra“ nhất tại Trung Cộng. Sản phẩm chính của Mao Đài là
loại rượu với 33% nồng độ cồn là loại rượu không được ưa chuộng trên thế giới.
Sản phẩm bán ra chính là để dành cho người dân trong nước. Giá trị Mao Đài càng
lớn thì quỹ y tế, ngân sách nhà nước của Trung Cộng lại càng teo là điều không
có gì khó hiểu.
Sản xuất dư thừa: Cũng do áp lực „tăng trưởng kinh tế hai con số“ 22 trong số 24
ngành kỹ nghệ tại Trung Cộng đang „tự giết mình“ bằng những sản phẩm dư thừa.
Đa phần các công ty hãng xưởng do nhà nước chỉ đạo được cung cấp vốn vô giới
hạn bất kể nhu cầu khách hàng. Sản xuất thành phẩm vô trách nhiệm nhằm có báo
cáo tăng trưởng tạo thành tích. Dù hàng sản xuất chất đống từ kho này sang kho
khác nhưng khâu sản xuất vẫn phải hoạt động liên tục vì nhu cầu đòi hỏi của các
nhóm lợi ích cũng như nếu không, bản báo cáo thành tích của công ty quý này
thấp hơn quý trước, năm này thấp hơn năm trước dẫn đến những chiếc ghế lãnh đạo
lung lay. Ngoài ra nhà cầm quyền cũng đóng vai trò lớn trong việc tạo nên sản
xuất dư thừa. Do lập kế hoạch sai, thiếu nghiên cứu và cũng do lợi ích nhóm
những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng được dựng nên „vô tội vạ“. Đường xá, cầu
cống và những khu thị tứ dành cho „ma“ ở là chuyện bình thường tại Trung Cộng.
Cộng thêm 90% các phi trường địa phương được xây dựng „hoàng tráng“ nhất, tân
tiến nhất đang làm ăn thua lỗ v.v… là những gánh nặng làm cho nhà nước Bắc kinh
ngày càng sụm vai.
Khủng hoảng năng lượng: Một trong những bề trái của nền kinh tế tăng trưởng hai con số
của Trung Cộng là nhu cầu năng lượng ngày càng khẩn thiết. Trong vòng hơn 30
năm kể từ năm 1978 từ 571 triệu tấn than để sản xuất năng lượng mỗi năm, đến
năm 2012 đã nhảy lên 3,62 tỷ tấn. Hiện nay tiêu thụ năng lượng của Trung Cộng
cho mỗi đơn vị GDP (unit of GDP) tương đương 2,5 lần tính trung bình trên toàn
cầu, hoặc 2,9 lần so với Mỹ, 4,5 lần hơn so với Nhật. Riêng lượng nước tiêu thụ
tại Trung Cộng cho mỗi đơn vị GDP bằng ba lần hơn tính trung bình trên khắp thế
giới.
Nhu cầu cao dẫn đến khủng hoảng năng lượng tại Trung Cộng là điều
không thể tránh khỏi. Trong những tháng vừa qua đã xảy ra nhiều vụ cúp điện kéo
dài trên nhiều khu vực lớn. Do hạn hán, thủy điện sản xuất giảm 20% trong khi
thủy điện cung cấp một phần năm điện dùng tại Trung Cộng. Vào những tháng mùa
hè, tình trạng thiếu điện tại Trung Cộng lại càng trầm trọng hơn. Theo „China
Daily“, chỉ riêng khu vực Thượng Hải nhu cầu điện thiếu đến 19 triệu Kilowatt
giờ.
Trong khi đó ba phần tư lượng điện sản xuất tại Trung Cộng đến từ
các lò điện chạy bằng than. Than càng ngày càng thiếu dẫn đến giá điện tăng cao
làm cho một số hãng xưởng phải nhảy qua dùng máy điện chạy bằng dầu cặn. Lượng
dầu cặn tiêu thụ nhiều đến nỗi trong thời gian ngắn vừa qua nhà nước Bắc Kinh
phải ngưng xuất khẩu loại dầu gây bẩn môi trường này. Đây lại là một thất thu
lớn cho nhà nước Bắc Kinh.
Nhu cầu năng lượng tăng trưởng nhanh chóng như bánh xe đang đổ dốc
trong khi khả năng cung cấp trong nước ngày càng yếu do đó Bắc kinh phải nhóm
ngó đến các nguồn cung cấp năng lượng nước ngoài, đặc biệt là các nước láng giềng.
Cái lưỡi bò đang muốn liếm năng lượng biển đông của Việt Nam được Bắc kinh bày
ra dưới chiêu bài 16 chữ vàng chẳng qua cũng chỉ để thỏa mãn nhu cầu khẩn thiết
tìm kiếm năng lượng của chúng.
Nợ ngập đầu, hệ thống tài chính nguy cơ sụp đổ: Nhiều dấu hiệu cho thấy chính quyền Bắc Kinh
đang mất bình tĩnh sau khi những phỏng đoán đưa ra cho biết tối thiểu chính
quyền Trung Cộng đang mắc nợ từ 11 đến 13.000 tỷ Yuan. Cộng thêm vào đó, ngày 6
tháng 9 vừa qua, Xiang Huaicheng nguyên bộ trưởng tài chính Trung Cộng thố lộ
con số nợ của các chính quyền địa phương trực thuộc trung ương lên đến hơn
20.000 tỷ Yuan.
Thực ra không ai tại Trung Cộng nắm vững con số nợ công. Vào năm 2010,
lần cuối cùng Bắc Kinh đưa ra con số nợ công khai là 10,7 ngàn tỷ Yuan. Kể từ
đó đến nay, Bắc Kinh không đưa ra một con số nào khác. Mặc dù vậy, các tổ chức
tài chính thế giới tin tưởng nợ công thật sự của Bắc kinh nhiều hơn xấp nhiều
lần và đây chính là điều Bắc Kinh phải giấu để tránh một cuộc khủng hoảng tài
chính. Trong một bản tường trình, quỹ tiền tệ thế giới (IMF) cảnh báo với chính
sách nợ công của nhà nước Bắc Kinh hiện nay nếu vẫn tiếp tục thì một nền kinh
tế bùng nổ trong hàng năm qua do nhà nước bơm tiền vào sớm bị phá sản là điều
không thể tránh khỏi.
Hệ thống tuyên truyền nhà nước Trung Cộng đang phát hết công suất
ca tụng thành quả tăng trưởng kinh tế 7,5% trong quý 2 năm 2013 này tuy nhiên
Bắc Kinh cũng phải trả giá rất đắt cho „thành tựu“ kinh tế này. Năm 2008 nhà
nước phải chi khoảng 4000 tỷ Yuan cho chương trình kích thích nhằm đưa nền kinh
tế Trung Cộng thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mới đây nhất, Bắc Kinh lại nhận thêm một „cái búa vào đầu“ sau khi
cơ quan đánh giá quốc tế Fitch Ratings hạ thấp thứ hạng Trung Cộng trong bảng
xếp hạng trong việc trả nợ các khoản nợ dài hạn bằng nội tệ. Fitch Ratings ước
tính tỷ lệ của tổng số nợ trong khu vực phi tài chính đối với Tổng sản lượng nội
địa (GDP) của Trung Cộng đến 125%. Thêm vào đó, hai bản báo cáo công trình nghiên
cứu mới nhất còn đưa ra những kết quả gây „nhức đầu“ cho nhà nước Bắc kinh hơn
nữa. Dựa theo các con số thống kê trong năm 2012, Liu Yuhui của Học viện Khoa
học Xã hội Trung Cộng tính toán rằng tỷ lệ tổng số nợ đối với GDP lên đến 221
phần trăm trong khi Zhang Zhiwei của Nomura Securities Co. đưa ra kết quả 207%
đối với GDP của Trung cộng.
Phương Tôn
Tháng 10.2013
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.