Nhìn
phố trơ trọi… bỗng ứa nước mắt. Con đường Đồng Khởi có vài khoảnh xanh ở công
viên Chi Lăng, ở công viên trước Nhà Hát Lớn… từ gần trăm năm nay thế là không
còn nữa
VẪN NHỚ VỀ CÂY XANH THÀNH PHỐ
Nguyễn
Thị Hậu
Đối
với tôi và nhiều người, những hàng cây cổ thụ ở Hà Nội, Sài Gòn không chỉ là
cây xanh, mà còn là kỷ niệm, ký ức, là nỗi nhớ là hồn vía của đô thị, nơi nhiều
người từng sống, đang sống và đến đây kiếm sống! Sống lâu ở đô thị, mỗi hàng
cây mỗi góc phố mỗi căn nhà đường phố trở nên thân quen, nó mang lại cảm giác
bình yên của một đô thị “đáng sống”, dù cuộc sống vẫn còn quá nhiều bề bộn.
Chiều
nay đi qua đầu đường Lê Lợi trông thấy cảnh những cây cổ thụ bị cưa ngọn cưa
thân một cách vội vã, lạnh lùng… Nhìn phố trơ trọi… bỗng ứa nước mắt. Con đường
Đồng Khởi có vài khoảnh xanh ở công viên Chi Lăng, ở công viên trước Nhà Hát
Lớn… từ gần trăm năm nay thế là không còn nữa. Mấy tòa Vincom mọc lên, Eden
biến mất, tòa nhà cổ 5 tầng đối diện Vincom cũng bị san bằng rồi. Chưa biết đẹp
ở đâu (và có đẹp không?) nhưng một phần ký ức rất đẹp của Sài Gòn đã vĩnh viễn
ra đi.
Có
phải cứ hiện đại là phải trả giá bằng cách triệt hạ thiên nhiên như thế này
không?! Sài Gòn đã không còn gì của 300 năm, bây giờ những gì của 100 năm cũng
sắp mất hết! Nếu vì hiện đại mà chỉ biết chặt cây cổ thụ, chỉ đập cũ xây mới,
mà không hề có sự cố gắng giữ lại lịch sử thì có lẽ công việc quản lý đô thị
của các sở này ngành nọ, của việc quy hoạch với kiến trúc thật quá dễ dàng!
Đô
thị khác nông thôn chính là ở chỗ, mỗi cây xanh trên phố khi trồng khi chặt đều
được tính toán cẩn thận, nhất là khi nó đã gần trăm năm tuổi, lại ở trung tâm
thành phố, nơi mà có thể coi là tiêu biểu cho đô thị Sài Gòn được xây dựng hơn
100 năm qua.
Hàng cây trên đường phố đô thị không phải như trong cái vườn nhà
quê mà khi cần trồng rau hay cơi nới nhà của có thể đốn chặt vài cây ăn trái,
trừ khi đó là cây trồng với mục đích để lấy gỗ xây nhà.
Ở đô thị mà chỉ coi cây
thuần túy là cây nên nhiều người đã nói rằng, để có một thành phố hiện đại, để
có giao thông hiện đại thì đánh đổi như thế cũng được!
Điều đáng nói là người
dân thành phố không hề thấy, không hề biết chính quyền đã có một sự cố gắng để
tìm giải pháp nào khả dĩ giữ lại, hoặc trồng lại cây ở đâu đó. Chặt luôn là
tiện nhất! Với lý do "hiện đại" nên bao di tích bao cảnh quan là cái
hồn của đô thị đã bị phá hoại. Người Sài Gòn mai này còn có gì để nhớ để nói về
lịch sử Sài Gòn?
Hay
là thôi, Sài Gòn cứ là của những người lạnh lùng đến đến rồi đi, vô cảm lên rồi
xuống, chẳng cần phải là Sài Gòn của bao người từng ở, đang ở, từng đến đây và
đang yêu quý Sài Gòn mỗi ngày…
Ông
bà mình luôn ví cây với người: “Dụng nhân như dụng mộc”, “Vì lợi ích mười năm
trồng cây, vì lợi ich trăm năm trồng người”. Nhìn cách trồng cây có thể biết
cách “trồng người”. Nhìn cách đối xử với cây có thể biết con người có được quý
trọng hay không. Hình như luôn có sự tương đồng như thế.
Tôi
đang làm một nghiên cứu về Khảo cổ học đô thị và việc bảo tồn cảnh quan di sản
văn hóa Sài Gòn, nhưng e rằng, khi làm xong thì có lẽ những di sản của Sài Gòn
không còn gì nữa. Chẳng lẽ lại cực đoan đến mức mong đừng ai cho vay tiền để
“hiện đại hóa” thành phố, vì khi có nhiều tiền nhưng sự hiểu biết và tính nhân
văn không tương xứng thì… những gì đã mất đi không bao giờ có thể làm lại và
thay thế được, vì đó chính là một phần lịch sử thành phố.
Nguyễn
Thị Hậu
24.7.2014
Nguồn : FB của tác giả
Nguồn : FB của tác giả
Chú thích của
Diễn Đàn
Nhà hát thành phố trước khi cơn bão đi qua,
Ảnh: Giao thông vận tải
Những cổ thụ trăm năm đã/đang/sẽ... trăm tuổi về trời !
Ảnh: TP.HCM hạ cây xanh để thi công đường sắt đô thị
Nhiều cây cổ thụ hàng chục năm tuổi đã được di dời để phục vụ thi công xây dựng Nhà ga Nhà
hát Thành phố (gói thầu 1b) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành-...
|
|||||||
Preview by Yahoo
|
|||||||
__._,
Posted by: Nhat Lung_.___
Sáng tác và ca: Lê Hoàng Trúc
Phối nhạc: Adam
Burgess (Phu quân)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.