Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, August 11, 2014

Tứ trụ VN có nên công khai tài sản?

 
Tứ trụ VN có nên công khai tài sản?

Người Việt Nam khiếp nhược với chính người Việt Nam


Cập nhật: 08:33 GMT - thứ bảy, 12 tháng 4, 2014
  •  
Media Player
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
clip_image001[3]
Liệu các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam nên làm gương công khai tài sản, thu nhập thực?
Nhiều quan chức Việt Nam được cho là chưa minh bạch về các nguồn tài sản và thu nhập thực tế của họ, trong lúc Đảng Cộng sản và chính quyền có vẻ tỏ 'quyết tâm muốn đẩy lui' nạn tham nhũng chức vụ và tiêu cực lẫn tham ô nhà nước.
Một câu hỏi được dư luận quan tâm là để thúc đẩy công cuộc chống tham nhũng, gia tăng uy tín của bộ máy công quyền và pháp luật nhà nước, như các văn kiện của Đảng vẫn nhấn mạnh, liệu các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, trong đó có các quan chức trong vị trí tứ trụ của Đảng và chính quyền trung ương như Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội, có nên công khai, minh bạch hóa tài sản và thu nhập của họ.
Trả lời phỏng vấn của BBC hôm 11/4/2014, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển nêu quan điểm:
"Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay còn rất nhiều vấn đề mà cần phải giải quyết. Có lẽ mong muốn ưu tiên theo ý kiến cá nhân tôi là Đại hội Đảng sắp tới nên bàn về vấn đề thể chế, giống như Thủ tướng nói đầu năm,
"Bây giờ phải cải cách thể chế, chứ còn bây giờ yêu cầu các nhà lãnh đạo phải minh bạch ngay, thì thứ nhất về thời gian, thứ hai về vấn đề thể chế, luật pháp cũng chưa đầy đủ, thì chưa chắc đã giải quyết công việc."
'Không chỉ riêng ông Truyền'
clip_image002[3]"Chẳng qua những người đó chưa được lên mặt báo thôi. Người ta nhìn vào, cứ làm quan thì nhà rất to, rồi biệt thự, nhà nghỉ v.v..., thì rõ ràng ở đây, không chỉ nói vấn đề ông nguyên Tổng Thanh tra mà ở đây chúng ta cần nhìn lại vấn đề cả một hệ thống"
Biệt dinh của ông Trần Văn Truyền
Ông Giao giải thích thêm: "Đó là phải cải cách thể chế, phải tư pháp độc lập, phải làm sao Đại hội Đảng đưa được đường lối tư pháp độc lập, cái đó rất quan trọng. Thứ hai, hành pháp phải chịu sự kiểm tra, giám sát thực sự của Quốc hội và Quốc hội cũng phải đủ năng lực để giám sát về hành pháp,
"Nếu Đảng Cộng sản vạch ra được một cương lĩnh, một phương hướng phát triển như vậy và sau đó chúng ta cải cách thực sự, là nhà nước pháp quyền và ba quyền lực đó kiểm tra, giám sát lẫn nhau thì việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, cũng như việc phòng chống tham nhũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều."
Về trường hợp dư luận trong nước đang đề nghị làm rõ các nguồn tài sản của cựu Chánh Thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền trong thời gian ông này đương chức, chuyên gia luật học nói:
"Hiện nay nhân dân rõ ràng thấy là không phải chỉ ông ấy mà rất nhiều người có những tài sản rất lớn,
"Chẳng qua những người đó chưa được lên mặt báo thôi. Người ta nhìn vào, cứ làm quan thì nhà rất to, rồi biệt thự, nhà nghỉ v.v..., thì rõ ràng ở đây, không chỉ nói vấn đề ông nguyên Tổng Thanh tra mà ở đây chúng ta cần nhìn lại vấn đề cả một hệ thống,
"Chúng ta làm thế nào để có thể có một hệ thống pháp luật nghiêm, kiểm tra, giám sát nghiêm, và cũng tạo nên tính chính đáng của quan chức. Nếu như họ có những ngôi nhà rất to, nguồn tài sản của họ là chính đáng, hợp pháp, thì họ cũng ngẩng cao đầu vì chuyện đó," ông Giao nói với BBC.


Đảng CSVN phản đối trát tòa Úc nêu tên lãnh đạo
Cập nhật: 08:10 GMT - thứ sáu, 8 tháng 8, 2014
  •  
clip_image001
30 quốc gia đã sử dụng tiền polymer
Hà Nội vừa lên tiếng phản đối Lệnh kiểm duyệt của Tòa Tối cao bang Victoria, Australia, liên quan bê bối in tiền polymer cho Việt Nam, trong có nhắc tên một số lãnh đạo Việt Nam cao cấp.
Các bài liên quan
  • ‘Thiếu bằng chứng’ vụ Lương Ngọc Anh
  • Ông Lương Ngọc Anh 'giúp cảnh sát Úc'
  • Securency 'chi tiền mua dâm cho đoàn VN'
Chủ đề liên quan
  • Australia,
  • Tham nhũng
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết hôm thứ Năm 7/8 đã "mời Đại sứ Úc tại Hà Nội lên để trao công hàm phản đối về lệnh kiểm duyệt này".
Hôm 19/6, Tòa án Tối cao bang Victoria, đã ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án in tiền polymer cho các nước như Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
Lệnh kiểm duyệt này đã bị website BấmWikileaks rò rỉ hôm 29/7.
Trong đó, tòa án cấm báo chi Úc đưa tin diễn tiến vụ án mà "hé lộ, ám chỉ, làm người đọc hiểu hoặc cáo buộc các cá nhân" trong danh sách đi kèm đã "nhận hối lộ hoặc có ý định nhận hối lộ hoặc các khoản tiền không đàng hoàng..."
Lệnh này nhằm bảo vệ tên tuổi của nhiều lãnh đạo cao nhất ở các nước Đông Nam Á, gồm cả những vị đương kim và đã về hưu.
Lệnh kiểm duyệt có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ban hành, được nói là có mục đích "hạn chế ảnh hưởng tới quan hệ đối ngoại của Australia" và "cần thiết để bảo vệ quyền lợi của Khối thịnh vượng chung trong lĩnh vực an ninh quốc gia".
Trong bê bối in tiền polymer, quan chức cấp cao của một số quốc gia bị tố cáo là đã nhận hối lộ của nhà thầu Australia để cho các công ty đó thắng thầu. Một loạt quan chức các công ty con của Ngân hàng Trung ương Australia đã phải ra hầu tòa.
Xúc phạm danh dự
Trong công hàm phản đối của mình chuyển cho Đại sứ Úc, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố "cực lực phản đối việc Tòa án tối cao bang Victoria của Úc ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có Việt Nam".
"Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam."
"VN yêu cầu Úc giải thích nghiêm chỉnh lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật."
"Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam."
Bộ Ngoại giao Việt Nam
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ Australia tại Hà Nội đã ghi nhận ý kiến của Bộ Ngoại giao Việt Nam và cho biết Chính phủ Úc sẽ xem xét nghiêm túc việc này.
Việc lệnh kiểm duyệt nêu danh một số nhân vật cấp cao bị cho là có thể gây hiểu lầm về một sự liên quan nào đó của họ, cho dù chính lệnh này cấm báo chí đưa tin.
Trong khi đó, người sáng lập ra trang Wikileaks Julian Assange bình luận rằng với lệnh kiểm duyệt ngày 19/6 "Chính phủ Australia không chỉ chặn họng báo chí Úc mà còn che mặt toàn dân".
Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) và công ty Anh sáng chế ra công nghệ in tiền polymer từ những năm 1980. Úc bắt đầu in loại tiền này năm 1988 và lên kế hoạch thầu in loại tiền này cho các nước.
Công ty Securency được lập ra năm 1996 với RBA là đồng chủ sở hữu. Tuy nhiên RBA nay đã bán hết cổ phiếu của Securency.
Khoảng 30 quốc gia trên thế giới nay dùng tiền polymer, nhưng để đạt được hợp đồng, quan chức Securency bị cáo buộc đã dùng tiền hối lộ và các phương thức không hợp pháp khác.
Cảnh sát Australia vào cuộc điều tra vụ này từ năm 2007. Cho tới nay một loạt quan chức Securency đã phải ra tòa và cáo buộc cũng nhắm vào một số quan chức nước ngoài.
Đại tá an ninh Lương Ngọc Anh của Việt Nam cũng bị cáo buộc dàn xếp hợp đồng nhưng vụ của ông bị tòa bác do thiếu chứng cứ.
Quá trình điều tra được nói còn đang tiếp tục.



Bị khai trừ vì không muốn Đảng chỉ đạo?
Cập nhật: 10:23 GMT - thứ tư, 6 tháng 8, 2014
  •  
clip_image004
Luật sư Trừng là người nói thẳng tại diễn đàn Quốc hội
Ông Nguyễn Đăng Trừng, chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ‘muốn duy trì sự độc lập’ của cơ quan của ông trước sự chỉ đạo của Đảng, một luật sư từ Hà Nội nhận định với BBC.
Cách nay gần một tuần, hôm 31/7, báo chí trong nước loan báo quyết định của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khai trừ Đảng đối với ông Trừng vì có những dấu hiệu ‘suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống’.
Các bài liên quan
  • Tương lai nào cho luật sư Việt Nam?
  • Vấn nạn bức cung nhục hình ở VN
  • Xử án ở Việt Nam 'còn nhiều oan sai'
Chủ đề liên quan
  • Chính trị Việt Nam,
  • Xã hội Việt Nam
Ông Trừng, năm nay 72 tuổi, từng tham gia trong phong trào sinh viên học sinh chống chính quyền ở miền Nam trước năm 1975 và từng bị chính quyền khi đó kết án vắng mặt 10 năm khổ sai.
Ông Trừng từng là đại biểu Quốc hội nổi tiếng nói thẳng tại nghị trường. Ông cũng từng là cán bộ công an sau chuyển sang làm bí thư Đảng đoàn và chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đã gần 20 năm.
‘Xem nhẹ sự lãnh đạo của Đảng’
Quyết định của Thành ủy được báo chí trong nước dẫn lại cáo buộc ông Trừng ‘xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng đoàn đối với hoạt động của Đoàn Luật sư’ và ‘không tổ chức cho Đảng đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy chế’.
Ngoài ra, ông Trừng cũng bị cho là ‘vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ’ trong phân công, bổ nhiệm số cán bộ, chỉ đạo chuẩn bị nhân sự đại hội Đoàn Luật sư nhiệm kỳ 6 ‘không đúng quy trình, thiếu minh bạch’ và có phong cách lãnh đạo ‘độc đoán, thiếu dân chủ’.
Theo kết luận của Thành ủy, ông Trừng đã từng bị kiểm điểm, ‘đã nhận lỗi’ và được tạo cơ hội sửa chữa nhưng lại ‘tiếp tục có những vi phạm nghiêm trọng hơn’.
"Tôi bị kỷ luật chỉ vì một lý do duy nhất là đã kiên quyết bảo vệ dân chủ và sự tự quản độc lập của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh"
Luật sư Nguyễn Đăng Trừng
BBC đã liên hệ ông Trừng để hỏi phản ứng của ông về việc bị khai trừ Đảng nhưng ông từ chối trả lời.
Trong khi đó, trên mạng lan truyền một văn bản của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Đăng Trừng ký đề ngày 1/8, tức là chỉ một ngày sau khi ông bị khai trừ, phản bác quyết định khai trừ của Thành ủy.
Văn bản này ghi lời của ông Trừng nói rằng: “Tôi bị kỷ luật chỉ vì một lý do duy nhất là đã kiên quyết bảo vệ dân chủ và sự tự quản độc lập của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh”.
Văn bản cũng đưa con số ông Trừng được 351 phiếu trong tổng số 468 phiếu trong đợt thăm dò tín nhiệm vào chức danh chủ nhiệm luật sư đoàn trong nhiệm kỳ mới do Thành ủy tổ chức.
‘Vì sự dân chủ của luật sư’
clip_image005
Đã có luâṭ sư ở Việt Nam bị chính quyền bỏ tù
Ông Trần Vũ Hải, một luật sư từ Hà Nội, cũng đồng ý với luật sư Nguyễn Đăng Trừng.
Trao đổi với BBC, luật sư Hải cho rằng ông Trừng đấu tranh với Thành ủy và Liên đoàn luật sư Việt Nam trong việc ngăn cho ông không cho ông Trừng tái cử ‘không phải là đấu tranh cho bản thân ông Trừng mà đấu tranh cho quyền dân chủ và tự quản của luật sư nói chung’.
“Đối với ông Trừng, việc ở lại cái ghế chủ nhiệm hay không là không quan trọng mà điều quan trọng là tôn trọng quyền dân chủ và tự quản của các luật sư và chấp nhận ý kiến của đa số luật sư,” ông nói.
“Ông Trừng không chấp nhận việc người ta loại bỏ một ứng viên được rất nhiều luật sư ủng hộ một cách không công bằng và không đúng luật,” ông nói thêm.
Việc ‘loại bỏ’ này là ông Hải nói đến việc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Liên đoàn Luật sư Việt Nam ra ‘thêm tiêu chuẩn’ đối với chức danh chủ nhiệm là ‘dưới 70 tuổi và không phục vụ quá hai nhiệm kỳ’.
"Quyền của ông Trừng với tư cách là một luật sư là được ứng cử. Còn việc ông có được đề cử và được bầu hay không là do đại hội luật sư quyết định chứ không phải ai khác."
Luật sư Trần Vũ Hải
Theo ông Hải thì tiêu chuẩn này là ‘không công bằng’ và ‘nhằm loại ông Trừng ra khỏi danh sách ứng cử viên’.
“Nhiều tỉnh thành khác cũng có những chủ nhiệm luật sư đoàn trên 70 tuổi và bản thân ông Lê Thúc Anh (chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) cũng đã trên 70 tuổi và cũng đang muốn tái cử,” luật sư Hải giải thích.
“Bản thân tôi cũng chưa bao giờ thấy một sự can thiệp như vậy của bất kỳ cơ quan nào đối với một đoàn luật sư lớn như ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh.”
“Quyền của ông Trừng với tư cách là một luật sư là được ứng cử,” ông Hải nói, “Còn việc ông có được đề cử và được bầu hay không là do đại hội luật sư quyết định chứ không phải ai khác.”
‘Không thể chỉ đạo Luật sư Đoàn’
clip_image006
Hoạt động tư pháp ở Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Ông Hải cho rằng các tiêu chuẩn ứng cử chức chủ nhiệm ‘phải ghi trong điều lệ luật sư đoàn và trong Luật Luật sư’ chứ ‘không phải bằng một văn bản dưới luật một cách tùy nghi như vậy’.
“Nếu có sự tranh cãi về tiêu chuẩn ứng cử viên thì phải do đại hội quyết định,” ông phân tích để khẳng định rằng ‘nguyên tắc dân chủ và tự quản của luật sư cần phải được tuyệt đối tôn trọng’.
Về sự lãnh đạo của Thành ủy đối với Đảng đoàn Luật sư, ông Hải cho rằng Đoàn Luật sư ‘không có khái niệm chủ quản và chỉ đạo’.
“Các tổ chức luật sư có tính độc lập vì chúng hoạt động được là sự thu phí hàng tháng của các luật sư đóng góp,” ông giải thích, “Có sự lãnh đạo thì chỉ là lãnh đạo đường lối để đảm bảo luật sư đoàn không đi khỏi khuôn khổ pháp luật Việt Nam.”
Khi được hỏi về sự đấu đá quyền lực trong nội bộ Luật sư Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, ông Hải nói: “Có những người không thích ông Trừng là chuyện bình thường vì ông Trừng là người thẳng thắn.”
“Còn các lãnh đạo không thích ông Trừng vì ông ấy muốn duy trì tính độc lập và tự quản của Đoàn Luật sư.”
‘Chính trực, nói thẳng’
"Trong bối cảnh xã hội ở Việt Nam, tìm một vị thủ lĩnh luật sư đoàn sẵn sàng đương đầu, chống lại sự can thiệp thô bạo từ phía Đảng Cộng sản và chính quyền như luật sư Nguyễn Đăng Trừng thì thật là mò kim đáy bể."
Luật sư Lê Công Định
“Họ có muốn ông Trừng làm chủ nhiệm hay không không quan trọng. Nếu ở đại hội nhiều người không muốn ông Trừng làm chủ nhiệm thì ông Trừng sẽ mất phiếu,” ông Hải nói.
Về nhận xét của cá nhân, ông Hải cho rằng ‘ông Trừng là người chính trực, nói rất thẳng, không e dè đối với những việc sai trái của các cơ quan hay của đồng nghiệp’.
Trên trang Facebook của mình, luật sư Lê Công Định, người từng là cấp phó của ông Trừng trong Ban chủ nhiệm Luật sư Đoàn, nhận định rằng ông Trừng là ‘vị thủ lĩnh thật sự của giới luật sư Sài Gòn’.
“Trong bối cảnh xã hội ở Việt Nam bấy lâu nay, tìm một vị thủ lĩnh luật sư đoàn sẵn sàng đương đầu, chống lại sự can thiệp thô bạo từ phía Đảng Cộng sản và chính quyền để bảo vệ sự độc lập và tự quản của giới luật sư trong khả năng có thể như luật sư Nguyễn Đăng Trừng đã làm, thì thật là mò kim đáy bể,” ông Định viết.
“Lý do ông tham quyền cố vị dù đã cao niên chỉ là cớ để người ta buộc ông rút lui. Vì vậy việc ông bị khai trừ khỏi Đảng là điều dễ hiểu.”


'Cần lập ngay Ủy ban Tài sản Quan chức'
Quốc Phương
BBC Việt ngữ
Cập nhật: 15:04 GMT - thứ sáu, 11 tháng 4, 2014
  •  
clip_image007
Việt Nam cần cải cách thể chế, tư pháp độc lập mới chống tham nhũng hiệu quả, theo chuyên gia.
Việt Nam cần lập ngay một 'Ủy ban Kiểm soát Tài sản Quan chức' độc lập và 'cải cách thể chế' mới mong xử lý triệt để tận gốc nạn tham nhũng nhà nước, theo ý kiến của luật gia từ trong nước.
Việc giám sát này đặc biệt cần áp dụng đối với các quan chức hành pháp, là những người có quyền lực trong tay và thực thi pháp luật, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao.
Các bài liên quan
  • Tứ trụ VN có nên công khai tài sản?Nghe12:00
  • Lương Thanh tra hơn lương Thủ tướng?
  • Đã tới lúc dân VN giành quyền giám sát?
Chủ đề liên quan
  • Chính trị Việt Nam,
  • Xã hội Việt Nam
Trao đổi từ Hà Nội với BBC hôm 11/4/2014 về biện pháp ưu tiên giám sát tham nhũng nhà nước, nhân dịp báo chí Việt Nam vừa đăng trả lời công khai của cơ quan Thanh tra Chính phủ Việt Nam về tổng thu nhập chính thức của một số quan chức chính phủ như Thủ tướng, Tổng và Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Giao nói:
"Phải có một cơ quan tương đối độc lập mà không phải nằm trong hệ thống hành pháp để giám sát việc đăng ký tài sản của các quan chức, đặc biệt đối với các quan chức hành pháp.
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
"Bởi vì họ có quyền lực trong tay, họ thực thi pháp luật và họ thực hiện quản lý nhà nước ở trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, và vì thế để các cơ quan hành pháp tự mình kiểm soát thì rất khó.
"Phải có một Ủy ban về kiểm soát tài sản của các quan chức độc lập. Có thể nó là một cơ quan do Quốc hội lập ra, nó tương đối độc lập và nó hợp tác chặt chẽ với kể cả cơ quan kiểm toán cũng như các cơ quan tài chính khác,
"Và nó có quyền hạn nhất định trong việc thu thập, xử lý những thông tin, kể cả những thông tin đến từ những nguồn gốc như những khiếu nại, những tố cáo, để nó xử lý thông tin đó, thì khi đó mới có thể thực thi được tốt việc minh bạch hóa tài sản của các quan chức nhà nước."
'Làm gương triệt để'
Hôm thứ Sáu, đại diện cơ quan Thanh tra Chính phủ cho truyền thông biết một số thông tin về thu nhập chính thức các nguồn của một số quan chức chính phủ, trong đó có lương và các khoản thu từ phụ cấp khác của Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra chính phủ lần lượt ở mức khoảng 18 triệu đồng/tháng và 15 triệu đồng/tháng.
"Phải có một Ủy ban về kiểm soát tài sản của các quan chức độc lập, có thể nó là một cơ quan do Quốc hội lập ra, nó tương đối độc lập và nó hợp tác chặt chẽ với kể cả cơ quan kiểm toán cũng như các cơ quan tài chính khác. Và nó có quyền hạn nhất định trong việc thu thập, xử lý những thông tin, kể cả những thông tin đến từ những nguồn gốc như những khiếu nại, những tố cáo"
Mức thu nhập chính thức này của Tổng thanh tra chính phủ được cho là cao hơn tổng mức lương, phụ cấp của Thủ tướng Chính phủ mà theo Văn phòng Chính phủ là khoảng 17 triệu đồng/tháng.
Gần đây, dư luận trong nước của Việt Nam đặt câu hỏi với mức thu nhập như trên, làm sao một cựu quan chức như ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam, có thể có nhiều tài sản như báo chí phản ánh.
Bình luận về vấn đề này, PGS. Hoàng Ngọc Giao nói:
"Hiện nay nhân dân rõ ràng thấy là không phải chỉ ông ấy mà rất nhiều người có những tài sản rất lớn.
"Chẳng qua những người đó chưa được lên mặt báo thôi. Người ta nhìn vào, cứ làm quan thì nhà rất to, rồi biệt thự, nhà nghỉ v.v..., thì rõ ràng ở đây, không chỉ nói vấn đề ông nguyên Tổng Thanh tra mà ở đây chúng ta cần nhìn lại vấn đề cả một hệ thống.
"Chúng ta làm thế nào để có thể có một hệ thống pháp luật nghiêm, kiểm tra, giám sát nghiêm, và cũng tạo nên tính chính đáng của quan chức. Nếu như họ có những ngôi nhà rất to, nguồn tài sản của họ là chính đáng, hợp pháp, thì họ cũng ngẩng cao đầu vì chuyện đó."
'Bảo vệ nhân chứng'
Khi được hỏi về vai trò và vị trí của các tổ chức quần chúng, chuyên gia luật học nói:
clip_image008
Ông Hoàng Ngọc Giao lưu ý Việt Nam chưa có luật bảo vệ nhân chứng khi họ tố giác tham nhũng, phạm pháp.
"Luật pháp ở Việt Nam chưa có luật về bảo vệ nhân chứng, chưa có việc bảo vệ những người thực hiện hành vi tố cáo. Trong thực tế, tôi còn nhớ lại ở thời kỳ xảy ra vụ việc PMU18, một số người tố cáo cũng đã bị chịu những sức ép cũng như kể cả những hành hung, mà họ không được bảo vệ.
"Do đó muốn để cho xã hội lên tiếng, muốn để cho người dân phát hiện ra những vụ việc về mặt liên quan tài sản cũng như tham nhũng, một trong những điều rất quan trọng là cần phải có một luật về bảo vệ nhân chứng và giữ bí mật cho những người thực hiện quyền tố cáo những hành vi liên quan đến những tài sản bất minh."
Theo PGS Hoàng Ngọc Giao, Việt Nam cần phải có những lưu ý, thay đổi để đảm bảo cho báo chí phát huy vai trò của mình trong giám sát quyền lực nhà nước và phòng chống tham nhũng và phải sớm mở ra hành lang pháp lý để đảm bảo phối hợp tốt với vai trò này của báo trí, truyền thông.
Ông nói:
"Có những vụ việc đưa lên, lại rơi vào trong dĩ vãng chứ không thấy cơ quan nào dựa vào những thông tin đó để tiến hành xử lý các thông tin đó. Thậm chí ra những quyết định mạnh mẽ hơn, là để xác minh lại nguồn thông tin của báo chí có đưa hay không, để tiến hành theo thủ tục tư pháp, tức là tiến hành khởi tố, điều tra v.v..., thì hiện nay, việc này vẫn còn bỏ ngỏ."
'Cải cách thể chế'
"Nếu Đảng Cộng sản vạch ra được một cương lĩnh, một phương hướng phát triển như vậy và sau đó chúng ta cải cách thực sự, chúng ta là nhà nước pháp quyền và ba quyền lực đó kiểm tra, giám sát lẫn nhau thì lúc đó việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, cũng như việc phòng chống tham nhũng cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều"
Trước câu hỏi liệu các quan chức lãnh đạo cao cấp hiện nay có nên 'đi đầu, làm gương' công khai, minh bạch triệt để tất cả các nguồn thu nhập và tài sản trong thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn trên dưới hai năm trước khi kỳ Đại hội Đảng lần thứ 12 được tổ chức, PGS Giao nói:
"Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay còn rất nhiều vấn đề mà cần phải giải quyết. Có lẽ mong muốn ưu tiên theo ý kiến cá nhân tôi là Đại hội Đảng sắp tới nên bàn về vấn đề thể chế, giống như Thủ tướng nói đầu năm.
"Bây giờ phải cải cách thể chế, chứ còn bây giờ yêu cầu các nhà lãnh đạo phải minh bạch ngay, thì thứ nhất về thời gian, thứ hai về vấn đề thể chế, luật pháp cũng chưa đầy đủ, thì chưa chắc đã giải quyết công việc.
"Đó là phải cải cách thể chế, phải tư pháp độc lập, phải làm sao Đại hội Đảng đưa được đường lối tư pháp độc lập, cái đó rất quan trọng. Thứ hai, hành pháp phải chịu sự kiểm tra, giám sát thực sự của Quốc hội và Quốc hội cũng phải đủ năng lực để giám sát về hành pháp."
Theo nhà luật học, việc kiểm tra, giám sát, phòng chống sẽ thuận lợi hơn rất nhiều sau khi Việt Nam đã cải cách được thể chế, cải cách được tư pháp.
"Nếu Đảng Cộng sản vạch ra được một cương lĩnh, một phương hướng phát triển như vậy và sau đó chúng ta cải cách thực sự, là nhà nước pháp quyền và ba quyền lực đó kiểm tra, giám sát lẫn nhau thì việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, cũng như việc phòng chống tham nhũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều," PGS Giao nói với BBC.


Tiến sỹ Doanh nói về thư ngỏ
Cập nhật: 15:25 GMT - thứ năm, 7 tháng 8, 2014
  •  
Media Player
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Hơn 60 Đảng viên Cộng sản lão thành vừa gửi thư ngỏ lên Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi từ bỏ con đường xây dựng XHCN và thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc.
Bức thư mà BBC có trong tay đề ngày 28/7/2014 với 61 chữ ký của nhiều nhân vật hoạt động lâu năm và có tiếng ở Việt Nam như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các kinh tế gia Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan... được gửi tới Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một đảng viên ký tên vào thư ngỏ là Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, người luôn thúc giục có cải cách chính trị như từng quyết tâm cải cách kinh tế từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản.
Ông Doanh nói: "Bức thư ngỏ đáp ứng tình hình cấp bách hiện nay.
"Một là phải có đối sách rõ ràng với Trung Quốc để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và không còn ảo tưởng đối với Trung Quốc, thực hiện chính sách hữu nghị, hòa bình, hợp tác nhưng trên cơ sở cân bằng và bảo vệ độc lập chủ quyền của chúng ta.
"Thứ hai nữa là phải thực hiện đổi mới chính trị, cải cách thể chế và điều tốt nhất là tự trong Đảng phải đổi mới."


'Thôn tính đã ăn sâu vào bản chất TQ?'
Cập nhật: 13:37 GMT - thứ bảy, 9 tháng 8, 2014
  •  
Media Player
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Nam Tiến nằm trong một truyền thống 'thôn tính', 'xâm chiếm' và 'đồng hóa' dường như đã ăn sâu trong lịch sử, văn hóa của Trung Quốc như một yếu tố thuộc về bản chất và bản sắc từ thời phong kiến tới nay, bất luận Trung Quốc theo 'thể chế nào' và đang ở 'thời đại nào'.
clip_image009"Việt Nam là một mốc, một nơi mà con đường Nam Tiến của họ đến đây bị dừng lại, bị ách lại, cho nên hình như lúc nào họ cũng khát khao muốn thâu tóm VN"
GS. Viện sỹ Trần Ngọc Thêm
Đó là quan điểm của một học giả từ Việt Nam khi được đề nghị bình luận về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đặc biệt sau khi xuất hiện vụ Giàn khoan Hải Dương 981 vốn được Bắc Kinh tổ chức hạ đặt ở vùng biển Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền vào đầu tháng 5/2014.
Trao đổi với BBC trong một cuộc phỏng vấn không lâu sau sự kiện này, Giáo sư Viện sỹ Trần Ngọc Thêm, nhà nghiên cứu Văn hóa học và Phương Đông học của Việt Nam từ Sài Gòn nói:
"Lịch sử của Trung Quốc có thể nói là lịch sử của một thứ chủ nghĩa 'Thiên Hạ', chủ nghĩa Thiên Hạ tức là giống như chủ nghĩa đế quốc của phương Tây bây giờ, sau này...
"Có thể nói đó là một thứ truyền thống văn hóa của Trung Quốc mà không phụ thuộc vào chế độ chính trị, không phụ thuộc vào thời đại.
"Và đối với Việt Nam chúng ta là một cái mốc, một nơi mà con đường Nam Tiến của họ đến đây bị dừng lại, bị ách lại, cho nên là hình như lúc nào họ cũng khát khao là muốn thâu tóm Việt Nam."
Quý vị có thể theo dõi phần khác của cuộc phỏng vấn có tính tư liệu này Bấmtại đây.


Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu


image
Preview by Yahoo
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:




Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
















Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm





Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-










__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin Cuối ngày-14/11/2024

My Blog List