Những phát
ngôn liều, dối trá, cơ hội… về Dự án sân bay Long Thành
Nguyễn Đình Ấm
Có
thể nói, dự án sân bay Long Thành (DALT) diễn ra từ nhiều năm nay là tấm gương
phản chiếu quan điểm, lập trường, sự hiểu biết hay u mê, trung thực hay
dối trá, cơ hội… của nhiều cá nhân cũng như cục diện giữa các thế lực trong xã
hội.
VNTB
Thực
chất sân bay Long Thành đã được thực hiện xong
Những năm gần đây diễn ra hàng vài chục buổi hội thảo, họp hành,
báo cáo, giải trình, thẩm định… trước Chính phủ, Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Chấp
hành TƯ… về Dự án Sân bay Long Thành (DALT), nhưng thực chất Dự án này đã được
thực hiện từ lâu. Đó là từ khi đại gia
quân đội làm sân golf, nhà hàng, khách sạn trong sân bay Tân Sơn Nhất (theo dư luận từ khoảng những năm 2005, 2007).
Mặc dù là dự án khổng lồ nhưng được thực hiện lặng lẽ không thấy khai trương,
tuyên bố nên mãi đến kỳ họp 6 QH khóa 13 (2013) đại biểu Đỗ Văn Đương mới
biết, chất vấn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại sao có sân golf trong sân bay thì
các công trình này đã sắp hoàn tất, “việc đã rồi” (lời bộ trưởng KHĐT Bùi Quang
Vinh).
Một dự án khổng lồ, vượt qua luật pháp về đất đai, an ninh, quốc phòng…
với vốn đầu tư hàng nhiều ngàn tỷ đồng mà gọi là “việc đã rồi” thì việc đảo
ngược nó (không xây Long Thành tức phải nâng cấp, mở rộng TSN, tức đe dọa sân
golf, nhà hàng, khách sạn..) là không thể. Tức là, TSN chỉ còn diện tích trên
850 ha (mà ai đó đã “ắp” cả vào từ điển tiếng Việt Wikipedia), quả là hơi bị
hẹp cho một sân bay khi nó vượt qua 40 triệu khách/năm phải làm thêm đường
băng. Cùng với sân golf, nhà hàng, khách sạn ở TSN, sân bay Long Thành cũng
được đo đạc, đất xung quanh đã được phân lô, bán nền đợt 2,3; đường cao tốc
TP.HCM-Long Thành cũng được xúc tiến xong khi “chưa quá cấp bách so với nơi
khác”.
Không chỉ riêng TSN, trong thời gian sốt giá đất TP. Hải Phòng
cũng “quy hoạch” sân bay Tiên Lãng thay sân bay Cát Bi (để làm dự án BĐS) với các
lý do y hệt TSN: Diện tích hẹp, ô nhiễm… Ngày 28/4/2011, Thủ tướng mới ký QĐ
640 phê duyệt quy hoạch sân bay quốc tế Hải Phòng rộng 4.550 ha tại 3 xã Vinh
Quang, Tiên Hưng, Đông Hưng (gián tiếp gây nên nỗi oan khuất thấu trời anh em
nhà Đoàn Văn Vươn…), nhưng nay dự án này âm thầm bãi bỏ, lại nâng cấp Cát Bi
với 3.600 tỷ đồng, vì theo dư luận giá đất “ đao” quá nên “đại gia không màng”
nữa. Thế nhưng, thật xấu số
cho TSN vì dự án sân golf, nhà hàng, khách sạn ở đây đã thực hiện xong, hơn nữa
đất ở đây là đất “vàng” dù giá có “đao” thì cũng cứ 40-50 triệu đ/m2.
Những
phát ngôn liều, dối trá, cơ hội
Do dự án sân bay Long Thành “sự đã rồi”, nên dù nhiều ý kiến tâm huyết,
trung thực phản biện không thể chối cãi, vậy mà vẫn có không ít sự biện
hộ liều lĩnh, trâng tráo cứ diễn đi, diễn lại như “ đá ném ao bèo” là như
thế.
Gần đây nhất, tại cuộc hội thảo “ Dự án cảng HKQT Long Thành – cần
một cái nhìn khách quan trung thực và xây dựng”, tổ chức ngày 14/5/2015 (mà
VTV1 để dành mãi đến thời sự trưa 20/5 Quốc hội khai mạc mới đưa tin để tăng
hiệu quả tuyên truyền) tại TP.HCM, TS Trần Đình Thiên viện trưởng viện KTVN
nói: “Theo kinh nghiệm, những sân bay quốc tế các nước đi sau đều làm to và mới
hơn so với hiện tại chứ ít ai cơi nới”, và “Có nới ra gấp đôi cũng chỉ là xây
thêm một nhà ga, không thể có một sân bay tầm cỡ, một tổ hợp công nghiệp, dịch
vụ một trung tâm logistics lớn”.
Xin khẳng định, bản chất xây dựng sân bay là “cơi nới”. Bởi vì,
xây dựng hạ tầng sân bay rất tốn kém nên khi làm một sân bay người ta quy hoạch
quỹ đất (rộng, hẹp tùy nhu cầu thị trường tương lai) rồi xây nhà ga, đường băng
đáp ứng nhu cầu thị trường trong 5, 10… năm, với nhà ga thì gọi là T1(Terminal
1), một đường băng. Sau đó nếu yêu cầu thị trường tăng gấp đôi, gấp 3 sẽ xây
dựng thêm nhà ga T2, T3, T4… xây thêm đường băng R (Right-phải), L(Light-trái)
từ ba trở lên thường đánh số 1,2,3… Chính vì điều này mà những ai nói TSN “quá
tải, cơi nới” là bịp bợm hoặc không biết gì về HK. Sân bay chỉ “quá tải” khi
không còn đất xây thêm đường băng (vì nhà ga chiếm đất không đáng kể trong một
sân bay).
Với TSN, nếu giải tán sân golf “sự đã rồi” đi thì diện tích là
1.150 ha (tính hết diện tích bị lấn chiếm gần đây là 1.500 ha). Đó là diện tích
cỡ trung bình khá của một sân bay quốc tế trên thế giới. Sân bay Check Lap Kok
mới thay Kai Tak của HongKong cũng chỉ có 1.200 ha, sân bay Kansai của Nhật nằm
bên vịnh Osaka chỉ có 511 ha (năm 2013 có sản lượng 23 triệu khách)… Đó là
những sân bay mới rất hiện đại, một tổ hợp công nghiệp, dịch vụ và rất…
logistics đấy chứ!
Khi nói TSN hẹp mà không nói tới có 157,6 ha làm sân golf, nói TSN
ô nhiễm mà không nói máy bay quân sự (không có tiêu chuẩn tiếng ồn, khí thải)
gây ô nhiễm khí thải, tiếng ồn hơn gấp nhiều lần máy bay dân dụng (có tiêu
chuẩn khí thải, tiếng ồn…), không nói mỗi năm sân golf thải ra môi trường thành
phố đông đúc 189 tấn hóa chất độc hại, không nói sân golf, nhà hàng khách sạn
uy hiếp an toàn bay… mà tự xưng mình “trung thực” được sao? Về việc này, rất
nhiều ý kiến các Đại biểu Quốc hội, HĐND TP.HCM… phản đối sân golf, núi, hồ
nhân tạo, nhà cao tầng trong sân bay. Ông Nguyễn Thành Trung, cựu phi công, phó
TGĐ TCT HKVN, nói rất đúng: “ Bản chất của đất sân bay là để phục vụ an toàn
bay không phải là làm kinh tế nhất là kinh doanh BĐS… Đừng đặt lợi ích kinh
doanh lên sinh mạng con người”. Lại nữa, ông Trần Du Lịch Phó trưởng đoàn đại
biểu QH chuyên trách TP.HCM (dân gian nghi là “quân xanh” ở QH), trong buổi tiếp
xúc cử tri ngày 16/5/2015 nói: “Không xây Long Thành, TSN quá tải thì ai chịu
trách nhiệm?”.
Như phân tích ở trên, rõ ràng ông Lịch bịp bợm cử tri hoặc cũng
không biết gì về HK. Thưa ông, “người chịu trách nhiệm” trước hết là những ai làm
cho TSN hẹp đi, xây những công trình “phản HK” vào TSN chứ! Và, “tôi đi nhiều
chuyến, tình trạng máy bay đã tới ga nhưng phải đảo lên trời hai, ba lần để chờ
xuống…” là đúng. Từ năm 2006, 2007 tình trạng thiếu sân đỗ ở TSN đã diễn ra,
cuối 2007, TSN được Chính phủ cho phép mở rộng sang phía quân sự 30 ha để xây
30 chỗ đỗ nhưng “vướng mắc phía quân sự”.
Đặc biệt, trong nhiều báo cáo (với cả Thủ tướng) “dự kiến đến năm
2030 sân bay Long Thành là
trung tâm trung chuyển hành khách của khu vực theo tiêu chuẩn quốc
tế với công suất 80-100 triệu khách/năm”.
Có thể khẳng định đây là báo cáo liều và “láo”. Bởi vì, sản lượng
của một sân bay phụ thuộc thị trường hành khách mà TTHK phụ thuộc trình độ phát
triển kinh tế, văn hóa… của quốc gia, trong đó du lịch đóng vai trò quan trọng.
Mỹ với GDP năm 2014 hơn 17 nghìn tỷ USD, mỗi năm đón tiếp hàng
trăm triệu khách du lịch, chỉ riêng khu Quảng trường Thời đại ở Manhattan mỗi năm
có 35 triệu khách tham quan…mà chỉ có duy nhất sân bay Hartsfield- Jackson ở
Atlanta có lượng khách cao nhất thế giới 89,3 triệu khách/năm. New York,
London, Thượng Hải, Amsterdam, Paris, Bombay…, những thành phố khổng lồ sầm uất
có mức sống cao như thế cũng không có sân bay nào đạt 80 triệu khách…
Trong khi
đó GDP năm 2014 của VN chỉ 184 tỷ USD, gần 7 triệu khách du lịch. Trước năm
1968 (khi quân Cộng sản đánh vào Sài Gòn) Sài Gòn là “hòn ngọc Viễn Đông”, TSN
là trung chuyển của khu vực nhưng do chiến tranh ở miền nam, CPC, biên giới
phía bắc, bị “cải tạo công thương nghiệp XHCN”, cấm vận, nền kinh tế bao cấp
lụn bại nên trung tâm trung chuyển TSN đã chuyển đến Singapore, Hongkong,
Bangkok, Kuala Lumpur…
Thủ
đoạn “Phải nhìn về tương lai”
Hiện nay VN ngày càng tụt hậu mọi mặt so với các nước có các trung
tâm trung chuyển nói trên, nhiều mặt sắp kém cả Lào và CPC nên TSN hay Long
Thành dù có to bao nhiêu cũng không còn cơ hội như trước năm 1968. Đó là chưa
nói thị trường hàng không VN rất “mong manh” do liên tục trong trạng thái quấy
phá của TQ (thị trường TQ của VNA thường xuyên bị “cản phá” bằng nhiều cách,
thời điểm căng thẳng HD 981 thị trường khách của HKVN giảm nghiêm trọng, nay
đang đứng trước nguy cơ bị thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông…),
trình độ phục vụ sân bay kém, nhũng nhiễu, nạn móc trộm hành lý không thể dẹp,
cảng HK quốc tế thường xuyên xẩy ra náo loạn, biểu tình do bắt bớ trấn áp người
bất đồng chính kiến đi lại, bị nhiều sân bay Quốc tế xung quanh như Cần Thơ,
Phú Quốc, Cam Ranh… cạnh tranh thì bao giờ LT có 80-100 triệu khách?
Trong các cuộc hội thảo, họp Quốc hội, bàn bạc…, có một ý kiến
“xuyên suốt” là: “Phải nhìn về tương lai, nước ta 90 triệu dân phải có
sân bay tầm cỡ, xứng đáng vị thế…”. Đây là thủ đoạn đánh vào bệnh sĩ, sính kỷ
lục, hoành tráng, “tự sướng”… của người Việt. Những tượng, đình, chùa, trụ sở…
hoành tráng, “Guinness” chỉ mới góp phần làm cho nền kinh tế chao đảo, phải
tăng cơ man loại giá, thuế, phí…chưa đủ làm cho dân đến chỗ bần cùng, nay lại
thêm sân bay gần 20 tỷ USD để có “tầm cỡ” giống như Bauxite Tây nguyên, lọc dầu
Dung Quất, Vinashin,Vinlines, Ethanol… thì dân ta phải trả giá đến đâu?
Theo tôi, chuyển TSN về LT là lý tưởng khi GDP VN đạt ít nhất
400-500 tỷ USD (IMF, WB dự đoán năm 2050 VN có thể đạt con số này), khách du lịch
đạt ít nhất 15- 20 triệu, có đường tàu điện ngầm LT-TP.HCM (để khắc phục hàng
nghìn xe cộ đi lại LT-TP.HCM 40 km sẽ thải ra lượng khí ô nhiễm, tốn kém nhiên
liệu, thời gian tiền bạc… hơn nhiều lần so với TSN), các trung tâm trung chuyển
khu vực như Singapore, Bangkok, Hongkong, Kuala Lumpur chững lại để LT vượt
hoặc ngang họ về trình độ quản lý cảng HK, chất lượng, giá dịch vụ thu
hút ít nhất 50 triệu khách/năm trở lên…
Đặc biệt, khi TSN chuyển về LT thì quỹ đất TSN phải được dùng vào
mục đích công cộng như công viên, quảng trường, sân bay thể thao, cấp cứu HK
(là những thứ mà thành phố gần chục triệu dân đang rất thiếu) hoặc bán đấu giá
góp tiền xây LT chứ không thể để một nhóm lợi ích hưởng cả quỹ đất vàng khổng
lồ đó như hiện nay. Ngược lại, TSN chuyển đi với cái giá gần hai chục tỷ đô
nhưng dân ở đó vẫn bị ô nhiễm do máy bay quân sự, hóa chất sân golf hành hạ,
không có các công trình công cộng xứng đáng thì không bằng nâng cấp TSN.
N.Đ.Â.
Nguồn:
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.