Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, August 15, 2014

Tiền Polymer... ăn hối lộ và chùi mép


Tiền Polymer... ăn hối lộ và chùi mép

TỰ DO CHO NGƯỜI YÊU NƯỚC BÙI HẰNG 

 



Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Hình như ai cũng biết, ở các quốc gia văn minh phương Tây, nói chung, xã hội Australia, nói riêng, rất thù ghét tới độ khinh bỉ tệ nạn “ăn hối lộ”. Khi phát hiện những gì liên quan tới vấn nạn này báo chí truyền thông công luận tại các quốc gia ấy luôn đi tới cùng của sự việc nhằm công khai hóa những đối tượng “ăn bẩn” trước bàn dân thiên hạ mà vụ việc “đưa và nhận hối lộ” trong thương vụ in tiền Polymer giữa công ty Securency của Australia (Úc) và các quan chức nhà nước Việt Nam là một điển hình.

Nội tình sự việc không cần phải nhắc lại vì “scandal” đình đám này nó không lạ với cư dân mạng, người dân Việt Nam và truyền thông thế giới. Bởi hàng loạt viên chức Úc phải ra tòa nhận án vì có liên quan, tự nó đã khẳng định sự việc “đưa và nhận hối lộ” này diễn ra và đã “hoàn thành” để vụ việc không còn là chuyện úp mở hay nghi ngờ...

Các viên chức cao cấp cơ quan ngoại thương của Úc bị ra tòa 
vì dính líu đến Securency hối lộ cho quan chức của Việt Nam (báo chí Australia)

Có lạ chăng là mới đây, có lẽ sau khi cân nhắc giữa cái được và mất, lợi và hại trong quan hệ ngoại giao mà dù vụ án Securency “đưa hối lộ” luật pháp Úc đã khẳng định bằng việc bảy viên chức tại Note Printing Australia Pty Ltd (công ty in tiền của chính phủ Úc) và công ty môi giới dịch vụ in tiền Securency (vốn của RBA một nửa và tư nhân Anh quốc một nửa) bị kết án xong thì cùng lúc chính phủ Úc cũng ra quyết định không cho phép các cơ quan báo chí truyền thông trong nước đề cập hay đăng tải thông tin cá nhân các quan chức Việt Nam liên quan trong vụ hối lộ in tiền Polymer.

Mục đích của lệnh cấm đưa tin, theo văn bản của Tòa án Úc là “ngăn chặn tổn hại đến mối quan hệ quốc tế gây ra bởi việc phổ biến các tài liệu có thể gây tổn hại thanh danh của những người được nêu tên”.

Tuy nhiên, người ta phải tủm tỉm cười rất thú vị khi (WikiLeaks công bố) trong văn bản cấm đưa tin của quan tòa ở tòa án hình sự tối cao Victoria tại Melbourne ghi phán quyết qui định:

Điều 1) “Trừ khi có lệnh tòa khác, không được tiết lộ, bằng việc xuất bản hay dưới một hình thức nào khác, về những thông tin (cho dù dưới dạng điện tử hay in trên giấy) xuất phát hay được chuẩn bị cho các mục đích tố tụng của vụ án này nhằm công bố, hàm ý, gợi ý hay khẳng định bất kỳ đối tượng nào trong số những người nằm trong phạm vi áp dụng của lệnh tòa này”. 

Nhưng liền theo sau nội dung của điều 1 ấy lại là danh sách thứ tự họ tên chức vụ 4 quan chức cao cấp CH/XHCN/VN:

- Trương Tấn Sang, Chủ tịch đương nhiệm nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (từ 2011);

- Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng đương nhiệm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 2006);

- Nông Đức Mạnh, Cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ (2001-2011);

- Lê Đức Thúy, Cựu Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2007-2011) cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999-2007);

Toà Án Úc:  Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Thúy, Nông Đức Mạnh, 
liên quan nhận hối lộ “in tiền nhựaPolymer” theo wikileaks (*) 
(Ảnh tương thích minh hoạ)

“Vô tình hay hữu ý”? Sự nghịch lý đó khiến người ta phải tự vấn.

Bằng một phán quyết cấm không cho công khai phổ biến, nhưng trên văn kiện ấy của chính mình, quan tòa hình sự tối cao ở Melbourne Úc đăng tải đầy đủ danh tính các cá nhân bản chất là chủ thể của lệnh cấm đó thì liệu người ta có thể vận dụng tư duy để gần với một suy diễn khác nhân bản hơn.

Điều tưởng như nghịch lý ấy đôi khi nó lại là có thể có lý khi ta biết rằng bên cạnh phản ứng của xã hội rất thù ghét tới độ khinh bỉ tệ nạn “ăn hối lộ” thì các quan tòa Úc chính là các “đao phủ” của tệ nạn này, tuy nhiên trước yếu tố “nhạy cảm” mà chính phủ Úc biện minh cần phải cấm để “ngăn chặn tổn hại đến mối quan hệ quốc tế gây ra bởi việc phổ biến các tài liệu có thể gây tổn hại thanh danh của những người được nêu tên”.

Về nguyên tắc các quan tòa Úc đã tuân thủ, tuy nhiên nhân danh công lý trong quang minh chính trực có thể nào các quan toà ấy đã trải nghiệm rằng trong sự việc CT Securency phải hối lộ 14 triệu usd (10% giá trị trên HĐ 145 triệu đôla trúng thầu 29 hợp đồng in tiền Polymer cho Việt Nam từ 2002 đến 2009). Bản thân CT Securency và CP Australia không ai bị thiệt hại gì, (bởi 14 triệu usd hối lộ đã cộng vào giá trị HĐ) chỉ duy nhất đại bộ phận người dân nghèo Việt Nam phải trực tiếp đóng thuế bằng mồ hôi công sức để chi trả, nếu không phải hối lộ 14 triệu usd thì nghiễm nhiên giá trị HĐ kéo giảm xuống còn 131 triệu usd đỡ đi một phần gánh nặng trên đôi vai còm cõi người dân Việt mà những kẻ thủ đắc “ăn hối lộ” chính là ăn mồ hôi nước mắt đồng bào mình.

Và vì vậy các quan tòa đã thông minh vận dụng một qui luật “cấm cái gì thì cụ thể phải chỉ ra cái ấy” rất hợp pháp để như gián tiếp chỉ cho người dân Việt Nam thấy trong nội vụ ai là những kẻ rúc rỉa mồ hôi nước mắt của mình.

Nếu nằm trong suy diễn này thì đích thực các quan tòa, tòa hình sự tối cao Australia quả là sứ giả của Công Lý.

Sự việc tưởng như chỉ dừng lại ở đó, thì bỗng nhiên “nhà nước, đảng ta” hách xì xằng lên tiếng phản đối Lệnh kiểm duyệt của Tòa Tối cao bang Victoria, Australia, liên quan bê bối in tiền polymer cho Việt Nam, trong có nhắc tên một sốlãnh đạo Việt Nam cao cấp.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết hôm thứ Năm 7/8 đã “mời Đại sứ Úc tại Hà Nội lên để trao công hàm phản đối về lệnh kiểm duyệt này”.

Một ngày sau đó, Sứ quán Úc nói đã ghi nhận thông tin về cuộc gặp giữa ông Borrowman và Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Thông cáo của Sứ quán Úc giải thích Lệnh kiểm duyệt, hay chính xác hơn là lệnh hạn chế công bố thông tin, được tòa án đưa ra nhằm không cho một số thông tin nào đó được công khai trước tòa.

Tòa đại sứ nói Tòa án Tối cao bang Victoria không đưa lệnh này ra công khai (do WikiLeaks công bố).

Thông cáo viết: “Chính phủ Australia đạt được lệnh kiểm duyệt (từ Tòa án) để ngăn ngừa việc công khai thông tin mà có thể dẫn đến việc hiểu rằng có sự liên quan đến tham nhũng của một số quan chức chính trị cấp cao cụ thể trong khu vực”.

“Chính phủ Australia cho rằng lệnh này là phương cách tốt nhất để bảo vệ các nhân vật chính trị cao cấp khỏi các sự ám chỉ không có cơ sở.”

Thông cáo cũng khẳng định việc nêu danh các nhân vật này trong lệnh kiểm duyệt không có nghĩa họ làm điều gì sai hay họ là đối tượng điều tra trong vụ Securency.

Toàn cảnh của vấn đề. Dưới mắt người dân Việt cho thấy, tầm cao trí tuệ của “đảng ta” dịu vợi là như thế nào? Khi chỉ với một câu trả lời: “Chính phủ Australia cho rằng lệnh này là phương cách tốt nhất để bảo vệ các nhân vật chính trị cao cấp khỏi các sự ám chỉ không có cơ sở.” để hiểu rằng nước Úc đã “rộng rãi” không đẩy nhà nước CSVN tới bờ vực của ô nhục khi ngay cả có thể bắt giữ câu lưu Đại tá CA Lương Ngọc Anh giám đốc Công ty Phát Triển Công Nghệ CFTD (một công ty bình phong của ngành an ninh VN hoạt động tại Úc) là cầu nối, người đạo diễn chính tham gia dàn xếp ngân khoản hối lộ từ Securency đến các quan chức Việt Nam, nhưng Đại tá CA Lương Ngọc Anh vẫn bình an vô sự và chính phủ Úc cũng giữ kín các bút lục lời khai trước tòa của hàng chục bị cáo công dân Úc có liên quan đến vụ “hối lộ” mà hầu hết đều xác định sự việc ấy là hiển nhiên.

Lê Đức Thúy - Nguyễn Tấn Dũng và Đại Tá CA- Lương Ngọc Anh

Ngay cả một người ít hiểu biết tham khảo nội dung “Lệnh kiểm duyệt” của tòa án tối cao Úc cũng sẽ nhất trí rằng bản chất văn kiện ấy có khuynh hướng bảo vệ chứ không có mục đích bêu riếu “tứ quí” đảng CSVN nói trên, hơn nữa nguồn tin và dữ kiện không phải từ CP Úc phát ra mà là từ wikileaks một tiếng nói “siêu” độc lập mà có là ông trời củng không thể bịt miệng được.

Tuy nhiên vì “có tật nên hay giật mình” nhà nước CSVN làm như mình “ngây thơ vô tội” hăng tiết vịt ra công hàm phản đối để bảo vệ lãnh đạo, nhưng họ không biết làm như thế không hơn hành vi “lạy ông tôi ở bụi này” để ai chưa biết càng tò mò để biết thêm?

Cũng cần nhắc lại, để in tiền Polymer thay cho tiền giấy của quốc gia, nhất thiết phải có một kế hoạch tỉ mĩ tham khảo sâu rộng trong toàn dân về hoa văn, hình ảnh, kích thước, thẩm mỹ, báo cáo Quốc Hội về kinh phí, gọi và đấu thầu v.v... Tuy nhiên duy nhất hợp đồng in tiền này chỉ được bàn thảo trong bí mật dưới gầm bàn ngân hàng nhà nước VN và văn phòng thủ tướng.




Cộng sản là gì? - Cộng sản là... mày phải chết!


Lê Thiên (Danlambao) - Vào Dân làm báo, đọc bài “Định nghĩa cộng sản là gì” của tác giả Vận Mệnh, cười ra nước mắt. Thấm thía lắm mẩu đối thoại giữa “Thằng ăn xin” và “bạn”.

Sang phần comments (phản hồi), lại đọc thêm 20 định nghĩa cộng sản là gì! Sâu và thâm! Thỉnh thoảng khá cay, nồng hoặc đắng. Và chua nữa!

Chợt nhớ bài học định nghĩa cộng sản là gì vào cái thời quân cướp miền Bắc Việt Nam tràn vào cưỡng đoạt Miền Nam Việt Nam, xin góp câu chuyện ngắn dưới đây.

Hồi ấy những “lớp học tập chính sách” mở ra hàng đêm từ thành thị đến thôn quê! Làng quê tôi thuộc một tỉnh cực nam Miền Trung Việt Nam không ai trốn khỏi những cái lớp cưỡng bức học tập ấy, ở đó người dân chỉ nghe toàn những lời khoe khoang và chửi bới lỗ mãng. Trong một “lớp học tập”, câu hỏi “Cộng sản là gì “ được cán bộ “giảng huấn” nêu ra. Vài hôm sau, cái chết nghiệt ngã đến với anh dân quê “học viên” mau mắn đáp lại câu hỏi trên. Xin kể hầu bạn đọc.

Anh thanh niên xấu số tên là Nguyễn Tr. Là một quân nhân Biệt Động Quân VNCH trước 30/4/1975, Tr. được “mời đi học tập cải tạo” ba tháng, được xét trả về địa phương nhờ “học tập tốt, cải tạo tốt, tư tưởng tiến bộ!” Thế nhưng trong huyết quản người lính chiến cũ vẫn còn đọng chút máu “anh hùng lính Cộng hòa”. Thấy điều trái khuấy, anh Tr. khó nhịn. Anh phải nói! Nói cho hả hơi! Anh dám nói thẳng chế độ cs làm cho dân đói, dân khổ, dân bần cùng. Nhiều người lo cho anh, nhắc nhở anh, anh vẫn liều: “Cả Miền Nam chúng ta lúc này chẳng là nhà tù sao? Tù hết! Trừ bọn cs và đám a dua cs thôi!”

Trong một buổi học tập chính trị tại xã, cán bộ “giảng huấn” cao hứng: 

- Trước đây bọn “ngụy” xuyên tạc đủ điều về cộng sản. Nay cộng sản đã về giải phóng bà con ta, đang sống giữa bà con đây, bằng xương bằng thịt nè. Vậy bà con giờ đã hiểu cộng sản là gì chưa?

Không ai trả lời, có lẽ vì người ta đang ngủ gà ngủ gật, hay cũng có thể do sợ há miệng mắc quai! Bỗng anh Tr. từ đám đông đứng bật dậy, xin thưa:

- Có! Tôi hiểu! Hai chữ “cộng sản” có gì mà khó hiểu! Tôi học rồi mà!

Tên cán bộ hí hửng:

- À! Anh này! Anh đã qua cải tạo, “đả thông” cho bà con ta đi! Cộng sản là gì nào?

Anh Tr. trả lời:

- Dạ! Có gì cao siêu đâu! Dễ ợt hà!

Không chờ tên cán bộ hỏi thêm, anh Tr nói tiếp, nói thật nhanh như sợ ai chặn mất ý tưởng của mình:

- Cộng là gộp chung lại. Sản là... sảng! (Là dân nam Trung phần, Anh Tr. không phân biệt hai âm sản và sảng). Cộng sản là mọi thứ làm sảng, nói sảng, ăn sảng, hốt sảng, đánh sảng, giếtsảng... gộp lại, phải không bà con?

Dân chúng cười vang như vỡ chợ, rồi đồng loạt vỗ tay... Phản xạ tự nhiên! Tên cán bộ điên tiết, nhiếc mắng anh Tr, cho lệnh đưa anh vào phòng CA, buộc anh viết kiểm điểm và “phản tỉnh”. Anh Tr nguệch ngoạc mấy chữ. Tên CA chê bản kiểm điểm “không đạt yêu cầu”, buộc anh về nhà viết lại, hôm sau mang nộp:

- Anh không tự giác nhận tội, chúng tôi sẽ trị tới nơi!

Rồi trong một đêm tối trời, tên xã trưởng L. cùng tên xã đội trưởng H. dắt theo vài thuộc hạ du kích võ trang súng trường, mã tấu đi lùng kiếm anh Tr., lôi anh ra khỏi chòi ruộng của anh, bắn chết giữa đồng. Không biết có phải chúng trị anh như đã hăm he hay hạ thủ anh vì một duyên cớ nào khác. Chỉ biết rằng mấy tên sát nhân hèn hạ kia tìm cách phi tang tội ác, vu oan cho “bọn tàn quân ác ôn” lẻn về ám hại anh Tr “để đổ lỗi cho Cách mạng”!

Bà con nông dân trong các chòi ruộng lân cận có người thấy tên du kích cầm đèn pin bấm sáng lên trông rõ mặt tên xã trưởng L cùng tên xã đội trưởng H gian ác và đám du kích xã. Vỏ đạn còn bỏ lại hiện trường. Mấy tên du kích xã nhận tội. Hai tên đầu sỏ sát nhân hết đường chối cãi.

Các quan chức huyện-tỉnh chơi trò bịt miệng không được, bèn đóng kịch dân chủ, ra lệnh “câu lưu” xã đội trưởng và“đình chỉ công tác” đối với tên xã L. Tội sát nhân! Xử lý nội bộ, hay thật! Vài tháng sau, người ta không ngạc nhiên thấy tên xã đội trưởng “bị câu lưu” kia vẫn là xã đội trưởng một xã khác trong huyện. Tên L chủ tịch xã ác ôn thì được đôn lên làm Bí thư xã ở cái xã gọi là “xã cách mạng” đang qui hoạch tiến lên “xã huyện lỵ”. Các cơ sở công quyền và bao nhiêu công trình được dựng lên ồ ạt, trông “hoành tráng”... và túi cán bộ các cấp cứ thế mà phình to ra. Vài năm sau, cái xã huyện lỵ hiện đại qui mô kia thay vì trở thành “thị trấn anh hùng cách mạng nhân dân” theo qui hoạch, bỗng nhiên trở thành khu hoang địa với lý do “không đáp ứng yêu cầu thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”! Cái huyện lỵ hoang phế nham nhở nhớp nhúa bây giờ là những ngôi nhà mất mái, tường sập, chỗ nào cũng đầy dẫy phân trâu, phân bò, phân người, rác rưởi bẩn thỉu.

Cộng sản là gì? Là vô sản? Không! Chính là phá sản - mọi mặt, mọi thứ! Nơi cuộc sống con người và xã hội! Từ vật chất tới tinh thần lẫn tâm linh. Vẫn chưa đủ! Rõ ràng, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, cộng sản đi tới đâu gieo rắc khốn khổ chết chóc đến đó! Thế nên, với câu hỏi Cộng sản là gì, câu trả lời chính xác nhất có lẽ là: Tang thương! Chết chóc!

(10/8/14)




No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

My Blog List