Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, December 26, 2015

TQ&VN TIẾP TỤC KT.TẬP QUYỀN CHỈ HUY: TỪ ĐẢNG CÁCH MẠNG SANG ĐẢNG CƯỚP





CSVN:TỪ ĐẢNG CÁCH MẠNG SANG ĐẢN CƯỚP
=========================
TQ&VN TIẾP TỤC KT.TẬP QUYỀN CHỈ HUY:
TỪ ĐẢNG CÁCH MẠNG SANG ĐẢNG CƯỚP

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.12.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen




Vào thập niên 90 (1990), tình trạng tụt dốc Kinh tế, hệ quả của Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy, đã đến cảnh nghèo nàn cùng cực từ dân đến cán bộ đảng viên Cộng sản tại tất cả các nước trên Thế giới. Các chính quyền Cộng sản phải đối diện với những quyết định lựa chọn mong cứu chế độ Chính trị. Chúng tôi xin đề cập đến những khía cạnh sau đây liên quan đến những quyết định lựa chọn của giới Chính trị đối diện với tình trạng phá sản Kinh tế hậu quả của Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy:

=>       Liên hệ chặt chẽ giữa Mô hình Kinh tế và Môi trường Chính trị—Luật pháp

=>       Lựa chọn của các nước Cộng sản đối diện với cảnh nghèo đói:
*          Lựa chọn  dứt khoát và toàn diện của Liên Xô và các nước Đông Au
*          Lựa chọn vá víu Mô hình Kinh tế và Môi trường Chính trị –Luật pháp của Chệt Cộng và Việt Cộng


Liên hệ chặt chẽ giữa Mô hình Kinh tế
và Môi trường Chính trị—Luật pháp

Mỗi Mô hình Kinh tế đòi hỏi một Môi trường Chính trị—Luật pháp cụ thể để được thực hiện. Hai Mô hình Kinh tế là: (i) Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường; (ii) Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy.

(i)      Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường

Mô hình này đặt nền tảng trên TƯ HỮU cá nhân những Phương tiện sản xuất. Những kết quả của sinh hoạt Kinh tế cũng đều thuộc TƯ HỮU cá nhân. Vì tính cách TƯ HỮU này mà cá nhân có quyền TỰ DO kinh doanh cũng như TỰ DO tiêu thụ. Thị trường là nơi trao đổi thương mại giữa những cá nhân về các Phương tiện sản xuất và những sản phẩm tiêu thụ. Để điều hợp nền Kinh tế, THỊ TRƯỜNG TỰ DO là nơi điều chỉnh hai phía CUNG và CẦU giữa những tác nhân Kinh tế.

Nhà Nước, với Cung và Cầu của mình , được coi như một tác nhân kinh tế. Quyền lực Chính trị không được can thiệp trực tiếp và đời sống kinh tế của dân chúng. Những nhà sáng lập Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường gọi đó là Nhà Nước trung lập (Etat-Neutre). Nhà nước có thể ảnh hưởng đến Thị trường bằng phương tiện Cung và Cầu của mình như những Tác nhân Kinh tế tư doanh. Tất cả những can thiệp trực tiếp của quyền lực Chính trị của Nhà Nước đều gây ra những dị ứng cho nền Kinh tế và tạo ra những chi phí xã hội đắt đỏ (Charges sociales couteuses).

Để Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường được thự hiện đúng đắn, phải có một Môi trường Chính trị---Luật pháp được thiết lập một cách Dân chủ từ những Tá nhân Kinh tế Tự do Kinh doanh. Người ta gọi đây là Môi trường Chính trị---Luật pháp Dân chủ phù hợp (Environnement Politico—Juridique Démocratique Adéquat).

(ii)     Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy.

Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy đặt nền tảng trên CÔNG HỮU mà quyền lực Chính trị  nắm trọn quyền điều hành những sinh hoạt Kinh tế quốc gia. Nhà Nước nắm tất cả những Phương tiện sản xuất cũng như những kết quả sản xuất dành cho tiêu thụ và tiết kiệm. Cuộc Cách Mạng Kinh tế chính là việc truất hữu để thâu tóm Tư hữu cá nhân thành CÔNG HỮU do Nhà Nước quản trị. Như vậy không còn Tự do Kinh doanh cá nhân. Hệ thống Kinh tế sản xuất trở thành một Xí nghiệp khổng lồ mà Nhà Nước điều hành tất cả mọi cá nhân coi như những người thợ trong xí nghiệp. Những kết quả của sản xuất cũng thuộc về Nhà Nước để Nhà Nước phân phối cho Tiêu thụ theo nhu cầu cá nhân. Do đó không có Thị trường Thương mại trao đổi tiêu thụ cá nhân. Việc phân phối tiêu thụ theo nhu cầu là do hệ thống Hợp Tác Xã tiêu thụ do Nhà Nước điều hành. Việc điều hợp và điều chỉnh những sinh hoạt Kinh tế là do những Kế hoạch Ngũ niên được Nhà Nước hoạch định.

Đối với việc “cách mạng đẫm máu“ truất hữu cá nhân để thâu tóm về “CÔNG HỮU” được gọi là “thuộc về nhân dân“ mà nhân dân được đại diện duy nhất bởi đảng Cộng sản để quản trị CÔNG HỮU ấy, chúng ta thấy ngay rằng đảng Cộng sản độc đoán thâu tóm cái nền tảng của Mô hình Kinh tế về tay của mình. Như vậy Mô hinh Kinh tế và Quyền lực Chính trị đều tập trung vào một đảng duy nhất là đảng Cộng sản. Môi trường Chính trị—Luật pháp phù hợp (bó buộc) cho Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy là Môi trường Chính trị---Luật pháp độc tài phù hợp (Environnement Pilitico—Juridique Dictatorial Adéquat).

Tóm lại, mỗi Mô hình Kinh tế phải đi với Môi trường Chính trị—Luật pháp phù hợp (bó buộc) cho mình: Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường buộc phải có Môi trường Chính trị—Luật pháp DÂN CHỦ Phù hợp (Environnement Politico—Juridique DEMOCRATIQUE Adéquat) và Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy phải có Mô hình Chính trị—Luật pháp ĐỘC TÀI Phù hợp (Environnement Politico—Juridique DICTATORIAL Adéquat). Không có trường hợp Mô hinh Kinh tế này đi “tréo cảng ngỗng” với Môi trường Chính trị—Luật pháp kia giống câu tục ngữ “Râu ông nọ cắm cằm bà kia“!


Lựa chọn của các nước Cộng sản
đối diện với cảnh nghèo đói

Cảnh nghèo đói cho cả dân và đảng viên Cộng sản là hậu quả tụt hậu Kinh tế đến từ Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy. Cảnh nghèo đói này buộc các nước Cộng sản phải có những lựa chọn cho một Mô hình Kinh tế với Môi trường Chính trị—Luật pháp cho phù hợp.

* Lựa chọn  dứt khoát và toàn diện của Liên Xô và các nước Đông Au

Nước Nga, cha đẻ của Mô hình Kinh tế Tập quyền  và Chỉ huy, đã buộc lòng phải bỏ hẳn Mô hình Kinh tế này. Trước khi buộc lòng phải dứt bỏ Mô hình, Mikhail GORBATCHEV vẫn còn cố gắng đưa ra những biện pháp Cải cách gói ghém trong PERESSTROIKA nhằm cứu vãn Mô hình. Trong bài Diễn Văn chủ yếu của Gorbatchev ngày 25.06.1987, Gorbatchev đã nêu ra 5 nguyên tắc của PERESTROIKA như sau (Sách: MIKHAIL S.GORBATCHEV do Tác giả David KINGS, xuất bản năm 1988 do Time Incorporated N.York, được dịch ra Pháp ngữ dưới tựa đề MIKHAIL GORBATCHEV, BIOGRAPHIE INTIME. trang 229):

1)         Cho những người đứng đầu Công ty một số quyền độc lập: định hàng sản xuất, định giá bán và định lương thợ theo hiệu năng làm việc.
2)         Chuyển việc chỉ huy trung ương tập quyền Kinh tế về những Cơ quan địa phương của đảng.
3)         Nới rộng việc chương trình hóa, việc định giá và việc phân phối tiền tệ và tín dụng.
4)         Áp dụng những nghiên cứu khoa học vào việc nâng cấp phẩm chất hàng hóa.
5)         Chuyển phương pháp quản trị theo hành chánh sang phương pháp quản trị theo chỉ tiêu kinh tế; khai triển việc tự quản trị; nâng cấp thu nhập cá nhân; phân quyền rõ rệt giữa điều hành Chính trị và quản trị Kinh tế.

Tuyên bố 5 nguyên tắc như trên, việc Cải Cách PERESTROIKA là việc, một mặt bỏ dần hệ thống Kinh tế trung ương tập quyền và chỉ huy tòan diện đã làm tàn lụi Kinh tế Nga, một mặt tiến dần đến một nền Kinh tế tôn trọng sáng kiến cá nhân mà nền Kinh tế Tự do và Thị trường luôn luôn chủ trương. Gorbatchev đã nhìn nhận nền Kinh tế Tự do và Thị trường mới có hy vọng giải quyết được tình trạng Kinh tế tàn lụi của Nga lúc bấy giờ.

PERESTROIKA là một chủ trương cải cách Kinh tế để mong cứu vãn nước Nga. Cũng trong tình trạng tàn lụi Kinh tế này, mà Nga không còn khả năng đảm nhận những chi tiêu cho đối ngọai đúng như lời mà có vấn Chính trị Andrei GRETCHEV đã tuyên bố. Ong giương cờ hàng thua đối với Chiến tranh Lạnh, giảm thiểu vũ khí, giải ngũ 500'000 lính, thóat ra khỏi cuộc chiến tranh Afghanistan, để tự do cho những nước chư hầu Đông Au tự giải quyết nội bộ của mình. Những cuộc nổi dậy đấu tranh của các nước Đông Au  xẩy ra ra và đi đến thành công nhanh chóng trong hòan cảnh này.

Dù có thiện chí Cải cách như trên, nhưng đã quá muộn, không cưú vẫn được Mô hình Kinh tế đã quá tàn rữa, Liên xô và Đông Au đã dứt khoát lựa chọn Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường.

Việc dứt khoát lựa chọn Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường có tính cách toàn diện và hữu lý bởi vì Liên xô và các nước Đông Au chọn luôn cái Môi trường Chính trị—Luật pháp buộc phải đi kèm theo với Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường, đó là Môi trường Chính trị—Luật pháp DÂN CHỦ phù hợp (Environnement Politico—Juridique DEMOCRATIQUE Adéquat) thay thế cho Môi trường Chính trị—Luật pháp ĐỘC TÀI (Environnement Politico—Juridique  DICTATORIAL Adéquat)

* Lựa chọn vá víu Mô hình Kinh tế và
Môi trường Chính trị –Luật pháp của Chệt Cộng và Việt Cộng

Tình trạng nghèo khổ của dân chúng tại các nước Chệt Cộng và Việt Cộng còn tệ hơn Liên xô và các nước Đông Au vào thập niên 90 (1990). Nếu Liên xô và các nước Đông Au đã quyết định thay đổi dứt khoát và toàn diện, thì Chệt Cộng và Việt Cộng đã chỉ vá víu Mô hình Kinh tế cũ là Tập quyền Chỉ huy và giữ nguyên vẹn Môi trường Chính trị—Luật pháp độc tài độc đảng toàn trị. Chúng tôi thường ví rằng Liên xô và các Đông Au đã can đảm vứt bỏ cái “váy rách nát“ để may chiếc váy mới, trong khi đó Chệt Cộng và Việt Cộng đã chỉ kiếm những miếng vải vụn để vá cái “váy rách nát“ thành chiếc “váy đụp“, đụp chồng chất lên cho đến ngày nay.

Cái động lực chính yếu để Chệt Cộng và Việt Cộng lựa chọn vá víu Mô hình Kinh tế và Môi trường Chính trị—Luật pháp là vì chế độ này chỉ nghĩ đến CỐ THỦ GIỮ LẤY QUYỀN LỰC CHO ĐẢNG, mà không nghĩ đến quyền lợi của người dân và đất nước, không nghĩ đến lý tưởng cách mạng của đảng. Thực vậy, chúng tôi xin cắt nghĩa thái độ này của Chệt Cộng và Việt Cộng ở những khía cạnh sau đây:
--         Cuộc Cách Mạng vô sản 1917 của Lénine mang Lý tưởng đấu tranh đi đến một Xã hội đồng đều, một cảnh sống “Thiên đàng trần thế“. Các đảng Công sản Nga và các nước Đông Au được gọi là có Lý tưởng Cách Mạng, đấu tranh cho một Xã hội “Thiên đàng trần thế “. Thất bại Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy vaò thập niên 90 cho các đảng Liên xô và Đông Au thấy rằng cái Lý tưởng Cách Mạng đi tời “Thiên đàng trần thế “ chi là ảo tưởng, nên họ can đảm và thành thực với lương tâm là phải giải tán các đảng Cách Mạng ấy đi mà không thương tiếc. 
--         Ngược lại, các đảng Cộng sản tại Chệt và Việt Nam, tuy biết rò như Liên xô và Đông Au rằng việc đấu tranh Cách Mạng để đi đến “Thiên đàng trần thế “chỉ là ảo tưởng, nhưng Chệt và Việt Nam đã quá ham mê giữ lấy quyền hành của đảng, bất chấp quyền lợi của dân và đất nước, và đã chỉ vá víu Mô hình Kinh tế cũng như Môi trường Chính trị—Luật pháp để nhằm giữ lấy quyền lợi ích kỷ của đảng Công sản. Như vậy đảng Cộng sản Chệt và Việt Nam từ thập niên 90 (1990) không mang tính cách một đảng với Lý tưởng Cách Mạng nữa, mà đã trở thành đảng Cướp cố thủ giữ lấy quyền hành cai trị để ăn cướp tài sản của đất nước và của dân chúng.

Những vá víu của đảng Chệt Cộng và đảng Việt Cộng về Mô hình Kinh tế và về Môi trường Chính trị—Luật pháp  gồm những điểm sau đây:

&.        Về Mô hình Kinh tế 

Vẫn giữ lại Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy để dễ bề Khai thác cướp bóc tài sản đất nước và dân chúng. Đảng đã quyết định việc chủ đạo Kinh tế cho Nhà Nước và cho đảng. Tuy nhiên để lừa đảo nhằm hội nhập với Thế giới Kinh tế Tự do và Thị trường, đảng đã tuyên bố gian xảo là theo “Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường” ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. Nếu Mô hình Kinh tế có cho tư nhân hóa một số ngành nghiệp, thì việc tư nhân hóa này cũng dành cho những người bà con họ hàng hay thân cận với đảng hoặc đút lót hối lộ cho đảng. Dầu sao Nhà Nước vẫn nắm chủ đạo Kinh tế về việc tư nhân hóa, nghĩa là phải tùy thuộc vào việc chủ đạo của Nhà Nước.

&.        Về Môi trường Chính trị—Luật pháp

Chệt Cộng và Việt Cộng vẫn giữ lại nguyên vẹn Môi trường Chính trị—Luật pháp ĐỘC TÀI vì Hiến pháp vẫn tiên thiên chỉ định đảng Cộng sản giữ quyền độc tài, độc đảng và toàn trị. Việc sử đụng những chữ “ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA“ như cái cớ để Chệt Cộng và Việt Cộng giữ lại nguyên vẹn Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Đảng Cộng sản của hai nước này đã không còn mang Lý tưởng Cách Mạng cho “Thiên đàng trần thế “ nguyên thủy nữa, mà đã trở thành đảng Cướp nhằm giữ quyền “THỰC HIỆN CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỎ CÁ NHÂN“.

Việc vá víu trên đây cho thấy rằng Chệt Cộng và Việt Cộng đã lấy “Râu ông nọ cắm cằm bà kia“, tuyên bố theo Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường, nhưng lại đặt “tréo cẳng ngỗng“ Mô hình Kinh tế ấy trong một Mô trường Chính trị—Luật pháp Độc tài.


Đôi Lời Kết Luận

Trong cuộc Thảo Luận về KẾT QUẢ 30 NĂM ĐỔI MỚI 1986—2015 tổ chức tại Hà Nội ngày 19.11.2015, ông VŨ KHOAN, nguyên Phó Thủ tướng, đã tuyên bố: “Người Việt Nam (Việt Cộng) chúng ta thích tranh luận nhưng chỉ luẩn quẩn trong mấy chữ mà mất hai ba chục năm nay. Ví dụ, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cãi nhau 30 năm chưa kết thúc; rồi doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo cũng cãi nhau 30 năm rồi không kết thúc. Những chuyện này còn tranh luận dài dài, không biết đến bao giờ kết thúc được.”

Việc vá víu gian lận của Chệt Cộng và Việt Cộng về Mô hình Kinh tế và Môi trướng Chính trị—Luật pháp “tréo cẳng ngỗng“ như vậy, thì có cãi nhau 30 năm hay 100 năm nữa vẫn không có kết thúc được !

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.12.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen
Chú thích :       Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html


__._,_.___

Posted by: NGUYEN PHUC LIEN 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List