Lãnh đạo đối lập Nga Boris
Nemtsov bị ám sát giữa Matxcơva
ONE BOMB
KILLS 40 TANKS us air force CBU 105 cluster bomb
Preview by Yahoo
Người dân đặt hoa nơi Boris Nemtsov bị bắn
chết ngay gần điện Kremlin ngày 28/02/2015.REUTERS/Sergei Karpukhin
Đêm hôm qua 27/02/2015, nhà đối lập kỳ cựu Boris Nemtsov, cựu
Phó thủ tướng Nga, đã bị sát hại ngay tại trung tâm thủ đô Matxcơva. Boris
Nemtsov là một trong những nhà đối lập chủ chốt chống lại chế độ Putin.
Cuộc
biểu tình của đối lập mà dự kiến ông sẽ tham gia ngày mai đã bị hủy bỏ và được
thay thế bằng cuộc tuần hành tưởng niệm người vừa qua đời.
Nhà đối lập 55 tuổi bị bắn vào sau lưng, khi ông đi dạo với một
phụ nữ trẻ trên cây Cầu lớn, ngay sát điện Kremli. Một người phát ngôn Bộ Nội
vụ Nga thông báo trên truyền hình Rossiya 24, « khoảng 23 giờ 15 phút, một chiếc xe hơi tiến sát
hai người, một người trong xe xả súng, trong đó bốn viên trúng vào lưng ông,
gây tử vong ».
Khoảng ba giờ trước khi bị bắn, trả lời câu hỏi của một đài phát
thanh Matxcơva về đời chính trị của mình, Boris Nemtsov kể : « khi tôi còn trẻ, Eltsine (Tổng
thống Nga lúc đó) từng muốn chọn tôi làm người kế nhiệm, nhưng ông ấy đã đổi ý
và chọn Putin. Đó là sai lầm lớn nhất của Eltsine ».
Ngay sau khi có hung tin, nhiều người Mátxcơva đã tới đặt hoa
nơi nhà đối lập bị giết hại. Cuộc tuần hành ngày mai, một trong những cuộc biểu
tình quan trọng nhất của đối lập kể từ nhiều tháng nay tại Matxcơva sẽ được
chuyển thành cuộc tuần hành tưởng nhớ người đã khuất. Theo hãng thống tấn nhà
nước Nga Tass, Tổng thống Putin tuyên bố vụ giết người nói trên có vẻ như được
thực hiện theo hợp đồng và đây « rõ
ràng là một hành động khiêu khích ». Theo cơ quan điều tra
Nga, vụ ám sát nhà đối lập đã được lên kế hoạch một cách hết sức chi tiết.
Thông tín viên RFI Veronika Dorman từ Matxcơva:
Boris
Nemtsov trước hết là một nhà chính trị kiên cường và có nhiều ảnh hưởng. Đặc
biệt là, trong số các lãnh đạo đối lập, ông là người duy nhất đã từng cầm
quyền. Boris Nemtsov đã là Phó thủ tướng và Bộ trưởng Năng lượng dưới thời
Boris Eltsin trong những năm 1990, và cũng từng là người lãnh đạo thành phố lớn
Nijni Novgorod (thủ phủ kinh tế của Volga-Viatka, một trong 12 vùng kinh tế của
nước Nga). Trong những năm gần đây ông là lãnh đạo đảng đối lập Parnas (đảng Tự
do của Nhân dân).
Trong hàng ngũ đối lập, ông không phải là người mà đa số sẽ bầu
chọn, nếu có cơ hội, nhưng ông là một trong những người bền bỉ phê phán Putin.
Dù sao, ngay cả khi nhà lãnh đạo đối lập bị sát hại có thảo ra những báo cáo
lên án sự tham nhũng của chế độ hiện hành, Boris Nemtsov không phải là một mối
nguy hiểm thực sự đối với Tổng thống Nga, trong bối cảnh hệ thống hiện hành đã
bị phong tỏa, còn đối lập thì bất lực.
Chính vì vậy, cho dù giả thuyết về vụ giết người do điện Kremli
chỉ đạo có thể là ý tưởng đầu tiên đến với công chúng, nhưng đây không phải là
giả thuyết duy nhất, thậm chí đó còn là giả thuyết ít có thể nhất. Trách nhiệm
của ông Putin là đã tạo ra một bầu không khí thù hận tại nước Nga. Khi nói rằng
đối lập là tay chân của nước ngoài và những nhà đối lập là những kẻ phản bội
cần loại bỏ, Tổng thống Putin trên thực tế đã bật đèn xanh cho những đầu óc bất
bình thường.
Trong những tuần gần đây, nhà đối lập Boris Nemtsov đặc biệt lên
án những can dự gây bất ổn Ukraina của Nga. Mục tiêu của buổi phát thanh mà ông
tham gia ít giờ trước khi bị giết là kêu gọi thính giả biểu tình ngày Chủ nhật
chống chiến tranh tại Ukraina. Boris Nemtsov yêu cầu « Vladimir Putin ngừng
hành động gây hấn » với Ukraina, theo ông, cuộc khủng hoảng kinh tế hết sức nặng
nề mà nước Nga phải gánh chịu gắn liền với xung đột này.
Trong cuộc phỏng vấn sau cùng này, Boris Nemtsov cũng lên án «
sự tàn bạo của Putin » đối với dân biểu, nữ phi công Ukraina Nadia Savtchenko,
người được coi là « biểu tượng của tinh thần kháng chiến Ukraina », đang tuyệt
thực từ hơn hai tháng nay trong nhà tù Nga để phản đối. Ông hy vọng cả triệu
người xuống đường để gây áp lực lên Tổng thống Nga.
Ngay sau vụ ám sát, nhà đối lập Ksenia Sobchak khẳng định rằng
cựu Phó thủ tướng đang chuẩn bị một báo cáo về sự hiện diện của quân đội Nga
tại Ukraina, một thực tế thường xuyên bị Kremli phản đối, bất chấp nhiều bằng
chứng đã được đưa ra.
Phản ứng trước vụ ám sát ông Boris Nemtsov, Tổng thống Ukraina
Porochenko viết trên Facebook : « Ông là chiếc cầu nối giữa Ukraina và Nga, và
cây cầu ấy giờ đây đã bị những viên đạn của một kẻ sát nhân phá hủy ».
Vụ Boris Nemtsov:
Thế giới xúc động mạnh
Cựu Thủ tướng Nga Boris Nemtsov, tháng 9 năm
2012.AFP PHOTO / KIRILL KUDRYAVTSEV
Các lãnh đạo Phương Tây và đối lập Nga lên án vụ sát hại
nhà đối lập Boris Nemtsov ngay giữa Matxcơva đêm qua 27/02/2015, trong khi đó
Tổng thống Putin và các cộng sự nêu khả năng đây là một vụ « khiêu khích » nhằm
làm bất ổn đất nước.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lên án « vụ giết người tàn bạo »
mà nạn nhân là « người
bảo vệkhông mệt mỏi để các công dân Nga cũng được hưởng các quyền giống như tất
cả mọi người ». Nhà Trắng kêu gọi « chính quyền Nga nhanh chóng tiến
hành một cuộc điều tra không thiên vị và minh bạch ».
Lãnh đạo Ngoại giao Châu Âu Federica Mogherini cũng kêu gọi Nga
điều tra « đầy đủ,
nhanh chóng và minh bạch » vụ án. Tổng thống Pháp François
Hollande tố cáo « vụ
ám sát ghê tởm » nhắm vào một « nhà tranh đấu dũng cảm và không mệt
mỏi vì nền dân chủ, một chiến binh ngoan cường chống tham nhũng ».
Thủ tướng Đức Angela Merkel hối thúc ông Putin làm sáng tỏ « vụ giết người hèn hạ »
này.
Phản ứng trước vụ ám sát ông Boris Nemtsov, Tổng thống Ukraina
Porochenko viết trên Facebook : « Ông
là chiếc cầu nối giữa Ukraina và Nga, và cây cầu ấy giờ đây đã bị những viên
đạn của một kẻ sát nhân phá hủy ».
«
Bị giết vì nói lên sự thật »
Nhà đối lập Mikhail Kassianov, cựu Thủ tướng dưới quyền của Tổng
thống Putin trước đây, phẫn nộ : « Một
lãnh đạo đối lập bị bắn gục ngay dưới chân Kremli vượt quá khỏi mọi tưởng
tượng. Chỉ có một lý do duy nhất : Ông bị giết vì nói lên sự thật ».
Về cái chết của ông Nemtsov, một nhà đối lập khác, cựu vô địch cờ quốc tế Garry
Kasparov nhận định : « Trong
không khí thù hận và bạo lực mà (Tổng thống) Putin tạo ra ở nước ngoài và tại
Nga, làm đổ máu là một phương tiện thể hiện sự trung thành, khẳng định sự cấu
kết. (…) Vấn đề không phải là biết rằng liệu có phải ông Putin ra lệnh sát hại
Boris Nemtsov hay không. Chính nền độc tài của Putin, chủ trương tuyên truyền
thường trực chống lại những kẻ thù của quốc gia » là thủ phạm.
Boris Nemtsov là người đứng đầu phong trào phản kháng chưa từng
có tại Nga nổ ra trong mùa hè 2011-2012. Ông cũng là người lên tiếng mạnh mẽ
chống lại nạn tham nhũng khủng khiếp trong thời kỳ chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho
Thế vận hội mùa đông tại Sotchi 2014, với việc điểm danh rất nhiều công thự,
phi cơ, trực thăng thuộc quyền sở hữu của Tổng thống Nga. Cuối những năm 1990,
nhà cải cách Nemtsov từng đảm nhiệm chức Phó thủ tướng dưới quyền Boris Eltsin.
Vụ ám sát « chống nước Nga »
Sau vụ ám sát gây chấn động, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên
bố « tất cả sẽ được
làm để những kẻ tổ chức và thực thi hành động tội ác hèn hạ và ác độc này bị
trừng phạt tương xứng ». Trong thông điệp của ông Putin gửi đến
thân mẫu người quá cố, có đoạn : « Boris Nemtsov đã để lại dấu ấn trong lịch sử nước Nga,
trong đời sống chính trị và xã hội Nga. Ông ấy luôn là người bày tỏ công khai
và chân thực những quan điểm của mình ».
Theo hãng thống tấn nhà nước Nga Tass, Tổng thống Putin tuyên bố
vụ giết người nói trên có vẻ như được thực hiện theo hợp đồng và đây « rõ ràng là một hành động khiêu
khích ».
Thủ tướng Nga Dmitri Medvdev ghi nhận sự ra đi của nhà đối lập
là « mất mát lớn lao đối với xã hội
Nga, mà ông ấy luôn là người bảo vệ các quyền tự do và các giá trị của xã hội
chúng ta », ông Nemtsov đã là « một con người trung thành với
các nguyên tắc và một nhân cách lớn ».
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitri Peskov tuyên bố nhà đối
lập « không hề là một
đe dọa chính trị với V. Putin, và nếu như có so sánh với mức độ được lòng dân
của ông Putin, thì Boris Nemtsov chỉ hơn một công dân thường một chút ».
Lãnh đạo đảng Cộng sản Nga Guenadi Ziuganov bình luận « rõ ràng là (có âm mưu làm) đổ
máu để bạo loạn bùng nổ tại trung tâm Matxcơva ». Theo một lãnh đạo
khác của đảng Cộng sản, có thể « đây là một khiêu khích nhằm kích động tinh thần
bài Nga ở nước ngoài ». Vladimir Vassiliev, một lãnh đạo đảng Nước
Nga Thống nhất, thân cận với Tổng thống Putin, cũng có quan điểm tương tự.
Nhiều nhà đối lập với điện Kremli đã bị giết hại trong những năm
gần đây, trong đó đặc biệt nổi tiếng, có nhà bảo vệ nhân quyền Natalia
Estermirova, luật sư Stanislav Markelov, nhà báo Anastasia Babourova, hay nữ
phóng viên Anna Anna Politkovaskai. Những kẻ trực tiếp ra tay đôi khi bị bắt và
bị kết án, nhưng chưa bao giờ là những thủ phạm đứng sau lưng.
Preview by Yahoo
Nga cho phép tổ chức
tuần hành để tưởng niệm lãnh tụ đối lập Nemtsov
Người dân tụ tập tại nơi ông Boris Nemtsov bị
sát hại, ở trung tâm Moscow, 28/2/2015.
·
·
·
Tin
liên hệ
01.03.2015
Giới hữu trách Nga đã cho phép các lãnh tụ đối lập tổ chức một
cuộc tuần hành ở Moscow vào ngày mai để tưởng niệm ông Boris Nemtsov, lãnh tụ
đối lập bị bắn chết ở Moscow hôm thứ sáu sau khi hối thúc dân chúng phản đối
Tổng thống Vladimir Putin về vấn đề cuộc chiến ở Ukraine.
Cuộc tuần hành -- thay cho cuộc tụ tập mà ông Nemtsov định tổ
chức, đã được chính quyền thành phố chấp thuận hầu như ngay tức khắc. Họ cho
phép 50.000 người tụ tập và tuần hành để tưởng niệm ông Nemtsov.
Bộ trưởng Nội vụ Nga cho biết ông Nemtsov bị bắn trúng 4 phát đạn
từ một chiếc xe chạy ngang khi ông đi bộ trên một cây cầu bắt ngang sông Moscow
gần Điện Kremlin. Ông bị bắn trong lúc đi chung với một người phụ nữ từ Ukraine
tới thăm ông. Bà này được bình an vô sự.
Nhiều người đã bật khóc khi đến đặt hoa và đốt nến tại nơi ông bị
giết hại.
Chỉ vài giờ trước khi bị bắn, ông Nemtsov đã lên Đài phát thanh
Ekho Moskvy để thúc giục dân chúng tham gia cuộc biểu tình vào Chủ nhật này,
tập trung vào sự can dự của Nga ở Ukraine và vụ khủng hoảng kinh tế trong nước.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm nay lên án vụ giết hại ông
Nemtsov và nói rằng ông là “một chiếc cầu” giữa Ukraine và Nga.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lên án điều ông gọi là “một vụ giết
người tàn bạo” và kêu gọi Nga tiến hành một cuộc điều tra nhanh chóng và vô tư.
Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng bày tỏ sự phẫn nộ đối với
vụ giết hại ông Nemtsov. Ông nói rằng vụ nổ súng này là “một vụ sát nhân đầy
thù hận” và mô tả ông Nemtsov là “một người bảo vệ dân chủ.”
Một phát ngôn viên của ông Putin nói rằng vụ sát hại này có những
nét tiêu biểu của một vụ giết mướn và mô tả đây là “một sự khiêu khích.” Ông
này nói thêm rằng Điện Kremlin sẽ giám sát cuộc điều tra.
Ủy ban Điều tra Nga nói rằng tội phạm này có thể là một mưu toan
gây bất ổn chính trị. Phát ngôn viên của ủy ban, ông Vladimir Markin, hôm nay
cho biết vụ này cũng có thể có dính líu tới những hoạt động khủng bố của Hồi
giáo hoặc tình hình ở Ukraine.
Ông Nemtsov giữ chức phó thủ tướng trong những năm của thập niên
1990 và nhiều nhà quan sát tình hình Nga dự đoán ông sẽ kế vị Tổng thống lúc đó
là ông Boris Yeltsin.
Sau khi Tổng thống Yeltsin chọn ông Putin làm người kế nhiệm và
ông Putin đắc cử năm 2000, ông Nemtsov trở thành người Nga chỉ trích ông Putin
quyết liệt nhất, đặc biệt là từ khi xảy ra cuộc nổi dậy ở Ukraine hồi năm
ngoái.
Tháng 9 vừa qua, ông Nemtsov nói với đài VOA rằng ông Putin muốn
trả thù cho việc Ukraine lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych. Ông nói
rằng ông Putin lo ngại là những gì xảy ra ở Ukraine có thể xảy ra ở Nga và xem
một nước Ukraine thân Âu châu là một mối đe dọa cho quyền lực của ông.
Phiến quân thân Nga rút
vũ khí nặng tại miền đông Ukraine
Tổng thống Ukraine nói rằng quân đội của nước
này sẵn sàng đưa vũ khí hạng nặng trở lại tiền tuyến nếu tình hình rối loạn
tiếp diễn.
·
·
·
Tin
liên hệ
Ukraine đe dọa sẽ đưa vũ khí hạng
nặng trở lại tiền tuyến
Tổng thống Ukraine cho biết quân đội nước ông sẵn sàng đưa các
loại vũ khí hạng nặng trở lại tiền tuyến vì các phiến quân thân Nga vẫn tiếp
tục vi phạm thỏa thuận ngừng bắn
Giám đốc tình báo Mỹ ủng hộ cấp vũ
khí cho Ukraine
Chính quyền Tổng thống Obama đang chịu áp lực từ Thượng nghị sĩ
McCain và những nhà lập pháp khác đòi cung cấp vũ khí cho Ukraine
Tổng thống Ukraine lên án vụ giết hại
lãnh tụ đối lập Nga
Tổng thống Poroshenko lên án vụ giết hại ông Boris Nemtsov, người
bị bắn chết sau khi hối thúc dân chúng phản đối Tổng thống Vladimir Putin về
vấn đề cuộc chiến ở Ukraine.
Ukraine: Phiến quân tiếp tục tấn công
bất chấp lệnh ngưng bắn
Quân đội Ukraine nói các phần tử ly khai thân Nga đã liên tục nổ
súng nhắm bắn các vị trí Ukraine suốt đêm qua, bất chấp cuộc ngưng bắn bắt đầu
có hiệu lực cách đây 5 ngày.
01.03.2015
Phiến quân được Nga hậu thuẫn tại miền đông Ukraine hôm nay tiếp
tục rút xe tăng và các loại xe quân sự khác ra khỏi vùng tiền tuyến, tuân thủ
thỏa thuận ngưng bắn đạt được vào giữa tháng Hai năm nay.
Ukraine cho biết bạo động đã giảm bớt từ tối thứ Sáu sang sáng ngày thứ Bảy.
Quân đội Ukraine hôm thứ Sáu báo cáo những cái chết đầu tiên trong vòng 3 ngày.
Một phát ngôn viên quân đội Ukraine nói rằng 3 binh sĩ chính phủ bị thiệt mạng
và 7 binh sĩ khác bị thương trong những vụ đụng độ với phiến quân đòi ly khai ở
miền đông.
Tổng thống Petro Poroshenko đổ lỗi cho các phiến quân, nói rằng họ đang vi phạm
thỏa thuận ngưng bắn.
Tại một buổi lễ tốt nghiệp của các sinh viên sĩ quan, ông Poroshenko nói rằng
quân đội của ông sẵn sàng đưa vũ khí hạng nặng trở lại tiền tuyến nếu tình hình
rối loạn tiếp diễn. Ông cho biết quân đội Ukraine “lúc nào cũng sẵn sàng đối
đầu với quân thù.”
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Sáu, ông Poroshenko
cũng bày tỏ hậu thuẫn cho một phái bộ duy trì hòa bình của Liên hiệp Âu châu ở
Ukraine.
Ông cũng nói mối đe dọa quân sự từ phương đông - ám chỉ Nga - vẫn còn ngay cả
khi lệnh ngưng bắn được tôn trọng.
Hôm qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết đã có tiến bộ trong việc triệt
thoái vũ khí hạng nặng ở miền đông Ukraine. Ông nhấn mạnh tới tầm quan trọng
của việc hoàn thành những khía cạnh khác của thỏa thuận hưu chiến, kể cả các
vấn đề nhân đạo và cải cách hiến pháp trong vùng Donbas ở miền đông Ukraine.
Cũng vào ngày thứ Sáu, các giới chức Tây Ban Nha cho biết cảnh sát bắt sáu
người Tây Ban Nha bị nghi ngờ chiến đấu cho những phiến quân thân Nga tại miền
đông Ukraine. Một tuyên bố nói rằng 8 người này bị cáo buộc về nhiều tội khác
nhau.
Ukraine cho biết bạo động đã giảm bớt từ tối thứ Sáu sang sáng ngày thứ Bảy.
Quân đội Ukraine hôm thứ Sáu báo cáo những cái chết đầu tiên trong vòng 3 ngày. Một phát ngôn viên quân đội Ukraine nói rằng 3 binh sĩ chính phủ bị thiệt mạng và 7 binh sĩ khác bị thương trong những vụ đụng độ với phiến quân đòi ly khai ở miền đông.
Tổng thống Petro Poroshenko đổ lỗi cho các phiến quân, nói rằng họ đang vi phạm thỏa thuận ngưng bắn.
Tại một buổi lễ tốt nghiệp của các sinh viên sĩ quan, ông Poroshenko nói rằng quân đội của ông sẵn sàng đưa vũ khí hạng nặng trở lại tiền tuyến nếu tình hình rối loạn tiếp diễn. Ông cho biết quân đội Ukraine “lúc nào cũng sẵn sàng đối đầu với quân thù.”
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Sáu, ông Poroshenko cũng bày tỏ hậu thuẫn cho một phái bộ duy trì hòa bình của Liên hiệp Âu châu ở Ukraine.
Ông cũng nói mối đe dọa quân sự từ phương đông - ám chỉ Nga - vẫn còn ngay cả khi lệnh ngưng bắn được tôn trọng.
Hôm qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết đã có tiến bộ trong việc triệt thoái vũ khí hạng nặng ở miền đông Ukraine. Ông nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc hoàn thành những khía cạnh khác của thỏa thuận hưu chiến, kể cả các vấn đề nhân đạo và cải cách hiến pháp trong vùng Donbas ở miền đông Ukraine.
Cũng vào ngày thứ Sáu, các giới chức Tây Ban Nha cho biết cảnh sát bắt sáu người Tây Ban Nha bị nghi ngờ chiến đấu cho những phiến quân thân Nga tại miền đông Ukraine. Một tuyên bố nói rằng 8 người này bị cáo buộc về nhiều tội khác nhau.
Vladimir và cái chết của Boris Nemtsov
DienDanCTM
- 1/3/2015
Cả nước Nga đang lên cơn sốt về cái chết của ông Boris Nemtsov.
Ông Boris Nemtsov, một lãnh tụ đối lập nổi tiếng ở Nga, một nhân vật được coi là có sức lôi cuốn trong chính trị nước Nga, vừa bị bắn chết tại Moscow ở tuổi 55, với 4 phát đạn vào lưng trên một chiếc cầu gần điện Kremlin, nơi luôn có cảnh sát canh gác và máy ảnh an ninh theo dõi. Kẻ tấn công đã nổ súng từ một chiếc xe hơi màu trắng và sau đó tẩu thoát. Theo hãng tin Meduza của
Nga thì "nhiều người" đã bước ra từ chiếc xe và bắn chết ông Nemtsov.
Boris Nemtsov từng là Phó Thủ Tướng dưới thời Tổng Thống Boris Yeltsin với tương lai có thể trở thành tổng thống. Năm 1999, ông Nemtsov thành lập Liên Minh Các Lực Lượng Cánh Hữu (SPS) cùng với Anatoly Chubais và Yegor Gaidar và từng đạt được 10% phiếu và trở thành nhóm ảnh hưởng trong Quốc Hội.
Cùng với những người như Alexei Navalny và Garry
Kasparov, ông Boris Nemtsov đóng vai trò chính tổ chức các cuộc biểu tình ở
Moscow theo sau bầu cử năm 2011 và là người nổi tiếng về những chỉ trích mạnh
mẽ đối với ông Vladimir Putin.
Boris Nemtsov và Vladimir Putin
Những phản ứng về cái chết của ông Nemtsov, mà báo chí truyền thông và chính khách mô tả là "chuyện không thể tưởng tượng nổi", rất đa dạng.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin gọi việc giết ông Nemtsov
là "một sự khiêu khích" và thề quyết tìm ra thủ phạm.
Người đứng đầu Ủy ban Điều tra Nga, Vladimir Markin, nói
ông tin rằng vụ giết người có thể là “sự khiêu khích nhằm gây bất ổn đất nước,
và ông Nemtsov có thể đã bị hy sinh bởi những kẻ không từ nan mọi thủ đoạn nhằm
đạt mục tiêu chính trị". Ủy ban điều tra cũng đang xem xét khả năng liên
quan “Hồi giáo cực đoan” và liên hệ của ông Nemtsov ở Ukraine.
Nhiều người Nga không tin rằng điều tra sẽ tìm ra thủ
phạm thực sự. Nhà báo nổi tiếng Aider Muzhdabaev viết trên Facebook: “Băng từ
camera CCTV theo dõi kẻ giết Boris có thể đủ để làm thành phim dài. Nhưng tôi
chắc chắn các nhân vật trong phim sẽ không bao giờ được xác định, tìm thấy hay
kết án.”
Vụ ám sát ông Nemtsov đang làm chia rẽ xã hội Nga. Những người ủng hộ đối lập quy trách nhiệm cho điện Kremlin. Còn các chuyên gia thân Kremlin và báo chí thân chính phủ, đa số đều đồng tình với Tổng thống Putin.
Thế giới Tây phương đã lên án vụ sát hại ông Nemtsov và đòi điều tra minh bạch. Ông Thorbjorn, Tổng thư Ký Hội Đồng Châu Âu đã viết trên Twitter: "Tôi cảm thấy sốc và kinh hoàng trước vụ sát hại lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov. Hung thủ cần phải đối mặt với công lý".
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng lên án
vụ sát hại "tàn bạo" và kêu gọi chính phủ Nga "nhanh chóng"
thực hiện một cuộc điều tra "công bằng và minh bạch".
Sau cái chết của ông Nemtsov, người ta nhớ lại những cái chết của những người chống lại ông Putin:
Tháng Tư 2003 – Chính khách Sergey
Yushenkov bị ám sát gần nhà ở Moscow
Tháng Bảy 2003 – Nhà báo Yuri Shchekochikhin
chết sau căn bệnh bí hiểm kéo dài 16 ngày
Tháng Bảy 2004 – Biên tập viên tạp chí
Forbes phiên bản tiếng Nga Paul Klebnikov bị bắn trên đường ở Moscow
Tháng Mười 2006 – Nhà báo Anna Politkovskaya
bị bắn ngoài căn hộ ở Moscow
Tháng 11/2006 – Cựu điệp viên Nga
Alexander Litvinenko chết, gần ba tuần sau khi uống trà dính chất polonium ở khách
sạn tại London
Tháng Ba 2013 - Boris Berezovsky, từng
đóng vai trò phân phát quyền lực nhưng sau chống Putin, chết trong nhà ở Anh
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin
Sobesednik trước đây, ông Nemtsov đã tỏ ra lo ngại cho tính mạng của mình khi
nói "Tôi e rằng mình sẽ bị Putin giết chết".
Chuyện xứ người và chuyện nước ta nghe thấy ... quen quen!
Chuyện xứ người và chuyện nước ta nghe thấy ... quen quen!
Yêu sách của Bắc Kinh Biển
Đông khiến người Philippines cảnh giác với Trung Quốc.REUTERS/Romeo Ranoco
Phủ Tổng thống Philippines vào hôm nay 28/02/2014, đã
chính thức lên tiếng bảo vệ quyết định mới đây của Bộ Năng lượng nhằm đình chỉ
sự tham gia của kỹ thuật viên Trung Quốc vào sự phát triển và vận hành của màng
lưới điện quốc gia Philippines. Lý do được nêu lên là vấn đề an ninh quốc gia,
nhưng giới quan sát cũng gắn liền quyết định này với tranh chấp giữa Bắc Kinh
và Manila về Biển Đông.
Theo báo chí Philippines, trên một đài phát thanh địa phương,
Phó Phát ngôn viên của Tổng thống Aquino, bà Abigail Valte khẳng định rằng :
Khi quyết định không triển hạn công tác cho 16 cán bộ kỹ thuật Trung Quốc đang
làm việc tại Tập đoàn Lưới điện Quốc gia Philippines NGCP, Bộ Năng lượng Philippines
đã có nghiên cứu kỹ lưỡng về những ưu và khuyết điểm của vấn đề.
Bà Valte đã tuyên bố như trên sau khi Bắc Kinh lên tiếng đòi
Manila phải xử sự công bằng đối với Tập đoàn NGCP – có 40% vốn Trung Quốc – vào
việc xây dựng màng lưới điện toàn quốc của Philippines. Theo Phát ngôn viên Bộ
Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, thì tập đoàn này đã có nhiều đóng góp quan trọng,
và Manila phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp của tập đoàn đó.
Tranh cãi đã nẩy sinh từ hôm thứ Tư, 25/02 khi Bộ Năng lượng
Philippines loan báo là sẽ chấm dứt công việc của số cán bộ kỹ thuật Trung Quốc
đang làm việc trong hệ thống điện toàn quốc, vì những lý do đặc biệt về an ninh
quốc gia.
Phát biểu với hãng tin Pháp AFP, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Jericho
Petilla xác nhận là 16 kỹ thuật viên Trung Quốc đang công tác tại Tập đoàn Lưới
điện Quốc gia Philippines NGCP sẽ không được triển hạn visa vào tháng 7 tới đây
và sẽ phải hồi hương.
Là một công ty tư nhân Philippines, NGCP có tới 40% phần hùn
đến từ Tập đoàn Lưới điện Nhà nước Trung Quốc, tập đoàn quốc doanh đang quản lý
hệ thống phân phối điện tại Trung Quốc.
Khi được hỏi là phải chăng vấn đề an ninh quốc gia bị đe dọa
đã khiến cho chính quyền Manila quyết định như trên, vị Bộ trưởng Philippines
đã xác nhận rằng vấn đề đó « hiển nhiên là một mối quan tâm ».
Đối với chính quyền Manila, màng lưới điện quốc gia Philippines
phải do chính người Philippines điều hành và người Philippines hiện có đủ năng
lực chuyên môn để đảm trách phần việc do người Trung Quốc thực hiện.
Ngoài lý do an ninh nói trên, một số nhà quan sát đã gắn liền
quyết định không cho chuyên gia Trung Quốc tiếp tục làm việc trong màng lưới
điện quốc gia Philippines với hồ sơ tranh chấp Biển Đông giữa Manila và Bắc
Kinh.
Các hành vi lấn lướt của Trung Quốc nhắm vào Philippines trong
những năm gần đây, từ vụ giành quyền kiểm soát thực tế trên bãi cạn Scarborough
Shoal, cho đến vụ phong tỏa đường tiếp tế cho lính Philippines đồn trú trên bãi
Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), đã làm quan hệ song phương xấu hẳn đi.
Theo báo chí Philippines, hôm thứ tư vừa qua, Bộ trưởng Bộ
Năng lượng Philippines cũng thừa nhận rằng tranh chấp Biển Đông giữa Philippines
và Trung Quốc đã tạo nên mối quan ngại về sự có mặt của chuyên gia Trung Quốc
trong một tập đoàn chiến lược như tập đoàn lưới điện NGCP.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.