Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, November 28, 2013

DÂN THỤY SĨ TRỰC TIẾP BỎ PHIẾU TỪ CHỐI KINH TẾ CÓ CAN THIỆP CỦA CHÍNH TRỊ


 

 

 

BỎ PHIẾU TỪ CHỐI CHÍNH TRỊ HÓA KINH TẾ

===============

 

DÂN THỤY SĨ TRỰC TIẾP BỎ PHIẾU

TỪ CHỐI

KINH TẾ CÓ CAN THIỆP CỦA CHÍNH TRỊ

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 28.11.2011


 

Ngày 24.11.2013, dân chúng toàn Thụy sĩ đã trực tiếp bỏ phiếu về vấn đề định mức lương tối đa cho lãnh đạo quản trị xí nghiệp do phía đảng Xã Hội đề xướng. Kết quả của cuộc trực tiếp bầu phiếu đã trở thành nổi tiếng và được giới truyền thông quốc tế bình luận rộng rãi bởi vì nó đi ngược lại trào lưu hiện hành mà các Chính quyền từ Aâu đến Mỹ muốn can thiệp vào Kinh tế trong thời gian có khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế này.

 

Những chủ trương Kinh tế

 

Trong thời gian Nợ công chất chồng tại một số lớn các Quốc gia thuộc Liên Au, chúng tôi đã phân tích rằng chính khuynh hướng Xã hội với can thiệp của Nhà Nước vào Kinh tế đã tạo ra những chi tiêu tốn kém và làm giảm hiệu năng Kinh tế. Gần đây hơn, với việc Khủng hoảng Ngân sách Mỹ, chúng tôi đã viết một số bài cho thấy Khuynh hướng Xã hội nơi Chính quyền OBAMA và việc SHUTDOWN, định lại Trần Nợ là sự va chạm giữa những chủ trương Kinh tế:

*       CHỦ TRƯƠNG KINH TẾ TƯ NHÂN CẠNH TRANH

         Đây là chủ trương đã lâu đời của Hoa kỳ và đã làm cho Mỹ trở thành giầu mạnh. Chủ trương Kinh tế này đặt trọng tâm vào Lợi Nhuận Tối Đa cho những hoạt động Kinh tế và tránh những can thiệp Nhà Nước vào hoạt động Kinh tế tư nhân. Nền Kinh tế này dựa trên căn bản của TƯ HỮU và từ tư hữu này, phải có Tự do Kinh doanh. Nền Kinh tế Tự do Cạnh tranh cho Hiệu Năng Kinh tế cao nhất vì những tác nhân Kinh tế có Lợi nhuận kích thích (Stimulation).

*       CHỦ TRƯƠNG KINH TẾ TẬP QUYỀN CHỈ HUY

         Khuynh hướng Xã Hội được phát động từ cuối Thế kỷ XIX. Karl MARX đã kịch liệt công kích Chủ trương Kinh tế Tư nhân Cạnh tranh và gọi đó là chủ trương Kinh tế Tư bản bóc lột. Sau cuộc Cách Mạng Nga 1917, Lénine đã thiết lập nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, đẩy giới Thợ thuyền, Nông dân đến đấu tranh giai cấp đẫm máu nhằm tiêu diệt giới chủ trương Kinh tế Tư nhân Cạnh tranh mà Karl Marx gọi là Kinh tế Tư bản bóc lột. Nhà Nước và đảng Cộng sản nắm toàn quyền điều hành nền Kinh tế với những Kế hoạch của Nhà Nước. Kết quả của Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy là sự nghèo đói vì Tham nhũng, Lãng phí tràn lan. Nền Kinh tế thiếu Kích thích (Stimulation) cho chính Nông dân và Công nhân. Hiệu năng hoạt động Kinh tế ở mức thấp nhất. Hệ thống Kinh tế này đã cáo chung với sự tan rã của Liên Xô và các nước chư hầu Đông Au.

*       CHỦ TRƯƠNG KINH TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG VỚI KHUYNH HƯỚNG XÃ HỘI

         Các đảng Xã hội cầm quyền tại Au châu muốn can thiệp vào nền Kinh tế Tự do Cạnh tranh để tái phân phối thu nhập Kinh tế theo một số tiêu chuẩn mang tính cách nhân đạo gọi là xã hội. Chính chúng tôi cũng không định rõ rệt những chỉ tiêu nhân đạo này là gì. Đó là việc tùy nghi áp dụng của mỗi Chính quyền gọi là theo khuynh hướng Xã hội. Nhiều khi sự can thiệp của Nhà Nước mang tính cách mỵ dân để kiếm phiếu cho quyền hành Chính trị. Điều rõ rệt hơn cả là sự can thiệp của Nhà Nước vào Kinh tế làm tăng Chi tiêu cho Xã hội, tích luỹ thành Nợ công chồng chất. Đó là điều làm hại cho chính nền Kinh tế, làm giảm sự phát triển của Kinh tế thuần túy.

         Nền Kinh tế ở Trung quốc và Việt Nam  chấp nhận Kinh tế Thị trường nhưng thêm cái đuôi định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Thay vì dùng những chữ Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, đảng Cộng sản dùng những chữ “Nhà Nước Chủ đạo Kinh tế“. Trên thực tế, với quyền lực độc tài Chính trị nắm chủ đạo Kinh tế, thì đó là nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy cũ. Những tiếng Tư nhân Cạnh tranh được dùng, đó là chỉ dành cho nhóm đảng lợi ích của đảng và những con cháu đảng.

         Những ông tổ cổ điển Kinh tế đã nhìn thấy cái xấu của việc can thiệp của Nhà Nước vào sinh hoạt Kinh tế vì vậy đã chủ trương Nhà Nước chỉ là Cảnh sát trung lập (l’Etat est un gendarme neutre), chứ không phải là cảnh sát can thiệp (Gendarme interventionniste). Hiệu năng của Kinh tế sẽ yếu kém đi nếu Nhà Nước can thiệp vào Kinh tế tư nhân vì Nhà Nước dễ lạm dụng quyền lực Chính trị để thủ lợi cho riêng mình.

 

Dân Thụy sĩ bầu phiếu trực tiếp

trong ý nghĩa không cho Nhà Nước can thiệp vào Kinh tế

 

Từ cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế khởi đầu năm 2008 đến nay, các Nhà Nước, nhất là tại những nước theo khuynh hướng chi tiêu Xã hội, thấy Nơ công chồng chất. Khủng hoảng đem đến tình trạng thất nghiệp trầm trọng. Giới trẻ thất nghiệp nhiều nhất. Một số Chính quyền tuyên bố lấy thuế nặng đối với người giầu để tiếp tục những chi tiêu theo khuynh hướng Xã hội hay mỵ dân kiếm phiếu nơi giới đông người nghèo. Những phong trào giới trẻ mở “Occupy“, biểu tình chống mức lương cao của những lãnh đạo quản trị Xí nghiệp.

Từ Hoa kỳ đến một số lớn các nước Liên Au, Nhà Nước muốn can thiệp vào mức lương cao của các Chủ, các Lãnh đạo quản trị Xí nghiệp theo khuynh hướng Xã hội mỵ dân. Chính trong trào lưu này mà giới trẻ của đảng Xã Hội Thụy sĩ đã đưa ra Đề nghị gọi là “1:12“,  nghĩa là Nhà Nước phải can thiệp để cấm các Chủ, các Lãnh đạo quản trị Xí nghiệp không được lấy lương gấp 12 lần lương thấp nhất trả cho công nhân. Thụy sĩ có nền Dân chủ trực tiếp. Các Đề nghị phải được đưa ra cho dân bỏ phiếu trực tiếp chấp nhận hay không.

Ngày 24.11.2013, toàn dân Thụy sĩ bỏ phiếu đối với Đề Nghị “1:12“ này của đảng Xã Hội. Kết quả của bầu phiếu là:

=>     63.3%, nghĩa là 2/3, dân chúng Thụy sĩ không chấp nhận Đề Nghị của đảng Xã Hội

=>     Tất cả các Tổng (Tiểu Bang) đồng thanh không chấp nhận Đề Nghị của đảng Xã Hội.

         Theo các nhà phân tích, lý do để không chấp nhận là dân chúng Thụy sĩ không muốn có sự can thiệp của quyền lực Chính trị vào đời sống Kinh tế của Tư nhân. Họ giữ vững CHỦ TRƯƠNG KINH TẾ TỰ DO CẠNH TRANH. Việc định lương bổng là do Thị trường giữa Chủ và Thợ, chứ không phải là quyền lực Chính trị của Nhà Nước theo khuynh hướng Xã Hội. Kết quả của bầu phiếu đi ngược lại trào lưu hiện hành của một số Chính quyền các nước lớn như Mỹ, Liên Au. Chính vì vậy mà Báo giới Quốc tế đã lưu ý đến kết quả bầu phiếu này và bình luận rất nhiều. Dân chúng Thụy sĩ giữ vững sự độc lập của nước họ và tự quyết định chọn lựa một Chủ trương Kinh tế cho nước họ mà họ thấy có Hiệu năng nhất.

         Tờ báo LE TEMPS (Thụy sĩ) ngày 25.11.2013, dưới đầu đề UN NON QUI RASSURE L’ECONOMIE (Một tiếng  NON tái bảo đảm Kinh tế), đã viết ở trang 2:

*       Salaires: L’échec de l’initiative 1:12

*       Même les cantons les plus à gauche ont refusé l’initiative des socialistes

         (* Lương bổng: Thất bại của Đề nghị 1:12)

         (* Ngay cả những Tổng (Tiểu bang) khuynh tả nhất cũng từ chối Đề nghị của đảng Xã Hội)

         Tờ báo International  New York Times ngày 25.11.2013, viết trên trang nhất:

         “The measure, known as the 1:12 initiative because it would have barred executives from earning more than 12 times as much as the lowest-paid employees at their companies, was rejected decisively by 65 percent of voters.”

         (Biện pháp, gọi là Đề Nghị 1:12 vì nó muốn cấm những người quản trị lấy lương 12 lần hơn những những nhân viên làm việc được trả lương thấp nhất tại các Xí nghiệp, đã bị quyết định từ chối rõ rệt bởi 65% những người đi bầu phiếu).

         Nhìn về Chủ trương Kinh tế ở Việt Nam được mệnh danh là Kinh tế Tự do Thị trường định hướng XHCN: quyền độc tài độc đảng Chính trị nắm độc quyền “Chủ đạo Kinh tế”. Nếu dân chúng Việt Nam có quyền đi bỏ phiếu trực tiếp như dân Thụy sĩ, thì 99% dân chúng sẽ phủ nhận cái Cơ chế Kinh tế của CSVN.

         Hôm nay 28.11.2013, Quốc Hội CSVNphải quyết định Hiến Pháp. Nếu Dân Biểu chưa phản tỉnh và vẫn là Nghị gập tuân theo Bộ Chính trị chấp nhận Hiến Pháp với ĐIỀU 4 tồn tại, thì Điều 4 này sẽ cho quyền Độc tài Chính trị của đảng CSVN và đảng này làm Chủ đạo Kinh tế.

         Dân chúng không thể tiếp tục chịu đựng một Cơ chế Kinh tế Mafia bóc lột như cũ nữa và sẽ NỔI DẬY dù với BẠO ĐỘNG để dứt bỏ hẳn cái Cơ chế này.

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 28.11.2011


 

 

 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List