CHO MỸ VAY NỢ LÀ
VIỆC ĐẦU TƯ AN TOÀN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh
tế
Geneva, 21.11.2011
Thông thường người ta dễ hãnh diện mình
là “Chủ nợ“ và coi thường “Con nợ“ vì nghĩ rằng mình có quyền xiết “Con nợ“.
Đọc trtên Diễn Đàn, chúng tôi thấy một Vị viết về “Con nợ Mỹ“ trong ý tưởng
thường tình như vậy . Để mở đầu, Vị ấy viết:
“Khi chúng ta
nợ nhà băng một số tiền tương đối không ít quá và cũng không nhiều quá, chúng
ta là con nợ và chúng ta sợ....chủ nợ (nhà băng) vì sợ bị xiết nhà. Nhưng khi
chúng ta nợ cả triệu đô la trở lên và có nhiều khả năng không trả nổi thì
nhà băng...sợ ta (con nợ).
Tương tự như
vậy các chủ nợ trên thế giới lỡ cho anh Mỹ này vay quá nhiều, nay nếu không cho
vay nữa, nó xù thì làm gì nhau. Lỡ phóng lao phải theo lao để nó trả đồng lãi
nào hay đồng đó. Cứ như vậy mà theo nhau chui đầu vào....cái vòng kim cô của
Mỹ!
Mỹ qủa là siêu
cường nợ!
Không tỉnh bơ
sao được khi Mỹ là "Ông Cố Nội...nợ" chứ không phải là "Con nợ"?
Bàn loạn một
chút cho dzui đời lưu vong.”
Những “Chủ nợ“
của “Con nợ Mỹ“
Theo trang mạng
"howstuffwork", danh sách đã liệt kê 10 "chủ nợ" lớn nhất
trong tổng số 11.560 tỷ USD nợ công của nước Mỹ. Nhưng với dự trù, Mỹ phải mượn
nợ lên đến 16.000 tỷ, là đụng nóc nhà (Ceiling). Theo thống kê thì Mỹ đã thiếu
nợ các nơi sau đây:
1. Tại nước
Mỹ: Công dân Mỹ và các chính quyền địa phương chính là chủ nợ lớn
nhất của chính phủ Mỹ, với 4.140 tỷ USD và chiếm 36% tổng số nợ công. Tức là Mỹ
vay của người nhà, với con số nhiều nhất, nên không sợ bị đòi, khi lâm nguy
mượn đỡ, lúc khá thanh toán lại, đó là cái lưới an toàn.
2. Trung Cộng:
là chủ nợ lớn thứ 2 của chính phủ Mỹ, với 1.260 tỷ USD và chiếm 11% tổng số nợ
công. Nợ của Trung Cộng chỉ chiếm con số 11 % nên không đáng ngại, dù cho đại
tướng Uất Trì Cung thời đại là Trì Hạo Điền muốn xiết nợ Mỹ, thì cũng chẳng
ngán, mang quân qua đòi nợ là ôm đầu máu ngay.
3. Nhật Bản:
Xứ sở hoa anh đào là chủ nợ lớn thứ 3, với 1.120 tỷ USD và chiếm 9,6% tổng số
nợ công của nước Mỹ. Đây là đồng minh thân cận của Mỹ, Nhật cũng là nước chịu
ơn Mỹ sau đệ nhị thế chiến với " bên thắng cuộc" chẳng những không
trừng phạt" bên thua cuộc" như Việt Cộng đới xử tàn ác với quốc gia,
do đó Nhật lớn mạnh và trở thành một trong các trung tâm kinh tế toàn cầu. Cho
nên Mỹ thiếu nợ Nhật cũng chỉ là chuyện trao đổi nhau thôi.
4. Brazil:
là chủ nợ lớn thứ 4 của Mỹ, với 253,4 tỷ USD và chiếm 2,2% tổng số nợ công.
Được ghi nhận là quốc gia có nền kinh tế phát triền khá nhất vùng Châu Mỹ La
Tinh.
5. Vùng lãnh thổ
Đài Loan: Hòn đảo Đài Loan là chủ nợ lớn thứ 5, với 196,6 tỷ USD và
chiếm 1,7% tổng số nợ công của Mỹ.
6. Thụy Sĩ:
Đất nước Thụy Sĩ nhỏ bé chuyên về du lịch và ngân hàng là chủ nợ lớn thứ 6 của
Mỹ, với 192,7 tỷ USD và chiếm 1,7% tổng số nợ công.
7. Liên bang Nga:
Là chủ nợ lớn thứ 7 của Mỹ (với 162,9 tỷ USD,1,4% tổng số nợ công) trong năm
2011, Tổng thống Putin đã nói Mỹ bị "tê liệt" trong nền kinh tế thế
giới.
8. Luxembourg:
Đất nước nhỏ xíu ở Châu Âu này là chủ nợ lớn thứ 8 của Mỹ, với 144,7 tỷ USD và
chiếm 1,3% tổng số nợ công 11.560 tỷ USD.
9. Vương quốc Bỉ:
Vương quốc Bỉ là chủ nợ lớn thứ 9 của Mỹ, với 143,5 tỷ USD và chiếm 1,24% tổng
số nợ công.
10. Hong Kong: Vùng
lãnh thổ Hong Kong xếp thứ 10 trong số các chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ, với
142,9 tỷ USD và chiếm 1,2% tổng số nợ công.
“Chủ nợ“ cần cho vay
kiếm lời và an toàn vốn
Đứng về mặt Tài chánh, thì một số đại
gia có tiết kiệm dồi dào, lại tìm mặt mà gửi vàng cho an toàn và đồng thời kiếm
được lời. Thực vậy, những đại gia Trung quốc, Hồng Kông hay Đài Loan,
thậm chí ngay cả những vua tham nhũng của chế độ, có nhiều tiền và cùng dòng
máu Chệt, mà không dám cho Nhà Nước Trung quốc khổng lồ vay vì họ sợ mất vốn.
Điều quan tâm nhất của những người giầu là làm thế nào giữ được tiền của mình đã
kiếm được cho an toàn trong tương lai. Chính người Nga cũng không dám cho chính
quyền Putin vay vì không tin tưởng tài sản của mình sẽ ra sao sau này. Cho “Con
nợ Mỹ “ vay thì mình cảm thấy an toàn về tiết kiệm hơn. Cũng vậy, những người
Việt hải ngoại “yêu Nước, thân CSVN“ có dám cho Nhà Nước CSVN vay hay không ?
Chính vì vậy, mà “Chủ nợ “ cần phải có
“Con nợ “ an toàn để cho vay. Khi vấn đề an toàn tiết kiệm được ổn rồi, thì
người ta nghĩ đến việc cho vay sinh ra được lời.
Việc cho “Con nợ Mỹ “ vay ở đây trở
thành một nghiệp vụ tài chánh, nghĩa là Mỹ trả cho tiền lời. Cả hai vấn đề an
toàn tiết kiệm và lợi nhuận đi đôi với nhau. Nếu lợi nhuận có hạ thấp mà người
ta thấy an toàn vốn, thì người giầu vẫn cho vay. Tiền lời thấp, nhưng an toàn
cao. Còn nếu muốn tiền lời cao, thì đành phải chấp nhận an toàn kém. Đây là vấn
đề tính toán đặt để tiết kiệm, chứ không phải là sự tốt bụng mà “Chủ nợ “ cho
“Con nợ “ vay. Trung quốc cho Hoa kỳ vay không phải là người Tầu yêu thương
người Mỹ mà là sự tính toán an toàn tiết kiệm đồng thời có lời.
Khi cho Mỹ vay, nghĩa là mua Trái phiếu
của Mỹ. Giữ Trái phiếu của Mỹ, có sự an toàn, đồng thời có lợi nhuận. Những
Trái phiếu này lại được mua đi, bán lại, tạo thành một Thị trường quan trọng.
“Con nợ “ chẳng có gì phải cám ơn lòng
tốt của “Chủ nợ “. “Chủ nợ “ cũng chẳng có gì phải lên mặt vênh vang với
“Con nợ “ vì chính “Chủ nợ “ cũng cần “Con nợ “ an toàn để cho vay bảo đảm tiết
kiệm.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh
tế
Geneva, 21.11.2011
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.