Trung Quốc dùng tiền để
khống chế Việt Nam?
Công nhân làm việc tại một dây chuyền lắp ráp tàu ở Trung Quốc. 13
chiếc tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh
trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào
cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.
23.06.2015
Dư luận trong nước những ngày qua dậy sóng sau khi một quan chức chính
phủ tuyên bố Việt Nam buộc phải mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc vì “điều kiện
ràng buộc” về vay vốn giữa chính quyền hai nước.
Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng mới được báo chí trong nước trích
lời cho biết rằng dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội phải sử
dụng tàu điện mua của nước láng giềng phương bắc theo một hiệp định vay tín dụng
ký giữa chính phủ hai nước từ năm 2008.
Ông Thăng cho biết thêm rằng chính vì việc mua tàu này, mà ông đã bị nhắn tin đe dọa và thậm chí có người còn đặt dấu hỏi về quan hệ của ông với Trung Quốc.
Ông Thăng cho biết thêm rằng chính vì việc mua tàu này, mà ông đã bị nhắn tin đe dọa và thậm chí có người còn đặt dấu hỏi về quan hệ của ông với Trung Quốc.
Tôi chắc chắn là để ảnh hưởng tới Việt Nam, mọi mặt của nước Việt
Nam. Tôi chắc chắn là có, bởi vì chuyện như thế từng xảy ra. Trong quan hệ tài
chính, vay mượn kiểu như thế luôn luôn kèm theo những điều kiện, và nếu mà
không minh bạch cho dân chúng biết, cứ mập mờ như thế này thì tôi nghĩ rằng
tình chính đáng của chế độ này sẽ bị hủy hoại một cách rất là nghiêm trọng.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát
triển IDS, nói.
Về phản ứng mạnh mẽ của dư luận trước sự kiện này, Tiến sỹ Nguyễn
Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, nói với VOA Việt
Ngữ:
“Người dân Việt Nam có tâm lý kỵ Trung Quốc, không thích hàng Tàu.
Đã đủ thứ quần áo, thức ăn rồi đồ chơi chất lượng rất kém tràn lan ở thị trường
Việt Nam rồi nên người ta cũng thấy tàu đường sắt trên cao của Trung Quốc thì
người ta ngại thế thôi.”
13 tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở
Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân
vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011
với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu
đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD.
Dự án này đã gặp phải một số sự cố nghiêm trọng, và đỉnh điểm là cuối
năm ngoái, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông kiến nghị
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu
cơ quan đại diện ngoại giao này chấn chỉnh nhà thầu thực hiện một dự án này.
Kiến nghị được đưa ra sau hai sự cố xảy ra, làm một người chết và
ba người bị thương, trong chưa đầy hai tháng tại dự án Đường sắt trên cao Cát Linh
- Hà Đông với các tư vấn giám sát và tổng thầu Trung Quốc.
Trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho
biết rằng ông “nhiều lần muốn thay thế nhà thầu Trung Quốc vì yếu kém, nhưng không
thể vì ràng buộc các điều kiện về hiệp định vay vốn”.
Tuyên bố nói trên của ông Đinh La Thăng được đưa ra ít lâu sau khi ông nói rằng "không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn" của Trung Quốc.
Việc ông Thăng chỉ trích nhà thầu Trung Quốc sau các sự cố gây chết người đã bị một tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc cáo buộc là “tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc”.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng hai nước “cần phải thúc đẩy hợp tác trên biển, trên bộ và trong lĩnh vực tài chính”.
Tuyên bố nói trên của ông Đinh La Thăng được đưa ra ít lâu sau khi ông nói rằng "không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn" của Trung Quốc.
Việc ông Thăng chỉ trích nhà thầu Trung Quốc sau các sự cố gây chết người đã bị một tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc cáo buộc là “tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc”.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng hai nước “cần phải thúc đẩy hợp tác trên biển, trên bộ và trong lĩnh vực tài chính”.
Người dân Việt Nam có tâm lý kỵ Trung Quốc, không thích hàng Tàu.
Đã đủ thứ quần áo, thức ăn rồi đồ chơi chất lượng rất kém tràn lan ở thị trường
Việt Nam rồi nên người ta cũng thấy tàu đường sắt trên cao của Trung Quốc thì
người ta ngại thế thôi.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A.
Chưa rõ là việc hợp tác tài chính này cụ thể là gì, nhưng việc ông
Lý kêu gọi tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này khiến nhiều nhà quan sát đặt
câu hỏi là liệu phải chăng Trung Quốc đang tìm cách gây ảnh hưởng lên Việt Nam
thông qua các khoản vay.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nhận định:
“Tôi chắc chắn là để ảnh hưởng tới Việt Nam, mọi mặt của nước Việt
Nam. Tôi chắc chắn là có, bởi vì chuyện như thế từng xảy ra. Trong quan hệ tài
chính, vay mượn kiểu như thế luôn luôn kèm theo những điều kiện, và nếu mà không
minh bạch cho dân chúng biết, cứ mập mờ như thế này thì tôi nghĩ rằng tình chính
đáng của chế độ này sẽ bị hủy hoại một cách rất là nghiêm trọng.”
Bình luận trên Facebook, luật sư Lê Công Định viết: “Lời giải thích
của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến
đường sắt Cát Linh–Hà Đông có những vấn đề sau: hoặc (1) ông che giấu bản chất
và áp lực phía sau việc vay vốn ODA của Trung Quốc, hoặc (2) ông lừa dối dân
chúng và xem tất cả đều ngu dốt, hoặc (3) ông (và những người giống ông) ngu dốt.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với Bộ trưởng Đinh La Thăng để phỏng
vấn.
Việt Nam thời gian qua cũng đã nhanh chóng lên tiếng hậu thuẫn ngân
hàng phát triển hạ tầng Châu Á, AIIB, do Trung Quốc khởi xướng, dù một số nước
trong đó có Mỹ và Nhật Bản, khước từ việc gia nhập định chế tài chính mới nổi
này.
Luật Sư Nguyễn Xuân Phước qua đời ở tuổi 61
23.06.2015, TEXAS (NV) - Luật Sư
Nguyễn Xuân Phước, một luật gia, người tích cực hoạt động cho các phong trào
vận động dân chủ cho Việt Nam, vừa qua đời tại Texas ở tuổi 61.
Bản cáo phó của gia đình Luật Sư Nguyễn Xuân Phước gởi tới nhật
báo Người Việt cho biết, ông từ trần lúc 11:45 phút sáng 22 tháng 6 năm 2015,
tại Richardson, Texas, Hoa Kỳ.
Di ảnh Luật Sư Nguyễn Xuân Phước. |
Theo cáo phó, linh cữu của Luật Sư Nguyễn Xuân Phước “hiện quàn
tại Parkman /HillCrest Funeral Home (7405 W. Northwest Highway, Dallas, TX
75225. Ðiện thoại: (214) 363-2388).”
“Lễ Phát Tang diễn ra từ 4:00-5:00 giờ chiều, 26 Tháng Sáu, 2015.
Sau nghi thức tiễn biệt, linh cữu sẽ đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng vào Thứ Bảy,
ngày 27 tháng 6 năm 2015, từ 9:00 giờ đến 11:00 giờ sáng.”
Nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại, ông Phan Ngọc Thuần,
một người bạn thân và bạn cùng sinh hoạt với Luật Sư Nguyễn Xuân Phước, cho
biết: “Luật Sư Nguyễn Xuân Phước qua đời tại nhà riêng, có mặt bên ông trong
giây phút lâm chung là hai người con. Ngoài ra cũng có mặt một người anh và
người chị ruột.”
Luật Sư Phước, sinh năm 1954, ông qua đời sau hơn một năm
chống chọi với bệnh ung thư.
Ông từng viết nhiều bài xã luận cũng như những bài phân tích về
luật pháp Việt Nam, và từng có lúc đại diện cho gia đình tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
khiếu nại ra Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc việc Việt Nam bắt giam và chuẩn
bị đưa ra tòa kết án ông Vũ theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự (“tuyên truyền chống
nhà nước”).
Tin Luật Sư Nguyễn Xuân Phước qua đời được loan truyền nhanh trong
giới đấu tranh đòi dân chủ cho Việt Nam.
Trên Internet, một tên gọi quen thuộc của Facebook, Cậu Bảy Thiêm,
viết:
“Cơn đau nay đã qua rồi
Nỗi buồn cố quốc cũng rời từ đây
Xuôi tay bỏ lại cõi này
Tha hương bè bạn, đọa đày quê hương
Dở đang lữ khách dặm trường
Chia tay mà thấy con đường còn xa
Về đâu? Hay lại quê nhà?
Bên giòng sông cũ ngắm tà dương xưa!”
Nỗi buồn cố quốc cũng rời từ đây
Xuôi tay bỏ lại cõi này
Tha hương bè bạn, đọa đày quê hương
Dở đang lữ khách dặm trường
Chia tay mà thấy con đường còn xa
Về đâu? Hay lại quê nhà?
Bên giòng sông cũ ngắm tà dương xưa!”
Thi sĩ Trần Trung Ðạo viết:
“Giữa đôi mắt khép bàn tay lạnh
Có một vầng trăng sáng tuyệt vời”
Tưởng nhớ bạn thân Nguyễn Xuân Phước (1954-2015)
“Giữa đôi mắt khép bàn tay lạnh
Có một vầng trăng sáng tuyệt vời”
Tưởng nhớ bạn thân Nguyễn Xuân Phước (1954-2015)
Nói về Luật Sư Nguyễn Xuân Phước, Luật Sư Nguyễn Tâm - nghị viên
thành phố San José, bày tỏ: “Luật Sư Nguyễn Xuân Phước không những là đồng
hương, đồng nghiệp, bạn chí thân, mà còn là đồng chí với nhau trong tâm nguyện
đấu tranh cho tự do dân chủ và dân quyền cho quê hương Việt Nam.”
Ông nói thêm: “Tự hào là một thanh niên xứ Quảng, và đệ tử trung
thành với chủ trương của tiền bối Phan Chu Trinh, Luật Sư Phước đã làm cho bạn
bè phải ‘ngán’ cái tánh tích cực, lạc quan, và bầu nhiệt huyết sắt son của anh
đối với tương lai đất nước dân tộc. Anh còn là một người rất văn nghệ, thơ
nhạc, đàn ca hát xướng. Anh luôn đem đến một niềm vui mới lạ trong vòng thân
hữu xa gần. Những bài viết của Luật Sư Nguyễn Xuân Phước nhận định về chính
trị, lịch sử, xã hội, và đặc biệt về luật hiến pháp là những tác phẩm có giá
trị đóng nhiều ý kiến sâu sắc cho những thảo luận nghiêm túc về chính đề Việt
Nam. Ông đã sống đúng nghĩa như một chàng trai nước Việt, và anh để lại nhiều
luyến thương cho tất cả bạn bè trên thế giới.” (Ð.B)
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.