Tinh
thần quốc tế cộng sản và xung đột lợi ích quốc gia
Trung Quốc chỉ đạo cứu Nguyễn Tấn Dũng ?
Kính
Hòa, phóng viên RFA
2014-06-02
2014-06-02
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
TBT Đảng cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng (T) và ông Võ Kim Cự, Chủ
tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, nói chuyện với nhau trước phiên khai mạc kỳ họp Quốc
hội tại Hà Nội vào ngày 19/5/2014.
AFP photo
Một trong những ý
tưởng hấp dẫn nhất của học thuyết cộng sản là tinh thần quốc tế của học thuyết
này. Theo lý tưởng ấy thì các tầng lớp lao động là công nhân và nông dân khắp
nơi trên thế giới đoàn kết lại chống những kẻ tư bản bóc lột, vì thế những
người cộng sản từ những quốc gia khác nhau sẽ không phân biệt nhau, bỏ
qua lợi ích của quốc gia nhỏ hẹp mà hướng tới một thế giới đại
đồng, một quốc tế vô sản, một quốc tế cộng sản. Và dĩ nhiên các đảng cộng sản
trên thế giới đều có biểu tượng chung là hình ảnh búa liềm trên nền đỏ.
Trong suốt thời gian tồn tại của phong trào cộng sản, lý tưởng
quốc tế cộng sản đã được diễn dịch qua nhiều hành động khác nhau. Đầu tiên có
lẽ đó là sự thành lập Đệ tam quốc tế thống lĩnh tất cả các đảng cộng sản trên
thế giới. Sau đó là những cuộc chiến tranh, đối đầu, can thiệp, … nhân danh
tinh thần quốc tế cộng sản như vụ can thiệp vào Hungary năm 1956, cuộc can
thiệp của Quân giải phóng nhân dân Trung hoa vào Triều tiên, các cuộc phiêu lưu
quân sự của Cuba ở châu Phi,…
Nhưng ngay cả trong thời kỳ thịnh vượng nhất của khối các quốc
gia cộng sản, người ta cũng thấy rằng tinh thần quốc tế của những người cộng
sản đôi khi không vượt qua được những ích lợi dân tộc. Một giáo viên người Việt
học tập ở Ba Lan nói với chúng tôi rằng người Ba Lan vẫn bực tức về việc miền
Đông của nước này bị Hồng quân Liên Xô đánh chiếm hồi năm 1939 và không hề được
trả lại. Năm 1969 một cuộc xung đột ngắn nhưng cũng đẫm máu bùng nổ giữa hai
nước lớn nhất khối cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc, xung đột Việt Nam Trung
quốc đến ngày hôm nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc…
Song thực nghiệm cộng sản đã thất bại, với sự kiện bức tường
Berlin sụp đổ cách đây 25 năm. Cốt lõi chính trị công nông của nó thất bại, và
các đảng cộng sản được cho là đã không bảo vệ được những người thợ và nông dân
khi họ lên cầm quyền. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến nói về sự
thất bại này một cách châm biếm:
“Đảng cộng sản cứ mà nhân danh cái gì đó thì cái đó chết,
nhân danh công nhân là giai cấp tiền phong lãnh đạo thì bây giờ khổ nhất là
công nhân. Lại nhân danh công nông, trong đó có nông dân thì nông dân bây giờ
mất hết cả ruộng đất phải đi làm thuê.”
Đảng cộng sản cứ mà nhân danh cái gì đó thì cái đó chết, nhân
danh công nhân là giai cấp tiền phong lãnh đạo thì bây giờ khổ nhất là công
nhân.
- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Một trí thức trẻ rời bỏ đảng cộng sản hồi năm 2013 cũng nói rằng
ông cảm thấy những lý luận của đảng cộng sản cầm quyền là không ổn để điều hành
quốc gia. Việc điều hành này bao gồm cả những chính sách đối ngoại trong thời
đại mới mà Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu cho rằng không thể được thực hiện bởi hai đảng
cộng sản với nhau được.
Ông Robert Kaplan viết trong quyển Biển Nam Trung hoa
(Biển Đông) nồi thuốc súng của châu Á, rằng những xung đột về địa chính
trị và lợi ích quốc gia vẫn đang ngự trị nền chính trị của thế giới trong thế
kỷ 21 này. Ông đặc biệt phân tích cách tiếp cận của nước Trung Quốc hiện đại về
vai trò đế quốc của mình. Theo ông, nước Trung Quốc được dẫn dắt bởi đảng cộng
sản hình dung trật tự mới trong vùng châu Á là một nơi mà Trung Quốc là trung
tâm còn xung quanh là các quốc gia lệ thuộc. Một triết lý không khác mấy với đế
chế Trung Hoa ngày xưa.
Trật tự này rõ ràng không phải là trong một tinh thần quốc tế
cộng sản như lý thuyết cộng sản đề cao.
Nhưng có vẻ như đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn nghĩ tới tinh
thần quốc tế vô sản ấy với những khẩu hiệu nhưNghĩ tới đại cục mà bỏ qua
những bất đồng, khi nói về quan hệ Việt Nam Trung Quốc.
Từ khi quan hệ Trung Quốc Việt Nam được bình thường hóa sau cuộc
chiến đẫm máu 1979 đến nay, quan hệ hai đảng cộng sản Việt Trung thường xuyên
được ca ngợi và dường như nó chỉ đạo mọi hoạt động đối ngoại của Việt nam.
Mâu thuẫn với lợi ích
quốc gia
Sự kiện giàn khoan nước sâu của Trung Quốc kéo vào vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam đang đẩy những mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia và
cái gọi là tinh thần quốc tế cộng sản lên cao nhất. Một nguồn tin được các cơ
quan truyền thông lớn trích dẫn nói rằng ông Nguyễn Phú Trọng đã bị những người
đồng lý tưởng cộng sản với ông ở Bắc Kinh từ chối gặp gỡ. Đây không phải là một
tuyên bố chính thức, nhưng điều chắc chắn là từ khi cuộc khủng hoảng giàn khoan
bùng nổ đúng một tháng trước đây, ông Trọng giữ một sự im lặng đáng ngạc nhiên.
Trong khi đó nhiều tiếng nói cất lên yêu cầu từ bỏ những lý
tưởng cộng sản và quan niệm quốc tế cộng sản ấy để tìm kiếm một sự cân bằng
quyền lực mà đối chọi với Trung quốc. Tiêu biểu cho những ý kiến đó là ông Cù
huy Hà Vũ. Ông phát biểu với chúng tôi từ Washington DC rằng trong tình hình
hiện nay chỉ có thể liên minh quân sự với Hoa Kỳ mới đương đầu được với Trung
Quốc. Ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà địa chất lâu năm rất quan ngại về việc
bảo vệ các nguồn tài nguyên cho Việt Nam trong lòng biển Đông cũng cùng quan
điểm này với ông Vũ.
Nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu và Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một
trong những người chủ xướng trang Bauxite Việt Nam chống việc khai thác bauxite
có liên quan đến các công ty Trung Quốc thì cho rằng ngay trong đảng cộng sản
Việt Nam cũng có những người muốn thoát ra khỏi sự kiềm chế của Trung Quốc dưới
lý tưởng quốc tế cộng sản
Cựu đại tá Bùi Tín của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong một
cuộc phỏng vấn gần đây với chúng tôi thì nói rằng ông rất nghi ngại về việc
đảng cầm quyền ở Việt nam vẫn đang kiên trì đường lối Mác Lê nin trong cuộc
khủng hoảng giàn khoan đang diễn ra ngoài biển Đông:
“Tôi hoài nghi lắm! Bởi vì cái gánh nặng về giáo điều nó nặng
quá. Muốn như vậy thì anh phải bỏ cái Mác-Lê Nin đi chứ”
Dĩ nhiên đường lối đối ngoại của một quốc gia sẽ bị chi phối bởi
chính sách của đảng cầm quyền. Nhưng liệu xung đột lợi ích quốc gia có được
giải quyết bằng tinh thần quốc tế vô sản xưa cũ đã được các nhà triết lý cộng
sản nêu lên cách nay hơn 100 năm hay không? Nội dung này đã được ông Bùi Tín đề
cập trong cuộc phỏng vấn dành cho chúng tôi và cũng là câu hỏi lớn mà nhiều
người dân đang mong đợi câu trả lời từ đảng cầm quyền, và sẽ được minh chứng
bằng những gì đang và sẽ diễn ra ngoài biển Đông.
Nỗi sợ hãi của Đảng và Nhà
nước Việt Nam
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-06
2014-06-06
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Bài báo đánh dấu 25 năm sự kiện Thiên An Môn trên báo mạng
VNExpress trước khi bị gỡ xuống hôm 4/6/2014.
RFA Screen Capture
Trong bối cảnh Trung
Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam hạ đặt giàn khoan HD 981 đã hơn một tháng, ngày
4/6/2014 hàng loạt thông tin và hình ảnh kinh hoàng đánh dấu 25 năm sự kiện
Thiên An Môn trên các báo mạng đã đồng loạt bị gỡ xuống.
Nhận định về sự kiện này, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ
trương Diễn đàn Xã hội dân sự phát biểu:
“Rất ngạc nhiên trong việc báo chí đưa tin về một sự thực đã xảy
ra đúng một phần tư thế kỷ và người ta không bịa đặt bất kể cái gì, mà cảnh sát
tư tưởng ở Việt Nam, tức bên tuyên giáo của đảng cộng sản lệnh cho các báo đã
đăng phải rút bài đó xuống. Điều đó chứng tỏ rằng những thế lực trong Đảng Cộng
sản Việt Nam còn gắn rất chặt với Trung Quốc. Tôi tin chắc chắn là họ nghe theo
lệnh của Bắc Kinh để họ làm như vậy.”
Thái độ của nhà cầm
quyền VN
Tin ghi nhận các báo điện tử như VnExpress, Thanh Niên, Người
Lao Động, Tiền Phong, Giáo Dục và nhiều trang mạng khác đã phải gỡ bỏ những bài
về vụ thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989. Bức ảnh 200.000 người biểu tình đòi dân
chủ ở Quảng trường Thiên An Môn đầy ấn tượng, hoặc hình ảnh hàng trăm xe tăng
mở trận càn giải tán người biểu tình, hình ảnh xác người chết chồng chất trên
xe tải, xe kéo, trên đường phố dường như đã chỉ xuất hiện được trong một khoảng
thời gian ngắn, sau đó người đọc không còn truy cập được nữa.
Nhận định về sự kiện báo chí Việt Nam bị gỡ bài và hình ảnh vụ
thảm sát Thiên An Môn, nhà báo Nguyễn Quốc Thái nguyên Tổng Thư Ký báo Doanh
Nghiệp từ Saigon phát biểu:
Sự kiện Thiên An Môn sau 25 năm được nhớ lại, nhắc lại và đưa
trên báo chí và bị gỡ xuống là một điều cần phải suy nghĩ về sự chọn lựa và
thái độ của nhà cầm quyền VN trong quan hệ với TQ.
-Nguyễn Quốc Thái
“Vụ Thiên An Môn là một vết nhơ trong lịch sử của Trung Quốc.
Những người Trung Quốc tử tế và có lương tâm khi nhớ lại sự kiện này họ đều xấu
hổ. Xấu hổ vì văn minh của loài người bị chà đạp, tự do của con người đã bị phỉ
nhổ một cách tàn tệ. Việc báo chí Việt Nam mà không đưa được lâu dài thời lượng
về vụ Thiên An Môn, tôi nghĩ rằng có thể vì nhà cầm quyền Việt Nam vẫn nói đó
là tình hữu nghị giữa hai nước. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói là không
thể có sự hữu nghị viển vông. Sự kiện Thiên An Môn sau 25 năm được nhớ lại,
nhắc lại và đưa trên báo chí và bị gỡ xuống là một điều cần phải suy nghĩ về sự
chọn lựa và thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc.”
Bên cạnh việc sợ mất lòng Trung Quốc, có những ý kiến cho rằng
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam lo ngại hình ảnh hàng trăm ngàn người biểu
tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn và bị đập tan bằng vũ lực, còn có thể tác động
lên phong trào biểu tình vừa phản kháng Trung Quốc vừa đòi dân quyền ở Việt
Nam. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái nhận định:
“Ông nghĩ là những hình ảnh đó che dấu được nhân dân Việt Nam
sao? Không một tờ báo, không một mạng truyền thông nào đưa hình ảnh đó lên thì
từ 25 năm qua những hình ảnh đó vẫn không rời khỏi tâm trí người Việt Nam yêu
tự do và dân chủ. Tôi không nghĩ đưa hình ảnh đó lên hay không đưa hình ảnh đó
lên là một sự lựa chọn khôn khéo của nhà cầm quyền. Bởi vì nhà cầm quyền biết
rằng không thể nào che dấu được hình ảnh bi tráng đó ở quảng trường Thiên An
Môn cách đây 25 năm, nghĩ rằng những hình ảnh đó được chuyển tải lại trong lúc
này thì không thích hợp với tình hình ở Việt Nam. Tôi nghĩ suy nghĩ đó là một
suy nghĩ non nớt.”
Không tuân thủ hiến
pháp?
Màn hình sau khi chính quyền Việt Nam cho gỡ Bài báo đánh dấu 25
năm sự kiện Thiên An Môn trên báo mạng VNExpress hôm 4/6/2014. RFA Screen
Capture.
Một ngày sau thời điểm 25 năm sự kiện Thiên An Môn mà báo chí bị
gỡ bài, chiều 5/6/2014 Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế ở Hà Nội
để cập nhật tình hình Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa
Việt Nam kéo dài đã hơn 1 tháng. Người phát ngôn Lê hải Bình cho biết phía
Trung Quốc vẫn tiếp tục và có hành vi hung hăng hơn và cũng đưa ra những luận
điệu sai trái về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tại cuộc họp báo, các giới chức Việt Nam đã trả lời vòng vo câu
hỏi của các nhà báo nước ngoài, về việc chính quyền ngăn cản người dân biểu
tình phản kháng Trung Quốc. Ông Lê Hải Bình phủ nhận việc này và nói rằng người
dân Việt Nam hoàn toàn có quyền biểu thị lòng yêu nước của mình theo đúng qui
định pháp luật. Khi được hỏi thế nào là biểu tình đúng pháp luật ông Lê Hải
Bình nói rằng Việt Nam có những qui định pháp luật về biểu tình.
Nhận định về vấn đề vừa nêu TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội phát
biểu:
“Sở dĩ mà họ phải nói lắt léo như vậy là vì họ không dám thừa
nhận rằng họ không muốn có bất kể một cuộc biểu tình nào. Trong khi quyền biểu
tình được hiến định rành rành từ các Hiến pháp trước chứ không phải chỉ từ Hiến
pháp bây giờ. Thay vì họ phải ra Luật để tạo điều kiện cho người dân được biểu
tình một cách văn minh thì họ không làm như vậy. Họ ra một Nghị định mà Nghị
định ấy thực sự là cấm biểu tình, họ gọi là tụ tập đông người. Như vậy lỗi hoàn
toàn thuộc về nhà cầm quyền họ đã coi thường người dân, coi thường quyền của
người dân. Họ đã không làm được chức năng chính của họ là tuân thủ Hiến pháp
tuy rằng còn chưa ra gì do chính họ thông qua.”
Đáp câu hỏi của chúng tôi, nghĩ gì về những lời tuyên bố của
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình xác định là nhà nước không cấm dân
chúng biểu tình, khi mà cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc dự kiến vào ngày
18/5/2014 đã bị dẹp từ trong trứng nước. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái thuộc nhóm
nhân sĩ trí thức TP.HCM, người từng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản kháng
Trung Quốc và bị trấn áp phát biểu:
“Tôi không nhắc đến ngày 18/5/2014 hôm đó không có một cuộc biểu
tình nào xảy ra ở Việt Nam, bởi vì trước đó nhà nước đã dùng tất cả các phương
tiện truyền thông sẵn có trong tay và cơ quan an ninh khuyến cáo nhân dân không
xuống đường vào ngày đó. Nhưng những cuộc xuống đường trước ngày 18/5/2014 và
trong ba năm trở lại đây không có một cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào được
lực lượng an ninh của Việt Nam yểm trợ cả. Chắc ông có thể nhìn thấy cảnh những
người biểu tình bị đàn áp đánh đập, thậm chí chưa đi biểu tình cũng bị đàn áp
đánh đập như cá nhân tôi chẳng hạn. Như vậy nói không có đàn áp người biểu tình
là nói dối nhân dân. Bởi nhân dân họ chứng kiến những người xuống đường bị đàn
áp, bị đánh đậy bị bắt giữ, hà cớ gì phải chối những điều mình đã dám làm,
thiếu một sự dũng cảm đó là điều đáng khinh.”
Họ đã coi thường người dân, coi thường quyền của người dân. Họ
đã không làm được chức năng chính của họ là tuân thủ Hiến pháp tuy rằng còn
chưa ra gì do chính họ thông qua.
-TS Nguyễn Quang A
Tại cuộc họp báo ngày 5/6 tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của hãng
thông tấn nước ngoài là phía Việt Nam có kỳ vọng vào Mỹ sẽ đóng vai trò hỗ trợ
Việt Nam bảo vệ chủ quyền của mình. Người phát ngôn Lê Hải Bình đáp lời rằng: “Việc
duy trì ổn định, an ninh và an toàn hàng hải của khu vực là lợi ích, là nghĩa
vụ của tất cả quốc gia liên quan trong và ngoài khu vực.
Mỹ là cường quốc của thế giới, cùng với cộng đồng quốc tế, Mỹ
cũng có tiếng nói nhằm ổn định an ninh khu vực. Chúng tôi mong muốn Mỹ có hành
động mạnh mẽ hơn, đóng góp vào an ninh, an toàn hàng hải khu vực, giải quyết
tranh chấp của khu vực thông qua luật pháp quốc tế.”
Có mặt trong cuộc họp báo ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Biên giới Quốc gia khi trả lời bao chí đã hàm ý cho thấy ít có khả năng Việt
Nam khởi động biện pháp lý đối với Trung Quốc. Ông Hải nói các vụ kiện quốc tế
đều rất phức tạp, nếu chủ tàu Đà Nẵng kiện Trung Quốc là vụ án dân sự. Nhưng vụ
giàn khoan liên quan đến chủ quyền, cần chọn phương án nào tối ưu nhất bảo vệ
quyền lợi đất nước.
Nhận định về vấn đề vừa nêu, TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội phát
biểu:
“Cũng tương tự như chuyện về Thiên An Môn, tôi nghĩ rằng chắc
chắn phải có ý kiến của Bắc Kinh thì người ta mới run sợ và người ta bảo báo
chí phải rút xuống. Có lẽ cũng tương tự như thế Bắc Kinh như ông tướng Vịnh đã
nói, Bắc Kinh nhiều lần yêu cầu Việt Nam là không được đưa ra kiện. Tôi không
hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với nhau hay không và có thể
có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất là mất mặt…Và chần chừ
ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày
đó.”
Công luận Việt Nam đang đặt câu hỏi với đảng Cộng sản và nhà
nước về các biện pháp tiếp theo mà cho đến nay chưa hé lộ. Vì đã hơn 5 tuần lễ,
Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan trong vùng biển chủ quyền Việt Nam, đã khoan
thăm dò và dịch chuyển đến vị trí khác vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế
Việt Nam. Người dân lo ngại nhịn nhục mãi, coi chừng chẳng còn tàu kiểm ngư, tàu
cảnh sát biển nào lành lặn mà chấp pháp trên biển.
Giới học giả và trí thức nói rằng, những biện pháp tiếp theo có
gì bí mật đâu mà không thể công bố, hay nó cũng bí mật như thỏa thuận Thành Đô
1990 giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bí mật gì ghê
gớm đến vậy, khiến Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch lúc đó từng phải thốt
lên: “Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự.”
Từ một xã hội tuyên truyền đến xã hội dân sự
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-08-11
2014-08-11
Chúng tôi xin mở đầu chương trình điểm blog hôm nay bằng
nhận xét của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn từ nước Úc:
Có thể nói không ngoa rằng VN là một xứ sở của tuyên
truyền. Bật tivi, mở radio, đọc báo, tất cả đều có bóng dáng và cái air của
tuyên truyền, đặc biệt là các bản tin và bài viết liên quan đến chính trị, xã
hội, sử, văn học. Đó là chưa kể đến những pano nền đỏ chữ vàng xuất hiện trên
khắp đường phố từ nông thôn đến thành thị, từ lộ nhỏ đến đường cao tốc đều mang
nội dung tuyên truyền. Cái gì cũng tuyên truyền, từ chính trị, đóng thuế đến có
con đều tuyên truyền. Tuyên truyền hàng phút, hàng giờ, hàng ngày, và ở bất cứ
nơi nào.
Không hẹn mà gặp, nhạc sĩ Tuấn Khanh từ Sài gòn minh chứng
cho sự tuyên truyền ấy bằng chính bản thân anh, một sản phẩm của nền giáo dục
tuyên truyền. Trong nền giáo dục đó cậu học trò Tuấn Khanh hình dung một thế
giới Á thần cộng sản Marxist với các lãnh tụ vĩ đại chiến đấu và hùng biện
chống bọn đế quốc, bọn ngụy để bảo vệ nhân dân. Thế giới đó không khác thế giới
các thần của Hy lạp, để rồi một ngày kia mọi sự thay đổi. Tuấn Khanh viết:
Nhiều năm sau, khi mọi thứ sáng dần. Khi cả thế giới nhìn
thấy móng vuốt từ các tượng đài và viết vào sách giáo khoa về chủ nghĩa Cộng
sản Đông Âu hay Mao lý thuyết như một thứ tội ác của loài người.
Bức tranh các ác thần Marxist, Maoist… đã lộ ra nanh vuốt
và đẫm máu loài người trong nụ cười và bàn tay vẫy chào thân ái của họ.
Tuấn Khanh viết thêm rằng mọi người hãy giống sức mạnh
Hercules, vùng dậy rũ bỏ để trở thành con người đúng nghĩa trên hành tinh này.
Không khí tuyên truyền của xã hội cộng sản không chỉ làm
các lãnh tụ bay lên trên không gian mờ mịt khói hương của sự phong thánh, mà nó
còn làm cho người ta sợ hãi, không dám sống với con người đúng nghĩa của mình,
mà sống với những pano nền đỏ chữ vàng như Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã viết.
Điều đó làm tha hóa con người, như một nghiên cứu mới đây ở nước Đức cho thấy
rằng những người sống ở Đông Đức cũ thường có khuynh hướng nói dối nhiều hơn.
Trong một lần trao đổi với chúng tôi, nhà địa chất Nguyễn Thanh Giang có nói:
Những con người giả dối, trong hội trường thì tung hô một
nẻo, về nhà thì nói một nẻo.
Cái gì cũng tuyên truyền, từ chính trị, đóng thuế đến có
con đều tuyên truyền. Tuyên truyền hàng phút, hàng giờ, hàng ngày, và ở bất cứ
nơi nào.
- Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
- Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
Cái kiểu phải sống giữa những pano vàng đỏ và con người
thật của mình lây lất kéo dài đến cả thế kỷ 21, thế kỷ của internet cùng những
sự thật trần trụi. Và theo blogger Bách Việt nó cũng là nguyên nhân làm những
người trẻ tuổi học hành ở nước ngoài không dám về nước:
Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình
nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa
chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.
Và với một nền móng con người như vậy, xã hội đi đến một
tình trạng bi kịch, từ an ninh xã hội, đạo nghĩa cộng đồng, cho đến những vấn
đề lớn lao hơn của quốc gia, của chủ qyền lãnh thổ, của ngoại giao nước nhà.
Nhà văn Đào Hiếu viết một cách bi quan trên trang blog của
mình:
Dưới bề mặt bình an của xã hội là một con nước ngầm của
cái ác do cộng dồn những ức chế mà có.
Hoang tưởng và ức chế
Cờ, phướn tuyên truyền cho ĐCSVN trên đường phố Hà Nội
tháng 1/2011. AFP photo
Chúng tôi xin mượn lời nhà văn Đào Hiếu mô tả xã hội hôm
nay làm tiểu tựa cho phần thứ hai của bài điểm blog hôm nay.
Cái ác kỳ cục được nhiều bloggers bàn tới trong tuần qua
là việc có những toan tính sẽ không công nhận bà mẹ Việt nam anh hùng cho những
người phụ nữ tái giá.
Cái toan tính kỳ cục ấy lại nảy ra trong những ngày Vu lan
cận kề, ngày mà đáng ra tất cả các bà mẹ đều được nhận hoa hồng.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết trong bài Vu lan không có hoa
hồng:
Còn với những quan chức khác loài người vẫn đang xét duyệt
các mẹ già như một sản phẩm của công việc? – họ cũng sẽ chẳng cần một bông hoa
nào. Cái họ thích và mong mỏi trong trái tim, có lẽ chỉ là những huy chương và
danh hiệu. Mùa Vu Lan với họ sẽ chẳng bao giờ có hoa hồng, mà chỉ có sự giả dối
toả bừng trên mặt.
Nhưng cái ác trần trụi nhất trong tuần qua thì có lẽ mọi
người sẽ đồng ý rằng đó là chuyện những trẻ em mồ côi bị mua bán tại một ngôi
chùa ở Hà nội mà chính quyền địa phương không biết gì.
Từ miền tây sông Hậu, Giang Nam lãng tử viết:
Cái hệ thống ấy bận làm gì ? Họ chỉ lo vận động thu các
loại phí đóng góp của công dân trong phường càng nhiều càng tốt. Một ngôi chùa
quản lý một cơ sở với hơn một trăm em bé bị gom về chờ ngày mối lái bán mua,
sống lúc nhúc trong song sắt như một đàn chuột. Lại còn 9 em bé mất tích bí ẩn.
Ở tầm mức cao hơn thì cái hệ thống mà Giang Nam lãng tử
nói đến đôi khi lại gây ra những chuyện hài hước lạ lùng. Trong chuyến thăm
nước Mỹ gần đây, ông Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã cóp cuộc gặp gỡ
Thượng nghị sĩ John McCain, một người có tiếng là thân Việt Nam. Của đáng tội,
ông McCain lại từng là phi công bị bắn rơi ở hồ Trúc Bạch, Hà Nội. Và bây giờ
ông Bí thư lại trao tặng cho ngài Thượng nghị sĩ yêu mến Việt Nam một bức tranh
về chiến tích hồ Trúc Bạch năm xưa.
Ông Hoàng Đình Thắng, cựu Đại sứ Việt nam tại Hà Lan nhận
định về chuyện này:
Cứ theo “chính thống” thì VN-TQ hiện
nay là bạn vàng,là bạn tốt. Nhưng chả hiểu tại sao”bạn” lại chiếm Hoàng Sa của
ta.
- Blog Quê Choa
- Blog Quê Choa
Còn chuyện quà tặng, tất nhiên đây là chuyện về lễ tân,
cũng phản ánh một mức nào đó về văn hóa.
Tôi không muốn bình luận về chuyện này; nhưng riêng cá
nhân tôi nếu được hỏi ý kiến thì tôi không bao giờ đưa những món quả tặng như
thế. Bởi vì có một thực tế, ngay như những bia kỷ niệm, những tượng đài kỷ niệm
cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống quân Trung Quốc xâm lược, mới đây thôi
năm 1979 trên biên giới phía Lạng Sơn, có người lên đục đi những dòng chữ chống
quân Trung Quốc xâm lược trên những bia ở biên giới; thế thì đây là một biểu lộ
giữa hai cựu thù đã 40 năm rồi mà khơi dậy làm gì. Trong khi nỗi đau mới đây
lại ‘đục’ đi.
Còn ông Nghị thì giải thích với báo giới trong nước rằng
ông tặng bức tranh đó cho ông McCain vì ông McCain quan tâm đến vệ sinh của
thành phố Hà Nội.
Nhà văn Phạm Thị Hoài viết về chuyện này trên blog của
mình và kết luận:
Hình như nhà văn trào phúng Mỹ Mark Twain từng định kể câu
chuyện này, song cuối cùng bỏ cuộc vì không dám tin rằng nó còn thuộc sở trường
của mình.
Chuyện hài hước suy cho cùng thì cũng không làm chết ai,
nhưng cái hệ thống mà Giang Nam lãng tử đề cập trong câu chuyện buôn bán trẻ em
ở Hà Nội lại sẽ rất là nguy hiểm khi hệ thống đó phải đối đầu với nguy cơ xâm
lược từ phương Bắc. Hệ thống tuyên truyền đó vẫn nói rằng quan hệ Việt Nam
Trung Quốc vẫn là quan hệ bạn vàng.
Trịnh Khả Nguyên viết trên blog Quê Choa:
Cứ theo “chính thống” thì VN-TQ hiện nay là bạn vàng,là
bạn tốt. Nhưng chả hiểu tại sao”bạn” lại chiếm Hoàng Sa của ta. Khi mới xảy ra
việc nầy, có người cho rằng “bạn giữ hộ” rồi sẽ trả lại ta. Bốn mươi năm rồi,
“bạn” đã không trả lại HS cho ta mà còn chiếm thêm một số đảo thuộc TS của ta
nữa. Lại có người cho rằng, đời nầy đòi không được thì để lại cho đời con, đời
cháu đòi. Nhưng tới khi đó không biết tình thế sẽ ra sao?
Và ông kết luận bằng một câu Kiều: Còn tình chi nữa, là thù đấy
thôi!
Civil Society
Người dân đạp xe ngang một panô tuyên truyền cho ĐCS hôm
05/3/2013. AFP photo
Nhưng cái quan trọng nhất mà hệ thống ấy tàn phá chính là
Câu chuyện giáo dục. GS Nguyễn văn Tuấn viết:
Đại học VN khó trở thành một trung tâm văn hoá. Chương
trình giảng dạy (nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn) đều chịu dưới sự
kiểm soát của một cơ chế vô hình nào đó. Một báo cáo của chuyên gia nước ngoài
nhận xét rằng “các trường đại học Việt Nam vẫn ở
trong tình trạng bị bóp nghẹt về tri thức, trong khi công chúng đang phản ứng
ngày càng lớn. Các đại học VN không thể nào hoàn thành sứ mệnh khai hóa xã hội.
Những nhà giáo dục Việt Nam đã không ngồi yên để nhìn sự
tàn phá đó. Nhiều cố gắng trong mấy năm qua đã được thực hiện để tạo dựng những
trường Đại học, mà nói như bà Hiệu trưởng trường Đại học Hoa sen là những
trường Đại học tử tế.
Tuần qua cũng chứng kiến việc trường Đại học được nhiều
người công nhận là tử tế ấy đứng giữa một cơn bão xung đột giữa lợi nhuận và
phi lợi nhận. Những nhà giáo chủ trương vì một nền giáo dục lành mạnh có vẻ
đang bị lấn át bởi những nhà tư bản mới nổi lên ở một quốc gia có nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo nhà giáo Vũ Thị Phương Anh, xã hội Việt Nam hiện tại
vẫn còn thiếu thốn những điều kiện cho một nền giáo dục phi lợi nhuận như thế.
Và đó chính là niềm hy vọng của những người chủ trương tạo
dựng một xã hội dân sự. Một xã hội dân sự tự do mới có thể làm con người tốt
hơn, sẳn sàng vì mục tiêu xã hội hơn.
Nhưng để đi từ một xã hội tuyên truyền lên một xã hội dân
sự, còn nhiều khó khăn phải vượt qua. Khó khăn lớn nhất đó chính là sự yếu kém
và xa lạ với dân chúng của bản thân xã hội dân sự.
Để kết thúc bài này, xin điểm qua bài viết của nhà báo
Đoan Trang mang tựa đề: Xã hội dân sự ở Việt nam đang nổi lên nhưng cần
gần dân hơn. Cô viết rằng có nhiều việc bình thường mà các nhóm dân sự có
thể làm ngay lúc này chứ không nên chờ thể chế thay đổi. Và một lời đề nghị ôn
hòa được nhà báo trẻ hoạt động dân chủ này đưa ra rằng "Hãy làm những
gì mà cộng sản không làm hoặc không làm được."
Coi Tây Tạng
trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu
Lửa trong Vùng đất của
Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng
|
Lửa trong Vùng đất của
Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng
|
||||
View on www.youtube.com
|
Preview by Yahoo
|
||||
Bà con hãy tìm
đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến
cai trị thì chạy không kịp nữa!
Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn
bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=kpc3wmwKit0
Chiến tranh biên giới Việt Trung
năm 1979
http://www.youtube.com/watch?v=eEBkpsCwsDY
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu
The Legacy
http://www.youtube.com/watch?v=eQdFGr7NQ4o&list=PLCABD020D6B200061
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
https://www.youtube.com/watch?v=NTZGFJyF2pQ
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
https://www.youtube.com/watch?v=LSpiyHxlK5I
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P3)
https://www.youtube.com/watch?v=P2Zbrz4iJbc
http://baomai.blogspot.com/2014/07/tham-dot-ngu-khong-loi-thoat-cua-cong.html
http://baomai.blogspot.com/2014/07/ve-van-hoc-mien-nam-1954-1975.html |
Văn
học và chính trị
|
http://baomai.blogspot.com/2014/07/van-hoc-va-chinh-tri.html
Israel: Một đất nước thần kỳ
|
http://baomai.blogspot.com/2014/07/israel-mot-at-nuoc-than-ky.html
Đừng sống bằng sự dối trá
|
http://baomai.blogspot.com/2014/07/ung-song-bang-su-doi-tra.html
|
HCM chính là thiếu tá Hồ Quang thuộc QĐND Trung Cộ...
|
http://baomai.blogspot.com/2014/07/hcm-chinh-la-thieu-ta-ho-quang-thuoc.html
Ha ha ha !
http://lh3.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
Hố hố hố !
http://lh6.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
Không biết làm thịt em nào trước đây?
http://lh4.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
http://lh4.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
xem thêm
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.