Trần Nhã Thụy - Tết… choảng
nhau và những điều đáng suy ngẫm
Thứ
Năm, ngày 26 tháng 2 năm 2015
Có đến hơn 6.200
người phải nhập viện do đánh nhau, trong đó có 15 người tử vong, đó là những
con số theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế vừa công bố. Điều đáng lưu ý là số
người nhập viện và tử vong kia chỉ diễn ra trong một tuần lễ ăn Tết cổ truyền
(từ 15 đến 22 tháng 2, tức từ 27 tháng Chạp đến mồng 4 Tết)
“Có đạt lục
Guinness thế giới về... Tết choảng nhau”?
Buổi sáng đầu năm
mới, khi cùng các đồng nghiệp ngồi bên bàn cà phê, chúng tôi đã hỏi nhau một
câu... trớ trêu như vậy.
Tất nhiên là ai
cũng biết đây là câu hỏi đùa giỡn cho vui. Nhưng đằng sau câu hỏi “cho vui”
này, tôi thấy thực chất là chúng tôi đang “cho buồn” lẫn nhau. Không cố ý,
nhưng người đầu tiên đặt câu hỏi ấy như vừa gắp bỏ “hòn than cháy” nỗi buồn vào
lòng mỗi người. Mà không buồn sao được, khi chỉ trong mấy ngày Tết, số người
đánh nhau đến mức phải nhập viện cấp cứu lên đến con số hàng ngàn. Cụ thể là
hơn 6.200 người. Nếu làm một phép so sánh thì con số này vượt mức quân số của 2
trung đoàn (mỗi trung đoàn là 3.000 người). Và nếu làm một phép liên tưởng
trong chiến tranh, chỉ mấy ngày mà có đến 2 trung đoàn thương binh thì thấy
khủng khiếp như thế nào.
Nhưng đây không
phải là chiến tranh, đây là thời bình và đây là những ngày vui Tết cổ truyền
dân tộc. Vậy thì hà cớ gì mà thiên hạ... choảng nhau ác liệt như vậy? Cũng theo
báo cáo của Bộ Y tế thì hầu hết các vụ đánh nhau đều do say rượu, va quẹt khi
tham gia giao thông, cũng có khi là do thua bài bạc mà... nóng máu choảng nhau.
Đặc biệt có nhiều vụ mà người nhập viện cấp cứu chính là người nhảy vào can
gián những vụ đánh nhau, rồi bị vạ lây.
Tết say rượu
và tai nạn giao thông là hình ảnh đau lòng trong ngày tết
Chúng ta có
thể hình dung như thế này: Trong không khí vui Xuân, ăn Tết, tới nhà nào cũng
ly bia chén rượu, khiến ai nấy đều... tê tê. Thông thường, khi say người ta nằm
nghỉ ngơi hoặc đi ngủ, còn ngày Tết, say rồi vẫn cứ phải đi chúc Tết, chơi Tết.
Thế là những gã say loạng quạng gặp nhau trên những “cung đường gió bụi”.
Những chiếc xe gắn
máy lúc này như những con bò tót húc sừng vào nhau tóe lửa. Và những kỵ sĩ bắt
đầu huơ chân múa tay lao vào nhau. Lúc này, như ông bà ta vẫn thường bảo là rượu
nói chứ không phải người nói. Mà rượu nói thì thường rất khó lọt lỗ tai. Và thế
là họ bay vào... choảng nhau. Lại nói như ông bà ta vẫn thường bảo là rượu nó
đánh chứ không phải người đánh. Mà rượu đánh thì nó bốc lắm, khỏe lắm. Thế là
gây tai họa.
Tôi dám cá rằng có
đến 90% những vụ choảng nhau ngày Tết là do bia rượu. Còn lại là do thua bài
bạc, dẫn đến mất kiểm soát, hoặc trừ khử lẫn nhau. Nhưng có một điều rất đáng
suy ngẫm là: Đây đâu phải là lần đầu tiên chúng ta ăn Tết cổ truyền?
Người Việt đã ăn
Tết Nguyên đán từ hàng ngàn năm nay. Người Việt từng có những cái Tết Nguyên
đán tưng bừng rực rỡ. Người Việt từng có nhũng cái Tết Nguyên đán nghèo nhưng
ấm áp. Người Việt cũng từng có những cái Tết xơ xác trong chiến tranh loạn lạc.
Nhưng tôi chưa từng thấy sử sách nào chép lại người Việt lại có cái Tết choảng
nhau với số người nhập viện kỷ lục như Tết này.
Không phải nói quá,
đó là một nỗi hổ thẹn, nhục nhã, khi chúng ta ngoái nhìn ra nền văn minh thế
giới. Và rồi tôi lại tự hỏi: Con số 6.200 người nhập viện và 15 người tử vong
trong 7 ngày kia chỉ là con số thống kê được. Còn có bao nhiêu người choảng
nhau mà không nhập viện? Bao nhiêu người đã chết trên đường du xuân mà chưa tìm
được?”. Than ôi, Tết mà thảm cảnh vậy sao? Phải chăng tính bạo lực đang gia
tăng ở người Việt?
Nghĩa trang tắc
đường và những màn kung fu
Cũng trong bàn cà
phê của buổi sáng đầu năm mới, chúng tôi được một anh bạn kể cho nghe câu
chuyện Tết buồn quê anh. Theo lời anh bạn, thì Tết năm nay, làng quê anh bỗng
dưng tràn ngập ô tô, là ôtô từ Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột... đổ
về. Những người con tha hương, nay làm ăn khấm khá, lái ôtô về làng. Cảnh ấy
khiến trẻ con người già lạ lẫm. Theo tục làng thì sáng mồng 1 Tết, nhà nào cũng
phải đi ra nghĩa trang viếng mộ. Và thế là buổi sáng mồng 1 Tết năm nay, lần
đầu tiên nghĩa trang bị tắc đường.
Thật là một cảnh
tượng chưa ai từng thấy. Một đoàn ôtô chen lấn xộc xệch, cố vượt lên trước để
ra nghĩa trang. Và rồi có hai chiếc ôtô va quẹt vào nhau. Và rồi hai ông chủ
mặc comple mở cửa xông vào nhau tung những cú đá kungfu.
Chúng ta cứ thử tưởng
tượng đây là sáng mồng 1 Tết. Và như thông lệ thường niên, con đường ra nghĩa
trang làng rất yên ả thanh bình, hầu hết là người đi xe đạp hoặc đi bộ. Những
năm về trước nhiều cụ già còn khăn đóng áo dài tay cầm bó nhang bó hoa rảo bước
trên con đường làng. Thế nhưng năm nay, con đường này bỗng kẹt ôtô. Và khi màn
kungfu của hai ông chủ trẻ diễn ra thì bất thần một chiếc ôtô chồm lên cày nát
luôn cả hàng rào một vườn rau, tìm lối băng đi. Thấy có xe vượt lên thì những
xe sau tiếp nối. Chủ nhà chạy ra đứng như trời trồng, miệng há hốc như cấm
khẩu.
Anh bạn tôi cũng là
người đi ra nghĩa trang vào buổi sáng mồng 1 ấy, nhưng may mắn là đi xe gắn máy
cùng với một người cháu. Sau sự kiện mà anh gọi là “đau đớn” ấy, khuya hôm đó
anh lặng lẽ đón tàu ngược Sài Gòn.
Tết quê và những
nỗi buồn của tôi
Là một người yêu
quê, thế nhưng, khi những ngày giáp Tết, nếu có ai đó hỏi tôi rằng Tết này có
về quê không thì tôi buồn bã lắc đầu. Tại sao một người yêu quê say quê như tôi
mà Tết lại không về? Câu trả lời của tôi là: Không có điều kiện để về.
Không có điều kiện
tức là không có tiền. Đó xem ra là câu trả lời thỏa đáng. Thực ra là tôi đang
nói dối. Tôi không nghèo tới mức không có tiền xe đò về quê. Thực tế thì càng
ngày tôi càng ngán ngẩm Tết quê.
Điều ngán ngẩm đầu
tiên của tôi chính là nạn nhậu nhẹt say sưa điên đảo. Là một người biết và
thích rượu bia nhưng tôi không bao giờ cho rằng bia rượu là niềm vui tột cùng,
là mục đích cuối cùng của đời người. Bia rượu chỉ là phương tiện, là chút “đưa
cay” lâng lâng, tạo tình thân. Nhưng khi lạm dụng bia rượu, uống tới mức độ mất
lý trí, uống tới độ biến người thành thú vật, thì tôi thấy thật sự kinh hoàng.
Khi về quê, tôi
thích cùng những người thân đi lang thang vào thiên nhiên, ngắm cảnh đẹp, thăm
viếng người già. Nhưng càng ngày tôi thấy mình không có bạn đồng hành. Rất
nhiều bạn bè tôi vừa “rớt” xe đò, vừa “rớt” máy bay là độ nhậu, hết nhậu hải
sản tới nhậu thịt rừng, hết thịt rừng thì nhậu gà thả vườn, hết gà vườn thì ra
đồng bắt cá... Nói chung tất cả những sinh hoạt vui chơi ngày Tết đều gắn liền
với sinh hoạt nhậu. Nhiều lúc tôi cứ nghĩ rằng nếu về quê mà nhậu như vậy thì
cũng như ở Sài Gòn chứ về quê làm gì?
Nhưng nhậu đâu chỉ
là nhậu? Nhậu say rồi thì nói xấu người này người nọ. Nhậu say rồi thì gièm pha,
xúc phạm lẫn nhau. Và tôi muốn trở lại câu chuyện tắc đường ra nghĩa trang ở
quê anh bạn.
Ở quê tôi ôtô ngày
Tết chưa đến mức tắc đường, nhưng ôtô dày đặc ở các quán nhậu. Hầu hết người
lái ôtô về quê là để phục vụ việc ăn nhậu. Và tất nhiên là khoe khoang mức độ
giàu có. Tôi rất ít thấy một người dùng ôtô để chở cha mẹ già đi thăm thú ngoạn
cảnh. Tôi ít thấy người lái ôtô đi tặng quà cho những đứa trẻ nghèo vùng sâu.
Tôi ít thấy người lái ôtô đi thăm một bạn học thuở ấu thơ giờ lận đận xó quê...
Tôi chợt thèm những
hình ảnh nghèo khó nhưng đầm ấm và chứa chan sự chân thành của cái Tết ngày
xưa.
Nhà văn Trần Nhã Thụy
(Tuổi trẻ & Đời sống)
Kính Hòa/rfa - Từ bỏ một lý tưởng (phần 1)
Thứ
Năm, ngày 26 tháng 2 năm 2015
Phần một: Chủ nghĩa cộng sản, ảo tưởng và bi kịch
Ngày 30 tháng tư năm nay đánh dấu 40 năm ngày đảng cộng sản Việt
Nam nắm quyền thống trị trên toàn bộ nước Việt Nam. Dưới chế độ độc đảng, xã
hội Việt Nam được qui định chỉ có một hệ tư tưởng duy nhất mà thôi đó là chủ
nghĩa cộng sản. Song người ta thấy rằng những người không đồng tình với chủ
nghĩa này ngày càng đông, đồng thời họ cũng không đồng ý rằng đảng cộng sản
Việt Nam độc quyền cai trị đất nước.
Những người đầu tiên
Trong chương trình kỷ niệm Ký ức 40 năm, chúng tôi xin điểm lại
sự hình thành và phát triển của dòng ý tưởng trái chiều đó ở Việt Nam. Bài đầu
tiên nói về những người đầu tiên chống lại sự độc quyền tư tưởng.
Vùng lên hỡi những nô lệ ở thế gian
Vùng lên hỡi ai cơ khổ bần hàn
…….
Đó là lời ca trong bài Quốc tế ca xuất phát từ phong trào cộng
sản quốc tế vào cuối thế kỷ 19, nói lên niềm hy vọng xây dựng một xã hội lý
tưởng của loài người. Đó là lý tưởng cộng sản và cốt lõi đấu tranh giai cấp của
nó.
Năm 1930 đảng cộng sản Việt nam thành lập và từng bước nắm quyền
trên toàn cõi đất nước. Đảng này thiết lập một hệ thống toàn trị với vài triệu
đảng viên kiểm soát hết mọi cơ cấu tổ chức trong xã hội, từ cấu trúc cầm quyền
tối cao cho đến những chi bộ ở thôn ấp, làng xã.
Nhưng ngay bước đầu tiên cầm quyền của nó, sự không tưởng đã lộ
ra với một thực tế đẫm máu của cải cách ruộng đất, về mặt lý thuyết cộng sản là
được tiến hành để tạo công bằng xã hội.
Bi Kịch
Ông Nguyễn Minh Cần, một đảng viên cao cấp thời cách mạng tháng
tám 1945, nhớ lại:
“Từ sau cuộc cải cách ruộng đất, đầu óc tôi bắt đầu suy nghĩ.
Tôi cảm thấy là vì sao một cái đảng nhân danh nhân dân, nhân dân lao động mà
lại đi đàn áp, giết chóc, những người lao động, những người nông dân, những người
rất là bình thường một cách tàn bạo như vậy. Và cũng từ đó càng ngày tôi càng
suy nghĩ hơn, rồi tiếp theo là cái cuộc đấu đá anh chị em trong phong trào Nhân
văn giai phẩm, thì tôi thấy một sự bất công rất rõ rệt, nó bắt buộc tôi phải
suy nghĩ lại vì sao?”
Ông Nguyễn Minh Cần tị nạn ở nước Nga từ những năm 1960, từ bấy
đến nay ông không một lần về thăm quê hương, điều đó ông cho là một sự đau khổ
và bi kịch.
Bi kịch cũng được một đảng viên cao cấp giấu tên đề cập đến.
“Trước đây có những người yêu nước, có lòng với nhân dân,
nhưng không có chỗ nào, có một chỗ đó thì người ta vào. Cái đảng theo mô hình
Lê Nin này nó lợi dụng nhân dân làm công cụ, đánh cắp lòng yêu nước của nhân
dân để thực hiện chế độ đảng trị. Tôi thấy đó là một bi kịch.”
Việc nhận ra tính bi kịch của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam
đến với những số phận khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Mấy mươi năm sau
khi ông Nguyễn Minh Cần tị nạn chính trị tại Nga, sau ngày 30/4/1975, người cha
của luật sư Lê Công Định, một cán bộ cộng sản cao cấp tại Sài gòn vỡ mộng về
thực tại cộng sản. Luật sư Định kể lại:
“Ba tôi là một người cộng sản xuất thân từ miền Nam, có một
sự tranh chấp về mặt nội bộ với những đảng viên từ Hà nội vào. Họ là những
người đi vào đây với tư thế của những người đi chiếm đóng. Còn ba tôi là một
người cộng sản với tư cách của một người đang xây dựng một xã hội mới, một hệ
thống mới.”
Người đảng viên đó bị bắt giam, được thả ra, rồi người ta dự
định phục hồi danh dự cho ông với điều kiện ông phải làm bảng kiểm điểm. Ông
khước từ và nói rằng công cuộc đi theo đảng của ông đã là một bảng kiểm điểm vĩ
đại.
Con đường Đông Âu
Có một con đường đi của những tư tưởng không cộng sản đến Việt
Nam là từ chính những quốc gia cộng sản từ rất sớm. Nhà văn bất đồng chính kiến
Nguyễn Xuân Nghĩa vào năm 1967 được sang Tiệp Khắc du học. Gia đình ông là một
gia đình tham gia cách mạng cộng sản từ những năm 1930. Tại Tiệp Khắc ông chứng
kiến mùa xuân Prague 1968, được nghe kể cuộc nổi dậy Hungary 1956, được các bạn
đồng học kể cho nghe câu chuyện sinh viên Tiệp tự thiêu phản đối Hồng quân Liên
Xô tiến vào Tiệp Khắc.
“Dù Tiệp Khắc cũ là một xã hội cộng sản đóng nhưng cũng có
hở, có phim ảnh, rồi những tờ báo ca ngợi cuộc sống ở Mỹ ở Đức, rồi dần dần tôi
thấy phải suy nghĩ lại tư tưởng của mình, phải có ý thức về chính trị.”
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, người đã có những suy nghĩ về sự bất hợp lý
của mô hình cộng sản ngay khi bắt đầu nghiên cứu khoa học tại Việt Nam trong
những năm 1960, khẳng định được những điều đó sau khi ở Tiệp Khắc trở về.
“Sau khi làm nghiên cứu sinh ở Tiệp về, mình thấy rõ hơn về
mặt chính trị, là cái hệ thống cộng sản nó vướng những mâu thuẫn rất là căn bản.”
Con đường Sài gòn
30/4/1975, Sài Gòn và Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Nhưng những giá
trị của nó không mất đi, mà tác động ngược lại lên những người đến từ miền Bắc.
Vài ngày sau cái ngày lịch sử ấy Tiến sĩ Hà Sĩ Phu vào Sài Gòn.
“Đó là một cú chuyển biến rất mạnh. Tức là nhảy vào Sài Gòn
thì mình thấy nó phát triển, đầy đủ mà trước đây mình không biết. Trước đây
miền Bắc tuyên truyền rằng miền Nam đau khổ. Tôi vẫn còn nhớ bài hát của nhạc
sĩ Hoàng Hà rằng
Hôm nay em mặc đôi áo mới
Màu áo nâu non hồng tươi
Chúng ta có cơm và áo rồi
Nhưng trong Nam còn đang rối bời
Mong sao rồi đây cơm áo được khắp Bắc Nam cùng vui.
Tôi tưởng miền Nam khổ lắm.”
Miền
Nam Việt Nam cũng gây ấn tượng cho Tiến sĩ Địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, người
từng đi bộ đội Việt Minh thời chiến tranh chống thực dân Pháp. Khi tiếp xúc với
các đồng nghiệp người miền Nam ông thấy rằng họ là những nhà khoa học thực thụ,
và ông còn thấy những điều khác trong lần đầu ông vào miền Nam.
“Và không chỉ là vấn đề khoa
học, mà khi tôi đi quan hệ ngoài xã hội, tôi thấy con người miền Nam họ sống
với lễ giáo phương Đông rất là nền nã, chứ không bị pha tạp, bị hủy hoại như ở
miền Bắc.”
Tiến
sĩ Nguyễn Thanh Giang là một trong những người đầu tiên trong giới khoa học ở
miền Bắc sang Mỹ tham dự hội thảo khoa học. Ông nhớ lại:
“Tôi vỡ nhẽ ra rằng những điều tôi được nhồi sọ từ trường phổ
thông tới đại học là không đúng. Họ bảo rằng tư bản giãy chết, xã hội tư bản
đầy dẫy những xấu xa. Lúc bấy giờ thì trong đoàn có năm người, trong đó có ông
Phạm Quốc Tường là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, tôi vỡ nhẽ ra và nói với ông ấy
rằng anh ơi đây mới chính là xã hội chủ nghĩa chứ không phải là Liên Xô đâu
anh!”
Vào giữa những năm 1980 Tiến sĩ Hà Sĩ Phu công bố bài viết của
mình mang tên Dắt tay nhau đi dưới tấm bảng chỉ đường của trí tuệ,
một bài viết chống lại sự áp đặt của tư tưởng cộng sản. Ông bị bắt giam sau đó.
Những
bi kịch của những người cộng sản còn có thể kể ra trường hợp ông Bùi Tín, Đại
tá cộng sản Việt Nam có mặt tại Sài gòn vào ngày 30/4. Sau khi tị nạn chính trị
tại Pháp, ông viết Hoa Xuyên Tuyết, để nói lên niềm hy vọng của ông là những
đóa hoa bé nhỏ sẽ xuyên thủng bức màn che đậy tư tưởng vô minh của chế độc độc
tài.
Một
người khác là Thiếu tướng Trần Độ, người từng nói với các sĩ quan Pháp sau trận
Điện Biên Phủ rằng binh lính Việt Minh của ông bừng bừng khí thế chiến đấu vì
căm thù giai cấp và dân tộc bị áp bức, đã kết thúc cuộc đời với tư cách tội đồ
trong tay những người đồng chí cũ.
Trong phần tiếp theo của loạt bài này chúng tôi xin điểm lại sự
chuyển biến nhận thức của những người trẻ tuổi hơn, hoặc những người nhận thức
trễ hơn về một ý tưởng xã hội khác với cộng sản. Xin mời quí vị theo dõi.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.