Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, March 4, 2016

TPP và nỗi trăn trở của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ?

 
TPP và nỗi trăn trở của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ?

Chính sách phát triển - Chỉ đạo điều hành) - Không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nhiều năm qua để đưa Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Có thể nói, TPP chính là tâm huyết, là kỳ vọng lớn nhất của Thủ tướng nhằm tạo nên “bước tiến vượt bậc” cho nền kinh tế Việt Nam.

·         >> Đạo diễn phim 'Kong: Skull Island' khoe chụp hình cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường các nước ngày càng có nhiều yêu cầu cạnh tranh gắt gao thì nền kinh tế Việt Nam lại “là mô hình kỳ lạ nhất thế giới, phát triển quá chậm chạp nếu không muốn nói là không chịu phát triển” – một lời nhận xét hóm hỉnh “nhưng lại rất đau” từ các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) gần đây.

Trong năm 2015, tăng trưởng GDP của nền kinh tế đạt 6,68% nhưng GDP tính bình quân đầu người chỉ đạt gần 2.200 USD. Đầu tư ODA trong 20 năm qua đổ vào Việt Nam lên đến gần 90 tỷ USD thế nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp, chưa thể vượt lên hàng ngũ của các nước có trình độ phát triển cao (GDP bình quân đầu người đạt hơn 11.000 USD). Vậy thì lực cản nằm ở đâu?
Cánh cửa hội nhập đã mở, liệu chúng ta có sẵn sàng thay đổi để đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới hay chưa?
Cánh cửa hội nhập đã mở, liệu chúng ta có sẵn sàng thay đổi để đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới hay chưa?

Nhìn lại nền kinh tế, nhiều chuyên gia đã nhận ra rằng: “Không phải Việt Nam không chịu phát triển, mà đúng hơn là ‘phát triển chưa tương xứng với tiềm năng’ của chính mình”. Nhận ra lý do đó từ khá sớm, nên từ nhiều năm trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ động mở tung cánh cửa hội nhập kinh tế quốc tế để tăng cường hiệu năng phát triển và xuất khẩu ở những nơi có thị trường mở rộng. Ông đã mạnh dạn thúc đẩy và đưa Việt Nam ký kết trên dưới 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hoặc đa phương với Ấn Độ, Australia và New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Chile, Liên minh Kinh tế Á Âu, Liên minh Châu Âu (EU)… Gần đây nhất, Việt Nam đã trở thành thành viên Liên minh Kinh tế ASEAN (AEC)TPP.
Một ngày trước khi lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tại California (Mỹ) hôm 15/02/2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi đến giới báo chí trong nước bài viết “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức – Hành động của chúng ta”, thể hiện rõ tâm huyết và kỳ vọng cao vào những cơ hội mà “bước ngoặt lịch sử” này mang lại.
Trong bài viết của mình, Thủ tướng kỳ vọng mạnh mẽ “các Hiệp định này sẽ tạo thêm xung lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu với các nền kinh tế lớn nhất thế giới”, đặc biệt là EU (28 thành viên với GDP trên 18.000 tỷ USD)TPP (12 thành viên với GDP trên 20.000 tỷ USD). Đây đều là những khu vực thu hút đầu tư lớn nhất, đồng thời là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam liên tục trong nhiều năm qua. “Nếu tính đến tác động cộng hưởng của các Hiệp định này với các FTA đã ký hoặc đang đàm phán, cơ hội còn lớn hơn nhiều vì nước ta sẽ có quan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia, trong đó có 15 nước thuộc nhóm G20” – Thủ tướng nhấn mạnh thêm.
Gia nhập TPP là thành quả lớn nhất mà những chuyến công du từ Đông sang Tây của Thủ tướng mang về cho Việt Nam
Gia nhập TPP – “hiệp định của thế kỷ 21″ là một trong những thành quả lớn nhất mà những chuyến công du từ Đông sang Tây của Thủ tướng mang về cho Việt Nam

Các cam kết xóa bỏ lên đến gần 100% số dòng thuế với lộ trình khác nhau sẽ tạo cú huých thực sự cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản do thuế suất giảm sâu. Chẳng hạn như hiện tại, ngành dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ với mức thuế trung bình là 17%, cao nhất là 32%, thì khi thuế nhập khẩu giảm xuống 0%, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng mạnh.

Không những thế, Thủ tướng còn kỳ vọng TPP sẽ tạo ra một “nền tảng mới” cho kinh tế Việt Nam, thúc đẩy “hình thành mạng sản xuất và chuỗi cung ứng mới trong thị trường của 12 nước thành viên, tạo điều kiện để phát triển mạnh thương mại nội khối”

Quan trọng hơn, Hiệp định còn có các quy định nhằm bảo đảm cơ hội để các nền kinh tế thành viên có trình độ phát triển khác nhau và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể được hưởng lợi; giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội để phát triển.

Tuy nhiên, TPP không chỉ có “màu hồng” mà sẽ có rất nhiều mệnh đề “nếu như” đi kèm. Bên cạnh những thuận lợi, Thủ tướng cũng chia sẻ mối lo lắng đối với một số doanh nghiệp có thể “bị đuối sức” trước sức ép của cuộc cạnh tranh. Bởi vì giờ đây, cạnh tranh sẽ diễn ra “không chỉ ở thị trường các nước tham gia Hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia – đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh.”

Qua đó, Thủ tướng nhắc nhở mọi người dân cần nhận thức rằng cơ hội thuận lợi không tự nó trở thành sức mạnh kinh tế hay khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà phải thông qua sự nỗ lực của toàn xã hội. Nếu tận dụng tốt cơ hội, ta sẽ đẩy lùi được khó khăn và tạo ra cơ hội mới lớn hơn; ngược lại sẽ thua thiệt và rất khó khắc phục. “Trong các Hiệp định thương mại tự do, cơ hội luôn đi liền với thách thức và trong thách thức luôn ẩn chứa cơ hội – đây cũng là biện chứng của tiến trình phát triển” – Ông nhấn mạnh.

Không những vậy, bài viết cũng xác định nhiệm vụ chính của Nhà nước trong tình hình mới là “đảm bảo chức năng kiến tạo phát triển”, khẩn trương “hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật” nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và cam kết trong các Hiệp định FTA với tinh thần đổi mới toàn diện, đồng bộ cả kinh tế và chính trị. Thủ tướng nhấn mạnh, ký kết TPP nghĩa là “Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển và hội nhập mới, khác xa với giai đoạn Đổi mới và Mở cửa trước đây”.
Con tàu TPP chuẩn bị rời bến, liệu Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ hành trang để cùng thế giới "vươn ra biển lớn"?
Con tàu TPP chuẩn bị rời bến, liệu Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ hành trang để cùng thế giới “vươn ra biển lớn”?
Qua những chia sẻ trên, chúng ta có thể nhận thấy nỗi băn khoăn, trăn trở lớn nhất của Thủ tướng hiện nay là liệu Việt Nam có ý thức đầy đủ, chấp nhận tuân thủ luật chơi chặt chẽ và vượt qua thách thức để đón các “cơ hội vàng” mà TPP mang lại hay không? Cánh cửa hội nhập đã mở, liệu người dân, các chủ doanh nghiệp và các cấp lãnh đạo đã sẵn sàng để “vươn ra biển lớn” hay chưa? 

Như người đứng đầu Chính phủ khẳng định: “Thể chế quản trị quốc gia là yếu tố quyết định nhất đến sức cạnh tranh vĩ mô và sự phát triển một nền kinh tế”. Vậy thì liệu các cấp lãnh đạo cao nhất có sẵn sàng cho một cuộc cải cách ở khâu then chốt: chuyển từ thể chế “Nhà nước quản lý toàn diện” sang “Nhà nước kiến tạo phát triển” như Thủ tướng từng khẳng định hay chưa?

Hiệp định TPP vừa được chính thức ký kết hôm 04/02/2016 tại thành phố Auckland, New Zealand. Như vậy là Việt Nam và 11 thành viên chỉ còn khoảng 2 năm để chuẩn bị trước khi TPP bắt đầu có hiệu lực. Dù chỉ còn vài tháng nữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ kết thúc nhiệm kỳ công tác sau 10 năm điều hành Chính phủ, thế nhưng trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình, Ông đã trình bày những kỳ vọng và trăn trở của mình khi Việt Nam chính thức gia nhập TPP thông qua bài viết một cách toàn diện, vừa sâu sắc lại vừa súc tích. Qua đó, Thủ tướng kêu gọi Việt Nam phải quyết tâm vượt qua những khó khăn, thử thách khi tuân thủ quy định của TPP, đồng thời phải mạnh dạn vượt qua sức ỳ và tinh thần bảo thủ lạc hậu để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Lan Anh
__._,_.___

Posted by: truc nguyen <

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List