Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, August 5, 2014

Kêu gọi thay đổi trước Đại hội XII


Kêu gọi thay đổi trước Đại hội XII

̣p nhật: 15:59 GMT - thứ hai, 4 tháng 8, 2014
TS Lê Đăng Doanh kêu gọi để đảng viên tiến cử ứng viên
Cu Vin trưởng Vin Nghiên cu Qun lý Kinh tế Trung ương Vit Nam lên tiếng kêu gi thay đi trong vic gii thiu ng viên vào các v trí ca Đng Cng sn.

Các bài liên quan


Chủ đề liên quan

Lời kêu gọi của ông Lê Đăng Doanh, được đưa ra trong lúc việc chuẩn bị cho Đại hội XII, dự kiến diễn ra trong nửa đầu năm 2016, đang được ráo riết chuẩn bị.
Vị cựu viện trưởng nói với Nguyễn Hùng của BBC tại Toulouse, nơi ông có chuyến thăm:
"Việc hạn chế đảng viên không được giới thiệu các ứng cử viên ngoài các ứng cử viên đã đươc cấp ủy giới thiệu làm cho tôi, là một đảng viên, rất lo ngại.
"Thực tế đã cho thấy có những lần cấp ủy giới thiệu những ứng cử viên mà sau đó không được bầu.
"Trái lại những ứng cử viên không được cấp ủy giới thiệu thì lại được bầu."
Tại Hội nghị Trung ương 7 của Đảng Cộng sản trong năm ngoái, cả hai ứng viên được Bộ Chính trị đề cử để bầu bổ sung vào cơ quan này đều không đủ phiếu.
Đó là hai ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng.
Thay vào đó hai ứng viên Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội và Nguyễn Thiện Nhân, khi đó là Phó Thủ tướng, đã được bầu ra từ danh sách hàng chục ứng viên.

'Đổi mới chính trị'

Tiến sỹ Doanh cũng bày tỏ lo ngại về thực trạng hiện nay ở Việt Nam và nói về nhu cầu phải có những thay đổi về chính trị.
Ông nói với BBC: "Việt Nam hiện nay đứng về mặt kinh tế đang ở trong giai đoạn tăng trưởng thấp nhất từ khi Đổi Mới cho tới nay.
"Đây là giai đoạn tăng trưởng thấp kéo dài và nó dưới tiềm năng của Việt Nam.
"Mặc dù từ năm 2013 đã có sự hồi phục, kinh tế có tăng trưởng trở lại nhưng vẫn dưới tiềm năng.
"Về chính trị, hiện Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội XII song các văn bản và thảo luận trong xã hội chưa được mở rộng. Còn về các mặt khác, xã hội Việt Nam đang gặp khá nhiều vấn đề. Mt là tham nhũng, hai na là mun xin công ăn vic làm đu phi có mi quan h và đu phi có đút lót, có tin.
"Việt Nam hiện nay đứng về mặt kinh tế đang ở trong giai đoạn tăng trưởng thấp nhất từ khi Đổi Mới cho tới nay."
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
"Giáo dục và y tế cũng gặp khá nhiều khó khăn và ngay cả an toàn trật tự xã hội cũng đang có vấn đề."
Ông Doanh nói mặc dù các báo cáo của Viện chuyên nghiên cứu dư luận của Ban Tư tưởng văn hóa trung ương "phản ánh khá chính xác tâm tư nguyện vọng" của người dân, thực tế được công bố và những gì người dân cảm nhận vẫn có "khoảng cách đáng kể".
Vị Tiến sỹ nói thêm: "Cho đến nay tôi thấy dấu hiệu cho một sự thay đổi chuyển biến, tích cực chưa rõ.
"Chính Đại hội XI đã nói rằng phải đổi mới chính trị song song với đổi mới kinh tế.
"Rất tiếc là cho tới tay, đã quá nửa nhiệm kỳ rồi, nhưng quyết định của Đại hội XI vẫn chưa được thực hiện.”

Mối lo Trung Quốc

Ông Doanh nói việc chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa mang lại sự thay đổi cần thiết.
"Như thc tế trong xã hi mà báo chí chính thc công khai nêu lên thì thy rt nhiu cán b giàu có mt cách không th gii thích được và thu nhp cũng không th gii thích được," vị Tiến sỹ nói.
TS Doanh cho rằng chống tham nhũng ở Việt Nam chưa tạo ra thay đổi
"Vấn đề không phải chỉ có một vài vụ án. Vấn đề là phải thay đổi thể chế và cơ chế, phải thực hiện công khai minh bạch, phải giảm bớt chi tiêu bằng tiền mặt và phải có trách nhiệm giải trình.
"Anh dùng tin ca dân thì anh phi gii thích anh chi tiêu như thế đem li hiu qu gì cho người dân.
"Và điều đó phải được thể hiện trong cả lựa chọn cán bộ, lắng nghe ý kiến của người dân, lắng nghe các ý kiến khác nhau và điều đó đòi hỏi phải có cải tiến rõ rệt trong thực hiện các quyền tự do dân chủ của người dân."
Trong phỏng vấn với BBC, ông Doanh cũng nói về những lo ngại liên quan tới Trung Quốc:
"Trung Quốc có mạng lưới thu thập thông tin rất có hiệu quả ở Việt Nam và trong thực tế họ biết về chúng ta rất nhiều, biết về con người và sự việc.
"Vì họ biết nên họ có những đối sách và làm khó khăn cho những quyết định của chúng ta.
"Tôi rất hy vọng không vì những biện pháp có tính chiến thuật của Trung Quốc mà chúng ta không thực hiện hay thực hiện chậm trễ những quyết định chiến lược và rất quan trọng để bảo vệ độc lập chủ quyền của chúng ta," Tiến sỹ Doanh nói.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 


Giải mã chuyến đi Mỹ của Bí thư Hà Nội

Quc Phương
BBC Việt ngữ
̣p nhật: 15:36 GMT - thứ hai, 4 tháng 8, 2014
Ông Phạm Quang Nghị thăm Mỹ
Ông Phạm Quang Nghị gặp gỡ Thượng nghị sỹ John McCain.
Chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, có nhiều tầng thông điệp mà giới quan sát trong và ngoài nước đang theo dõi.
Hôm 04/8/2014, Giáo sư Carl Thayer, nhà phân tích từ Úc, nói với BBC chuyến đi mang theo thông điệp của người lãnh đạo Đảng ở Việt Nam về vị trí của ông Nghị.

Các bài liên quan



image





Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
Preview by Yahoo


Chủ đề liên quan

Ông Thayer nói: "Đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cho thấy ông Phạm Quang Nghị như là một ứng cử viên mà ông Trọng đề cử kế tục ghế Tổng Bí thư và ông Nghị cần kinh nghiệm đối ngoại. Đây là bước mở đầu để thử thách năng lực của ông."
Theo nhà phân tích này, ông Nghị nay có thể đáp lại những ai trong Đảng thách thức ông về kinh nghiệm đối ngoại ở quốc tế.
GS Thayer nói thêm: "Trước những ai đặt dấu hỏi tại sao một ông Bí thư Thành ủy ở Hà Nội lại đi Mỹ, ông ấy định đạt mục đích gì. Nay ông Nghị có thể nói lại rằng ông ấy cũng có thể có quan điểm không kém cạnh gì so với một người trẻ hơn là ông Phạm Bình Minh, một người chưa phải là ủy viên Bộ Chính trị.
"Nay ông ấy có thể nói với những ai chỉ trích rằng ông ấy đã ở Washington và ông ấy đã có kinh nghiệm."
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cho thấy ông Phạm Quang Nghị là một ứng cử viên mà ông Trọng đề cử kế tục ghế Tổng Bí thư."
GS Carl Thayer
Theo nhà nghiên cứu từ Úc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể vẫn không từ bỏ mục tiêu là một ứng cử viên cho chức vụ Tổng Bí thư.
GS Thayer nói: "Tôi có tới Việt Nam trong nhiều chuyến đi gần đây. Việt Nam đang tiến hành nhiều cuộc họp ở Trung ương Đảng để tới gần hơn việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng sắp tới.
"Có thông tin nói ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ được tạo cho một tư thế hợp thức, hợp lệ với việc quy chế giới hạn tuổi tác ở 65 tuổi có vẻ sẽ được gỡ bỏ với một hay hai cá nhân. Ông Nguyễn Tấn Dũng được cho là vẫn muốn và quan tâm tới chức vụ lãnh đạo cao cấp nhất đó của Đảng."
Trở lại chuyến công du của ông Nghị tới Mỹ, theo nhà phân tích, Trung Quốc sẽ 'quan tâm' tới chuyến đi này.
"Tất nhiên là Trung Quốc quan tâm. Trung Quốc đang đọc những ý hướng chính trị trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam, và gần đây họ đã chứng kiến phản ứng kiên quyết, mạnh mẽ cả trong xã hội chống lại động thái gây hấn của Trung Quốc.
"Một trong những lý do và là lý do chính để rút sớm giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 là để ngăn chặn Việt Nam trở nên thường trực chống đối lại Trung Quốc. Việc rút giàn khoan làm tháo ngòi nổ tình thế, họ không chỉ rút giàn khoan mà cùng ngày hôm đó đã thả 13 ngư dân Việt Nam bị bắt."
Nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đã không dự kiến được hết sự phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam, kể cả các ủy viên trong Bộ chính trị lẫn các cựu ủy viên và do đó họ đã thấy phải thay đổi để tránh sự thù địch và căng thẳng quá mức.
Ông Phạm Quang Nghị thăm Mỹ
Ông Phạm Quang Nghị cũng làm việc với một số tổ chức, hội phái chính trị ở Mỹ.
"Trung Quốc thấy là không thể để chiếm được một lô dầu khí với một mũi khoan mà mất đi cả một nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam," ông Thayer nói thêm.

'Một giai đoạn mới'

Cũng về chuyến đi của ông Nghị, hôm thứ Hai, nhà phân tích chính trị Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong nói:
"Nhiều người suy đoán là nó có liên quan việc trong tương lai sắp tới, ông Phạm Quang Nghị cũng có thể thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và đó là một dịp để giới thiệu ông với các nước quan trọng như Mỹ chẳng hạn.
"Nhưng cũng có những người cho rằng việc ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ cho thấy có một phái nào đó trong lãnh đạo Việt Nam chưa sẵn sàng cho phép Bộ Ngoại giao quyết định quan hệ song phương giữa hai nước Việt - Mỹ.
"Dù sao quan hệ của hai nước cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ hơn so với trước."
PGS. TS. Jonathan London
"Dù sao đã có một lãnh đạo lớn của Đảng mà có thể là một trong những người sẽ có quyền lực lớn nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam sang Mỹ, thì dù sao quan hệ của hai nước cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ hơn so với trước.
"Và chúng ta đang thấy sự phát triển song phương của quan hệ Mỹ - Việt đang đi vào một giai đoạn mới."
Cũng hôm 04/8, một cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ, đưa ra bình luận về chuyến đi của ông Nghị từ góc độ một thông điệp với Trung Quốc.
Ông Xương Hùng nói với BBC : "Việc ông Phạm Quang đi Mỹ thể hiện rất rõ 'hội chứng Nguyễn Cơ Thạch' vẫn còn đang có tác dụng ở trong giới lãnh đạo của Việt Nam. Nó như một tín hiệu đối với Trung Quốc rằng chúng tôi xử lý vấn đề với Mỹ cũng nằm trong chính sách đối xử với Trung Quốc, chứ không lệch khỏi con đường mà Trung Quốc có thể không kiểm soát được."

'Gõ cửa phương Tây'

Hội nghị Thành Đô
Một số nhà quan sát nói hội nghị Thành Đô khiến Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc
Ông Hùng giữ quan điểm cho rằng ông Nguyễn Cơ Thạch mất ghế bộ trưởng ngoại giao sau hội nghị Thành Đô 1990 vì ông bị Trung Quốc cho là nhân vật chống Bắc Kinh.
Ông Xương Hùng nói thêm: "Việc cử ông Phạm Quang Nghị đi cũng còn có một ý khác rằng ông Phạm Quang Nghị sẽ là một nhân vật rất quan trọng của Việt Nam trong quan hệ đối với Mỹ.
"Cái thông điệp hơi thâm, lấy một người lãnh đạo Đảng để thay thế một người lãnh đạo nhà nước đi thăm nước Mỹ. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng chính sách của Việt Nam cho đến bây giờ vẫn chưa thay đổi, vẫn đánh đu trong quan hệ giữa hai nước này, mà họ không có tư tưởng rằng mối quan hệ phải tạo ra một niềm tin, tạo ra sự tin cậy."
Hôm thứ Hai, một chuyên gia ở Hà Nội nghiên cứu về chính sách quan hệ ngoại giao của Việt Nam, muốn giấu tên, nói với BBC:
"Việc ông Nghị đi Mỹ là một tín hiệu phức tạp. Tín hiệu này cho thấy phe bảo thủ trong Đảng có vẻ muốn chủ động và trực tiếp hơn trong quan hệ với Mỹ, trong lúc cả đối sách của Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ hậu vụ giàn khoan còn chưa rõ ràng.
"Và chính sự chưa rõ ràng này cũng có thể là một tín hiệu làm Trung Quốc quan tâm hơn. Đó là nếu anh gây áp lực quá mạnh, ngay phe bảo thủ, thân hữu về ý thức hệ với Trung Quốc cũng có thể sẽ bị lay chuyển lập trường và gõ cửa phương Tây," ý kiến này nói với BBC.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List