Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, August 14, 2014

Đến lúc VN tham gia định luật chơi?


Cán bộ CS Việt Nam trốn ở lại Mỹ?

Vì sao phải 'thoát Trung'?


Cập nhật: 08:27 GMT - thứ tư, 13 tháng 8, 2014

Ông Trần Ngọc Phi Long từng là cán bộ quản lý tại Sở Ngoại vụ Cần Thơ
Ông Trần Ngọc Phi Long từng là cán bộ quản lý tại Sở Ngoại vụ Cần Thơ
Một cán bộ thuộc diện lãnh đạo của Sở Ngoại vụ thành phố Cần Thơ được cử đi công tác ở Mỹ hơn một tháng nay ‘cơ bản vẫn chưa quay về’, một cán bộ giấu tên ở cơ quan này xác nhận với BBC.

Theo báo chí trong nước thì người cán bộ này là ông Trần Ngọc Phi Long, 31 tuổi, phó Phòng Hợp tác Quốc tế thuộc Sở Ngoại vụ Cần Thơ.
‘Gửi đơn nghỉ việc’
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Báo mạng Dân Trí dẫn lời ông Phạm Thế Vinh, giám đốc Sở Ngoại vụ Cần Thơ, cho biết người cán bộ này ‘đã gửi (về Sở) một phong bì có đóng dấu bưu điện từ Mỹ, bên trong có đơn xin nghỉ việc’.
“Hiện chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật,” ông Vinh được dẫn lời nói.
Báo mạng VietnamNet cũng dẫn lời ông Vinh cho biết thêm là trong đơn xin nghỉ việc ông Long chỉ ghi lý do là ‘vì gia đình và sức khỏe’ mà ‘không nói cụ thể gì thêm’.

Cũng theo tờ báo này thì ông Long được cơ quan cử đi học một khóa ngắn hạn ở Mỹ kéo dài 13 ngày kể từ ngày 30/6 theo chương trình hợp tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Tuy nhiên, đến ngày kết thúc khóa học, ông Long đã không quay về Việt Nam mà ở lại Mỹ, theo VietnamNet.

Dân Trí cho biết ông Trần Ngọc Phi Long thuộc diện ‘cán bộ nguồn’ (tức được quy hoạch cho tương lai) từng được Nhà nước cho đi học thạc sỹ tại Anh trong một năm rưỡi bằng tiền ngân sách.
Cũng theo tờ báo này thì thành phố Cần Thơ đã bỏ ra ‘khoảng 300 triệu đồng’ cho ông Long đi học.

Sau khi đi học về, ông Long được nhận nhiệm sở tại Sở Ngoại vụ và được miêu tả là ‘một cán bộ giỏi ngoại ngữ cũng như chuyên môn’.
BBC đã tìm cách liên lạc với Sở Ngoại vụ ở Cần Thơ để hỏi thêm về vụ việc nhưng được biết các cán bộ của Sở đã được lệnh không được phép nói bất cứ điều gì về việc này với báo chí.

Cách nay hơn hai năm, hai tuyển thủ quốc gia bộ môn đua thuyền của Việt Nam là Nguyễn Phương Đông, 22 tuổi, và Lương Đức Toàn, 20 tuổi, cũng đã bỏ trốn khi đang tập huấn ở Úc chuẩn bị cho vòng loại Olympic London.


Đến lúc VN tham gia định luật chơi?
Cập nhật: 09:02 GMT - thứ ba, 12 tháng 8, 2014

Asean là một tổ chức Việt Nam dựa vào trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông
Asean là một tổ chức Việt Nam dựa vào trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông
Việt Nam đã ‘hoàn toàn đủ điều kiện’ để có thể chủ động tham gia ‘định hình luật chơi chung’ ở các tổ chức, diễn đàn quốc tế mà nước này tham gia, người đứng đầu chính phủ Việt Nam vừa nhận định.
Nhận định này được đưa ra trong bài phát biểu khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị toàn quốc về ngoại giao đa phương của Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào sáng thứ Ba ngày 12/8.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Mục đích của hội nghị này là để các học giả, các nhà ngoại giao đưa ra các kiến nghị về các biện pháp nâng tầm ngoại giao đa phương của Việt Nam để chuẩn bị trong khoảng thời gian 5-10 năm tới khi Việt Nam đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế, theo báo chí trong nước.

‘Chuyển mạnh tư duy’
Trong bài phát biểu tại hội nghị, ông Dũng yêu cầu ngành ngoại giao Việt Nam ‘đổi mới tư duy... trong hoạt động đối ngoại nói chung và trong triển khai đối ngoại đa phương’.

“Nay là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy tham gia tích cực sang chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung,” Thủ tướng Dũng phát biểu.
Sau gần 30 năm kể từ khi tiến hành công cuộc ‘đổi mới’ về kinh tế và triển khai đường lối đối ngoại ‘đa dạng hóa’, ‘đa phương hóa’, giờ đây Việt Nam đã là thành viên của những tổ chức lớn trong khu vực và trên thế giới như Asean, Apec, Asem, WTO...
Việt Nam cũng lần đầu tiên được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với tư cách là ủy viên không thường trực đại diện cho khu vực châu Á hồi năm 2008.
Thủ tướng Dũng từng nêu vấn đề giàn khoan của Trung Quốc ở hội nghị thượng đỉnh Asean
Thủ tướng Dũng từng nêu vấn đề giàn khoan của Trung Quốc ở hội nghị thượng đỉnh Asean
Thủ tướng Dũng cho rằng các tổ chức, các diễn đàn quốc tế là nơi để Việt Nam ‘bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích an ninh và phát triển’ của mình, nhất là khi trong tình hình căng thẳng dâng cao trên Biển Đông hiện nay.
“Trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước, đặc biệt trong tình hình Biển Đông hiện nay, chúng ta cần coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc, Asean, Phong trào Không liên kết,” ông Dũng nói.
Mặc dù khối Asean trong hội nghị bộ trưởng ngoại giao mới nhất ở Miến Điện đã ra tuyên bố kêu gọi các bên kiềm chế Biển Đông, tổ chức này cũng từng bất đồng đến mức không ra được tuyên bố chung.
Các nhà ngoại giao Việt Nam tham dự hội nghị cũng sẽ nghe trình bày của nhà ngoại giao có tên tuổi trên thế giới về ngoại giao đa phương nhưng ông Pascal Lamy, cựu tổng giám đốc WTO, cựu phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jayantha Dhanapala và cựu Ngoại trưởng Singapore George Yeo.


McCain nhắc nhở VN về dân chủ

̣p nhật: 07:53 GMT - thứ hai, 11 tháng 8, 2014

Ông McCain là một vị khách quen thuộc ở Việt Nam
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã nhắc nhở Việt Nam về dân chủ trong bài phát biểu trước báo giới tại Hà Nội hôm thứ Sáu ngày 8/8 nhân chuyến thăm Việt Nam của ông và người đồng nhiệm Sheldon Whitehouse.
Chính trong bài phát biểu này, vị thượng nghị sỹ hàng đầu của Đảng Cộng hòa đã đề cập đến khả năng Mỹ dỡ bọ̉nh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nhưng nhấn mạnh rằng việc này tùy thuộc rất lớn vào thành tích nhân quyền của Chính phủ Việt Nam.

Các bài liên quan


Chủ đề liên quan

Tuy nhiên, báo chí trong nước khi đưa tin về bài phát biểu của ông McCain không hề đả động gì đến lời nhắn gửi của ông McCain về dân chủ và nhân quyền.

Nhắc lại lời thủ tướng

“Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhìn nhận rằng cần phải làm nhiều hơn (về nhân quyền) chỉ vì một lý do trên hết: điều này tốt cho Việt Nam, có lợi cho ổn định, thịnh vượng và thành công của đất nước,” theo toàn văn bài phát biểu được đăng trên trang web riêng của ông McCain.

Nhắc lại thông điệp Năm Mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng ‘dân chủ là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển’ và rằng ‘Đảng phải giương cao ngọn cờ dân chủ’, ông McCain nói:

“Chúng tôi mong là Việt Nam sẽ đưa những lời nói ấn tượng này thành hành động táo bạo chẳng hạn như thả tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xạ̃i dân sự và cuối cùng là ghi rõ vào luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là giới hạn và những quyền con người phổ quát – quyền tự do phát biểu, hội họp, tín ngưỡng, xuất bản và tiếp cận thông tin – cần phải được đảm bảo cho mọi công dân.

Ông nói ông tin rằng Việt Nam có thể ‘là một tấm gương đáp ứng được những mong đợi ngày càng tăng của người dân về dân chủ, quản trị tốt và pháp trị, thịnh vượng và phát triển xạ̃i, môi trường trong sạch và sức mạnh quốc gia để bảo vệ nền độc lập’.
"Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhìn nhận rằng cần phải làm nhiều hơn (về nhân quyền) chỉ vì một lý do trên hết: điều này tốt cho Việt Nam, có lợi cho ổn định, thịnh vượng và thành công của đất nước."
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain
“Đó sẽ là một tấm gương có thể khuyến khích những nước khác trong khu vực, bao gồm láng giềng của quý vị ở phương Bắc, phải tự hỏi: tại sao chúng ta không làm giống như Việt Nam?
Cựu ứng viên tổng thống Mỹ bày tỏ mong muốn quan hệ Việt-Mỹ trong những năm tới sẽ dựa trên ‘những giá trị chung’ sau gần 20 năm dựa trên ‘những mục tiêu và lợi ích chung’.
Ông McCain cũng hứa hẹn Mỹ sẽ có ‘tư duy và hành động mới’ trong quan hệ với Việt Nam.
“Chúng tôi sẵn sàng đàm phán xong hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), làm việc với Việt Nam để đáp ứng các tiêu chuẩn để được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường,” ông nói.
“Chúng tôi sẵn sàng tăng cường hợp tác quân sự và tăng các chuyến viếng thăm của tàu chuyến đến mức mà Việt Nam cho phép – không phải bằng cách thiết lập căn cứ, điều mà chúng tôi không có ý định – mà bằng các thỏa thuận giữa hai nước,” ông nói thêm.
“Chúng tôi cũng sẵn sàng tăng hỗ trợ an ninh để giúp Việt Nam cải thiện khả năng nhận thức về lãnh hải và xây dựng năng lực bảo vệ quyền chủ quyền.”


Nhìn vào phong trào 'thoát Trung'
Nguyễn Hùng
BBC Tiếng Việt
Cập nhật: 15:09 GMT - thứ ba, 12 tháng 8, 2014

Người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc ở London hôm 18/5
Hàng vạn người Việt khắp nơi xuống đường phản đối TQ trong thời gian qua
Hàng vạn người Việt khắp nơi xuống đường phản đối TQ trong thời gian qua

Những đòi hỏi thay đổi mối quan hệ 'vừa là đồng chí, vừa là anh em' giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc không phải là điều mới.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Nhưng việc các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cho hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà Hà Nội coi là vùng kinh tế đặc quyền của mình đã thổi lửa làm bùng lên phong trào 'thoát Trung' đã âm ỉ từ lâu.
Thực tế có cáo buộc rằng người đang chịu án tù 12 năm, blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, bị bắt hồi năm 2008 và bị kết án lần đầu 30 tháng tù giam một phần vì các hoạt động chống Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh ở Việt Nam cũng để lại những hình ảnh và câu chuyện đáng nhớ.
Đảng viên BấmNguyễn Chí Đức đã bị công an, theo lời anh, "khống chế như một con lợn" và bị đạp vào mặt trong một lần đi biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2011.
Hai năm sau Bấmông Đức viết đơn bỏ Đảng Cộng sản và trong các lý do ông đưa ra có "mối quan hệ thiếu minh bạch và bất tương xứng giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam với Đảng Cộng Sản Tàu."
Giàn khoan nổi trị giá hàng trăm triệu đô la mà Trung Quốc mang ra Biển Đông tạo ra điều mà nhiều người xem như cơ hội để Việt Nam nhìn lại quan hệ với Trung Quốc.
Nhìn từ góc độ quan hệ quốc tế, Giáo sư Jonathan London từ Đại học City University of Hong Kong nhận xét:
"Vấn đề không phải là thoát Trung vì Việt Nam vẫn luôn ở cạnh Trung Quốc và như vậy phải cố gắng để tạo ra quan hệ tốt nhất có thể tạo được... phải thay đổi cơ bản quan hệ giữa hai nước.
"Rất có ích khi so sánh quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc so với quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc bởi vì chẳng bao giờ có chuyện Hàn Quốc sẽ gọi mình là em và Trung Quốc là anh."
'Thời kỳ đô hộ mới'

Chính quan hệ đồng chí và anh em giữa hai nước cộng sản ít ỏi còn lại trên thế giới làm cho nhiều người Việt Nam cảm thấy bất an.
Một khảo sát hồi tháng Bảy cho thấy người BấmViệt Nam đứng thứ nhì trong số những nước không ưa Trung Quốc ở châu Á mà nước đứng đầu là Nhật Bản.

Ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức ngoại giao vừa Bấmtừ bỏ Đảng Cộng sản sau 30 năm và hiện đang xin tị nạn tại Thụy Sĩ, nói:
"Muốn thoát Trung phải nhìn thấy âm mưu của Trung Quốc và phải nhìn thấy chính mình.

"Vì quyền lợi của quốc gia, của đất nước hay vì quyền lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam hay của các phe nhóm lãnh đạo.
"Người Pháp [khi đô hộ Việt Nam] đã kéo Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và bộ mặt của Việt Nam đã tách rời khỏi Trung Quốc. Chính người Pháp đã làm cho chúng ta Hiệp ước Pháp - Thanh [về biên giới].

Ông Hùng dẫn lời cựu Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói về hội nghị Thành Đô hồi năm 1990 khi các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc bí mật ký thỏa ước về quan hệ song phương: "Đó là một thời kỳ đô hộ mới của Trung Quốc với Việt Nam."

Cũng như nhiều người khác, vị cựu ngoại giao đòi phải công khai những gì ký kết ở Thành Đô và kêu gọi lãnh đạo Việt Nam cứng rắn hơn nhằm chống lại "cuộc chiến tranh không có súng đạn" của Bắc Kinh.

Ông nói: "Lãnh thổ, lãnh hải của chúng ta đã bị gặm nhấm dần dần và cách gặm nhấm của Trung Quốc rất êm dịu, tức là làm cho chúng ta có thể nghĩ họ sẽ không làm cho chúng ta mất một cái gì quá lớn để chúng ta giật nảy mình lên.
"Bằng những kỹ thuật mà chính chúng ta lại giải thích là chúng ta mất như thế là hợp lý như mất Bản Giốc, mất Ải Nam Quan."
"Nó như cuộc chiến tranh không có súng đạn."

Lũng đoạn kinh tế?
Một số người khác lại lo ngại về điều có thể coi là lũng đoạn kinh tế của thương lái và các nhà thầu Trung Quốc trong một số lĩnh vực.
"Trung Quốc là bậc thầy về đưa đút lót trong khi Việt Nam là bậc thầy nhận đút lót."

Một nhà quan sát bình luận
Họ nói thương lái Trung Quốc được thoải mái thu mua nông sản mà không có giấy phép cần thiết.
Thực tế con số thống kê của Việt Nam và Trung Quốc về buôn bán giữa hai nước cũng khác nhau.
Có nhà quan sát nói trong khi Việt Nam cho biết họ nhập khẩu của Trung Quốc 28,8 tỷ đô la và xuất khẩu 12,8 tỷ sang nước láng giềng, con số tương ứng của Trung Quốc lại là 34 tỷ đô la và 16,2 tỷ đô la.
Vẫn nhà quan sát này nói nhà thầu Trung Quốc cũng thắng thầu phần lớn các dự án xi măng và nhiệt điện.
Lý do ông đưa ra là "Trung Quốc là bậc thầy về đưa đút lót trong khi Việt Nam là bậc thầy nhận đút lót."
Những chuyên gia như ông Vũ Quang Việt, cựu quan chức thống kê cao cấp của Liên Hiệp Quốc, lại đặt câu hỏi tại sao các nhà thầu Việt Nam không thể thắng trong ngay cả những dự án tưởng chừng như đơn giản, không đòi hỏi công nghệ cao.

Vì sao phải 'thoát Trung'?


Tiến sỹ Việt nói thu nhập của người Việt ngày càng thấp so với người TQ

Ông cũng chỉ ra rằng Trung Quốc chỉ cần nhờ Nhật Bản giúp đỡ trong một dự án làm tàu cao tốc là họ đã có thể học để tự làm và thậm chí còn xuất khẩu được công nghệ sang Hoa Kỳ.
Tiến sỹ Việt nói cách phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào gia công của Việt Nam đã khiến khoảng cách thu nhập đầu người giữa Việt Nam và Trung Quốc càng tăng trong những năm vừa qua.
Sự tham gia của Trung Quốc vào những dự án khai thác tài nguyên như hai dự án bauxite hiện nay ở Tây Nguyên càng làm những người phản đối Trung Quốc thêm lo ngại.

Họ sợ rằng môi trường tự nhiên và môi trường sống của người thiểu số sẽ bị hủy hoại trong khi thế hệ tương lai sẽ không được thừa kế tài nguyên mà họ cho rằng đang bị khai thác tối đa.
Ủng hộ quốc tế
Một nhà quan sát khác, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói sự phụ thuộc Trung Quốc là khó tránh khỏi nhưng 'lệ thuộc' mới là điều cần xem xét:

"Cái ý mà tôi nghĩ rằng những thảo luận thoát Trung muốn nói là cố gắng làm sao để chúng ta không lệ thuộc, lệ thuộc chứ không phải là phụ thuộc, vào Trung Quốc về mọi mặt kể cả tư tưởng, kinh tế và quan trọng nhất là hoạt động chính trị, hoạt động ngoại giao, hoạt động quân sự của mình."
"Chúng ta có thể bỏ qua thoát Trung và thoát luôn cả châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc đã làm. Họ đã thoát khỏi chính họ, thoát khỏi cả tư tưởng châu Á, những tư tưởng có tính chất bó hẹp ... đến với những giá trị phương Tây để đưa đất nước đi xa hơn nữa."

Cựu quan chức ngoại giao Đặng Xương Hùng

Đây cũng là điều được nhà văn Võ Thị Hảo chia sẻ trong tọa đàm trực tuyến hồi đầu tháng này.

Bà nói: "Ở đây vấn là làm sao cho Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc, thoát khỏi sự vũ kỹ lạc hậu. Càng vận hành thể chế này càng như sự tự sát nên phải thoát Trung và trước hết là phải thoát chính mình.

"Nếu không thoát Trung hay không thoát chính mình thì sẽ lao xuống dốc và đi về phía địa ngục."

Tiến sỹ Jonathan London trong khi đó nhấn mạnh giờ đã là Thế kỷ 21 và Việt Nam cần thoát khỏi "quan hệ không tốt" với Trung Quốc.

Ông bình luận: "Vấn đề chủ yếu của Việt Nam là muốn chống lại những hành vi phi lý, hành hung của Trung Quốc thì chắc chắn phải có ủng hộ quốc tế và chỉ có một con đường duy nhất để lấy được sự ủng hộ quốc tế là cải cách trong nước.. để thế giới thấy Việt Nam là một nước nên ủng hộ.
"Việt Nam phải cho thế giới những lý do để ủng hộ vì thế tôi thấy vấn đề thoát Trung chủ yếu là vấn đề cải cách thể chế trong nước Việt Nam để có thể chế dân chủ, minh bạch và có thể đạt được [phát triển] kinh tế ở mức cao hơn."
Tiến sỹ Việt nói thu nhập của người Việt ngày càng thấp so với người TQ
Ông Jonathan London nói Việt Nam cần ủng hộ quốc tế để thoát Trung
Nhà cựu ngoại giao Đặng Xương Hùng thậm chí nói Việt Nam cần 'thoát Á':
"Chúng ta có thể bỏ qua thoát Trung và thoát luôn cả châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc đã làm.
"Họ đã thoát khỏi chính họ, thoát khỏi cả tư tưởng châu Á, những tư tưởng có tính chất bó hẹp ... đến với những giá trị phương Tây để đưa đất nước đi xa hơn nữa."
Mặc dù vậy, điều các chính trị gia cao cấp Việt Nam quan tâm hơn cả vào lúc này có lẽ là sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào đầu năm 2016.
Một nguồn thạo tin bình luận rằng sẽ có những lãnh đạo sẵn sàng có cách tiếp cận thân Trung Quốc để đảm bảo sinh mạng chính trị của chính mình.



Tuyển thủ quốc gia VN ‘bỏ trốn’ ở Úc?
Cập nhật: 11:34 GMT - thứ ba, 20 tháng 3, 2012

Nguyễn Phương Đông
Nguyễn Phương Đông là một trong hai vận động viên bỏ trốn
Nguyễn Phương Đông là một trong hai vận động viên bỏ trốn
Hai tuyển thủ quốc gia bộ môn đua thuyền của Việt Nam bị nghi là đã ‘bỏ trốn’ khi đang tập huấn ở Úc chuẩn bị cho vòng loại của Olympic London.
Thông tin đã được báo chí trong nước loan báo 10 ngày sau khi vụ việc xảy ra.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Hai vận động viên Nguyễn Phương Đông, 22 tuổi, quê Hải Phòng và Lương Đức Toàn, 20 tuổi, quê Hải Dương đã đột ngột biến mất khỏi khách sạn vào đêm 10/3 – đêm cuối cùng ở Úc trước khi cả đoàn đáp chuyến bay về Việt Nam.
Trước đó, đoàn vận động viên đua thuyền Việt Nam đã có chuyến tập huấn kéo dài một tháng ở Úc kể từ ngày 11/2 để chuẩn bị cho vòng loại khu vực châu Á của Olympic London sắp diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng 4.
Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam cho biết cả hai người này đều là vận động viên được Nhà nước tập trung ‘đầu tư đặc biệt’. Năm 2011 họ đã từng đoạt huy chương tại Sea Games 26 tại Indonesia.
'Người thân ở Úc'
Trả lời báo Thanh Niên, ông Nguyễn Hải Đường, trưởng bộ môn đua thuyền của Việt Nam, cho biết cả hai vận động viên này đều ‘không có bất kỳ biểu hiện gì bất thường’ đáng nghi ngờ trong suốt thời gian ở Úc.
"Đùng một cái, 22h ngày 10/3, nhân lúc các thầy và đồng đội đi ngủ sớm, hai tuyển thủ này đã mặc mỗi áo may ô, quần đùi, để lại toàn bộ va li, thậm chí cả visa tại khách sạn rồi lẻn ra ngoài được người bên ngoài đón,” ông Đường kể lại.
Ông Đường cho biết là hai vận động viên này đều có người thân ở Úc. Ông đã liên lạc với những người thân này thì được trả lời là họ cũng không biết hiện giờ các tuyển thủ đang ở đâu.
Theo báo chí trong nước, hai vận động viên này đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn và có thể tìm cách ở lại Úc để kiếm việc làm.
Hai vận động viên này được trả tiền ăn 200.000 đồng một ngày bên cạnh chế độ tiền công, phụ cấp tập huấn nước ngoài và tiền thưởng khi có thành tích trong thi đấu, theo ông Trưởng bộ môn Đường.
Tổng cục Thể dục Thể thao đã báo cáo vụ việc lên Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Đại sứ quán Việt Nam tại Úc trong khi ban huấn luyện đội tuyển đua thuyền cũng đã báo cáo chính quyền và cảnh sát sở tại.
Hai vận động viên này hiện giờ không có bất cứ giấy tờ tùy thân gì trong người trong khi visa của họ sẽ hết hạn vào ngày 4/5, theo Tổng cục.
Tuy nhiên, hai ông Đông và Toàn không phải là trường hợp cá biệt vận động viên Việt Nam bỏ trốn khi đang tập huấn ở nước ngoài.
Theo thống kê thì cho đến nay đã có hơn 10 trường hợp bỏ trốn tương tự của các thành viên các đội tuyển thể thao quốc gia của Việt Nam.
Đội tuyển đua thuyền Việt Nam
Đội tuyển đua thuyền Việt Nam đang chuẩn bị cho vòng loại Olympic London
Đội tuyển đua thuyền Việt Nam đang chuẩn bị cho vòng loại Olympic London
Năm 2008, ba tuyển thủ môn vật đã bỏ trốn ngay tại sân bay Incheon của thủ đô Seoul, Hàn Quốc sau khi đã tham gia thi đấu giải vật tự do và cổ điển tổ chức ở nước này.
Trước đó sáu năm, hai tuyển thủ quốc gia khác của môn vật cũng biến mất trong chuyến tập huấn ở Hàn Quốc chuẩn bị cho Asiad 13.
Năm 1996, ba tay đua xe đạp và hai đô vật cũng tìm cách ở lại Moscow trong chuyến tập huấn ở Nga.
Trao đổi với BBC, phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang nhận xét đây là ‘một hành động hết sức dại dột của các vận động viên’.
“Hai vận động viên này có người nhà ở Úc. Không rõ có phải người nhà lôi kéo ở lại hay không,” ông Giang nghi vấn.
Ông Giang cho biết do visa Úc của hai tuyển thủ này còn một tháng rưỡi nữa mới hết hạn nên lúc này là giai đoạn ‘liên lạc tìm kiếm để quy các vận động viên này về chịu tội’.
“Nếu không chịu về thì sẽ rất là nặng,” ông nói, “Đến giai đoạn này mà về là đã chịu tội rồi chứ không đơn giản đâu.”
“Chính phủ Việt Nam cũng như ngành thể dục thể thao sẽ không chấp nhận, không tha thứ đâu.”
“Hai vận động viên này coi như thế là hết rồi đấy,” ông nói và cho biết có người đã được giao trách nhiệm liên lạc với gia đình của hai tuyển thủ này ở Việt Nam và thông qua các đầu mối để tìm kiếm họ ở Úc.

Nếu tìm được hai vận động viên này thì Tổng cục sẽ khuyên họ ‘Thôi đi về đi. Úc chẳng chấp nhận cho ở lại đâu,’ ông Giang cho biết.

Về hậu quả của hành động ‘bỏ trốn’ này, ông Giang nói sẽ ảnh hưởng đến quốc gia và cả tương lai của các vận động viên này.
“Ở thì không ở được. Chui lủi ở đâu bây giờ?” ông nói.
“Việc này dứt khoát ảnh hưởng đến uy tín thể thao Việt Nam và thành tích Việt Nam có thể đạt được ở vòng loại (Olympic) mà hiện nay đang không phải là nhiều lắm,” ông nói.

Ông Giang cho biết có một người ‘bỏ trốn’ nằm trong đội thuyền đôi hạng nhẹ – một trong những hy vọng của Việt Nam có thể vượt qua vòng loại.

Đề cao tự giác
Về tác động của vụ việc đối với việc đi tập huấn nước ngoài của các đội tuyển Việt Nam, ông Giang nói ‘việc tập huấn nước ngoài đương nhiên vẫn phải đi’ chứ không thể hạn chế vì ‘có những môn tập huấn trong nước thì không thể nào lên thành tích được’.
Tuy nhiên ông cũng nói ‘phải thắt chặt những quy định (tập huấn) và nâng cao giáo dục tư cách và tinh thần yêu nước của vận động viên’.

Ông cho biết biện pháp chính vẫn là đề cao tính tự giác của các vận động viên nhất là ở những quốc gia có ‘nhiều người Việt Nam sang lao động và định cư nên lôi kéo vận động viên của Việt Nam’.

"Ở thì không ở được. Chui rủi ở đâu bây giờ?"
Hoàng Vĩnh Giang, phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam
“Đã gửi vận động viên đi nước ngoài thì không thể gửi kèm theo một người công an đi bảo vệ được,” ông nói.

Ông cũng nói việc làm của các vận động viên này chỉ là ‘việc cá nhân’ nên không ảnh hưởng gì đến quan hệ giữa Việt Nam và Úc.
“Khi nước chủ nhà không chấp nhận việc đó thì không bao giờ có thể xảy ra được nữa,” ông giải thích, “Trước đây không ai thông báo tình hình cho các vị đi Úc mà có tư tưởng ở lại rằng các vị sẽ trở thành những người không chốn nương thân.”

“Năm nào Việt Nam cũng có hàng chục đoàn, hàng trăm vận động viên sang Hàn Quốc tập huấn,” ông dẫn chứng, “Khi đã có sự để ý quan tâm đến nơi đến chốn thì hiện tượng đó (bỏ trốn) không còn nữa.”



Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu

image
Preview by Yahoo
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!


Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List