Việc này rất hay. Hiện trên thế giới không còn loại đường sắt khổ 1M, vừa chậm, vừa nguy hiểm. Thôi thì tân trang đồ cổ, nghỉa là vẫn sử dụng đường củ 1M theo dự án của bộ GTVT, phí tiền mà chẳng được gì, chúng ta thêm gấp đôi kinh phí "cải tạo", thành đường khổ 1.45M mới hoàn toàn, vừa hiện đại, an toàn trong vận chuyển hành khách và hàng hóa, tiện lợi, nhanh chóng. Tiết kiệm và giảm rất nhiều chi phí vận chuyển, đây là bài toán kinh tế tối ưu hóa.
TS
Trần Đình Bá vừa gửi thư ngỏ tới Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông để "thách
đấu" 5 triệu USD (khoảng 100 tỷ đồng) về tốc độ "đường sắt đồ cổ" khổ 1
mét.
Đầu
thư, TS.Trần Đình Bá, Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN bày tỏ sự ngạc nhiên khi
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông công bố thông tin: “Nâng cấp đường sắt
120km/h sẽ rút thời gian tàu chạy Hà Nội - TP.HCM xuống còn 21-23 giờ” trên báo
chí ngày 4/8.
“Như
vậy, sau gần một thập kỷ thực hiện dự án “nâng cấp đường sắt 120 km/h để hành
trình Hà Nội-TP.HCM chỉ còn 12 – 15 tiếng” được ông thay lời “sẽ còn 21 – 23
giờ”, ngốn 2 tỷ USD đã chính thức thất bại, đẩy công cuộc hiện đại hóa đường sắt
nước nhà đi vào ngõ cụt, biến hệ thống 3.200 km đường sắt quốc gia thành “kho đồ
cổ tân trang”, TS Bá viết.
Hệ thống đường sắt Việt Nam được đánh giá đang trong tình trạng cầm cự. Ảnh: Thanh Niên |
Trong
phần đầu thư ngỏ, TS Bá đã phân tích chi tiết về công nghệ xây dựng và tốc độ
đường sắt Việt Nam, so sánh với thế giới. Theo
đó, TS Bá phân tích: Đường sắt thế giới có từ thế kỷ 19. Lúc đó khổ chỉ là
760mm, 1 mét và 1.067m nên gọi là “đường sắt thời tiền sử”. Qua 3 thế kỷ, thế
giới liên tục cải tiến, nâng cấp. Đến nay, đường sắt khổ 1.435m chiếm khoảng
65%, khổ 1.520m và 1.620m chiếm khoảng 32% đang dùng ở các nước các nước châu
Âu, Nga, Mông Cổ, và Ấn Độ. Loại đường sắt khổ hẹp 760mm, 1m và 1.067m “thời
tiền sử” hiện chỉ còn sót lại khoảng 3% chủ yếu ở Đài Loan, Nhật, Ấn Độ, Việt
Nam và ASEAN. Loại đường sắt khổ nhỏ này được coi là “rác công nghệ phải thay
thế”.
Triết
học có quy luật “lượng đổi là chất đổi”, song dự án này tiêu tốn 2 tỷ USD nhưng
“chất” vẫn không đổi. Đường sắt vẫn chỉ khổ 1m nên tốc độ trung bình không vượt
nổi 45-50 km/h, hành trình Bắc-Nam không thể có 12-15 tiếng và cũng sẽ không thể
có 21-23 tiếng.
Đường
sắt Việt Nam khổ 1m thuộc đường sắt cổ “thời tiền sử”, nay già cỗi chạy “chậm
như rùa” gây ra rất nhiều vụ lật tàu kinh hoàng. Điển hình là vụ Bàu Cá – Đồng
Nai (1982) làm chết hơn 200 người, bị thương hàng trăm người khác, toàn bộ tổ
lái thiệt mạng. Thảm họa này vượt qua cả vụ ngày 25/4/2005 tại Amagasaki - Nhật
Bản trên khổ đường sắt 1.067m làm 107 người chết, 562 bị thương. Đó là bài học
đắt giá cho Cục Đường sắt Việt Nam.
Sau
9 năm “nâng cấp đường sắt 120 km/h”, hành trình Bắc - Nam vẫn chưa vượt qua 32
tiếng, lật tàu vẫn diễn ra như... cơm bữa: trong sân ga, trên đường thẳng, trên
đèo, lật cả đầu máy khi chạy không tải…
Ông
Bá cho rằng: “Tuyên bố đường đơn hiện đại khổ 1m cũng có thể chạy tàu tối đa lên
120 km/h như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, với tốc độ trung bình 80-90km/h, hành
trình Bắc Nam xuống còn 21-23 giờ là phi khoa học để tiếp tục bảo vệ một dự án
đã quá sai lầm và đang thất bại thảm hại”.
Tiến sỹ Trần Đình Bá - Hội Kinh tế & vận tải Đường sắt Việt Nam. Ảnh: Internet |
Sau
những phân tích chi tiết về chuyên môn, TS Bá đưa ra lời thách đấu: “Với tinh
thần trách nhiệm của một nhà khoa học có lương tri vì lợi ích nhân dân, tôi xin
thách đấu với ông (Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông - PV) hai điều như
sau:
Điều
1: Nói đi đôi với làm, ông hãy ngồi lên tàu chạy thực nghiệm 120 km/h để có tốc
độ trung bình 80-90km/h, để hành trình Bắc-Nam đạt 21-23 giờ. Nếu thành công,
tôi coi ông là “người anh hùng” và sẽ thưởng cho ông 5 triệu USD (khoảng 100 tỷ
đồng).
Điều
2: Nếu ông không dám chạy thử nghiệm 120km/h, tốc độ trung bình không thể đạt
80-90km/h, hành trình Bắc-Nam không đạt 21-23 giờ, lại để xảy ra lật tàu chết
người, ông sẽ phải trả cho tôi 5 triệu USD.
Ông
bá cho biết, ông mong Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông suy nghĩ thật kỹ trước
khi nhận lời thách đấu này vì "ông là Tiến sỹ đường sắt xuất sắc nhất, lại là
Thứ trưởng đủ bản lĩnh chính trị để chịu trách nhiệm trước nhân dân”.
Thay đường sắt khổ 1 mét... bằng đường sắt
hiện đại 1.435m!
Trong
thư của TS Bá có đoạn viết: Đường sắt khổ hẹp 1 mét “thời tiền sử” có mô men
kháng lật thấp. Dù kiên cố hóa đến đâu cũng không cải thiện được mô men kháng
lật nên chỉ là “đường sắt tốc độ thấp”, tốc độ trung bình 45-50 km/h đã mất an
toàn. Ông là tác giả sáng kiến kiên cố hóa đường sắt khổ 1 mét là phạm sai lầm
nghiêm trọng nhất về luận chứng kinh tế và kỹ thuật công nghệ. Hậu
quả tổn thất về kinh tế - xã hội, tính mạng con người trong dự án “Vina
railways” là rất lớn, gấp nhiều lần so với cuộc “phá sản vĩ đại
Vinashin”.
TS
Bá không quên đề cập: “Tôi đã lập xong dự án đầu tư 5 tỷ USD - chiếm 5% GDP của
cả nước. Việt Nam sẽ tự lực tự cường nâng cấp hiện đại 3200 km đường sắt khổ
1.435m mà không phải “ôm cây đợi thỏ”. Đường sắt quốc gia là công trình trọng
điểm đặc biệt phải do chính người Việt Nam làm chủ hoàn toàn công nghệ.
Dự
án này sẽ nhanh chóng thủ tiêu đường sắt đồ cổ, vừa có đường sắt hiện đại 1.435m
nối mạng quốc tế, tiết kiệm vốn đầu tư hàng chục tỷ USD, đúng theo tinh thần
NQ13-TW4 và chỉ đạo của Chính phủ về vấn đề hiện đại hóa đường sắt Việt
Nam.
Cũng
theo TS Bá, không mở rộng, hiện đại được đường sắt quốc gia khổ 1.435m thì vai
trò của 300 tiến sỹ bộ GTVT và vai trò của Thứ trưởng GTVT phụ trách Cục Đường
sắt cùng tất cả các tiến sỹ ở các cục, vụ viện đường sắc Việt Nam trở thành vô
dụng!
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.