Đăng ngày 28-02-2015
Vụ Boris Nemtsov: Thế
giới xúc động mạnh
Cựu Thủ tướng Nga Boris Nemtsov, tháng 9 năm 2012. AFP PHOTO / KIRILL KUDRYAVTSEV
Các lãnh đạo Phương Tây và đối lập Nga lên án vụ sát hại nhà
đối lập Boris Nemtsov ngay giữa Matxcơva đêm qua 27/02/2015, trong khi đó Tổng
thống Putin và các cộng sự nêu khả năng đây là một vụ « khiêu khích » nhằm làm
bất ổn đất nước.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lên án «
vụ giết người tàn bạo » mà nạn nhân là « người
bảo vệ không mệt mỏi để các công dân Nga
cũng được hưởng các quyền giống như tất cả mọi người ». Nhà Trắng
kêu gọi « chính quyền Nga nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra
không thiên vị và minh bạch ».
Lãnh đạo Ngoại giao Châu Âu Federica Mogherini cũng kêu gọi Nga
điều tra « đầy đủ, nhanh chóng và minh bạch » vụ án.
Tổng thống Pháp François Hollande tố cáo «
vụ ám sát ghê tởm » nhắm vào một « nhà
tranh đấu dũng cảm và không mệt mỏi vì nền dân chủ, một chiến binh ngoan cường
chống tham nhũng ». Thủ tướng Đức Angela Merkel hối thúc ông Putin
làm sáng tỏ « vụ giết người
hèn hạ » này.
Phản ứng trước vụ ám sát ông Boris Nemtsov, Tổng thống Ukraina
Porochenko viết trên Facebook : « Ông là chiếc cầu nối giữa Ukraina và
Nga, và cây cầu ấy giờ đây đã bị những viên đạn của một kẻ sát nhân phá hủy ».
« Bị
giết vì nói lên sự thật »
Nhà đối lập Mikhail Kassianov, cựu Thủ tướng dưới quyền của Tổng
thống Putin trước đây, phẫn nộ : « Một lãnh đạo đối lập bị bắn gục ngay
dưới chân Kremli vượt quá khỏi mọi tưởng tượng. Chỉ có một lý do duy nhất : Ông
bị giết vì nói lên sự thật ». Về cái chết của ông Nemtsov, một nhà
đối lập khác, cựu vô địch cờ quốc tế Garry Kasparov nhận định : « Trong không khí thù hận và bạo lực mà
(Tổng thống) Putin tạo ra ở nước ngoài và tại Nga, làm đổ máu là một phương tiện
thể hiện sự trung thành, khẳng định sự cấu kết. (…) Vấn đề không phải là biết
rằng liệu có phải ông Putin ra lệnh sát hại Boris Nemtsov hay không. Chính nền
độc tài của Putin, chủ trương tuyên truyền thường trực chống lại những kẻ thù
của quốc gia » là thủ phạm.
Boris Nemtsov là người đứng đầu phong trào phản kháng chưa từng có
tại Nga nổ ra trong mùa hè 2011-2012. Ông cũng là người lên tiếng mạnh mẽ chống
lại nạn tham nhũng khủng khiếp trong thời kỳ chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho Thế vận
hội mùa đông tại Sotchi 2014, với việc điểm danh rất nhiều công thự, phi cơ,
trực thăng thuộc quyền sở hữu của Tổng thống Nga. Cuối những năm 1990, nhà cải
cách Nemtsov từng đảm nhiệm chức Phó thủ tướng dưới quyền Boris Eltsin.
Vụ
ám sát « chống nước Nga »
Sau vụ ám sát gây chấn động, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên
bố «
tất cả sẽ được làm để những kẻ tổ chức và thực thi hành động tội ác hèn hạ và
ác độc này bị trừng phạt tương xứng ». Trong thông điệp của ông
Putin gửi đến thân mẫu người quá cố, có đoạn : « Boris
Nemtsov đã để lại dấu ấn trong lịch sử nước Nga, trong đời sống chính trị và xã
hội Nga. Ông ấy luôn là người bày tỏ công khai và chân thực những quan điểm của
mình ».
Theo hãng thống tấn nhà nước Nga Tass, Tổng thống Putin tuyên bố
vụ giết người nói trên có vẻ như được thực hiện theo hợp đồng và đây « rõ ràng là một hành động khiêu khích
».
Thủ tướng Nga Dmitri Medvdev ghi nhận sự ra đi của nhà đối lập là «
mất mát lớn lao đối với xã hội Nga, mà ông ấy luôn là người bảo vệ các quyền tự
do và các giá trị của xã hội chúng ta », ông Nemtsov đã là « một
con người trung thành với các nguyên tắc và một nhân cách lớn ».
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitri Peskov tuyên bố nhà đối
lập «
không hề là một đe dọa chính trị với V. Putin, và nếu như có so sánh với mức độ
được lòng dân của ông Putin, thì Boris Nemtsov chỉ hơn một công dân thường một
chút ».
Lãnh đạo đảng Cộng sản Nga Guenadi Ziuganov bình luận « rõ ràng là (có âm mưu làm) đổ máu để
bạo loạn bùng nổ tại trung tâm Matxcơva ». Theo một lãnh đạo khác
của đảng Cộng sản, có thể « đây là một khiêu khích nhằm kích
động tinh thần bài Nga ở nước ngoài ». Vladimir Vassiliev, một lãnh
đạo đảng Nước Nga Thống nhất, thân cận với Tổng thống Putin, cũng có quan điểm
tương tự.
Nhiều nhà đối lập với điện Kremli đã bị giết hại trong những năm
gần đây, trong đó đặc biệt nổi tiếng, có nhà bảo vệ nhân quyền Natalia Estermirova,
luật sư Stanislav Markelov, nhà báo Anastasia Babourova, hay nữ phóng viên Anna
Anna Politkovaskai. Những kẻ trực tiếp ra tay đôi khi bị bắt và bị kết án,
nhưng chưa bao giờ là những thủ phạm đứng sau lưng.
Hồ sơ người bị bắn, Boris Nemtsov
·
28 tháng 2 2015
Boris Nemtsov,
người vừa bị bắn chết ở Moscow khi mới 55 tuổi, là nhân vật có sức lôi cuốn
trong chính trị Nga, một nhà cải cách nổi danh dưới thời Boris Yeltsin và trở
thành người chỉ trích mãnh liệt Vladimir Putin.
Ông cũng là nhà
khoa học hạt nhân, nhà hoạt động môi trường và có bốn con.
Ông thành lập
nhiều phong trào đối lập sau khi rời quốc hội Nga năm 2003. Từ năm 2012, ông là
đồng chủ tịch đảng Cộng hòa Nga – Tự do Nhân dân đối lập.
Ông lên án Tổng
thống Putin vì vai trò của Nga ở Ukraine, tình hình kinh tế xấu đi và cáo buộc
có tham nhũng trong việc chuẩn bị Olympic Sochi năm 2014.
Cùng với những
người như Alexei Navalny và Garry Kasparov, Nemtsov đóng vai trò chính tổ chức
các cuộc biểu tình ở Moscow theo sau bầu cử năm 2011.
Ông bị bắt vì
tham gia biểu tình và từng bị tạm giam 15 ngày cuối năm 2011.
Ứng viên tổng thống?
Năm 1990,
Nemtsov được bầu vào quốc hội Nga.
Ông đứng cạnh
Boris Yeltsin khi có âm mưu đảo chính năm 1991. Yeltsin tưởng thưởng cho lòng
trung thành của ông với chức thống đốc vùng Nizhny Novgorod.
Nemtsov khi đó
trẻ trung, nói tiếng Anh thuần thục, biết đối diện truyền thông. Vùng Nizhny
Novgorod, với các ngành công nghiệp quân sự, trở thành điểm sáng thu hút đầu tư
nước ngoài.
Ông nhanh chóng
trở thành một trong các chính khách nổi danh, và có tin đồn nói Yeltsin muốn
ông kế vị.
Năm 1997,
Yeltsin phong ông làm phó thủ tướng phụ trách cải tổ kinh tế. Nhưng Nemtsov sau
này ân hận vì nó mở đầu cho sự đi xuống của ông trong chính trường.
Mọi tham vọng
tổng thống của ông bị thui chột vì khủng hoảng kinh tế tháng Tám 1998, khiến
ông phải rời chính phủ.
Sa sút chính trị
Năm 1999,
Nemtsov thành lập Liên minh các lực lượng cánh hữu (SPS), cùng Anatoly Chubais
và Yegor Gaidar.
Ban đầu đảng
này khá thành công, thu được 10% phiếu ở cuộc bầu cử tháng 12 và trở thành nhóm
ảnh hưởng trong quốc hội.
Nhưng vài năm
sau, SPS thay đổi thái độ với tổng thống Putin, từ ủng hộ có điều kiện sang
công khai đối lập – và đảng mất đi ủng hộ viên.
Trong bầu cử
2003, SPS không thu đủ 5% phiếu bầu để có chân trong quốc hội.
Nemtsov từ
nhiệm khỏi SPS và đi vào kinh doanh.
Năm 2011, ông
trở thành gương mặt của đối lập, nhưng mấy năm qua ông không còn nổi bật.
Mặc dù ông
không còn được xem là thuộc về dòng chính trong chính trị Nga, vụ giết ông đã
gây sốc cho nhiều người Nga.
Ông Kasparov
tuyên bố thông điệp đã rõ: “Chống đối Putin và cuộc sống của bạn chẳng có mấy
giá trị.”
Cái chết của những người chống Putin
Tháng Tư 2003 –
Chính khách Sergey Yushenkov bị ám sát gần nhà ở Moscow
Tháng Bảy 2003
– Nhà báo Yuri Shchekochikhin chết sau căn bệnh bí hiểm kéo dài 16 ngày
Tháng Bảy 2004
– Biên tập viên tạp chí Forbes phiên bản tiếng Nga Paul Klebnikov bị bắn trên
đường ở Moscow
Tháng Mười 2006
– Nhà báo Anna Politkovskaya bị bắn ngoài căn hộ ở Moscow
Tháng 11/2006 –
Cựu điệp viên Nga Alexander Litvinenko chết, gần ba tuần sau khi uống trà dính
chất polonium ở khách sạn tại London
Tháng Ba 2013 -
Boris Berezovsky, từng đóng vai trò phân phát quyền lực nhưng sau chống Putin,
chết trong nhà ở Anh
__._,_.___
Về
vụ ám sát chính khách đối lập Nga Boris Nemtsov
Tội ác của
cộng sản (Xô Viết) - bản đầy đủ
Preview by Yahoo
|
|||||||
Ai nhanh nhẩu nhất
trong việc lên tiếng phản đối việc giết hại ông Boris Nemtsov ngay bên cạnh
điện Kremli trong khuya 27-2 giờ Maxcơva?
Thưa đấy là ông Putin.
Cái tên mà ông Nemtsov
mấy lần nhắc đến như một linh cảm về hung thần đe dọa mạng sống của mình vài ba
ngày trước khi ông gặp nạn là ai?
Thưa đấy là ông Putin.
Trong thành ngữ tiếng
Việt có một câu hình như không có gì đúng hơn để nói về điều này, có phải là
“Không khảo mà xưng” đúng không thưa các bạn?
Biên tập viên Trọng
Thành của RFI thì
có nói khác đi một tí nhưng càng làm rõ hơn nguyên ủy sự vụ: “Trách nhiệm của ông Putin là đã tạo ra
một bầu không khí thù hận tại nước Nga. Khi nói rằng đối lập là tay chân của
nước ngoài và những nhà đối lập là những kẻ phản bội cần loại bỏ, Tổng thống
Putin trên thực tế đã bật đèn xanh cho những đầu óc bất bình thường”.
Tuy nhiên, nếu ta nhìn
rộng hơn vào bức tranh chính trị ở các nước độc tài toàn trị trên thế giới
trong tình hình thời cuộc hiện nay thì có vẻ những chiêu trò ở nước Nga dưới sự
điều hành của một kẻ xuất thân từ KGB như Putin không phải là hiện tượng duy
nhất. Trừ những ai đã nắm trọn quyền lực vào tay, có thể răm rắp điều hành bộ
máy, tha hồ đập từ hổ đến ruồi như gã Hoàng đế họ Tập trong Trung Nam Hải, hay
mặc sức hung hăng như chú Ủn con tận Bình Nhưỡng muốn xé xác ai thì xé, còn lại
đều phải dùng kế “đà đao” để vô hiệu hóa đối thủ mà vẫn giữ được vẻ ngoài “đàng
hoàng” của cái “phương diện quốc gia” đang khoác trên mình.
Thảo nào ở Việt Nam từ
nhiều năm nay vẫn có không ít người coi Putin là anh hùng của dân tộc Nga, và…
nuôi không ít hy vọng.
Bauxite
Việt Nam
Lãnh
đạo đối lập có tiếng của Nga bị ám sát ở Moscow
Cảnh sát Nga kiểm tra
thi thể của ông Boris Nemtsov tại Quảng trường Đỏ ở Moscow, ngày 28 tháng 2,
2015
Lãnh đạo đối lập chủ
chốt và cựu Phó Thủ tướng Nga, Boris Nemtsov, đã bị bắn chết vào tối thứ Sáu ở
trung tâm Moscow.
Bộ Nội vụ cho biết ông
Nemtsov 55 tuổi đã bị bắn bốn phát từ một chiếc xe màu trắng chạy ngang qua khi
ông đang đi bộ trên một cây cầu bắc qua sông Moscow ngay bên cạnh Điện Kremlin.
Cảnh sát cho biết ông
Nemtsov khi đó đang đi cùng một người phụ nữ đến thăm ông từ Ukraine. Người phụ
nữ này không bị thương và đang được cảnh sát thẩm vấn.
Sau khi cảnh sát đưa
thi thể đi, những người khóc thương đã đến đặt hoa và thắp nến tại nơi mà ông
Nemtsov bị bắn chết.
Hãng thông tấn chính
thức Itar-Tass nói rằng Tổng thống Vladimir Putin đã được thông báo “ngay lập
tức” về cái chết của ông Nemtsov và rằng Điện Kremlin sẽ giám sát việc điều
tra.
Một phát ngôn viên của
Tổng thống Putin cho biết ông Putin nói vụ việc trông giống như một vụ sát nhân
vì tiền mà có thể là một sự khiêu khích trước khi diễn ra một cuộc tuần hành
của phe đối lập vào Chủ nhật.
Tổng thống Mỹ Barack
Obama đã lên án vụ sát nhân là “tàn bạo” và kêu gọi Nga thực hiện một cuộc điều
tra nhanh chóng và vô tư.
‘Sự
tận tụy can trường’
“Tôi ngưỡng mộ sự tận
tụy can trường của Nemtsov đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Nga”, Tổng
thống Obama nói trong một thông cáo. “Nemtsov là người ủng hộ không mệt mỏi cho
đất nước của mình, tìm kiếm cho những người dân Nga của ông những quyền mà tất
cả mọi người đáng được hưởng”.
Boris Nemtsov là một
trong những người chỉ trích ông Putin gay gắt và lớn tiếng nhất ở Nga.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga
Michael McFaul nói với Ban Tiếng Nga của VOA rằng vụ sát hại ông Nemtsov là một
mất mát vô cùng to lớn cho tất cả những người hy vọng vào một nước Nga hùng
mạnh, thịnh vượng và dân chủ.
Ông McFaul nói những
người Nga theo chủ nghĩa dân tộc cáo buộc ông Nemtsov là kẻ phản bội và tay sai
của Mỹ đang “đùa với lửa”.
Nhà lãnh đạo đối lập
Nga Mikhail Kasyanov nói với các phóng viên rằng: “Việc một nhà lãnh đạo của
phe đối lập có thể bị bắn ngay bên cạnh bức tường của Điện Kremlin thật ngoài
sức tưởng tượng. Chỉ có một phiên bản: ông ấy bị bắn vì nói lên sự thật”.
Chỉ vài giờ trước khi
bị ám sát, ông Nemtsov lên sóng đài phát thanh Ekho Moskvy của Nga, hối thúc
người dân Moscow xuống đường tham gia cuộc tập hợp của phe đối lập vào Chủ
Nhật.
Trong lời bình luận
mạnh mẽ cuối cùng nhắm vào Tổng thống Putin, ông Nemtsov gọi cuộc chiến tranh ở
Ukraine là “chính sách điên rồ, hung hăng, và chết chóc”.
“Đất nước cần cải cách
chính trị”, ông Nemtsov nói. “Khi quyền lực tập trung trong tay của một người
và người này cai trị vĩnh viễn, điều này sẽ dẫn đến một thảm họa tuyệt đối”.
Thông tín viên Daniel
Schearf của VOA ở Moscow nói có phần chắc cuộc biểu tình sẽ lớn hơn nhiều so
với dự định và nói phe đối lập có thể sẽ cáo buộc Điện Kremlin dính líu vào vụ
sát hại ông Nemtsov.
Ông Nemtsov từng giữ
chức Phó Thủ tướng trong những năm 1990 và nhiều nhà quan sát người Nga dự đoán
ông sẽ kế nhiệm Tổng thống Boris Yeltsin khi đó.
Sau khi Tổng thống
Yeltsin chọn Vladimir Putin làm người kế nhiệm và sau khi ông Putin đắc cử vào
năm 2000, ông Nemtsov trở thành một trong những người chỉ trích ông Putin gay
gắt và lớn tiếng nhất ở Nga, đặc biệt là kể từ cuộc chính biến hồi năm ngoái ở
Ukraine.
Vào tháng 9, ông
Nemtsov nói với thông tín viên Daniel Schearf của VOA rằng ông Putin muốn phục
thù về việc Tổng thống thân Nga của Ukraine bị lật đổ.
Ông cho biết ông Putin
sợ những gì xảy ra ở Ukraine có thể xảy ra ở Nga và xem một nước Ukraine thân
phương Tây là mối đe dọa cho quyền lực của chính ông ta.
****
Lãnh
đạo đối lập Nga Boris Nemtsov bị ám sát giữa Matxcơva
Người dân đặt hoa nơi
Boris Nemtsov bị bắn chết ngay gần điện Kremlin ngày 28/02/2015.REUTERS/Sergei
Karpukhin
Đêm hôm qua
27/02/2015, nhà đối lập kỳ cựu Boris Nemtsov, cựu Phó Thủ tướng Nga, đã bị sát
hại ngay tại trung tâm thủ đô Matxcơva. Boris Nemtsov là một trong những nhà
đối lập chủ chốt chống lại chế độ Putin. Cuộc biểu tình của đối lập mà dự kiến
ông sẽ tham gia ngày mai đã bị hủy bỏ và được thay thế bằng cuộc tuần hành
tưởng niệm người vừa qua đời.
Nhà đối lập 55 tuổi bị
bắn vào sau lưng, khi ông đi dạo với một phụ nữ trẻ trên cây Cầu lớn, ngay sát
điện Kremli. Một người phát ngôn Bộ Nội vụ Nga thông báo trên truyền hình
Rossiya 24, «khoảng 23 giờ 15
phút, một chiếc xe hơi tiến sát hai người, một người trong xe xả súng, trong đó
bốn viên trúng vào lưng ông, gây tử vong».
Khoảng ba giờ trước
khi bị bắn, trả lời câu hỏi của một đài phát thanh Matxcơva về đời chính trị
của mình, Boris Nemtsov kể : «khi
tôi còn trẻ, Eltsine (Tổng thống Nga lúc đó) từng muốn chọn tôi làm người kế
nhiệm, nhưng ông ấy đã đổi ý và chọn Putin. Đó là sai lầm lớn nhất của Eltsine».
Ngay sau khi có hung
tin, nhiều người Mátxcơva đã tới đặt hoa nơi nhà đối lập bị giết hại. Cuộc tuần
hành ngày mai, một trong những cuộc biểu tình quan trọng nhất của đối lập kể từ
nhiều tháng nay tại Matxcơva sẽ được chuyển thành cuộc tuần hành tưởng nhớ người
đã khuất. Theo hãng thống tấn nhà nước Nga Tass, Tổng thống Putin tuyên bố vụ
giết người nói trên có vẻ như được thực hiện theo hợp đồng và đây «rõ ràng là một hành động khiêu khích».
Theo cơ quan điều tra Nga, vụ ám sát nhà đối lập đã được lên kế hoạch một cách
hết sức chi tiết.
Thông tín viên RFI
Veronika Dorman từ Matxcơva:
Boris Nemtsov trước
hết là một nhà chính trị kiên cường và có nhiều ảnh hưởng. Đặc biệt là, trong
số các lãnh đạo đối lập, ông là người duy nhất đã từng cầm quyền. Boris Nemtsov
đã là Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Năng lượng dưới thời Boris Eltsin trong những
năm 1990, và cũng từng là người lãnh đạo thành phố lớn Nijni Novgorod (thủ phủ
kinh tế của Volga-Viatka, một trong 12 vùng kinh tế của nước Nga). Trong những
năm gần đây ông là lãnh đạo đảng đối lập Parnas (đảng Tự do của Nhân dân).
Trong hàng ngũ đối
lập, ông không phải là người mà đa số sẽ bầu chọn, nếu có cơ hội, nhưng ông là
một trong những người bền bỉ phê phán Putin. Dù sao, ngay cả khi nhà lãnh đạo
đối lập bị sát hại có thảo ra những báo cáo lên án sự tham nhũng của chế độ
hiện hành, Boris Nemtsov không phải là một mối nguy hiểm thực sự đối với Tổng
thống Nga, trong bối cảnh hệ thống hiện hành đã bị phong tỏa, còn đối lập thì
bất lực.
Chính vì vậy, cho dù
giả thuyết về vụ giết người do điện Kremli chỉ đạo có thể là ý tưởng đầu tiên
đến với công chúng, nhưng đây không phải là giả thuyết duy nhất, thậm chí đó
còn là giả thuyết ít có thể nhất. Trách nhiệm của ông Putin là đã tạo ra một
bầu không khí thù hận tại nước Nga. Khi nói rằng đối lập là tay chân của nước
ngoài và những nhà đối lập là những kẻ phản bội cần loại bỏ, Tổng thống Putin
trên thực tế đã bật đèn xanh cho những đầu óc bất bình thường.
Trong những tuần gần
đây, nhà đối lập Boris Nemtsov đặc biệt lên án can dự gây bất ổn Ukraina của
Nga. Mục tiêu của buổi phát thanh mà ông tham gia ít giờ trước khi bị giết là
kêu gọi thính giả biểu tình ngày Chủ nhật chống chiến tranh tại Ukraina. Boris
Nemtsov yêu cầu «Vladimir Putin ngừng hành động gây hấn» với Ukraina, theo ông,
cuộc khủng hoảng kinh tế hết sức nặng nề mà nước Nga phải gánh chịu gắn liền
với xung đột này.
Trong cuộc phỏng vấn
sau cùng này, Boris Nemtsov cũng lên án «sự tàn bạo của Putin» đối với dân
biểu, nữ phi công Ukraina Nadia Savtchenko, người được coi là «biểu tượng của
tinh thần kháng chiến Ukraina», đang tuyệt thực từ hơn hai tháng nay trong nhà
tù Nga để phản đối. Ông hy vọng cả triệu người xuống đường để gây áp lực lên
Tổng thống Nga.
Ngay sau vụ ám sát,
nhà đối lập Ksenia Sobchak khẳng định rằng cựu Phó Thủ tướng đang chuẩn bị một
báo cáo về sự hiện diện của quân đội Nga tại Ukraina, một thực tế thường xuyên
bị Kremli phản đối, bất chấp nhiều bằng chứng đã được đưa ra.
Quốc
tế yêu cầu Nga điều tra «nhanh chóng» và «minh bạch» vụ sát hại
Phản ứng trước vụ ám
sát ông Boris Nemtsov, Tổng thống Ukraina Porochenko viết trên Facebook : «Ông
là chiếc cầu nối giữa Ukraina và Nga, và cây cầu ấy giờ đây đã bị những viên
đạn của một kẻ sát nhân phá hủy».
Tổng thống Pháp
François Hollande lên án «vụ
ám sát ghê tởm» nhắm vào một «nhà
tranh đấu dũng cảm và không mệt mỏi vì nền dân chủ». Nhà Trắng cũng
ngay lập tức nói đến «một vụ
sát nhân tàn bạo» và kêu gọi «chính
quyền Nga nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra không thiên vị và minh bạch».
Lãnh đạo Ngoại giao Châu Âu Federica Mogherini cũng kêu gọi Nga điều tra «đầy đủ, nhanh chóng và minh bạch»
vụ án.
T.T.
Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150228-lanh-dao-doi-lap-nga-boris-nemtsov-bi-am-sat-ngay-giua-matxcova/
****
Lãnh đạo đối lập Nga bị bắn chết
Ông Nemtsov từng tỏ ra
lo ngại rằng mình sẽ bị giết hại do phản đối cuộc chiến tại Ukraine
Lãnh
đạo đối lập và cựu Phó Thủ tướng Nga, ông Boris Nemtsov, vừa bị bắn chết tại
Moscow.
Một kẻ tấn công không
rõ danh tính đã bắn vào lưng ông Nemtsov bốn lần khi ông đang đi ngang qua một
cây cầu gần Điện Kremlin, cảnh sát cho biết.
Ông bị sát hại chỉ vài
giờ sau khi vận động sự ủng hộ cho một cuộc tuần hành tại Moscow vào ngày 1/3
nhằm phản đối xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Nga
Vladimir Putin đã lên án vụ sát hại, Điện Kremlin cho biết.
Trong một cuộc phỏng
vấn gần đây, Nemtsov nói ông lo ngại rằng mình có thể bị Tổng thống Putin giết
hại vì phản đối chiến tranh ở Ukraine.
Ông Nemtsov, 55 tuổi,
từng là một Phó Thủ tướng dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin trong những năm
90.
Ông được biết đến như
là một nhà cải cách kinh tế khi còn là Thị trưởng của một trong những thành phố
lớn nhất của Nga, Nizhny Novgorod.
Ông đã nhiều lần công
khai chỉ trích Tổng thống Putin, người kế nhiệm ông Yeltsin.
Nhiều người đã đến đặt
hoa tưởng niệm tại hiện trường vụ nổ súng
‘Tàn
bạo’
Ông Thorbjorn Jagland,
Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu, đã lên án vụ sát hại.
Ông viết trên tài
khoản Twitter: “Tôi cảm thấy sốc và kinh hoàng trước vụ sát hại lãnh đạo đối
lập Boris Nemtsov. Hung thủ cần phải đối mặt với công lý”.
Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama cũng lên án vụ sát hại “tàn bạo” và kêu gọi Chính phủ Nga “nhanh
chóng” thực hiện một cuộc điều tra “công bằng và minh bạch”.
Ông Nemtsov bị bắn
chết vào lúc 23:40 giờ ngày 27/2, giờ địa phương, khi đang đi qua Cầu Bolshoy
Kamenny cùng một người phụ nữ khác, Bộ Nội vụ Nga cho biết.
Kẻ tấn công đã nổ súng
từ một chiếc xe hơi màu trắng và sau đó tẩu thoát, một nguồn tin cảnh sát nói
với hãng thông tấn Nga Interfax.
Trong khi đó, hãng tin
Meduza của Nga nói “nhiều người” đã bước ra từ chiếc xe và bắn chết ông
Nemtsov.
Một trong các đồng
nghiệp của ông Nemtsov trong đảng Tự do Nhân dân Nga, Ilya Yashin, xác nhận cái
chết của ông Nemtsov.
“Tôi có thể thấy thi
thể của ông Boris Nemtsov nằm ngay trước mặt”, ông được trang tin lenta.ru dẫn
lời nói.
Nhiều người đã đến đặt
hoa tại hiện trường nơi xảy ra vụ nổ súng.
Các lãnh đạo đối lập
Nga, Ilya Yashin (trái) và Ksenia Sobchak, phản ứng trước tin ông Nemtsov bị
sát hại
‘Xâm
lược’
Trong tin nhắn cuối
cùng đăng trên Twitter, ông Nemtsov đã kêu gọi phe đối lập của Nga vượt qua sự
chia rẽ hiện nay để cùng tham gia vào một cuộc tuần hành phản chiến do ông khởi
xướng vào ngày 1/3.
“Nếu bạn ủng hộ chấm
dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine, nếu bạn ủng hộ chấm dứt hành động xâm lược
của Putin, hãy tham gia vào Cuộc Tuần hành Mùa xuân tại quận Maryino vào ngày
1/3,” ông viết.
Trước đó, trong một
cuộc phỏng vấn với hãng tin Sobesednik, ông Nemtsov đã tỏ ra lo ngại cho tính
mạng của mình.
“Tôi e rằng mình sẽ bị
Putin giết chết”, ông nói.
“Tôi tin rằng ông ta
là người đã khơi mào cho chiến tranh tại Ukraine”.
Ông Putin bị cáo buộc đã
châm ngòi cho cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine – điều mà ông này đã lên tiếng
bác bỏ.
Xung đột tại đây nổ ra
sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi tháng Ba năm ngoái.
Ít nhất 5.800 người đã
thiệt mạng và khoảng 1,25 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa, theo số liệu của
Liên Hiệp Quốc.
Chính phủ Ukraine, các
lãnh đạo phương Tây cũng như Nato nói có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy Nga
đang chi viện quân đội và khí tài cho phe nổi dậy.
Nhiều ý kiến trong
giới quan sát độc lập cũng xác nhận điều này.
Moscow, mặc dù bác bỏ
các cáo buộc trên, nhưng cũng thừa nhận nhiều binh lính của nước này đã ‘tình
nguyện’ gia nhập vào lực lượng nổi dậy ở Đông Ukraine.
Chế
độ đạo tặc của Putin
Wojciech Rodak
Karen Dawisha lật mặt
băng đảng của Tổng thống Nga
Lê
Diễn Đức dịch
Yeltsin chỉ định Putin
kế nhiệm Tổng thống Nga – Ảnh: OnTheNet
Cuốn
sách của Karen Dawisha Chế
độ đạo tặc của Putin. Ai là ông chủ nước Nga mô tả con đường quyền lực mờ tối của Vladimir Putin và phe
nhóm. Không một chút nghi ngờ nào – trên điện Kremlin ngự trị tuyệt đối một hệ
thống mafia được bọc trong cái vỏ của những tên đế quốc.
Karen Dawisha là một
nhà khoa học chính trị Mỹ nổi tiếng, nhiều năm tham gia nghiên cứu những thay
đổi chính trị ở Nga và trên toàn khu vực hậu Xô Viết. Bà làm việc tại một
số trường đại học có uy tín ở Anh (bao gồm cả London School of Economics) và
Hoa Kỳ. Nhiều năm trước đây, vào những năm 80, bà là một chuyên gia trong Bộ
Ngoại giao Mỹ.
Trong cuốn sách mới
nhất của bà, Chế độ
đạo tặc của Putin. Ai là ông chủ nước Nga (Putin’s
Kleptocracy: Who Owns Russia?), mô tả chi tiết con đường đi tới quyền lực của
Vladimir Putin và những người thân cận. Cuốn sách chỉ ra một số điều chắc chắn
về sự nghiệp được bao bọc bởi bí mật thời KGB, cho thấy các bước hình thành đội
ngũ của ông và – thú vị nhất – giải thích cơ chế của nhiều lợi ích mờ ám và
những âm mưu của nhóm này.
Trong số rất nhiều các
chủ đề của Tổng thống Nga hiện tại, Dawisha phân biệt số lượng tư liệu thu thập
– ghi chú, đầy đủ những thông tin có giá trị, cũng như phần nằm trong phần
chính, tạo thành một nửa khối lượng của cuốn sách. Nó bao gồm những bài viết
không còn lấy được nữa từ báo chí Nga mà bộ máy kiểm duyệt của Putin gỡ bỏ trên
mạng, những tài liệu độc đáo, các hồ sơ vụ án tiến hành chống lại người của
Putin ở phương Tây, cũng như hồ sơ của các cuộc trò chuyện với những người cung
cấp thông tin từ các lĩnh vực ngân hàng và tình báo. Thế mạnh lớn nhất của cuốn
sách là phân tích mô phạm của Dawisha về những sự kiện mờ ám hoặc dường như bị
tách khỏi lịch sử gần đây của Nga, trong đó tác giả kết hợp một cách logic,
trung thực và trong sáng toàn bộ.
Bà đi đến kết luận
rằng quan trọng hơn so với sự thất bại của nền dân chủ của nước láng giềng phía
Đông của chúng ta, nơi trước đó tập trung nhiều nhà nghiên cứu và các nhà phân
tích, một thực tại là sự xuất hiện một hình thức mới, vô cùng mạnh mẽ của chủ
nghĩa độc đoán.
“Thay vì nhìn vào
chính sách của Nga là một nền dân chủ mong manh bị kéo xuống dưới bởi lịch sử,
những kẻ chuyên quyền tội phạm, sự thờ ơ nói chung, các quan chức không đủ năng
lực hay các nhà tư vấn phương Tây, tôi cho rằng, kể từ khi bắt đầu quá trình
chuyển đổi dân chủ ở Nga, Putin và tay chân của ông ta hướng tới việc tạo ra
một chế độ độc tài cai trị bởi một liên kết mạnh mẽ… mà dân chủ chỉ là thứ
trang trí hơn là theo hướng phát triển ” – Bà viết trong phần giới thiệu.
Nhận định của bà, cũng
như nhiều suy luận khác của Dawisha dựa trên nhận định, gây nên tranh cãi, đã
làm Nhà xuất bản Cambridge University Press, nơi mà trước đây bà đã làm việc,
không chấp nhận phát hành. Người ta lập luận rằng luật pháp Anh về tội phỉ báng
có thể cho phép các nhân vật trong cuốn sách giành chiến thắng nếu họ kiện ra
toà, kéo theo một nhu cầu đáng kể cho việc thanh toán bồi thường – họ không thể
có đủ khả năng về tài chính.
Cuối cùng,”Putin Chế độ đạo tặc …” được phát hành
tại Mỹ bởi Simon và Schuster và sợ rằng kiện tụng có thể xảy ra, nhà xuất bản
khuyến cáo sách chỉ được phân phối duy nhất tại Mỹ và sẽ không được dịch sang
bất kỳ ngôn ngữ nước ngoài nào. Tuy nhiên, bạn có thể mua dễ dàng ngay cả trong
các cửa hàng trực tuyến của Ba Lan.
Dawisha đã viết gì đến
mức mà sự phổ cập cuốn sách trở nên rất hạn chế?
Tất
cả bắt đầu từ Dresden
Vladimir Putin từ năm
1975 là sĩ quan tác chiến của KGB. Người ta không biết nơi ông làm việc và
chính xác những gì ông đã làm trong thập kỷ đầu tiên của công việc tình báo.
Người ta đồn rằng ông có thể là điệp viên ở Tây Đức. Chắc chắn trong năm 1985
ông ta đã đến Dresden ở Đông Đức.
Có một sự cảm nhận
rằng khối Xô Viết sẽ sụp đổ. Vì vậy, KGB cũng quyết định chuẩn bị cho tình hình
này. Trong khuôn khổ của hoạt động “Luch” người ta tuyển chọn tại Đông Đức các
điệp viên để triển khai sau khi nước Đức thống nhất. Như Dawisha đã nêu ra, rất
có khả năng Putin đã tham gia. Vào năm 2000 phản gián Đức đã có một cuộc điều
tra về vấn đề này – nhưng không mang lại bất kỳ kết quả ngoạn mục nào. Ít nhất
về mặt chính thức…
Hơn nữa, Putin chủ yếu
xử lý việc mua lại các kiến thức về công nghệ cao từ phía Tây Đức. Ông cũng
duy trì thông tin liên lạc với các thành viên của Phái Hồng quân cánh tả cấp
tiến. Ông thường nói với những tên khủng bố, những thứ gì họ có thể ăn cắp cho
ông ở Tây Đức. Ông nhận được từ họ, ví dụ như Radio Grundig và loa xe
Blaupunkt. – Tôi chưa bao giờ được cảm ơn – một trong những thành viên của FCA
nhớ lại.
Chính ở Dresden, Putin
đã quen biết rất nhiều người mà hôm nay là những người thân cận nhất. Một trong
số đó là Matthias Warnig, viên chức “anh em” của Stasi, hiện là Chủ tịch Hội
đồng quản trị của Nord Stream.
Những
trò lừa đảo ở Petersburg
Sự khởi đầu của những
năm 90 ở Nga là thời gian tăng của các vận may lớn và tư nhân hoá hoang dã. Rơi
vào tay của các cựu quan chức, đoàn viên Komsomol và KGB tổng cộng khoảng 4 tỷ
USD quỹ thừa hưởng từ sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô. Ở một đất nước có
nền kinh tế sút kém và mức dự trữ ngoại hối thấp thì đây là một số tiền khổng
lồ. Chỉ một nhóm nhỏ có quyền tiếp cận nguồn vốn này để mua các công ty nhà
nước với giá rẻ mạt – các tài phiệt chính trị Nga nổi tiếng nhất, trong đó có
Boris Berezovsky, Mikhail Khodorkovsky, đã bắt đầu như thế. Putin cũng không bỏ
lỡ thời gian này.
Kể từ năm 1990, nhờ sự
có chân trong KGB, Vladimir Vladimirovich trở thành Phó của Thị trưởng thành
phố St. Petersburg Anatoly Sobchak, chịu trách nhiệm về quan hệ với nước ngoài.
Một trong những sáng kiến đầu tiên của ông là “thực phẩm đổi nguyên liệu”.
Trong thực tế, thành phố xuất khẩu qua trung gian, hàng hóa bao gồm cả dầu,
than, thép, và họ cam kết thực hiện trong các hợp đồng để mang về một số lượng
thực phẩm. Nhưng, như Dawisha viết, thành phố đã tạo ra văn bản đến các trung
gian để họ không phải thực hiện chúng, hình phạt cho việc không cung cấp thực
phẩm chỉ mang tính biểu tượng. Người chuyên viết các văn bản đó không ai khác
hơn là Dmitry Medvedev. Két của St. Petersburg bị mất ít nhất 100 triệu đô la.
Có thể đoán được những gì đã xảy ra với số tiền ấy…
Hội đồng thành phố, dưới sự
chủ trì của Marina Salje, đã thành lập một ủy ban điều tra, cho thấy Putin là
người đã lạm quyền, không mấy khó khăn, vì chữ ký của ông ta có trên tất cả các
thỏa thuận “rò rỉ”. Mặc dù các cuộc tấn công mạnh mẽ , vị Phó của Sobchak vẫn
duy trì được vị trí – ông được đánh giá cao bởi những người có thế lực tự cho
mình là “những nhà dân chủ mềm dẻo”. Bà Salje sau đó đã nhiều lần bị đe dọa, và
cuối cùng đã rút lui khỏi đời sống công cộng và sống trong một ngôi làng nhỏ ở
vùng hoang dã. Tất cả các tài liệu về Tổng thống Nga đã được thu thập và công
bố sau khi bà qua đời vào năm 2012 trên mạng xã hội Facebook.
Một cơ quan rất quan
trọng gắn liền với Putin được thành lập vào năm 1990 từ Quỹ của Đảng Cộng sản
Liên Xô, Ngân hàng Rossiya – hôm nay vẫn tồn tại và bị khống chế bởi các lệnh
trừng phạt của phương Tây. Theo các nhà điều tra Tây Ban Nha, ngân hàng đã tạo
điều kiện cho vị Phó của Sobchak và các nhà đầu tư khác trong quan hệ đối tác
với mafia St. Petersburg.
Một dự án mờ ám khác
mà nhân vật chính của chúng ta đã làm là Hợp tác xã Ozero. Công ty này chủ yếu
tham gia vào đầu tư bất động sản tại St. Petersburg. Công ty có một số tiền
khổng lồ từ các nguồn bí ẩn. Người sáng lập của nó bây giờ là triệu phú hay
thậm chí tỷ phú. Khi Putin trở thành Tổng thống, những người của công ty giữ
những chức năng công cộng quan trọng, ví dụ như, Andrei Fursenko, Bộ trưởng Bộ
Giáo dục, một thời gian dài, Vladimir Yakunin 10 năm nay làm Chủ tịch Đường sắt
Nga.
Vladimir Putin cũng đã
phục vụ trong hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Bất động sản St. Petersburg
(Spag). Trong năm 1999 tình báo BND của Đức công bố một báo cáo trong đó chỉ ra
rằng Spag là nơi rửa tiền đen cho mafia Nga và Colombia, ví dụ cho tập đoàn từ
Cali. Công ty tạo điều kiện cho các chủ sở hữu của nó, bao gồm cả thành viên
của băng đảng St. Petersburg Tambov, bơm tiền “trái” ra khỏi Nga, và sau đó đưa
chúng trở lại đất nước thông qua việc mua đất đai và các nguồn lực khác. Điều
thú vị là, khi Gerhard Schröder trở thành Thủ tướng Đức, cuộc điều tra đã bị
mất đà, và tên tuổi của Putin bí ẩn biến mất trên các giấy tờ…
Một dự án đen tối khác
bị Dawisha đưa ra ánh sáng là Twentieth Trust. Đây là một công ty xây dựng,
được thành lập vào năm 1992 tại St Petersburg. Putin đã ra lệnh thanh toán tiền
mặt từ tài khoản của thành phố vào công ty một khoản cho vay với tổng giá trị
28 triệu USD. Twentieth đã không trả một xu cho thành phố. Các nhà báo của tờ Novaya Gazeta tiến hành
một cuộc điều tra. Từ đây, cũng như nguồn tin tình báo, cho thấy số tiền đã
được sử dụng để mua bất động sản và xây dựng một biệt thự ở Tây Ban Nha.
Điều thú vị là, những
người lính Nga xây dựng biệt thự đã không được thanh toán – họ bị đe dọa và khiêu
khích. Trong số các khách thăm viếng khu biệt thự – ngoài các doanh nghiệp Nga
hàng đầu và thế giới ngầm, như các cơ quan pháp luật Tây Ban Nha đã nói – có
Vladimir Vladimirovich. Ông ta thường xuyên tới đó bằng cách sử dụng giấy tờ
giả mạo. Trong năm 1999, khi làm ở FSB, thậm chí đã xảy ra vụ vượt biên giới
Tây Ban Nha như là tay buôn lậu – ông ta khởi hành từ Gibraltar.
Từ thông tin được thu
thập Karen Dawisha cho thấy Vladimir Putin là tay ưu việt trong xã hội ngầm của
St. Petersburg. Chính ông là người quyết định ai sẽ vào cuộc chơi và ai không
ai tham gia. Tác giả chỉ ra rằng những con người đó có liên quan đến KGB, quan
chức và doanh nhân của thế giới tội phạm, được tạo điều kiện làm việc cùng
nhau. Hàng triệu đô la tài sản của tất cả mọi người liên quan đến Putin phát
triển mạnh mẽ, mặc dù tài sản riêng của ông được che giấu có hiệu quả, chúng ta
chỉ có thể tiên đoán.
Các hoạt động của
Putin bao gồm cả những kế hoạch mơ hồ nói trên không được chú ý bởi công tố và
nhà báo. Vładimirowich Vladimir đã thành công trong việc thoát khỏi cánh tay
dài của pháp luật, bởi vì ngay sau khi ông làm việc ở Moscow cùng với êkíp của
Yeltsin, tất cả các sự việc chống lại ông đều bị dập tắt hoặc đóng lại.
Sự
nghiệp cùng với “gia đình”
Vladimir Putin đến
Moscow vào năm 1996, sau một chiến dịch thất bại tại địa phương của ông chủ
Anatoly Sobchak. Đầu tiên, ông được bổ nhiệm làm Phó cho Paul Borodin, người
đứng đầu Cục bất động sản của Tổng thống. Bấy giờ ông chịu trách nhiệm về việc
bán tài sản của đảng ở nước ngoài – tiền lời đưa vào quỹ trong tình trạng ngân
sách nhà nước đang tồi tệ. Tuy nhiên, theo Karen Dawisha, một số tiền thường bị
mất ở đâu đó trên đường đi. Putin với các đối tác của mình “ăn cắp” một trong
những trung tâm văn hóa Nga tại Đức. Họ cho thuê 50 năm cho một một công ty
không ai biết đến với số tiền rất thấp, để công ty ấy cho thuê lại với giá thị
trường bình thường. – Số tiền cách biệt chạy đi đâu?
Có lẽ không cần phải giải
thích – một trong những nhân viên của ngân hàng Thụy Sĩ, những người theo dõi các
chuyện làm ăn mờ ám của “gia đình” Yeltsin, cho biết. Những dạng này là không
có gì bất bình thường đối với những người thân cận của Boris Yeltsin. Hơn nữa,
người đứng đầu Putin Borodin đã bị buộc tội có các hoạt động đáng ngờ khác nhau
– trong năm 2001, thậm chí bị bắt ở New York về tội rửa tiền. Ông ta được tự do
sau khi nộp tiền bảo lãnh của hàng triệu đô la. Hiện ông ta là thư ký của Liên
hiệp Belarus và Nga.
“Gia dình” Yeltsin
đánh giá cao khả năng của Vladimir Putin – ông được thăng chức Phó trưởng văn
phòng Tổng thống về liên hệ với các khu vực, sau đó là người đứng đầu Cơ
quan An ninh Liên bang. Bất cứ nơi nào ông ta xuất hiện, đi phía sau ông là
“các tín hữu trung thành nhất trong các tín hữu” – Igor Sechin, và lần lượt sau
đó phần còn lại là các nhân viên của St. Petersburg và “những người quyền lực”,
bao gồm cả Viktor Cherkasov, Sergei Ivanov và Nikolai Patrushev.
Kế
hoạch tác chiến “Tổng thống”
Trong năm 1999 Boris
Yeltsin và “Gia đình” bị gặp rắc rối. Nhà nước trong tình trạng thê thảm. Cuộc
khủng hoảng tài chính đã làm ảnh hưởng mạnh tới xã hội, đồng thời bị đưa ánh
sáng những thứ mờ ám của êkíp Tổng thống. Cuộc bầu cử gần kề khó thắng, khảo
sát cho thấy uy tín ông chủ điện Kremlin xuống dốc và phe đối lập tuyên bố rằng
trong trường hợp chiến thắng họ sẽ bỏ tù những tay áp phe. Boris Berezovsky và
các thành viên khác của “gia đình” quyết định hành động.
Dawisha xác định một
số lý do lấy từ thông tin tình báo, chứng minh rằng những người thân cận
Yeltsin là tác giả của sắc lệnh cho Szamil Basajew và người của ông ta thực
hiện cuộc xâm lược của Dagestan, dẫn đến đến sự bùng nổ vào tháng Tám năm 1999
cuộc chiến Chechnya lần thứ hai. Người ta tin rằng bằng cách này họ muốn tạo ra
hoảng loạn trong nước để có cái cớ cho việc đưa ra tình trạng khẩn cấp và – do
đó – hoãn cuộc bầu cử.
Tác giả đưa ra bằng
chứng nhưng người ta đã không dừng lại ở đó.
Trong mùa thu năm
1999, một loạt các vụ đánh bom vào các khối căn hộ xảy ra. Trong Bujnaksku,
Moscow và Wolgodonsk hơn 300 người bị giết chết. Điện Kremlin đổ lỗi cho quân
khủng bố Chechnya. Trong cả nước bao trùm không khí căng thẳng và hoang mang.
Nhưng sau đó tại Ryazan một sự cố xảy ra, làm suy yếu sự niềm tin vào phiên bản
của Chính phủ về các sự kiện. Một công dân cảnh báo nhìn thấy một số người mang
vào tòa nhà nơi ông sống, những bịch với từ “Đường”. Điều này làm dấy lên sự
nghi ngờ của ông – ông gọi cảnh sát.
Cư dân được sơ tán và
các con đường bị chặn. Các lực lượng an ninh địa phương bắt giữ các nghi phạm –
thì họ bật ngửa ra khi biết những nghi phạm là người của FSB từ trung tâm
Moscow. Không chỉ có vậy, người ta cũng nghe trộm cuộc trò chuyện điện thoại
giữa họ và Lubyanka, nơi có tiếng nói của ai đó từ thủ đô nói với họ đề phòng
cảnh sát địa phương. “Đường” sau khi phân tích, là chất nổ mạnh – hexogen, xuất
phát từ các kho quân sự. Vấn đề trở nên rất nghiêm trọng, tuy nhiên như Dawisha
chỉ ra, người ta đã xoay ngược nó. Những phạm nhân được tự do và người đứng đầu
FSB Nikolai Patrushev, pháp quan của Putin nói rằng toàn bộ chỉ là… “bài tập
phòng thủ”.
Khi những sự kiện bi
thảm diễn ra Vladimir Putin đang là Thủ tướng và được Yeltsin chỉ định kế nhiệm
tại điện Kremlin. Môi trường xã hội bị chi phối bởi cuộc chiến Chechnya và tình
trạng không mấy tin vào sự tuyên truyền Kremlin đã tạo ra cho Putin hình ảnh về
một người lãnh đạo kiên quyết và cứng rắn trong “thời kỳ khó khăn”. Con cá heo
của “gia đình” được khuyếch trương trong các phương tiện truyền thông – sự ủng
hộ ông không ngừng tăng. Tuy nhiên, Dawisha đưa ra bằng chứng là, sẽ không có
chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2000 nếu không có sự
gian lận bầu cử giúp đỡ, lúc đó một phần đã bị ông ta thao túng, bộ máy nhà
nước. Vladimir Putin nhận được, theo kết quả chính thức, 53 phần trăm và đã
thắng vòng đầu tiên.
Hoàng
tử trộm cắp
Bằng cách này, một cựu
sĩ quan KGB đã đạt được mục tiêu mong muốn của mình – ông ta có thể, vì cuộc
tuyên truyền dân tộc Xô Viết, tiến hành các hoạt động đạo tặc, trong đó với một
sự thành thạo một lớn, trên một quy mô lớn hơn. Ví dụ, 50 tỷ đô la mà Moscow đã
chi cho Thế vận hội ở Sochi, hơn một nửa – Dawisha chứng minh – đã rơi
vào túi của bạn bè Putin.
Chỉ riêng tài sản cá
nhân của anh em Rotenbergów – người bạn thời thơ ấu của Tổng thống, những người
đã nhận 15 phần trăm hợp đồng liên quan đến sự kiện này – tăng lên trong giai
đoạn này 2,5 tỷ USD. Hiệu quả dưới thời của Putin là có 110 tỷ phú chiếm 35
phần trăm sự giàu có của nuớc Nga, trong khi một nửa công dân trưởng thành của
đất nước có tài sản cá nhân trị giá trung bình 871 đô la – Ít hơn so với tỷ lệ
tương tự ở Ấn Độ. Nhưng bây giờ giá dầu sụt giảm, và sự trừng phạt làm nền kinh
tế của Nga rơi vào suy thoái.
Putin và phe nhóm của
ông có đủ tài giữ người Nga trong hoàn cảnh khó khăn? Nếu một khi nào họ đó bị
mất quyền lực, cuốn sách Karen Dawisha sẽ là một cơ sở tốt cho việc chuẩn bị
bản cáo trạng đối với họ.
Bản tiếng Việt © Lê
Diễn Đức – RFA
————–
* Dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan bài được
đăng trên nhật báo Ba Lan “Polska The Times” ngày 23 tháng 2 năm 2015 tại link: http://www.polskatimes.pl/artykul/3762379,kleptokracja-putina-karen-dawisha-demaskuje-gang-prezydenta-rosji,1,id,t,sa.html
Tâm
lý mặc cảm về nguồn gốc xuất thân và sự thiếu hụt nhân tài lãnh đạo đất nước
trong thời bình của người Việt
Nguyễn Trọng Bình
1
Vài năm trở lại đây,
cứ như một thông lệ trong mỗi dịp xuân về, không ít thì nhiều dân chúng cả nước
lại được nghe những người đã hoặc đang giữ cương vị lãnh đạo nước nhà bàn về
hai đề tài cũ mèm. Một là chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc, hai là chính sách
tìm kiếm và đãi ngộ nhân tài nhằm xây dựng và phát triển đất nước trong thời
bình. Thật lòng, không hiểu sao mỗi khi nghe các vị “đức cao vọng trọng” nước nhà
phát biểu về hai vấn đề cũ mèm này bản thân tôi vừa “dị ứng” vừa thấy lòng buồn
vô hạn. Vì lẽ, nghe các vị phát biểu tôi buộc phải nghĩ đến vận mệnh và tương
lai của nước nhà sao cứ mãi quẩn quanh, năm này qua tháng nọ đi trên con đường
không có lối ra.
Thử hỏi đất nước đã
thống nhất, giang sơn đã thu về một mối kể ra có hơn nửa đời người rồi vậy mà
năm này qua tháng nọ hai chuyện trên vẫn – cứ – phải – mang ra nhắc đi nhắc lại
là sao? Điều này, theo tôi ít nhiều cũng đã nói lên một sự thật: nội lực quốc gia
hiện nay vẫn đang bị phân tán rất nhiều và không biết đến khi nào mới thật sự
hòa hợp, thống nhất. Thứ nữa, thiển nghĩ những người đã và đang nắm quyền cai
quản nước nhà có thực sự muốn hòa hợp dân tộc và tìm kiếm nhân tài thật sự để
xây dựng đất nước phồn thịnh hay không? Bởi nếu muốn thì theo tôi đây là chỗ
không nên nói nhiều và nói trùng lắp mãi mà phải nhanh chóng bắt tay vào làm
ngay thôi.
Vì đất nước, quốc gia đến nay theo tôi, cái “nguyên khí” đã và
đang vơi đi nhiều lắm rồi; nguồn tài nguyên “rừng vàng biển bạc” mà tạo hóa ban
tặng cũng đang dần bị thu hẹp và việc khai thác gần như muốn cạn kiệt rồi… Vậy
nên, thời điểm này mà vẫn ngồi “rung đùi” bàn chuyện hòa hợp dân tộc và tìm
kiếm nhân tài thì có phải là quá muộn màng và kỳ cục lắm không? Có thể có ai đó
cho rằng mới nửa đời người mà làm được bao nhiêu chuyện là giỏi lắm rồi nhưng
thử hỏi nửa đời của hơn 90 triệu dân cộng lại thì sao, có chua xót và cay đắng
không?
Thôi thì ở đây, vấn đề
hòa hợp dân tộc xin tạm thời gác lại, sẽ bàn vào một dịp khác. Bài viết này chỉ
xin góp vài ý kiến xung quanh chuyện tìm kiếm nhân tài.
2
Có một thực tế mà ai
cũng thấy ở nước ta thời gian qua là, mỗi khi có một người “nổi tiếng” (nhất là
những người từng giữ cương vị lãnh đạo cấp cao trong bộ máy chính quyền) nào đó
mất đi thì qua các phương tiện truyền thông công chúng sẽ biết được trong các
bài điếu văn, trong các sổ tang gia đình tràn ngập những lời ca tụng, biểu
dương công đức người vừa nằm xuống như những “nhân tài kiệt xuất” của đất nước.
Nào là “vĩnh biệt đồng
chí kiên trung”, “vĩnh biệt người con ưu tú của…”, “vĩnh biệt nhà lãnh đạo tài
ba”; nào là “đồng
chí là tấm gương sáng ngời, suốt đời tận tụy vì dân, vì nước….”, v.v…
Vẫn biết “nghĩa tử là
nghĩa tận”, vẫn biết “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý và truyền thống cao quý
của dân tộc cần phải gìn giữ, với lại, cũng không ai có quyền ngăn cấm việc thể
hiện tình cảm yêu thương, sự mến mộ của ai đó đối với người đã khuất. Tuy vậy,
ở một góc nhìn khác, tôi tin là bất cứ một người Việt Nam nào thật lòng quan tâm,
trăn trở với hiện tình đất nước cũng ít nhất một lần tự đặt câu hỏi tại sao
Việt Nam có rất nhiều “nhân tài kiệt xuất” như vậy nhưng đến nay nước nhà vẫn
lẹt đẹt và không thể hóa rồng? Lẽ ra, với truyền thống dày dặc nhân tài như vậy
thì Việt Nam phải bay cao, bay xa từ lâu rồi chứ không thể ì ạch mãi thế này?
Chưa hết, như mọi
người đã biết, Đảng là tổ chức nắm quyền lãnh, chỉ đạo trong mọi đường hướng
phát triển đất nước và dân tộc suốt mấy mươi năm qua. Và lâu nay việc kết nạp
người vào hàng ngũ của Đảng đều phải tuân theo một quy trình rất chặt chẽ và
ngặt nghèo, chỉ có những người thật sự có Đức, có Tài và lý lịch “ba đời trong sáng như gương”
thì mới được xét cho vào. Theo cái logic thông thường mà suy thì những người đã
và đang nắm quyền lãnh đạo trong bộ máy nhà nước và chính quyền hẳn nhiên phải
là những cá nhân ưu tú và xuất sắc nhất (theo nghĩa những nhân tài của đất
nước).
Thế thì tại sao mấy mươi năm qua những “nhân tài” này vẫn không thể đưa
đất nước “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như mong mỏi của Chủ tịch Hồ
Chí Minh lúc sinh thời?
Từ hai nghịch lý trên,
người viết bài này “trộm” nghĩ hay là Việt Nam từ khi đất nước hòa bình thống
nhất đến nay ít có hoặc không có nhân tài thật sự ngoài đời mà chỉ có nhân tài tồn tại trong trí
tưởng tượng của những người dân vì quá yêu, quá hâm mộ, quá “thần tượng” đồng
đội, đồng chí trong tổ chức, cơ quan, làng xã của mình thôi?
Cho nên, mỗi khi “thần tượng” của mình qua đời thì vì “nghĩa tử là nghĩa tận”
nên mạnh ai nấy thần thánh hóa “thần tượng” lên như những anh hùng xuất chúng
của dân tộc? Phải chăng vì vậy mà đi suốt chiều dài nước Việt đến đâu người ta
cũng thấy tượng đồng bia đá, nhà mồ, nhà tưởng niệm, đền đài, lăng tẩm rất nguy
nga tráng lệ dành cho những “nhân tài kiệt xuất” ấy?
Công bằng mà nói, nếu
căn cứ vào sự đánh giá của nhân dân dành cho những lãnh đạo sau khi họ mất đi
thì gần đây nổi bật lên là hai nhân vật có thể xem là nhân tài của đất nước
trong thời bình. Một là cố thủ tướng Võ Văn Kiệt và hai là ông Nguyễn Bá Thanh
– nguyên Bí thư Đà Nẵng và Trưởng ban Nội chính Trung ương. Tuy vậy, nếu so
sánh hai nhân vật này với Lý Quang Diệu và Lý Hiển Long ở Singapore thì theo
tôi hai người tài của Việt Nam vẫn chưa đủ “tầm phủ sóng” để có thể hiệu triệu
toàn dân, từ đó tạo ra động lực thật sự để xoay chuyển vận mệnh của đất nước.
Dĩ nhiên, so sánh như thế là khập khiểng, tuy nhiên, qua so sánh này tôi muốn
lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp người Việt cần phải hết sức cẩn trọng trong
việc phong “nhân tài” cho các lãnh đạo trong nước. Trong xu thế toàn cầu hóa
hiện nay, nếu chúng ta vẫn cứ “đóng cửa” và tự phong “nhân tài” cho nhau thì có
khác gì đang một mình… “tự sướng” trong đêm đen?
Nói cách khác, qua đây
cho thấy thời gian qua người Việt dường như đang có sự nhầm lẫn trong quan niệm
và quá dễ dãi khi phong danh hiệu “nhân tài” cho một lãnh đạo hay một cá nhân
nào đó.
Tuy chưa có một công
trình nghiên cứu nào nhằm so sánh mật độ nhân tài giữa các nước trên thế giới
nhưng tôi tin rằng nếu có một công trình như thế thì Việt Nam chí ít cũng sẽ có
thêm một kỷ lục thế giới về mật độ “nhân tài” trong dân chúng. Bởi không biết
tự lúc nào hễ nghe tin một anh nào đó được bổ nhiệm vào một vị trí lãnh đạo cao
hơn trong bộ máy nhà nước; hay anh nào đó vừa “lấy xong cái Tiến sĩ”, vừa mới
được phong GS hay PGS… thì cả làng, cả xóm, cả tỉnh, cả nước gọi đó là “nhân
tài” và “phong Thánh” mà chẳng thèm xem xét anh ta đã có đóng góp gì thiết thực
cho dân cho nước hay chưa; chẳng thèm tìm hiểu việc thăng quan tiến chức của
anh ta có minh bạch, có đường hoàng hay vì phe phái và lợi ích nhóm nên được
nâng đỡ và tâng bốc lên?
Chính sự nhầm lẫn và
dễ dãi này, theo tôi đã dẫn đến một hệ lụy là lâu dần cả một dân tộc quay cuồng
trong căn bệnh háo danh, khoe mẽ và nhất là “thùng rỗng kêu to” lúc nào không
hay. Từ đó làm cho việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài nhất là nhân tài trong
hàng ngũ lãnh đạo và quản lý đất nước rơi vào cảnh “vàng thau lẫn lộn”, người
thực tài và có tâm với đất nước thì bị vứt ra bên lề xã hội và ngược lại.
Không những vậy, nhìn
ở góc độ văn hóa, sự nhầm lẫn và dễ dãi trong quan niệm về “nhân tài” của người
dân thời gian qua cũng ít nhiều nói lên cái tâm lý mặc cảm về nguồn gốc xuất thân và sự
thiếu hụt nhân tài thật sự của cả dân tộc. Người ta đua
nhau để được lên quan, để được gọi là GS, TS, để trở thành người nổi tiếng, để
rạng danh dòng tộc bằng con đường bất lương và thiếu minh bạch là một trong
những biểu hiện rõ nhất cho cái tâm
lý mặc cảm này. Điều này vô tình đã tạo ra cái hệ lụy rất nguy
hiểm là có không ít người thay vì dũng cảm nhìn vào sự thật về hiện tình của
đất nước trong thời điểm hiện tại để mà thay đổi thì lại bấu víu vào những ánh
hào quang xưa cũ của các vị tiền nhân, xem đó như là cứu cánh, là phép mầu rồi
biện hộ, lấp liếm cho những sai lầm trong quá trình lãnh đạo của mình.
3
Đất nước muốn ổn định
và phát triển thì nhất định phải có sự hòa hợp của cả dân tộc. Nhưng muốn có sự
hòa hợp của cả dân tộc thì xã hội cần có một hành lang, một không khí “đối
thoại” chân thành và dân chủ giữa lãnh đạo, chính quyền với mọi tầng lớp nhân
dân hay giữa các tầng lớp nhân dân với nhau. Nói cách khác, nếu không có không
khí “đối thoại” chân thành và dân chủ này (mà chỉ là sự “độc thoại”, muốn nói
gì thì nói từ một phía nào đó) thì mọi chính sách dù đúng đắn đến mấy cũng rất
khó đi vào đời sống, rất khó trở thành hiện thực.
Bởi lẽ, trong cuộc
sống những suy nghĩ và lời nói chân thành là rất cần thiết nhưng vẫn chưa đủ vì
nó không quan trọng bằng những hành động và việc làm cụ thể nhằm hiện thực hóa
suy nghĩ và lời nói ấy. Cho nên, nói cho cùng một đất nước muốn phát triển và thịnh
vượng thì những lời nói cùng những việc làm chân thành từ phía người lãnh đạo
là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Có được điều này rồi thì chắc chắn
nhân tài của đất nước sẽ xuất hiện và tự nguyện chung tay góp sức xây dựng quê
hương thôi. Khi ấy, “nguyên khí quốc gia” chắc chắn cũng sẽ theo đó mà sung
mãn, tràn trề mà không cần đến những phong trào “trải thảm đỏ” để thu hút, tìm
kiếm nhân tài mang nặng tính hình thức như hiện nay.
Cần Thơ, 26/2/2015
N.T.B.
VNTB
– Trung cộng nhồi nhét Hoàng Sa và Trường Sa vào SGK lớp 3 như thế nào?
Phùng
Hoài Ngọc biên dịch và giới thiệu
(VNTB) - Mời bạn nhân dịp Tết Ất Mùi đi du lịch quần đảo Hoàng Sa quá giang sách giáo khoa Tàu.
課文22 : 富饶的西沙群岛
(Bài
học 22: Phú nhiêu đích Tây Sa* quần đảo)
Đó là tên bài học số
22 trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp Ba quyển 1 xuất bản ở Thượng Hải, Trung
Quốc (xuất bản lần đầu 2003, tái bản 2013, trang 87-89, bản in).
Bài học yêu cầu trình
độ học sinh lớp Ba của Trung cộng phải được biết về Hoàng Sa như thế.
Nhớ lại chuyện ở Việt
Nam, năm 2007 những người yêu nước tự nguyện đi biểu tình đòi hai quần đảo, một
lão bí thư chi bộ ở vùng Sài Gòn (TP.HCM) le te mắng mỏ những người biểu tình
ấy. Một phóng viên chìa mic ra phỏng vấn lão, lão đáp tỉnh queo rằng “có cái bãi hoang chim ỉa thôi mà đòi ầm
ĩ làm chi”. Đó là một kiểu bí thư chi bộ điển hình ở Việt Nam, chả
cần biết quần đảo Hoàng Sa là cái ất giáp gì, cũng như nhiều việc khác, bí thư
chi bộ chẳng cần tư duy, chỉ cần nói dựa theo ý cấp trên là xong. Đáng phê phán
và thương hại biết bao !
Một gợi ý nên chăng:
đảng bộ TP.HCM bố trí cho lão bí thư ấy và những bí thư tương tự đi du học lớp
Ba tiểu học bên xứ 16
vàng 4 tốt để xứng đáng làm bí thư chi bộ đảng cộng sản Việt
Nam nha.
Bài
số 22. Quần đảo Tây Sa giàu đẹp
Quần đảo Tây Sa
là một quần đảo nằm trên Nam Hải (Biển Đông), là tuyến tiền tiêu phòng vệ
trên biển của tổ quốc ta. Nơi đó cảnh quan đẹp tuyệt, sản vật thiên nhiên
phong phú, là một xứ đáng yêu.
Quần đảo Tây Sa có dải
nước biển tươi đẹp lấp lánh, tráng lệ không nơi nào sánh được: nước biển có lúc
xanh lam, có lúc xanh nhạt, có lúc xanh lục nhạt, có lúc màu vàng quả quất.
Từng khối, từng dòng đan xen nhau. Vì đáy biển mấp mô không bằng phẳng, có
những vách đá, khe ngòi, nước biển khi đậm khi nhạt, nhìn theo mặt biển, màu
sắc khác nhau không đều.
Trên các mỏm đá dưới
đáy biển mọc lên các loại san hô, có loại giống đóa hoa đang nở e ấp, có loại
phân nhánh như sừng hươu. Hải sâm khắp nơi đều có, dưới đáy biển đung đưa chậm
rãi. Loài tôm hùm toàn thân trùm vỏ bọc xẻ rãnh, kéo nhau lượn qua lượn lại,
trông vẻ khoan thai oai vệ.
Cá quần tụ thành đàn
lũ lượt bơi xuyên qua các bụi cây san hô rất đẹp mắt. Có loài toàn thân chúng
như được bao bọc hoa văn nhiều màu sắc; có loài trên đầu mọc lên một cái tua
màu hồng, có loài toàn thân giống như gắn những chiếc quạt, lúc bơi lượn lờ mềm
mại; có loại mắt tròn bóng loáng, trên thân mọc đầy gai, lúc phồng lên tròn như
quả cầu da. Số lượng các loài cá nhiều không kể hết. Cũng như nhiều người
thường nói, quần đảo Tây Sa một nửa là nước, một nửa là cá.
Trên bãi biển có nhiều
vỏ sò xinh đẹp đếm không thể hết, loại lớn, loại nhỏ mảu sắc không đều, đủ thứ
hình thù kì lạ. Thú vị nhất phải kể rùa biển, khoảng thời gian tháng Tư tháng
Năm, rùa biển loại lớn kết thành từng đàn kéo nhau bò lên bãi biển đẻ trứng.
Ngư dân lật ngửa mình rùa biển khiến bốn chân nó hướng lên trời, không thể nào
chạy trốn được.
Quần đảo Tây Sa cũng
là thế giới của chim. Trên đảo có từng mảng rừng rậm rạp, trong rừng cây có
nhiều loại chim biển làm tổ ở. Khắp nơi là trứng chim rải rác. Dưới mỗi gốc cây
là những đống phân chim dày, đó là loại phân bón rất quý giá.
Quần đảo Tây Sa giàu
đẹp ấy là nơi sinh trưởng của nhiều thế hệ tổ tiên chúng ta. Cùng với công cuộc
xây dựng tổ quốc, quần đảo Tây Sa ắt sẽ thay đổi ngày càng xinh đẹp, giàu có
hơn.
Chú thích: *Người Việt
Nam gọi là quần đảo Hoàng Sa (tiếng Anh: Paracel Islands) hiện là huyện
Hoàng Sa biên chế vào thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Vùng biển của quần đảo
Hoàng Sa rộng hơn 500.000 km², có tổng cộng 40 đảo chia ra hai nhóm trong đó có
nhóm 29 đảo nổi lên trên mặt biển.
Bìa
sách Ngữ văn lớp 3 quyển thượng xuất bản ở Thượng Hải:
Tiếp
theo, mời bạn đọc hãy xem Trung cộng nhồi nhét quần đảo Trường Sa vào đầu óc
non nớt của học sinh lớp Ba ở Giang Tô như thế nào.
苏教版三年级语文下册
(Tô giáo bản tam niên
cấp Ngữ văn hạ sách)
Bản in của tỉnh Giang
Tô: Ngữ văn lớp Ba quyển hạ
課文 2:“美丽的南沙群岛”
Quần đảo
Nam Sa mỹ lệ
Bài
học số 2. (bản dịch)
1.
Theo truyền thuyết,
một tiên nữ giáng cõi trần, ném xuống vùng biển rộng lớn xa xôi phía Nam Trung
Quốc từng xâu chuỗi hạt trân châu bóng ngời, đó là quần đảo Nam Sa mỹ lệ. Nam
Sa quần đảo nằm ở chót cực nam của tổ quốc chúng ta, với hơn hai trăm đảo nhỏ, những
tảng đá lớn ngầm bủa giăng chằng chịt bày ra như bàn cờ.
Tổ tiên chúng ta từ
rất sớm, trên hai ngàn năm trước đã lái những chiếc thuyền vượt qua biển
lớn đến vùng này, bắt cá, vỡ đất hoang trên các đảo nhỏ, trồng cây. Nam Sa mênh
mang, qua từng hòn đảo, dừng lại đó, tổ tiên ta đã thắp lên những ngọn
khói hương cho buôn bán sầm uất.
2.
Nam Sa là một kho tàng
chứa bảo vật màu lam khổng lồ của tổ quốc. Nàng tiên nữ đã cho chúng ta một
nguồn sinh vật biển quý giá với số lượng nhiều khó đo lường được, cất giữ che
giấu một nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, lưu trữ nguồn năng
lượng biển dùng không bao giờ hết. Dưới những tầng cát sâu, chứa đựng trữ lượng
dầu khí vô cùng dồi dào mà thiên hạ ca tụng là “vịnh Ba Tư thứ hai”.
3. Nam Sa cũng là một thế giới đẹp mê người. Trời xanh một màu xanh
lam ngọc, biển là một khối ngọc phỉ thúy. Trông xa, trời nước nối liền, phỉ
thủy hòa lẫn lam ngọc hợp bích, diện mạo thật hùng tráng, sung mãn. Cúi nhìn
nước biển xanh trong, sáng ngời thấy rõ những con tôm hùm, cá chim, rùa biển
ngũ sắc rực rỡ, khiến tâm hồn con người rất phóng khoáng vui vẻ. Những làn sóng
xanh bao la bát ngát trên vùng biển Nam Sa, miên man sóng bạc đầu, từng lớp
từng lớp nâng đỡ rồi tung lên những bọt sóng tuyệt đẹp, chừng như đang nhảy múa
dâng hoa chào đón mọi người. Có thể khẳng định, quần đảo Nam Sa trong tương lai
sẽ là một nơi thắng cảnh cực kỳ hấp dẫn du khách bốn phương.
Hai
trang scan-pdf dưới đây trích từ sách lớp Ba ở Giang Tô:
揮
Chú
thích
Người Việt Nam gọi là
quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands)
Trường Sa diện
tích gần 160.000 km, kích thước 800 kmx 600 km, khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát
ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên (phía TQ),
Tổng diện tích đất nổi
thường xuyên của quần đảo rất nhỏ, không quá 5 km² tới 11 km², phần còn lại bị
chìm khuất khi thủy triều lên. Đảo Song Tử Tây là đảo san hô, cao nhất với cao
độ 4 m so với mực nước biển.
Hiện còn tranh chấp
giữa Việt Nam với Brunei, Philippins, Malaysia, Đài Loan và Trung Quốc (riêng
TQ và Đài Loan tự ý vạch ra đường chữ U-chín khúc- lưỡi bò tham lam trùm tất
cả).
Tin
mới nhận: Trung cộng đang cho xây các đảo nhân tạo nhô
lên trên các bãi ngầm, đảo ngầm ở Trường Sa làm căn cứ quân sự. Giới bình luận
quốc tế cho rằng quốc tế sẽ không công nhận những “lãnh địa” nhân tạo.
Đây cũng là bài học
kinh nghiệm cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Khi sắp kết thúc bài
viết này, chúng tôi mới nghe tin: hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đã vào
chương trình dạy của các trường học ở Sài Gòn – TP. HCM từ năm học 2015.
Vậy là, Sài Gòn đã đi
trước Hà Nội một bước.
Vì đâu mà "hung hãn và hèn nhát" hả anh Tuấn Khanh?
Huỳnh Ngọc Chênh - ...Tôi đã sống qua hai chế độ nên thật lòng nói rằng,
xã hội miền Nam trước 75, cái hiện tượng hung hãn và hèn nhát không đúng chỗ ấy
dường như rất khó tìm thấy. Nói rằng không có là không đúng, nhưng phổ biến đậm
đặc như hiện nay là hoàn toàn không...
...Hồi đó thanh niên
không hung hăng với nhau vì chuyện tôi mê Hùng Cường anh ghét Hùng Cường, không
hung hăng với nhau vì tranh giành lộc cúng mà chỉ hung hăng với nhau vì lý
tưởng chính trị và hung hăng với kẻ thù ngoại bang vì sự sống còn của đất
nước...
*
Người
ta phê nhiều về cụ Khiêu là không phải để phê cụ Khiêu vì nụ hôn không đúng
cách, vì câu đối bậy bạ chôm của Lý Bạch làm người ta liên tưởng Hoa hậu Việt
Nam như một Dương Quý Phi nô lệ tình dục của bọn vua quan thời phong kiến, mà
người ta muốn nói đến chính sách đãi ngộ nhân tài rất sai trái hiện nay.
Người
ta chê trách sự xa hoa kệch cỡm của ông cựu tổng bí thư là nhằm nói đến sự phá
sản của chủ trương chống tham nhũng, sự khủng hoảng trong chính sách tuyển chọn
nhân sự cho bộ máy cầm quyền lãnh đạo đất nước. Tác giả Tuấn Khanh có một bài
viết nói về sư Hung hãn và Hèn nhát nêu ra hiện tượng đang rất phổ biến ở xã hội Việt Nam hiện
nay là mọi người rất hung hăng cuồng nhiệt vào những chuyện tầm phào nhưng lại
tỏ ra hèn nhát tránh né những chuyện quốc gia đại sự.
Ngoài
vài chuyện cụ thể như chuyện về ông Gs Khiêu như tôi nêu ở trên là chưa đúng
lắm, còn hầu hết những dẫn chứng khác, Tuấn Khanh đã mô tả khá chính xác về
hiện tượng rất đau lòng đang tràn ngập trong xã hội chúng ta ngày nay:
"Người
Việt hôm nay dường như rất hung hãn trong những chuyện tự do ngôn luận dân chủ
tầm ruồng, bỏ quên hay tránh né về những điều nguy ngập khác, rằng Trung Cộng
đã dựng xong sân bay, pháo đài… trên biển, có thể đánh chiếm Sài Gòn trong 24
giờ. Thế nhưng tướng quân đội Việt Nam thì tâm tư tha thiết kêu gọi dân chúng
không nên ghét bõ kẻ đang lăm lăm cướp – giết tổ quốc mình.
Người
Việt hôm nay dường như rất hung hãn trong cách dùng mọi học thuật để chứng minh
đối phương đồi bại hay tiến bộ trong những điều chỉ đáng liếc qua và lãng quên,
nhưng giỏi cười qua loa với chuyện các dự án bauxite thua lỗ trầm trọng mà vẫn
phải tiếp tục, ngày đêm giao nộp sang biên giới, giỏi giả lơ khi giá xăng được
tuyên hô sẽ lên giá không cần lý do, khi dầu thế giới chỉ có giá 50 USD/ thùng
– mức giá thấp nhất từ trước đến nay. Người Việt hôm nay dường như đủ hung hãn
chém con heo ra nhiều mảnh, reo hò và tắm máu như thời các bộ lạc dã man, nhưng
hèn nhát câm miệng không dám bàn về tài sản các quan chức tham nhũng đang đục
ruỗng tổ quốc mình. Người ta im lặng hèn nhát khi nghe những kẻ như Trần Văn
Truyền chỉ bị kỷ luật giơ cao đánh khẽ, còn những người tố cáo cái ác như ông
Kim Quốc Hoa, báo Người Cao Tuổi, đang lao đao giữa trùng vây vô lại.
Cái
cần phải hung hãn, thì người ta đang chọn cách hèn nhát. Cái cần phải hèn đi
thì người ta ồ ạt xông lên: hung hãn giành giật thức ăn buffet, hung hãn trói
đánh kẻ trộm chó, hung hãn phán xét, nguyền rủa chung quanh như bản thân mình
là hiện thân của ngọn cờ đầu nhân nghĩa." - Tuấn Khanh -
Hung Hãn và Hèn Nhát.
Tôi
đã sống qua hai chế độ nên thật lòng nói rằng, xã hội miền Nam trước 75, cái
hiện tượng hung hãn và hèn nhát không đúng chỗ ấy dường như rất khó tìm thấy.
Nói rằng không có là không đúng, nhưng phổ biến đậm đặc như hiện nay là hoàn
toàn không.
Thời
đó vẫn có thanh niên chạy theo mốt, chạy theo thời thượng, chạy theo các trào
lưu ăn chơi, theo các thần tượng showbiz, theo mê tín dị đoan, nhưng cũng chỉ
chạy theo cho vui lúc rảnh rỗi chứ không cuồng nhiệt đến điên khùng như hiện
nay. Và hiện tượng đó cũng là phần lặng, phần thứ yếu. Còn phần trội phần chủ
yếu thì: Lúc nào cũng có một số đông áp đảo thanh niên chạy theo các trào lưu
học thuật, trào lưu triết học để công khai tranh luận nhau đến tóe lửa, lúc nào
cũng có số đông áp đảo thanh niên có chính kiến khác nhau, theo Mỹ hay chống
Mỹ, theo Việt Cộng hay chống Việt Cộng, theo Quốc gia hay chống Quốc gia, dân
chủ hay độc tài, không chỉ tranh luận trên diễn đàn mà còn cầm súng bắn vào
nhau đến chết để dành phần thắng về mình.
Hồi
đó thanh niên không hung hăng với nhau vì chuyện tôi mê Hùng Cường anh ghét
Hùng Cường, không hung hăng với nhau vì tranh giành lộc cúng mà chỉ hung hăng
với nhau vì lý tưởng chính trị và hung hăng với kẻ thù ngoại bang vì sự sống
còn của đất nước.
Bây
giờ thì khác hẳn, xã hội đổi thay thụt lùi một cách kinh sợ. Những gì Tuấn
Khanh nêu lên vẫn chưa mô tả hết được toàn cảnh của sự xuống cấp, nhưng đó là
những nét chấm phá ấn tượng. Chỗ cần hung hãn thì hèn nhát, ngoảnh mặt, ngó lơ
và ngược lại.
Tại
sao?
Thanh
niên và toàn thể công dân được tự do làm và nêu ý kiến về mọi thứ nhưng trừ
lãnh vực chính trị. Khi nói đến chính trị thì phải nói trong khuôn khổ của đảng
theo sự bày vẽ hướng dẫn của đoàn TNCS HCM nếu là thanh niên, theo Liên Đoàn
Lao động nếu là công nhân, theo Hội Nông Dân nếu là nông dân, theo hội Nhà Văn
nếu là văn nghệ sĩ...
Ngay
trong việc bày tỏ thái độ với bọn Tàu cộng xâm lược thì người dân cũng không
được quyền bày tỏ theo ý và theo cách của mình. Những người yêu nước chống Tàu cộng
xâm lược theo cách của mình đã bị đàn áp, trù dập, bắt bớ khắp nơi đã làm chùn
đi nhuệ khí yêu nước của bao nhiêu người, là nguyên nhân đưa đến sự hèn nhát
hiện nay trước đại sự. Các học giả đương đại làm sao được phép nêu lên các loại
học thuật khác với học thuật đã được định hướng theo chủ nghĩa xã hội. Sinh
viên ngày nay làm sao được phép công khai nêu ý kiến về các trào lưu triết học
ngoài triết học Mác Lê vô bổ bị nhồi sọ hằng ngày. Làm sao được như Phạm Công
Thiện 20 tuổi đã viết hằng chục cuốn sách triết học để đập đổ các tượng đài
triết học đương thời như Nguyễn Văn Trung, Thích Nhất Hạnh... Thanh niên ngày
nay làm sao được phép trào ra nhiệt tình hừng hực trong mình vào chuyện quốc
gia đại sự, vào chuyện chống Tàu xâm lược, chống tham nhũng cường quyền, vào
chuyện đấu tranh cho nhân quyền, đấu tranh cho lẽ phải... Thế thì sức mạnh
cuồng cuộn của tuổi trẻ phải hướng vào đâu để giải tỏa năng lượng, nếu như
không hướng vào những chuyện vô bổ, bậy bạ mà nhà cầm quyền thả lơ không cấm
đoán hoặc chưa nói là còn khuyến khích như làm fan cuồng bóng đá, fan cuồng
giới showbiz, fan cuồng các lễ hội dân gian, mê tín dị đoan, tôn phục vật chất,
giành giật miếng ăn, gấu ó bạo lực lẫn nhau vì những chuyện lãng nhách...
Người
ta hướng sự hung hãn vào đâu và hèn nhát vào đâu thì có nguyên nhân của nó.
Cũng giống y như tác giả Tuấn Khanh, dù anh là một nhạc sĩ có tâm có tài, một
blogger có trách nhiệm và một công dân rất dũng cảm, nhưng khi viết bài
"Hung hãn và hèn nhát" đã phải suy tính để ngòi bút mình hướng mạnh
vào chỗ nào và tránh né chỗ nào. Chỗ xoáy mạnh vào là chỗ ít nguy hiểm tức là
chỗ chỉ nêu ra hiện tượng và chỗ tránh né là chỗ nhiều nguy hiểm tức là chỗ
phân tích nguyên nhân.
Cũng
giống như việc phê nụ hôn và câu đối bậy bạ của giáo sư anh hùng Vũ Khiêu thì
ít nguy hiểm hơn là nói về sai trật của chính sách đãi ngộ và xây dựng nhân tài
để sản sinh ra một trí thức như Vũ Khiêu, như Hoàng Quang Thuận...
Cũng
giống như việc chê trách sư xa hoa kệch cỡm của nhà riêng ông cựu tổng bí thư
thì dễ hơn là phê phán sự sai trật của chính sách nhân sự để đưa một người như
ông ấy lên đứng đầu và lãnh đạo đất nước trong bao nhiêu năm. Ngay khi viết,
chúng ta cũng cố tránh né chỗ nhiều hiểm nguy phải không anh Tuấn Khanh?
Tôi
hỏi anh là tôi đang chất vấn chính lương tâm tôi. Chúng ta đã sống đến 40 năm
trong chế độ nầy nên chúng ta cũng khó mà khác được anh nhỉ?
Bài thi viết Cộng sản
và tôi: Dị ứng hai từ Cộng Sản
Cánh Dù lộng gió
(Danlambao) - Tôi là một
người sinh ra tại miền Bắc. Năm 1954 Bố Mẹ bồng bế xuống Tàu há mồm của Pháp
"bỏ phiếu bằng chân lần thứ 1" để di cư Nam với mong muốn tìm được tự
do và bình yên.
Tôi
đã được học các trường của các Maseur rồi các Thày Tu, tất cả với câu Phương
Ngôn: "Tiên học lễ, hậu học văn" chứ không như đám
cộng sản con bây giờ chỉ biết lo trồng người: "Tiên học chữ, hậu
học đút lót" để lấy cái bằng.
Hồi còn bé thỉnh thoảng được chứng kiến những
cảnh tượng mà các DLV-3-củ cho là "nhà nước ta" hết sức nhân đạo và
khoan hồng. Thí dụ: Ban đêm dẫn du kích vào nhà trói người dẫn ra gốc cây rồi
"khoan hồng" cho một tràng AK nát bét từ trên xuống dưới, trên cổ vẫn
treo cái bảng phản động; hay một lần trốn học đi tắm trên dòng sông nhỏ gần nhà
đang tính nhảy xuống tắm thì thấy một cái xác người trôi kéo theo bộ đồ lòng
lòi hẳn ra ngoài bụng, trên cổ vẫn treo cái bảng phản động. Lúc đó tôi không
hiểu phản động là gì, tại sao lại phản động, sau này mới biết là bọn MTGPMN cho
là chỉ điểm cho chính quyền VNCH. Bây nhiêu đó đủ cho tôi mất hồn mất vía mỗi
khi nghe tới 2 từ VC.
Sau này vào quân đội tôi đã chứng kiến những
cảnh VC kêu là: "Ra đường gặp anh hùng", khi quân số đông
gấp 5 thậm chí có khi đông gấp 10 lần lính VNCH, nhưng sau trận chiến, tù binh
bắt được thì khai rằng, họ được chích cho mũi thuốc khỏe kêu bằng Hùng Anh hay
Hồng Anh gì đó của Trung Cộng, nên không biết sợ là gì, loại thuốc này gần
giống với Heroin bây giờ, khi mới bị bắt thì lính VC hung hăng chửi bới, đến
khi hết chất thuốc thì mặt xanh như tàu lá chuối, xưng con với lính VNCH. Lính
VC chết thì chân bị xiềng chân vào T54, phòng không 37 ly, hay cối 82 ly của
Liên Sô và Trung Cộng viện trợ. Khi chấm dứt cuộc chiến phần nhiều là thua cuộc
thì lính VC rút đi, nhưng trước khi rút thì làm giỗ sống tập thể cho các thương
binh của chúng cho khỏi vướng tay vướng chân, tức là đào hố rồi thảy lựu đạn
hay phơ AK hết trước khi đẩy xuống hố lấp đi.
Chính vì thế nên sau ngày 30 tháng 4/1975 khi
nghe VC khoan hồng và chính sách nhân đạo, tôi lỉnh luôn không ra trình diện,
trốn lên vùng hoang vu cỏ cháy sinh sống. Và cũng chính vì thế mà tôi và các em
tôi đã mấy lần "bỏ phiếu lần thứ 2 bằng chân" như hồi năm 1954 mà
không lọt. Tại sao ai cũng sợ CS vậy? Có lẽ như tôi đã kể hết sự tình ác độc va
dã man của chế độ CSVN nên ngày 30/4 đen khởi điểm của phong trào nuôi cá Mập
và làm giàu cho đám cách mạng cơ hội như Nguyễn Tấn Dũng bán bãi vượt biên.
Nghe nói, khi nào chúng gài người của chúng vào một số thì chiếc tàu đó lọt an
toàn, còn chiếc nào thuần túy của dân vượt biển thì thế nào ra ngoài khơi cũng
nổ tung hay có vấn đề khác.
Còn bây giờ thì chúng thi nhau ăn mày dĩ vãng,
tổ chức lễ kỷ niệm "phỏng giới" hàng năm, ngày tên gián điệp HTC cướp
chính quyền trong tay chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim. Chúng thi nhau tâng
bốc, tự sướng với nhau, nào là đảng CSVN quang vinh, nào là đảng đã sáng suốt
lãnh đạo đất nNước từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, hay đảng đã cho ta mùa
xuân...
Thật là trơ trẻn hết chỗ nói, cái nào đảng xấu
xa thì đảng giấu béng đi hết, còn làm được cái gì nhỏ cho dân chúng thì rêu rao
từ ngày này qua ngày khác, không biết chán miệng.
Hãy nhìn xem từ một miền Nam trù phú bậc nhất
nhì Đông Nam Á được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" thế mà 40 năm
sau xếp gần chót với các quốc gia nghèo nhất thế giới. Trong nước từ văn hóa
giáo dục xuống cấp trầm trọng, phong tục tập quán từ từ biến mất, người dân
chai lì, vô cảm với nhau, nhất là nạn đĩ điếm, hướng ngoại, cướp giựt gia tăng,
có những vụ giết người quá tàn nhẫn và dã man. Kinh tế thì càng ngày càng lụi
bại, càng nợ công không khả năng chi trả, chính trị thì đi tới đâu, làm cái gì,
nói cái gì thế giới cũng trề môi bĩu mỏ giống như lần TT 3X sang Pháp. Vì đâu
ra nông nỗi này, không phải do chế độ đã vun trồng sau 40 năm làm gương cướp
giết cho họ sao?
Nhà nước thì từ trên xuống dưới, nhỏ ăn theo
nhỏ, lớn ăn theo lớn, vào cơ quan nào cũng phải lót tay mới có chữ ký, còn
không thì cứ đợi đấy.
Lãnh đạo CS thì tự ý muốn cướp đất, muốn bán
biển đảo nào tùy ý, nhất nhất cúi đầu tuân theo chỉ đạo của Tàu Cộng để mong
cho tới ngày sát nhập thành một tỉnh lẻ của Tàu Cộng.
Sau 40 năm cai trị đất Nước, CSVN đã xô đẩy
Việt Nam thành một nước nô lệ rập khuôn Tàu Cộng.
Mong rằng Mẹ Việt Nam sẽ có ngày thoát khỏi
nanh vuốt của bọn CS và mọi người sẽ có ngày được hưởng tự do, no ấm, dân chủ
trên quê hương. Đó là mong muốn của bản thân tôi và chắc là cũng của mọi người.
Ngày 27/02/2015.
_____________________________________
- Thời gian nhận bài xúc tiến từ bây giờ và sẽ
tiếp tục chọn đăng trên diễn đàn Danlambao cho đến hết ngày 25/4/2015.
- Đóng góp tác phẩm dự
thi xin gởi về: Congsanvatoi@gmail.com
Đọc thêm chi tiết tại:
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.