Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, August 11, 2014

Pháp muốn Châu Âu đền bù nông dân do Nga cấm nhập nông sản


Pháp muốn Châu Âu đền bù nông dân do Nga cấm nhập nông sản

Một phiên chợ ở Saint Peterbourg : Rau quả được nhập từ các nước khối Liên xô cũ - REUTERS /Alexander Demianchuk
Một phiên chợ ở Saint Peterbourg : Rau quả được nhập từ các nước khối Liên xô cũ - REUTERS /Alexander Demianchuk

Đức Tâm

Trong lĩnh vực kinh tế, việc Nga trả đũa cấm vận của phương Tây qua việc đóng cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản của Châu Âu, đã gây ra nhiều lo ngại cho giới sản xuất. Paris cho biết sẽ đề nghị Bruxelles có những biện pháp đền bù, "phù hợp" để khắc phục hậu quả.

Hôm qua, 08/08/2014, sau khi điện đàm với Tổng thống François Hollande, Chủ tịch Tổng công đoàn các nhà khai thác nông nghiệp Pháp (Fédération nationale des syndicats d'exploitants agricoles - FNSEA), ông Xavier Beulin, cho biết, « Pháp sẽ yêu cầu (Châu Âu) có những biện pháp quản lý khủng hoảng, chủ yếu đối với các loại rau, quả và cả thịt ».

Đó là những biện pháp cho phép giữ lại một phần sản lượng các nông sản, đồng thời đền bù cho người sản xuất, qua đó tránh gây ra tình trạng thừa cung và làm sụt giá.
Matxcơva đã cấm vận một năm đối với các nông phẩm đến từ những quốc gia tiến hành trừng phạt kinh tế Nga.

Pháp, Ý, Tây Ban Nha và một nước sản xuất rau quả ở phía nam Châu Âu sẽ phối hợp với nhau để đề ra các biện pháp đền bù, hỗ trợ. Đại diện giới sản xuất nông nghiệp nhấn mạnh là cần phải khẩn trương vì hiện nay đang là mùa thu hoạch nhiều loại rau quả. Bỉ, Hà Lan, Đức và Ba Lan cũng là những nước sản xuất và xuất khẩu nhiều nông phẩm.

Những nước này lo ngại các nông phẩm, trước đây được xuất khẩu sang Nga, nay đổ vào thị trường Châu Âu và sẽ làm sụt giá, gây khó khăn thêm cho giới sản xuất.

Là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, Nga phải thực hiện cam kết nhập khẩu nông sản đáp ứng 35% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, Matxcơva vẫn có thể đóng cửa thị trường đối với Châu Âu, đồng thời tôn trọng cam kết này qua việc nhập khẩu nông sản từ Trung Quốc, các nước Châu Á và Châu Mỹ Latinh.

Hôm nay, Ba Lan, nước xuất khẩu táo hàng đầu ờ Châu Âu, đã tiến hành các thủ tục khẩn cấp, đề nghị Mỹ mở cửa thị trường, do cấm vận của Nga.

Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn cấm nhập khẩu rau quả tươi từ Châu Âu, nhưng có áp dụng một số biệt lệ, như đối với ớt tây và bông cải xanh của Ba Lan, táo và lê của Ý.
http://www.viet.rfi.fr/phap/20140809-phap-muon-chau-au-den-bu-nong-dan-do-nga-cam-nhap-nong-san

Nga sẽ cạn tiền nếu tiếp tục đọ sức với phương Tây

Thủ tướng Medvedev : Rượu vang có thể là bước kế tiếp của các biện pháp trả đũa của Nga - REUTERS /Sergei Karpukhin
Thủ tướng Medvedev : Rượu vang có thể là bước kế tiếp của các biện pháp trả đũa của Nga - REUTERS /Sergei Karpukhin

Lê Vy RFI

Báo chí Pháp ra hôm nay đều quan tâm bình luận các biện pháp trả đũa của Nga đối với phương Tây, đồng thời phân tích những hậu quả mà kinh tế Nga sẽ hứng chịu. Libération phỏng vấn kinh tế gia Sergueï Gouriev. Ông nhận định : "Nếu tiếp tục đeo đuổi các biện pháp cứng rắn thì Nga sẽ cạn tiền" từ nay đến năm 2018. Trong cuộc "đọ sức trừng phạt này, Nga sẽ thảm bại hơn phương Tây".

Hiện tại, Nga cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng nhưng theo kinh tế gia Sergueï Gouriev, Nga sẽ không dám ngưng cung cấp khí đốt và dầu khí cho phương Tây do Nga quá cần đến nguồn thu nhập này. Libération đặt câu hỏi : liệu cuộc đọ sức giữa phương Tây và Nga sẽ kéo dài trong vòng nhiều năm ?
Kinh tế gia cho rằng, cuộc đọ sức sẽ không quá lâu như chiến tranh lạnh trong vòng 50 năm nhưng cũng không kết thúc quá sớm. Nga sẽ tiếp tục đối đầu cho đến khi hết tiền hay trở thành một vệ tinh của Trung Quốc và biến mất khỏi bàn cờ chiến lược.
Về phía phương Tây, một số lĩnh vực cũng bị ảnh hưởng bởi biện pháp cấm vận của Nga nhưng nó sẽ không là thảm họa đối với các công ty này. Châu Âu chỉ xuất sang Nga khoảng 10% nông sản còn Hoa Kỳ chỉ chiếm 1%.
Hiện tại, theo Libération, Nga vẫn chưa động đến mặt hàng rượu vang, có lẽ nhằm tránh đụng chạm đến Pháp vì Pháp vẫn tiếp tục hợp đồng bán chiến hạm Mistral cho Nga.
Tuy nhiên, nhà kinh tế Sergueï Gouriev lại đánh giá, rượu vang sẽ là bước kế tiếp của các biện pháp trả đũa của Nga. Thủ tướng Dmitri Medvedev đe dọa sẽ cấm nhập khẩu xe hơi và cấm các hảng hàng không phương Tây bay qua vùng Siberi.
Trước mắt, hậu quả của các biện pháp trừng phạt phương Tây lên nền kinh tế Nga vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, việc Nga bị cô lập đã khiến cho giới đầu tư rút vốn khỏi nước này (70 tỷ đô la trong vòng 6 tháng đầu năm, hơn cả lượng vốn rút đi trong cả năm ngoái). Giao dịch trên thị trường chứng khoán Mátxcơva giảm 20% so với đầu năm trong khi giao dịch chứng khoán của các quốc gia đang trỗi dậy khác lại gia tăng (Sao Paulo : +13%, Istanbul : +25%).

Giá bất động sản không trượt giá nhưng nhà cửa lại không bán được. Lĩnh vực phân phối sẽ bị ảnh hưởng. Mátxcơva sẽ dần cạn tiền nhưng không phải chỉ trong một sớm một chiều. Hiện tại, ngân hàng trung ương và chính phủ vẫn còn đủ tiền dự trữ. Ngược lại, trong 5 năm tới, khó mà hình dung được Nga sẽ thoát được kịch bản khắc khổ. Chính phủ vừa trưng dụng tiền của quỹ hưu trí cho đến năm 2015 và Mátxcơva đã bắt đầu đề cập đến việc tăng thuế.

Nhật báo Le Monde cũng trích nhận định của một số chuyên gia như sau : Nga hiện đang bên bờ vực của suy thoái kinh tế. Các nhà kinh tế lo ngại hiện tượng giá cả leo thang và lạm phát tăng vọt do hàng hóa khan hiếm « khoai tây, cà rốt thì dễ kiếm chứ đặc biệt sẽ thiếu hàng cao cấp ».

Le Monde nhận định, Nga vẫn tiếp tục đọ sức với phương Tây là vì, « Tổng thống Putin không thể trở thành một kẻ yếu. Ông không cần biết nước ngoài nghĩ gì về ông. Điều mà ông quan tâm chính là hình ảnh của ông trước dân chúng Nga », theo nhận định của kinh tế gia Chris Weafer. 

Tuy nhiên, trừng phạt của phương Tây sẽ không ngăn cản được Nga tiếp tục gây bất ổn cho nước láng giềng Ukraina nhưng ít ra miền Đông Ukraina vẫn còn thuộc chủ quyền Ukraina, không như vùng Crimée.
__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List