Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, May 5, 2014

VN ăn trộm như thế nào ở Nhật.....



On Monday, 5 May 2014 11:20 AM, nguoiphuongnam <nu> wrote:
 

From: thanhly  

 VN ăn trộm như thế nào ở Nhật..... 


Người Việt…. ăn cắp!
Kẻ bênh thì “Chỉ là môt thiểu số thôi chứ có biết bao nhiêu cái tốt của người Việt sao không thấy nói”. Người chống thì:“Cái gì cũng vừa vừa phải phải, chiếm 40% trong tổng số 100% về thành tích ăn cắp thì không biết nhục à?”. Chuyện qua chuyện lại và nổ lớn trên đài BBC, trên báo chí trong ngoài nước, trên các mạng cá nhân FaceBook suốt dạo này là vì….

Ngày 27/2 vừa qua, tự nhiên cái tờ báo “phải gió” Sankei (đứng hàng thứ 5 trong các đại nhật báo tại Nhật) lại đưa 2 bản tin đầy nhức nhối: cảnh sát Nhật phát lệnh bắt một tiếp viên hàng không Việt Nam vì nghi ngờ chuyển đồ ăn cắp. Trước khi vào chuyện xin tóm tắt về mẩu tin “phải gió” này.

Cuối năm ngoái, cảnh sát đã bắt giữ 4 thanh niên Việt Nam trạc tuổi hai mươi mấy đã “chôm” những mỹ phẩm nổi tiếng của Nhật như Shiseido và quần áo của hãng Uniqlo tại các cửa tiệm trong thành phố Tokyo. Theo lời khai thì những “hàng hóa” này đã được gửi đến nhà 1 phụ nữ Việt Nam 30 tuổi. Đầu năm nay, cảnh sát đã bắt giữ luôn người phụ nữ này vì sau những cuộc điều tra thì biết là người này đã đóng gói và gửi các đồ ăn cắp đến một khách sạn gần phi trường Narita, nơi các tiếp viên nghỉ tạm đợi chuyến trở về. 

Theo dõi một thời gian, cảnh sát đã thấy có những thùng hàng ghi tên địa chỉ người nhận là các tiếp viên hàng không, sau đó thì những thùng hàng trở thành thùng không được vứt tại các bãi rác, còn “nội dung” trong thùng thì “nằm gọn” trong hành lý của các tiếp viên. Vì là nhân viên phi hành đoàn nên sự kiểm soát hành lý không chặt chẽ, phần lớn chú ý vào ma túy, vũ khí nên các món hàng này trót lọt và định kỳ bay về “quê hương” yêu dấu. Hà Nội 36 phố phường là một trong những nơi trưng bày những loại hàng này nhiều nhất.

Một nhân viên ngoại giao người Nhật cho biết ông thấy những món hàng này còn để nguyên bảng giá, và ông này biết ngay là đồ ăn cắp, vì ở Nhật sau khi mua hàng, tất cả các bảng giá đều được tháo ra.

Mỹ phẩm Nhật Bản rất được người Việt yêu thích, năm 2013 Nhật đã xuất cảng sang Việt Nam 534 tấn hàng mỹ phẩm, tăng 5 lần so với 10 năm về trước và bị đánh thuế 10% nên những món hàng ăn cắp được nồng nhiệt chiếu cố vì giá…..quá bình dân.

Theo thống kê của sở Cảnh Sát thì năm 1998 cả tòan quốc có 247 vụ người VN ăn cắp, năm 2012 có 999 vụ, nửa năm đầu của năm 2013 có 401 vụ, chiếm 40% các vụ ăn cắp của toàn thể người ngoại quốc .

Bình thường thì tôi không quan tâm vì thực ra, chuyện người Việt ăn cắp đã có lâu lắm rồi, chẳng có gì là mới lạ, con số phần trăm lúc đó cũng rất ư là khiêm nhượng khi so sánh với các nước bạn “láng giềng”, lần này thì thú thật: “lạnh mình” với con số 40% nên xin “góp với bao la” một chút về “Lịch sử ăn cắp của người Việt Tại Nhật”. Tôi không phải là nhà tâm lý học chuyên phân tích, tôi cũng không phải là kẻ “thẩm quyền” để luận tội bất cứ ai, tôi chỉ là một người bình thường nghĩ rất đơn giản: Ăn cắp là chuyện xấu, dứt khoát không nên và lẽ dĩ nhiên ăn cắp trong tình trạng không cần phải ăn cắp… như ở Nhật thì càng không tha thứ.

Kể từ khi người Việt được chấp thuận định cư (1981), người tị nạn từ các trại Đông Nam Á như Mã Lai, Hồng Kông, Thái Lan, hoặc đang tạm trú tại các trại tị nạn tại Nhật được chính phủ đưa vào 3 “trung tâm xúc tiến định cư” tại 3 địa điểm: Yamato (Kanagawa), Shinagawa (Tokyo), Himeji (Hyogo). Tại đây, mọi người sẽ qua một khóa huấn luyện tiếng Nhật, học cách hòa nhập vào đời sống Nhật, nhanh thì 6 tháng và lâu thì 1 năm. Sau khi học xong, trung tâm xúc tiến sẽ tìm công việc thích hợp và sẽ bắt đầu cuộc sống tự lập. Người Việt đã có mặt trên toàn nước Nhật.

Tệ nạn ăn cắp… bắt đầu từ đây.

Có 5 đối tượng mà “phe ta” thường nhắm tới:

1/ các máy pachinko
2/ các cửa hàng tạp hóa, quần áo, mỹ phẩm, đồ điện v.v…
3/ các máy tự động bán nước ngọt, thuốc lá
4/ các loại xe gắn máy, xe ủi, máy cày….
5/ móc túi

Đội tượng (1) thì chỉ một mình là đủ, còn (2), (3), (4) và (5) thì phải có người “hiệp lực” thế là những “nhóm” được thành hình “hoạt động” song song với “cá thể”

Tại các cửa hàng.
Ngoại trừ những trường hợp chôm cho riêng mình xài, còn những “hàng” lấy được sẽ qui tụ về một mối, rồi từ đó sẽ “chia sẻ” cho “đồng hương xung quanh”, “đồng bào ruột thịt ở quê nhà” hoặc “những nước bạn hữu nghị” với giá phải chăng.

Lấy một trường hợp điển hình cho dễ hiểu: giả thử một bao gạo 10 ký, giá thị trường 4000 Yen, sẽ có người thu mua với giá 2500-2800 yen, rồi người này để lại cho “đồng hương” với giá 3000. Hình thức “chia sẻ” này tại các chung cư qui tụ nhiều người Việt rất phổ biến. Camera, máy chụp hình, thuốc cao salonpas v.v… cũng được phân phối tương tự.

Chôm xe gắn máy.
Thuở đó, Việt Nam quê nhà ta Honda dream rất nổi tiếng, mua theo giá nhập cảng chính thức thì quá mắc, thôi thì ta mua chui vậy. Nơi cung cấp hàng 100% không đâu khác hơn là từ Nhật Bản. 

Cứ 2, 3 tên một nhóm, mướn một chiếc xe hộp xung quanh được bao phủ bằng bạt, không thể nhìn thấy bên trong có những gì, rong ruổi trên khắp nẻo đường, cứ thấy Honda dream thì dừng lại và hì hục đưa lên xe, còn những loại khác thì “có cho ông cũng đéo lấy” (quân ta dán miếng giấy có nội dung này trên một chiếc xe không phải dream mà người viết đã chứng kiến tận mắt). 

Ngoài ra, còn xe Harley cũng rất là ăn khách. Có một dạo nạn mất Harley tại Tokyo đã lên đến mức báo động. Bộ Cảnh sát nhập cuộc và bắt được không biết bao nhiêu nhóm hầu hết là “quân ta”.

Câu hỏi đặt ra, hàng độc này sẽ tuồn về Việt Nam hay đâu đó bằng cách nào?

Xin kể một trường hợp điển hình: “Quân ta” mướn một bãi, xung quang là rừng núi không có nhà cửa, rồi đặt một container hàng chình ình ngay dưới “các tàng cây xanh lá”. Ban đêm, các nhóm cứ rong ruổi khắp nơi, được hàng thì đem đến nơi đã được chỉ định, cất “hàng” vào “tủ”, xong nhiệm vụ, liên lạc với chủ xị: “bữa nay cho vô đó 2 con”, trưa hôm sau thì chủ xị đến check hẹn gặp nhau đâu đó thanh toán tiền nong, rồi “huy động” xe tải chở hàng về bãi khác. 

Tất cả hàng được “thồn” vào trong tận cùng của một container, còn phía ngoài toàn là “rác”, có nghĩa là những đồ phế thải như TV, tủ lạnh v.v…. Container đầy hàng đó sẽ được chuyển đến bến tàu để xuất cảng về Việt Nam, Hồng Kông…. dưới danh hiệu: hàng phế thải xuất cảng. Hải quan Nhật cũng chỉ kiểm tra cho có lệ, không lẽ phải moi từng thứ một, và hàng cứ thong dong vượt đại dương. Đã có “bỏ nhỏ” liên lạc trước nên khi thuyền cập bến quê nhà, sẽ có người chờ sẵn làm mọi thủ tục nhận lãnh đưa về nơi an toàn rồi phân phối đi khắp nơi.

Máy bán đồ tự động (Rút máy)
Đối với các máy tự động thì quân ta học được “kỹ xảo” nghe nói từ Trung Quốc. Dùng một giấy bạc 1000 yen cắt làm 3, xong nối lại bằng băng keo, một đầu có gắn một sợi giấy để kéo ra kéo vào. Ban đêm, quân ta tìm đến những máy tự động vắng người. “Mày canh, tao rút”, chia nhiệm vụ xong xuôi. “Tao” sẽ cho tờ giấy bạc vào nơi bỏ tiền và kéo ra kéo vào cho đến khi hiển thị số tiền trên máy, từ đó ta rút lại “đồ nghề” cất vào túi và bấm vào món hàng ta muốn lấy, chẳng hạn một lon coca giá là 120 yen, máy sẽ cho ra một lon coca cùng 880 tiền thối. Rồi ta cứ lập đi lập lại cho đến khi máy hết tiền thối. Xong 1 máy, đôi ta lại đi tìm con mồi khác. 

Cách đây vài chục năm, đã có một bài báo phân tích về “mánh mung” này sau khi bắt được mấy người Việt Nam đang “hành nghề”, cũng có một bài báo khác loan tin bắt được vài người Việt vì tội “rút máy”, nhưng không bắt lúc hành nghề mà phát giác lúc đương sự vào ngân hàng đổi từ tiền đồng sang tiền giấy, hình như là 500,000 vừa tiền 100, 10 yen (5000 miếng). Ngân hàng thấy khả nghi vì đổi quá nhiều, nên báo cho cảnh sát và câu chuyện bại lộ.

Các hãng bán nước, bán thuốc lá…. bằng máy tự động không những thiệt hại vì mất tiền, mất đồ mà còn mất tiền để thay toàn bộ máy, chứ nếu không thì lại có ngày lãnh đạn tiếp.

Pachinko.
Pachinko là một trò giải trí của Nhật hầu như người nào cũng đã nghe qua dầu chưa “thử” bao giờ. Nó là một chiếc máy, bên trong lồng kính được trang hoàng đủ kiểu trông rất bắt mắt. Trước hết, bạn phải bỏ tiền ra để mua những viên bi. Sau cho bi vào hộc bi và vặn cần, bi sẽ “tung bay” trong lồng máy. Nếu bi lọt vào lỗ trong lồng kính làm các đóa hoa nở rộ, thì bi sẽ tuôn ra nhiều hay ít tùy theo lỗ chính hay lỗ phụ. 

Nếu may mắn mà bạn thắng có nghĩa là “đả chỉ” (máy không còn bi để tuôn ra nữa) (1 máy giới hạn 5000 viên, có nơi vô hạn), bạn có thể dùng những phần bi thắng đổi bất cứ gì bạn muốn, vì trong tiệm Pachinko có chỗ đổi hàng giống ý như một siêu thị nhỏ, cái gì cũng có. Hoặc không muốn đồ thì có thể đổi bi thành tiền, nhưng không được đổi tiền trong tiệm, vì luật Nhật không cho phép, bạn sẽ nhận được một vài món tượng trưng như hộp nước hoa, rồi đem hộp này ra ngoài để đổi thành tiền tại một cái chái vừa nhỏ đủ cho việc đổi tiền được đặt ngay gần tiệm. Lẽ dĩ nhiên tiền bạn mua bi để chơi sẽ đắt hơn tiền bạn bán bi.

 (Thí dụ: 100 yen bạn mua được 25 viên, 1 viên là 4 đồng, nếu bạn bán lại chỉ được hơn 1 đồng chút xíu). Lẽ thường thì chơi trò này thì mang đầu máu nhiều hơn là thắng, vì chỉ là hình thức giải trí. Pachinko là kỹ nghệ chính phủ Nhật thu thuế nhiều nhất không thua gì thuốc lá, rượu bia. Tuy thế đối với….. quân ta, nhất là thầy của quân ta là Trung Quốc, “mày” có tinh vi tới đâu “tao” cũng có cách trị.

Nguyên tắc thắng là làm sao búng cho bi vào lỗ và hoa nở thì bi sẽ ào ra. Thế thì chỉ việc tìm cách chận không cho hoa đóng lại là xong thôi. Dễ quá mà. Đầu tiên các sư phụ dạy phải dùng đồ nghề là 2 miếng sắt mỏng, 1 miếng dùng để mở và 1 miếng dùng chặn không cho đóng vào. Lừa lúc không ai để ý, nhanh tay đút 2 cái cây vào khe hở dưới hộc đựng bi. Nếu set đúng thì bi ào ra như suối, chỉ vài phút là đèn đỏ báo động máy “thua”. Nhưng kiểu này phải cao tay lắm chứ không thì dễ bị lộ. Có bao nhiêu “dân chơi” đã bị múm vì trò này.

 Đến một dạo, có một loại máy mới ra đời, và máy chỉ có 1 lỗ. Nếu bi vào lỗ này thì coi như máy sẽ “thua” phải nhả hết phần đạn trong máy. Máy tên là “nhất phát” (Ippatsu 一発). “Mánh lới” dùng đồ nghề trở nên vô dụng. Không biết có ai dạy hay do quân ta nghĩ ra một phương pháp mới: “dùng nước miếng”, quân ta vừa chơi vừa nhai kẹo cao su để cho có nhiều nước miếng, cứ vài phút lại “nhổ” vào tay một bãi rồi trải đều lên dàn bi nằm trong hộc, khi viên bi búng lên dính nước miếng chạm điện sẽ chạy lung tung và xác xuất lọt vào lỗ rất cao và thế là máy K.O. Cứ một tiệm làm chừng vài máy xong ta đi tìm tiệm khác có máy tương tự.

Ở Kanto hết chỗ làm ăn vì tiệm đã đổi máy, quân ta di chuyển xuống Kansai hoặc đến tít cả miền Bắc nước Nhật để tìm loại máy tương tự. Mướn một chiếc xe và một người tài xế chở 4 “búng thủ” đi khắp nơi tìm tiệm. “Lương” của tài xế (cũng người Việt Nam) rất ư là hậu hĩnh, bao ăn bao uống, bao ở mà hầu như toàn là khách sạn trong vòng 1 tháng, nếu thắng lớn sẽ trên dưới 500,000 ngàn. Còn thu nhập của các “búng thủ” thì chắc phải thêm một số 0 nữa Trò “nước miếng” này đã bị lộ khiến Hiệp Hội Pachinko đổi toàn bộ các thiết kế khiến các dân chơi không dở trò được nữa.

Móc túi.
Có những toán móc túi chuyên nghiệp từ Việt Nam sang, cư ngụ tại các khách sạn nằm trước các nhà ga lớn hoặc có đường Shinkansen, rồi “len trong đám chợ đông người” dở trò móc túi. Quả thật, mấy tay này siêu thật. Chỉ một chuyến ra quân như vậy cũng tìm được vài chục cái ví, trừ hết chi phí, ăn chơi thoải mái còn đem về “quê” một số tiền khá lớn.

Theo thống kê của Sở Cảnh sát, những trò trên đây chỉ ở mức độ mà một nhà chuyên môn nói là một hiện tượng tự nhiên của xã hội. Nhưng kể từ năm 2000 trở đi, lúc số người Việt đến Nhật với tư cách nghiên cứu sinh, du học sinh càng ngày càng tăng thì những trò ăn cắp nhất là tại các cửa tiệm đã tăng lên và mấy năm gần đây đã lên đến mức 40%. Tính cách làm ăn sẽ qui mô hơn vì có sự tiếp tay của các người có điều kiện ra vào nước Nhật nhiều lần trong đó không ít là tiếp viên của hãng hàng không Việt Nam.

Tờ báo Sankei chỉ đề cập sơ qua về những hàng được Việt Nam mến chuộng là Shiseido, Uniqlo, nhưng thực ra danh sách dài lắm từ mỹ phẩm, thuốc tây, đồ điện. Bên nhà sẽ đặt hàng và bên này sẽ cung cấp và các ông các bà hay đi đi về về sẽ là người chuyển lại ăn hoa hồng. Tất cả đều giao thiệp trên email, skype v.v….

Hẳn quí vị còn nhớ vào cách đây gần 5 năm, ngày 17/12/2008, cảnh sát Nhật bắt quả tang phi công phụ Đặng Xuân Hợp khi toan tính đem mớ hàng ăn cắp về VN. Sau gần 3 tuần điều tra, ngày 9/1/2009, Đặng Xuân Hợp đã bị viện kiểm sát của Nhật khởi tố. Trong quá trình điều tra, ĐXHợp đã “thành khẩn” nhận tội và còn khai thêm: biết được job béo bở này qua sự .... giới thiệu của một cấp trên và không phải chỉ có mình mà hầu như tất cả các đồng nghiệp tôi đều “nhất trí” với job thơm phức này. Cũng theo lời khai thì ĐXHợp, ngoài vụ vận chuyển 27 món hàng trộm cắp từ sân bay Kansai về VN vào tháng 7-2008, Đặng Xuân Hợp từng vận chuyển khoảng 30 máy video cassette kỹ thuật số và một số hàng hóa khác về VN bằng đường hành lý xách tay vào cuối tháng 1-2008 và còn... nhiều nhiều nữa.

Từ lúc Nhật Bản có chế độ thâu nhận tu nghiệp sinh sang Nhật để học nghề, thì số người muốn đi rất nhiều, lý do chính là vì kinh tế, lẽ dĩ nhiên cũng có lý do là muốn học nghề. Để được một visa vào Nhật, những người này thường qua một cơ quan trung gian, cơ quan này sẽ giới thiệu cho một công ty Nhật và làm mọi thủ tục cần thiết. Ngoài thủ tục “đầu tiên”, nhiều người phải cầm nhà cầm cửa để bảo đảm mình sẽ quay về.

Sang đến Nhật làm việc với tư cách học nghề thì mức lương rất khiêm tốn, có tiện tặn lắm cũng chỉ đủ xài cho mình, vì thế dù biết sẽ bị mất số tiền thế chân, có nhiều trường hợp giữa đường đứt cánh, trốn ra ngoài làm việc hoặc tham gia vào các nhóm ăn cắp vì dù sao thu nhập cũng cao hơn so với tình trạng tu nghiệp sinh. Không bị bắt giữa chừng thì cố gắng ở càng lâu thì tiền càng nhiều, về nhà dư sức chuộc.

Còn du học sinh thì còn thê thảm hơn, qua những trung tâm môi giới quảng cáo rầm rộ bố láo bố lếu đầy dẫy tại Việt Nam nào là: đến Nhật vừa đi làm vừa đi học sỉu sỉu cũng kiếm trên 10 lá, nào là mùa hè, mùa đông nghỉ dài thì thu nhập trở thành gấp đôi, gấp ba. Thế là bố mẹ chạy đây chạy đó để con mình xuất dương du học, vừa học cho mình, vừa giúp cho gia đình. Nhưng sang đến nơi thì vỡ mộng, muốn tìm được số tiền như lời quảng cáo thì phải làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, về đến nhà thì đừ người sức đâu mà học rồi ngày đến trường cứ lần lần thưa thớt đưa đến tình trạng không tham dự đủ giờ học và sở nhập quốc sẽ không gia hạn cho ở tiếp. Thế là con đường tham gia vào các nhóm ăn cắp chỉ… thêm một bước là tới.

Trên đây chỉ là một mảng của chuyện xấu: chuyện ăn cắp (setto- 窃盗), còn nhiều mảng khác khá trầm trọng như việc buôn bán ma túy, nghiện ngập, kết hôn giả, làm hôn thú giả để nhập cảnh Nhật hoặc dùng bằng lái xe giả…. đang là tầm ngắm của sở cảnh sát và sở nhập quốc, vì nói ra thì quá dài, xin hẹn một dịp khác.

Một người bạn Nhật coi như trong gia đình khi đọc bài báo Sankei hỏi tôi: “Tại sao lại có tình trạng ăn cắp của người Việt như thế này?" Hơi quê, tôi định trả lời: Tại vì cửa hàng Nhật dễ ăn cắp quá, nhưng kịp ngưng lại vì nhớ lại trong một phiên tòa ở Việt Nam nghe nói vào năm ngoái, khi ông tòa tuyên án tử hình một bị cáo về tội cướp của rồi còn chặt tay nạn nhân, thì mẹ và chị bị cáo bù lu bù loa chửa đổng:“Ai biểu đeo vàng nhiều làm chi để nó nổi lòng tham, rồi bây giờ tử hình nó”
Thú thật tôi không biết trả lời sao, ngoại trừ điều tôi suy nghĩ: cách trồng người, dựng người của cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ta bây giờ đã như một chiếc xe lao xuống dốc không phanh.

Trước khi chấm dứt bài này, xin kể quí vị một câu chuyện vui không liên quan đến chuyện ăn cắp nhưng có dính dáng đến các tiếp viên hàng không Việt Nam.

Muốn gì cũng có.
Tôi biết có một người mà đã từng dịch cho anh ta khi anh ta gặp tai nạn xe cộ, đang sống ở Gunma, nơi người lao động, tu nghiệp khá nhiều. Vài năm trước tôi tình cờ gặp lại anh ấy. Nói chuyện chào hỏi xong, anh ấy hỏi tôi:

- Bác còn nhớ thịt chó không?

Sự thực thì lúc còn ở bên nhà tôi cũng có ăn, nhưng bây giờ thì thấy ghê ghê làm sao ấy. Nhưng tôi hỏi tới:
- Ông lấy đâu ra ở Nhật, mấy ông bắt chó rồi làm à?

- Không, thế thì bác quê quá, bây giờ bác muốn ăn gì chả có. Chó 7 món: chả chìa, nhựa mận, luộc, nướng, ninh xáo…. nóng hổi thơm phức bác ơi.

- Ông làm sao mà có?

- Bác chỉ cần cho nhà em biết trước 2 tuần, em sẽ nhờ mấy cô ấy mang sang.

- Cô nào?

- Mấy cô ở Hàng Không Việt Nam đấy.

À thì ra thế. Tôi còn được nghe là có một gia đình làm đám cưới cho con cần vài con heo quay sữa, trầu cau, bánh hỏi thịt quay ….. đều được cung cấp đầy đủ qua ngả này.

@ theo TheHy.


Người Việt trên TV Nhật.

Anh Khuê kính,

Xin cám ơn anh về link anh gửi.
Tôi không bênh vực những tiếp viên hàng không bằng lí do ngô nghê là họ phải đút lót để đựơc có việc làm trong Air VN nên họ phải buôn lậu chuyển hàng ăn cắp để gỡ vốn.

Tôi thực sự thương hại họ, vì " Quít trồng Giang Nam thì ngọt, trồng Giang Bắc lại chua".

Ngay khi chào đời, họ đã bị sinh ra trong một bệnh viện "ăn cắp", bác sĩ, tá "ăn cắp" phong bì của bệnh nhân, "ăn cắp" thuốc tiêm chủng ngừa bằng cách chia phân lượng thuốc tiêm ra nhiều phần, không đủ tiêu chuẩn, "ăn cắp" thủy tinh thể nhân tạo của Mĩ và tha thế bằng sản phẩm Ấn Độ để "ăn cắp" giá tiền sai biệt.

Khi lớn lên, họ lại đi học trong những trường học "ăn cắp", giáo sư "ăn cắp" công trình trí tuệ của người khác, học sinh, sinh viên "ăn cắp" bảng điểm, "ăn cắp" bằng cấp bằng phong bì.

Khi bắt đầu bước vào xã hội, bước đầu tiên, họ đã bị lãnh đạo "ăn cắp" tiền đút lót để được có việc làm, nên họ phải tiến vào quĩ đạo ăn cắp, họ ăn cắp dự án, ăn cắp đất của nông dân, họ ăn cắp tiền phạt giao thông, họ ăn cắp sinh mạng của người dân bằng tra tấn, nhục hình.

Anh Khuê ơi,
Vì vậy , khi tôi nhìn thấy những cô ca sĩ, hoa hậu, người mẫu, vênh váo khoe khoang quần áo, túi xách, giầy dép hàng hiệu, xe khủng , nhà khủng, tôi thương hại họ quá, họ cũng bị "ăn cắp" trinh tiết, bị "ăn cắp" phẩm giá, anh ạ . Tôi có con gái, và con gái tôi may mắn, được giáo dục tại trường học phân biệt điều phải, điều trái, được tôn trọng nhân phẩm.

Khi về VN, nhiều lần, xe người bạn chở tôi đi, bị công an thổi còi, rồi công an vòi vĩnh , xòe tay cầm tiền hối lô. Tôi rơi nước mắt, họ còn nhỏ tuổi hơn con trai tôi. Con trai tôi có công ăn việc làm, nuôi con cái bằng chính sức lao động của mình, dạy con, làm gương cho con bằng chính nhân cách của mình . Những người công an trẻ đó cũng bị "ăn cắp" lương tâm, phải không anh?

Khi những người công an, đánh người, giết người, họ được bố thí trả công bằng vài bữa ăn nhậu, chút đồng tiền rơi rớt.

Khi những phóng viên, bẻ cong ngòi bút, viết xuống những điều trái với lương tâm, sự thật để được bố thí trả công bằng những nấc thang chức vị, những đồng lương tanh tưởi, nhà văn Vũ Hạnh đã gọi đó là "Bút Máu" đấy anh ơi.

Khi những quan tòa, đổi trắng thay đen, cầm cán cân công lí có chứa thủy ngân như trong truyện cổ Việt Nam, họ cũng bị "ăn cắp" nhân tính mất rồi.

Trong xã hội, toàn là "ăn cắp", vậy thì kẻ cắp là ai? Ai cũng biết, nhưng giả vờ không biết, Vì ăn hóa "giả vờ" là đồng lõa cho xã hội ăn cắp.

Cán bộ lãnh lương 200 đô la một tháng, xây nhà chục triệu nhưng giả vờ" đó là công sức lao động tay chân và trí tuệ hay quà tặng của cô em "kết nghĩa". Tôi muốn xin cô em đó cho tôi được làm "con kết nghĩa " của cô ta quá. Thế mà có những lãnh đạo, ủy viên Trung Ương Đảng, Đại biểu Quốc Hội, Ban Nội Chính, UỶ Ban Diều Tra, Quan Tòa "Thiết Diện Vô Tư", Phóng viên Lề phải, Thành Đoàn, Quân Đội Nhân Dân, Chiến sĩ Công An, Trí thức Yêu Nước, Việt Kiều Yêu Nước sẽ sẵn sàng giả vờ tin vào quà tặng của "cô em kết nghĩa" đó!

Còn có thể trong tương lai, sẽ có nhiều quan chức sẽ nhận được nhà khủng, quà tặng của ông anh kết nghĩa, bà chị kết nghĩa, ông bố kết nghĩa, ông cố nội kết nghĩa, khi không tìm ra con người nữa, sẽ tiếp theo con chó kết nghĩa, con trâu kết nghĩa...

Công chúa mặc áo đầm hồng ưỡn ẹo trên đôi giày cao gót hồng đi thị sát công trường xây dựng, theo sau là một đoàn chuyên viên già tuổi tác, thâm niên công vụ, nhưng ai nấy vui vẻ, hớn hở, giả vờ công chúa là một chủ tịch tài năng thiên phú, không cần đi học, không cần kinh nghiệm.

Toàn đảng đều "giả vờ" tin rằng các Hoàng tử, Công chúa đều là thiên tài không đợi tuổi, mặt trẻ ranh mà nhảy lên ngồi trên đầu các nhà cách mạng lão thành, và ai nấy đều "giả vờ" tán tụng khen thơm.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn"Thanh tra, thanh mẹ, thanh gì?
Hễ có phong bì thì Nó "Thank you"

Anh Khuê ơi,
Tôi buồn lắm, có đôi khi quá tuyệt vọng, tôi tự hỏi, mình có nên quên mình là người VN như con đà điểu vùi đầu trong cát, như quả chuối ngoài vàng, trong trắng, vì tôi yêu nước Mĩ quá rồi. Nước Mĩ chưa, và có lẽ không bao giờ hoàn hảo, nhưng ở đây, ít nhất không ai có thể "ăn cắp" lương tâm, phẩm giá và nhân tính của tôi. Tôi được sống như một "CON NGƯỜI" không phải chỉ "giả vờ " "làm người" đang sống.

Cám ơn anh Khuê đã chia sẻ và cho tôi cơ hội đươc chia sẻ Liên Hoa, Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Nếu có thì giờ xin các anh chị coi link dưới đây mà tôi vừa nhận được.

Miễn bàn. (hình như trên đài TBS lúc 6 giờ chiều chủ nhật 30/3)

Khuê 
ベトナム人窃盗団を追う(日)
+++++

Người Việt tiếp tục bị bắt ở Nhật: Nối dài xấu hổ
(Tệ nạn xã hội) - Theo tờ Asahi Shimbun, trưa ngày 14/4, cảnh sát nước này đã bắt 6 người Việt Nam đang cư trú ở thành phố Himeji, tỉnh Hyogo.
Theo tờ Asahi Shimbun (Asahi Shimbun (朝日新聞) là tờ nhật báo lớn thứ hai của Nhật Bản cùng với bốn tờ báo quốc gia khác là Yomiuri Shimbun, Mainichi Shimbun, Nihon Keizai Shimbun và Sankei Shimbun), trưa ngày 14/4, cảnh sát nước này đã bắt 6 người Việt Nam đang cư trú ở thành phố Himeji, tỉnh Hyogo vì vi phạm Luật Kiểm soát Cần sa.
Bài viết trên nhật báo Asahi, tổng số cần sa bị thu giữ lên đến 1.300 cây, đây là con số lớn nhất so với những đợt truy quét cần sa ở Nhật từ trước đến nay.
Người Việt đã từng bị phát giác trồng cần sa tại Anh
Người Việt đã từng bị phát giác trồng cần sa tại Anh
Theo nhân viên điều tra, các nhà chức trách bắt đầu thấy nghi ngờ từ cuối tháng 3 vừa qua. Đối tượng bị nhắm tới là 6 người trồng cần sa để bán ở Kasai, thành phố Himeji, tỉnh Hyogo.
Bài viết trên nhật báo Asahi
Bài viết trên nhật báo Asahi
Trong thời gian ngắn vừa qua, liên tiếp những vụ người Việt bị bắt tại Nhật, xấu hổ cứ nối dài.
Bất cứ người Việt Nam nào khi ra nước ngoài đều gánh trọng trách việc gìn giữ hình ảnh đất nước, và bất cứ một hành động nào cũng phải xem xét trên tinh thần pháp luật của nước mình và nước người.
Rõ ràng, hành động của những nữ tiếp viên tuồn hàng ăn cắp, người Việt ăn cắp, trồng cần sa bị bắt,...đã vi phạm luật pháp Nhật, làm xấu hình ảnh của đất nước mình, hành động đó cũng không đúng với pháp luật Việt Nam.
Dường như lâu lắm rồi những thông tin về Việt Nam trên các cơ quan truyền thông quốc tế, trong con mắt người nước ngoài chả mấy khi tốt đẹp, mà ngược lại.
Nào câu chuyện về một số cửa hàng, siêu thị ở Nhật, Ðài Loan, Thái Lan có gắn bản thông báo bằng tiếng bản xứ và tiếng Việt để cảnh báo nạn ăn cắp vặt của người Việt, bức tâm thư của một du học sinh Nhật về những điểm chưa hay trong văn hóa Việt... chỉ là những ví dụ gần đây nhất.
Ðối với dân Anh và một số quốc gia Ðông Âu thì cộng đồng người Việt đã nổi tiếng bởi nạn trồng “cỏ” cần sa, bị cảnh sát sở tại bắt nhiều vụ, hoặc vượt biên trái phép, ở lậu trên xứ người... Với Hàn Quốc, Ðài Loan là tình trạng cô dâu Việt bằng mọi giá lấy chồng xứ họ, với Thái Lan, Campuchia lại là hình ảnh những cô gái Việt, thậm chí cả trẻ em gái, chấp nhận bán phấn buôn hương ở xứ người...
Và lẽ ra chúng ta phải nhìn vào những cái xấu đáng xấu hổ đó để sửa đổi. Nhưng có lẽ, cũng như những câu chuyện đáng buồn về việc thiếu lòng tự trọng, nạn tham lam, tham nhũng ở trong nước, những sự việc đáng xấu hổ, làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt bè bạn quốc tế rồi cũng sẽ qua đi, sau vài ngày gợi lên đủ trạng thái giận dữ, nhục nhã, buồn rầu trong chúng ta. Sẽ lại có thêm những chuyện khác. Và mọi thứ cứ thế tiếp tục tồn tại.
Thanh Vy



Di dân lậu từ Bắc Việt Nam trồng và sản xuất cần sa ở Âu Châu.
Từ Thức (Paris ).
Các băng đảng Việt Nam nắm độc quyền sản xuất cần sa ở Âu Châu

(LTS: Nhà báo Từ Thức, nguyên Thông tín viên Việt Nam Thông Tấn Xã thời VNCH tại cuộc hòa đàm Ba Lê để giải quyết chiến tranh Việt Nam. Ông sống và làm việc tại Paris trên 40 năm qua.)

Các băng đảng người Việt đang nắm đa số hệ thống trồng và bán cần sa ở Âu Châu. Cần sa trồng tại chỗ đã dần thay thế cần sa xâm nhập vào Âu Châu từ Tây Ban Nha , nhất là từ Maroc. Các trại cần sa mọc ra như nấm. Cảnh Sát Pháp cho hay: việc trồng cần sa ở Âu Châu không còn là một hoạt động tài tử cho nhu cầu cá nhân, nhưng đã trở thành một kỹ nghệ phi pháp quy mô độc quyền của các băng đảng người Việt.

Cần sa, cùng với mãi dâm là hai nguồn lợi khổng lồ của các băng đảng. Cho tới những năm gần đây, cần sa xâm nhập vào Âu Châu đều đến từ Tây Ban Nha và nhất là từ Maroc. Ở Maroc, có nhiều vùng nông dân sống hoàn toàn nhờ cần sa, như dân A Phú Hãn sống nhờ trồng nha phiến. Ngày nay, hệ thống cần sa trồng tại chỗ của các băng đảng người Việt cạnh tranh ráo riết với cần sa Maroc, và dần dần nắm đa số thị trường.

Trong một phóng sự trên đài phát thanh France Inter ( 1), cảnh sát cho hay trong năm 2013, hàng trăm ‘’ trang trại ‘’ ( fermes ) cần sa của người Việt đã bị khám phá, và những ‘’ người làm vườn’’ ( jardiniers ) bị tống giam. Riếng tháng Tư , 2014, hai cơ sở trồng cần sa Việt Nam đã bị khám phá ở Marseilles và Lille.

Cần sa một một tệ trạng xã hội càng ngày càng phát triển ở Pháp, cũng như tại các nước Âu Châu. Năm mươi phần trăm thanh thiếu niên nhìn nhận đã tiêu thụ cần sa , dưới hình thức marijuana hay haschisch. Cảnh sát Pháp cho France Inter hay: ngày nay việc trồng cần sa tại chỗ không còn là chuyện tài tử để thoả mãn nhu cầu cá nhân, nhưng đã trở thành một hệ thống có tổ chức . Cảnh sát trưởng ( Commissaire ) Julien Gentille, thuôc sở Chống Nhập Cư Bất Hợp Pháp nói tất cả hệ thống trên đầu nằm trong tay những người Việt Nam, đến từ một vùng ở Bắc Việt những năm gần đây, qua một hệ thống di dân bất hợp pháp đại quy mô. Các cơ sở cần sa bên ngoài giống như những trang trại hay những căn nhà thường, nhưng bên trong được trang bị hệ thống nhiệt độ và tưới cây thích ứng. Mỗi cơ sở tốn khoảng 20. 000 euros ( khoảng 26.000 dollars ) tiền trang bị, nhưng có thể mang lại 150.000 euros mỗi ‘’ mùa gặt ‘’ , và một năm có thể có 4 hay 5 mùa gặt.

Đại úy Claude, thuộc sở Bài Trừ Ma Tuý cho biết:  những người làm trong các cơ sở này được một hệ thống đại quy mô đưa từ Việt Nam sang, làm để trả số nợ 30.000 Euros là số tiền trung bình phải trả cho tổ chức. Họ làm việc trong điều kiện cực kỳ khó khăn, vì chất hoá học và khí hậu : cần sa chỉ trồng được trong khí hậu cực nóng như miền nhiệt đới. Những người ‘’ chủ trại ‘’ không ngần ngại xử dụng bất cứ phương tiện gì để bảo vệ cơ sở chống trộm cắp, hay sự phá hoại của đối thủ cạnh tranh : gài lựu đạn, chông, hơi ngạt , độc chất hoá học…

Các tổ chức cần sa Việt Nam dùng cùng một hệ thống phân phối như các tổ chức ma túy khac. Một dealer ngày nay cung cấp đủ, từ ma túy, đến cần sa Maroc, hay cần sa Việt Nam

Ông David Weingerger, thuộc Institut des Hautes Études de Sécurité cho hay: để gia tăng chất lượng của cần sa, các tổ chức này đã dùng các Chuyên viên hoá học, gọi là những facilitateurs. Những Chuyên viên này cung cấp dụng cụ chế biến, hay bán những phương pháp khoa học cho các cơ sở trồng cần sa.

Phóng sự của France Inter cho dư luận thấy một bộ mặt khác của di dân gốc Việt. Trước đây, người Việt mang hình ảnh tốt đối với người Âu Châu : những người công nhân cần cù, kín đáo, tôn trọng pháp luật địa phương; những Sinh viên chăm chỉ, thành công ở học đường. Những năm gần đây, nhiều nước ở Âu Châu có những đội cảnh sát đặc biệt theo dõi hệ thống cần sa, hệ thống buôn bán thuốc lá lậu, cũng như những cảnh sát đặc biệt theo dõi người Việt trong những siêu thị, sau khi người ta khám phá những tổ chức của người Việt Nam mới nhập cảnh , đặc biệt là ở Bắc Âu, chuyên môn ăn cắp trong siêu thị.

(1) France Inter, 5H-7H, 29/04/ 2014

Samsung phát khiếp khi người Việt ăn cắp tiền tỷ


Dùng đế giày có mũi kim loại để qua mắt bảo vệ, nhiều công nhân đã lấy cắp hàng trăm bảng mạch điện tử của Công ty Samsung Electro Việt Nam.


Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Biên (SN 1992) và Lương Thế Đấu (SN 1992) cùng trú tại Lục Nam (Bắc Giang), Nguyễn Văn Hoàng (SN 1993, trú tại Sóc Sơn, TP. Hà Nội), Nguyễn Văn Đại (SN 1990, trú tại Yên Phong, Bắc Ninh) về tội trộm cắp tài sản.

Ăn cắp linh kiện tiền tỷ
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, thời gian gần đây Công an huyện Yên Phong và Công an tỉnh Bắc Ninh nhận được trình báo của Công ty Samsung Electro Việt Nam trụ sở tại KCN Yên Phong (Bắc Ninh) về tình trạng mất cắp các bản mạch điện tử và linh kiện điện thoại gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Nhận được trình báo, CA tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng CA huyện Yên Phong lập các chốt, điểm ra vào tại KCN Yên Phong.
ăn cắp người Việt công ty Samsung Electro linh kiện điện thoại  Galaxy 5S
Tang vật vụ án.

Qua quá trình điều tra, các trinh sát đã bắt quả tang các đối tượng Biên, Đấu, Hoàng là công nhân tại xưởng main 1 của Samsung Electro Việt Nam có hành vi trộm cắp các bản mạch (PBA) của điện thoại Samsung Galaxy S5 để tuồn ra ngoài tiêu thụ.

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận: lợi dụng thời gian trước và sau giờ ăn trưa, trong xưởng ít người, 2 đối tượng là Đấu và Hoàng đã lấy cắp các bản mạch (PBA) của điện thoại Sam sung Galaxy S5 rồi đi vào nhà vệ sinh cất giấu.

Để có thể đi qua cửa từ mà không bị bảo vệ phát hiện, các đối tượng đã dùng giấy vệ sinh quấn các bản mạch rồi nhét dưới đế giày. Đặc biệt, các đối tượng còn cố ý chọn những đôi giày có mũi kim loại để khi máy từ báo thì bảo vệ không nghi ngờ.
Mỗi lần trộm cắp, các đối tượng thường lấy từ 8 đến 12 sản phẩm, giấu trong tủ đồ cá nhân.

Khi số lượng nhiều, các đối tượng sẽ chuyển lại cho Đại, là lái xe của công ty ALS chuyên chuyển hàng cho Công ty Sam sung electro Việt Nam để mang ra ngoài. Sau đó Biên sẽ đến nhà Đại lấy hàng và bán lại cho Dũng với giá 4.400.000 đồng một sản phẩm.
Trong vòng hơn 1 tháng, các đối tượng đã trộm cắp hơn 300 bản mạch trị giá trên 800 triệu đồng. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thu giữ lại 213 bản mạch cùng 175 triệu đồng là tiền các đối tượng bán các sản phẩm.

Ăn cắp từ trong nước ra nước ngoài
Tình trạng người Việt ăn cắp diễn ra ở khắp mọi nơi, ở công sở, ở công ty, nơi công cộng, siêu thị, điểm du lịch... thậm chí ra nước ngoài để ăn cắp đến mức một số cửa hàng ở Nhật đã treo biển cấm ăn cắp vặt bằng tiếng Việt ở Nhật Bản.

Sự việc xảy ra vào ngày 5/2 vừa qua, với rất nhiều chiêu trò, một nhóm trộm cắp làm trò nhảy múa để chôm đồ của khách nước ngoài là vợ chồng  anh Natthachat Sanyaphan (SN 1970, quốc tịch Thái Lan) đang ngồi trước số nhà 30 Nguyễn Hữu Huân, có để túi xách đựng máy ảnh, nhóm trộm cắp tiến sát để "tác nghiệp". Bọn chúng đã nói chuyện và nhảy múa để thu hút sự chú ý của vợ chồng anh Natthachat Sanyaphan nhằm tạo sơ hở để 1 đối tượng lấy trộm chiếc túi xách và trốn thoát.

Cuối tháng 7/2012, một số trang mạng đưa tin về một cô gái người Scotland là nạn nhân của một vụ lấy trộm hộ chiếu ở phố cổ Hà Nội. Cô kể, chỉ vừa cầm hộ chiếu trên tay đã bị mất.
ăn cắp người Việt công ty Samsung Electro linh kiện điện thoại  Galaxy 5S
Truyền hình Nhật Bản đưa tin bắt giữ hai người Việt ăn cắp
Ai lấy hộ chiếu của tôi vui lòng trả lại hoặc chỉ cho tôi cách nào lấy được. Tôi sẽ đưa thật nhiều tiền” - cô gái vừa khóc vừa giơ cao tờ 100 đô la Mỹ.

Ngay sau đó, một phụ nữ khoảng 35 tuổi bước đến khều nhẹ cô gái ngoại quốc và chỉ tấm hộ chiếu ở trên nắp capo chiếc xe hơi đậu gần đó. Cô gái kiểm tra kĩ càng lại tấm hộ chiếu của mình rồi đưa cho người phụ nữ ấy một tờ 100 USD Mỹ.

Nạn trộm cắp, móc túi phổ biến tới mức thay vì phải xóa sổ thì người ta đành bất lực chấp nhận sống chung với nó.

Tại Hà Nội, nạn móc túi, lấy trộm điện thoại đang gia tăng tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội như viện C, Xanh Pol, Bệnh viện Nhi TW... trong khi các Ban quản lý bệnh viện dường như chưa có biện pháp nào để chấm dứt.

Đâu đâu cũng thấy treo biển “Đề phòng kẻ gian lấy cắp”, “Đề phòng trộm cắp”. Thậm chí bệnh viện C còn cắt cử hẳn một nhân viên cứ vài phút lại dùng loa phóng thanh thông báo cho bệnh nhân cảnh giác nạn móc túi, giật dây chuyền, các thủ đoạn trộm cắp, móc túi, rạch giỏ của kẻ gian để bệnh nhân cảnh giác. Trộm cắp tại bệnh viện trở nên đáng báo động khi bọn chúng hoạt động ngày càng tinh vi, táo bạo.

Bất lực trước thực tế này, lãnh đạo các bệnh viện chỉ còn nước khuyến cáo sự cảnh giác của người dân chính là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất.

Không những thế, việc người Việt ăn cắp còn lên truyền hình Nhật Bản. Cụ thể, kênh truyền hình Nippon TV vào hôm 12/4 đã đưa tin kèm đoạn video quay tại hiện trường cảnh 2 nghi phạm người Việt bị cảnh sát bắt giữ vì tình nghi ăn cắp mỹ phẩm tại một cửa hiệu ở tỉnh Kagawa.

Theo bản tin của Nippon TV, 2 nghi phạm nói trên (nam giới, 23 tuổi và 25 tuổi, trong đó nghi phạm 23 tuổi còn là một du học sinh) bị cảnh sát Nhật bắt khi đang cố gắng chạy trốn.
Hai nghi phạm này thuộc nhóm 5 người Việt Nam bị cảnh sát Nhật theo dõi từ tháng 12/2013 đến tháng 1 năm nay vì hành vi ăn trộm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng tại các nhà thuốc ở 2 thành phố Muragame và Mitoyo, tỉnh Kagawa.
Nippon TV ước tính số hàng hóa bị lấy cắp trị giá 188.000 yen Nhật, tức khoảng 39 triệu đồng.
(Theo Đất Việt)

Vụ nữ tiếp viên hàng không bị bắt tại Nhật: Vietnam Airlines khẳng định sẽ xử lý nghiêm

27/03/2014 10:10

(TNO) Ngày 27.3, đại diện Vietnam Airlines (VNA) cho biết, hãng này đã có buổi làm việc với cơ quan Cảnh sát Tokyo tại trụ sở văn phòng VNA (Nhật Bản) để cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết hỗ trợ việc điều tra về việc một thành viên phi hành đoàn của hãng này bị tình nghi mang hàng xách tay có nguồn gốc trộm cắp tại Nhật Bản.

Phối hợp điều tra vụ tiếp viên mang hàng xách tay
 bị nghi trộm cắp
Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho biết cương quyết làm rõ và xử lý nghiêm đối với bất kỳ cá nhân nào là tiếp viên hay cán bộ công nhân viên lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ để mang hành lý sai quy định - Ảnh: Mai Vọng
Chiều qua (27.3), một Phó tổng giám đốc của VNA cũng có buổi làm việc với Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85), Bộ Công an Việt Nam, để tiếp tục phối hợp trong công tác điều tra.
Theo VNA, quan điểm chỉ đạo của Tổng công ty (TCT) Hàng không Việt Nam là cương quyết làm rõ và xử lý nghiêm đối với bất kỳ cá nhân nào là tiếp viên hay cán bộ công nhân viên trong TCT lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ để mang hành lý sai quy định.

Đồng thời, TCT cũng đã kiểm tra và chấn chỉnh lại quy định, tiêu chuẩn liên quan để ngăn chặn việc mang hàng hóa sai quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Từ ngày 27.2, ngay sau khi báo chí Nhật Bản đăng tin về việc một thành viên phi hành đoàn của VNA bị tình nghi mang hàng xách tay có nguồn gốc trộm cắp tại Nhật Bản, lãnh đạo TCT Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo Chi nhánh VNA tại Nhật Bản chủ động liên hệ với cơ quan Cảnh sát Tokyo (cơ quan chức năng thụ lý vụ việc) để làm rõ các thông tin trên.

TCT Hàng không Việt Nam cho biết cũng liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật và Bộ Công an để phối hợp điều tra theo quy định nhưng chưa được chính thức cung cấp đầy đủ như báo chí đã nêu.
Ngày 24.3, sau khi nhận được thông báo về việc nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (26 tuổi) bị tạm giữ để phục vụ điều tra, Chi nhánh VNA tại Nhật Bản đã liên hệ để nắm bắt thông tin và bày tỏ thái độ hợp tác làm sáng tỏ vụ việc nhưng cũng không nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào từ phía cơ quan điều tra.

TCT Hàng không Việt Nam khẳng định sẽ khẩn trương tích cực hợp tác với các cơ quan điều tra, không bao che, tránh né, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời dựa trên các nguồn tin xác thực. 


  Tiếp viên VNA bị bắt: “Đáng xấu hổ”
Chủ Nhật, ngày 30/03/2014 10:00 AM (GMT+7)

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, chỉ một số có thói xấu lặt vặt nhưng dễ làm cho người khác hiểu nhầm đó là đặc điểm của nhiều người Việt.

  Gần đây, báo chí Nhật Bản và Việt Nam đưa tin, cơ quan Cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) bắt giữ một nữ tiếp viên của Vietnam Airlines để điều tra việc tiêu thụ hàng trộm cắp từ nước này về Việt Nam.

Xung quanh vụ việc trên, có nhiều ý kiến đăng tải trên báo chí tranh luận về tính cách của người Việt. Đáng chú ý, bức “tâm thư” của du học sinh Nhật Bản nói về người Việt đang gây nhiều tranh cãi. Bức thư có đoạn viết: “Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học,...”.

“Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang…”.
Nhà nghiên cứu văn hóa, GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa VN đã bày tỏ quan điểm về sự việc này.
“Đáng xấu hổ”
GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa VN cho rằng, không nên có sự so sánh văn hóa, tính cách con người của hai dân tộc như trong bức thư trên. Đồng thời, cũng không ai có thể kết luận dân tộc nào tốt hơn hay xấu hơn. Tuy nhiên, người Nhật Bản có nhiều phẩm chất tốt đẹp đáng để học tập. Đó là tính trung thực, đàng hoàng...

Ông nhắc lại hình ảnh “đáng để học hỏi”: Từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ, từ tốn cúi đầu cảm ơn.... trong thảm họa động đất sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, nhân viên có các hành vi như: trộm cắp, buôn lậu, vi phạm hình sự,... sẽ không được sử dụng lại. (Ảnh minh họa)
Trước sự việc nữ tiếp viên của Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật Bản, GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, sự việc trên vẫn đang điều tra, chưa có kết luận chính thức. Tuy nhiên, những thói xấu của một số người Việt ở nước ngoài như: buôn bán đồ ăn cắp, lãng phí đồ ăn buffet, ăn cắp vặt trong siêu thị… đã được nhắc đến từ lâu.

Ông nói: “Người Việt chúng ta có nhiều phẩm chất tốt đẹp như: cần cù, chịu khó, anh hùng, bất khuất... nhưng một số người cũng có vài thói xấu”.

“Chỉ một số có thói xấu lặt vặt nhưng dễ làm cho người khác hiểu nhầm đó là đặc điểm của nhiều người Việt... Rất đáng xấu hổ”.
Thói xấu “ăn cắp” của một số người Việt không phải bây giờ mới thấy. Tuy nhiên, sự việc lần này được chú ý hơn bởi người bị bắt là cô gái làm nghề tiếp viên hàng không. Cơ quan bắt giữ là cảnh sát của nước Nhật Bản – đất nước có xã hội lành mạnh, con người trung thực...

“Qua chuyện này cho thấy, tiếp viên hàng không càng cần phải cẩn trọng, có ý thức giữ hình ảnh dân tộc”, GS Thịnh nói.

“Nhìn lại mình”
Lý giải thói xấu “ăn cắp”, GS Thịnh cho rằng, trước hết là do phẩm chất cá nhân của mỗi người. Bên cạnh đó, môi trường xã hội hiện nay thiếu lành mạnh đã tạo điều kiện và dung túng cho cái xấu.
Cụ thể, theo ông, trong xã hội ngày nay, lĩnh vực gì cũng thấy có sự trục lợi: bệnh nhân vào bệnh viện, người dân đến cơ quan công quyền làm thủ tục hành chính... đều phải mất tiền “bôi trơn”. 

“Đạo đức xã hội như vậy thì làm sao có được đời sống xã hội lành mạnh”, GS bày tỏ. Do vậy, cần phê phán đạo đức xã hội chứ không chỉ phê phán con người. Con người cũng là hệ quả của sự xuống cấp đạo đức xã hội.

GS Ngô Đức Thịnh nói: “Nếu đúng là có sự việc nữ tiếp viên hàng không 'xách tay' hàng trộm cắp, chúng ta không nên che giấu hay ngụy biện. Thay vào đó, hãy dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, lấy đó làm bài học cảnh tỉnh”. Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa VN cũng cho rằng, đây là dịp để người Việt chúng ta nhìn lại bản thân mình.

Theo ông, dân tộc Việt có nhiều phẩm chất tốt. Người Việt quen được khen, nhất là thời gian sau khi chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh. Mặc dù vậy, không nên mải mê với lời khen mà quên rằng thói xấu vẫn được nuôi dưỡng, đến một lúc nào đó bộc lộ ra.
Do vậy, GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, mỗi người phải tự rèn luyện bản thân mình, không để cái xấu lấn át. Quan trọng hơn, cần xây dựng một xã hội lành mạnh.

Ông nói: “Xã hội đề cao cái tốt, tính trung thực thì cái xấu sẽ bị đẩy lùi. Khi đó, con người muốn ăn cắp cũng khó”.

Bên cạnh đó, giải pháp trước mắt, có thể bằng con đường truyền thông, báo chí, sự lên tiếng của cộng đồng. Cũng như vụ “hôi bia” tại Đồng Nai cuối năm 2013 vừa qua, sau khi truyền thông, cộng đồng lên tiếng, con người trong xã hội đã có sự thay đổi. Nhiều người gặp rủi ro tương tự đã nhận được sự giúp đỡ của người xung quanh, thay vì hôi của.


Khi màn đêm buông xuống, các tuyến phố vẫy trên địa bàn TP. HCM lại nhộn nhạo những tiếng rao mời lảnh lót: “Ghé vô anh ơi, 200 nghìn thôi, ôm nhau cho vui vẻ cũng được”.

Dịch vụ mại dâm trả góp thu hút khá nhiều khách hàng về đêm

Đã qua rồi cái thời tiền trao cháo múc, nay hòa chung với nền kinh tế khó khăn, nhiều gái mại dâm đã sáng tạo ra một dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng và sẵn sàng chiều tới bến, kể cả đối với những người trong túi chỉ có vài đồng tiền lẻ… Đó là dịch vụ mại dâm trả góp, mỗi ngày góp một ít kèm theo khoản lãi suất nho nhỏ.

Thế chấp cả chứng minh nhân dân để… mua dâm

Sau một thời gian lẩn tránh sự truy quét của các lực lượng chức năng, thời gian gần đây, nhiều tụ điểm gái mại dâm ở TP. HCM như dưới chân cầu Thị Nghè, đường Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thảo Cầm Viên hay Hoàng Sa… lại hoạt động nhộn nhịp trở lại. Qua nhiều ngày bí mật theo dõi, PV đã nắm được quy luật hoạt động của nhóm gái mại dâm dưới chân cầu Thị Nghè. Tại đây, bắt đầu từ 22g đêm hôm trước đến 2g sáng hôm sau, các cô gái mại dâm ăn mặc mát mẻ, khiêu gợi, tụ tập nhau hoặc tranh nhau ra đứng ở chân cầu để vẫy khách.

Trong vai khách làng chơi ngà ngà hơi men, chúng tôi cho xe chạy chầm chậm xuống chân cầu. Thấy “con mồi”, lập tức một cô gái mặc quần ngắn, áo hai dây màu vàng trễ nải lao ra chặn trước đầu xe: “Anh ơi, đi ăn khuya với em nghen, tối giờ chưa được cuốc nào, tội nghiệp em quá, thương em anh ơi!”. Không để khách kịp nói câu nào, cô gái này lại tiếp tục mời chào, theo đó tàu nhanh là 250.000 đồng, nếu ngủ qua đêm là 600.000 đồng và có thể giảm giá tùy ý nếu cả hai đều thấy vui vẻ. 

Thấy chúng tôi tỏ vẻ lưỡng lự, một cô gái khác trong trang phục mát mẻ không kém tiến đến bên cạnh: “Anh trai ơi, có bao nhiêu đâu, chẳng lẽ có mấy trăm nghìn mà tụi anh tiếc rẻ với chúng em, được xơi nguyên đêm, giá vậy là bèo rồi đó”. Tôi móc bóp, lôi ra tờ 100.000 đồng kèm theo một ít tiền lẻ: “Anh chỉ còn nhiêu đây, muốn ở bên em trọn đêm nay có được không, giảm giá đi, mai mốt anh còn ghé”. Tay rút nhanh mấy tờ tiền của khách, cô gái lại liến thoắng: “Không được đâu anh ơi, em còn đưa lại tiền cho “má”, có nhiêu đây sao đủ. Thôi thì, tụi em cho anh trả góp, có bao nhiêu đưa hết đây, có giấy chứng minh nhân dân thì cho em xin luôn, giữ lại ít hôm, khi nào anh trai góp trả đủ tiền thì em đưa lại”.

Thấy chúng tôi tỏ vẻ chưa hiểu hình thức mua dâm trả góp còn khá mới mẻ này, cô gái tỏ ra khá nhiệt tình, xòe những tờ tiền mà tôi vừa đưa rồi đếm rồi giải thích: “Tất thảy là 120.000 đồng, trong khi anh lại chọn hình thức tâm sự thâu đêm với giá 600 nghìn, như vậy số tiền còn thiếu là 480.000 đồng”, cô tính toán. 

Như một bà chủ đích thực của tiệm cầm đồ, cô gái hỏi han chúng tôi rất kỹ lưỡng về nghề nghiệp, thu nhập. Vừa nghe tôi kêu “làm nghề phụ hồ, thu nhập mỗi ngày chưa tới 200.000 đồng”, cô nàng gật gù tỏ vẻ thông cảm. “480.000 đồng con thiếu, em sẽ cho cưng trả nhiều lần, không giới hạn số lượng cũng như thời gian trả được hông. Tuy vậy, anh phải trả cho em tiền lãi mỗi lần 10.000 đồng”. Để ăn chắc, gái mại dâm sẽ giữ lại chứng minh nhân dân của khách và ghi vào sổ từng khoản nợ cụ thể cũng như số tiền trả và lãi mà khách thanh toán từ từ.

Bi hài hơn nữa khi với kiểu trả góp này, khách mua dâm phải chấp nhận một điều kiện, nếu vẫn chưa thanh toán đủ tiền sẽ không được tâm sự với người cũ. Thay vào đó nếu cần “giải quyết nhu cầu”, những người khách này sẽ được các cô gái mại dâm cấp cho một tờ giấy (nội dung thế chấp CMND). “Anh trai yên tâm đi, dịch vụ trả góp này tuy lạ nhưng tụi em đã tạo điều kiện hết sức cho mấy anh rồi đó. Mình kiếm đồng tiền khổ cực nên cũng hiểu nhau quá mà, có gì đâu, cứ trả góp từ từ rồi hết thôi, anh đừng lo, ok thì mình đi nha”, cô gái buông lời lả lơi.

alt
Hai gái mại dâm đang đứng đợi khách

Rước họa vào thân

Trò chuyện cùng cánh xe ôm tại đường Hoàng Sa, chúng tôi còn ngạc nhiên hơn khi được họ tiết lộ thêm nhiều thâm cung bí sử của hoạt động mại dâm trả góp. Được biết, hình thức mới mẻ này bắt đầu xuất hiện từ khoảng tháng 2/2014. Chỉ trong vòng 2 tháng hoạt động, loại hình này nom đã có vẻ ăn nên làm ra, do đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu của những khách làng chơi ham vui nhưng “túi thủng”.

Gái mại dâm cũng chia thành nhiều đẳng cấp, những ả "cao cấp", thông thạo nhiều ngoại ngữ và có ngoại hình ưa nhìn thì được xếp ở “chiếu trên”, khách hàng của họ cũng thuộc loại đẳng cấp xế hộp hoặc tay ga. 

Còn với các cô gái phải bán đời hoa ở phố vẫy, vỉa hè, lề đường thì chỉ cần ít son phấn, vài ba bộ quần áo rẻ tiền nhưng trống trước hở sau là đã có thể hành nghề dễ dàng. Với những cô gái này, khách hàng của họ đa phần là những công nhân nghèo, những sinh viên, đàn ông ít tiền.

 Vì vậy, trả góp là một sáng kiến không tồi trong giai đoạn mọi mặt hàng đem ra kinh doanh đều phải được đầu tư và tính toán kỹ lưỡng như hiện nay.

Trao đổi với phóng viên, người lái xe ôm trước Thảo Cầm Viên tiết lộ: “Không phải chỉ mấy cô ở chân cầu Thị Nghè mới có chiêu trả góp này đâu, giờ khắp Sài Gòn đều có rồi, tụi nó lan truyền nhanh lắm. Tuy vậy, nếu mấy chú là khách lạ thì họ sẽ không dại gì nói ra dịch vụ này đâu. Cứ nghĩ xem, bọn nó cũng kiếm cơm như mình, ai mà lại thích kiểu trả góp lâu lắc này. 

Thường thì nếu khách nào than vãn là không có tiền, lúc đó các em mới cho trả góp. Mấy anh xe ôm, vé số, hàng rong quen mặt như tụi tui thì… vô tư”. Cũng theo người lái xe ôm này nhẩm tính, trung bình một đêm, mỗi cô gái có khoảng 4 đến 6 cuốc tàu nhanh, mỗi cuốc kéo dài chưa đến 30 phút. Nếu họ chỉ cho khách hàng trả góp thì số tiền thu lại chẳng được bao nhiêu, khi khoản tiền nộp lại cho bảo kê cũng ngốn của các cô kha khá.

alt
Dịch vụ mại dâm trả góp thu hút khá nhiều khách hàng về đêm

Dịch vụ mại dâm trả góp, mới nghe qua tưởng chừng như sẽ có lợi cho đôi bên, gái mại dâm đắt khách, những kẻ mua vui ít tiền sẽ có nhiều cơ hội hơn. Tuy nhiên, nhiều ngày tìm hiểu, chúng tôi phát hiện dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả hai phía. Đối với những cô buôn hương bán phấn, khi nắm trong tay chứng minh nhân dân của khách hàng, các cô cứ đinh ninh rằng sẽ được trả tiền “gốc” và “lãi” đầy đủ theo thỏa thuận. Nhưng gặp phải khách “ma cô”, nhận thế chấp nhầm CMND giả, các cô đành “ngậm bồ hòn". Kiều - một gái bán dâm ở chân cầu Thị Nghè, kể lại với chúng tôi: “Tụi em bị lừa nhiều rồi nên bây giờ đã cảnh giác để biết cách phân biệt thật giả.

 Hồi đó, mấy đứa bạn và cả em cũng bị mấy ông khách lừa, nhiều người đem giấy chứng minh đi in màu rồi ép nhựa. Có người thì nhặt đâu được cái chứng minh nhân dân rồi gỡ ảnh ra, dán ảnh mình vào. Chỗ tụi em đứng thì lờ mờ sáng nên xem không rõ, thế là dính bẫy mấy ông, xem ra mất trắng tiền công”.

Còn với một khách chuyên sử dụng dịch vụ mại dâm như Hải “cầu bông” thì câu chuyện bi hài cũng không kém. Trong lần nhậu cùng chúng tôi ở bờ kè Hoàng Sa, anh kể: “Cách đây mấy tuần, tôi bị mấy thằng bảo kê dằn mặt ở đường Hoàng Sa. Mấy chú đừng nghĩ kiểu mại dâm này dễ chơi, nếu chú đã góp chậm mà cứ bén mảng ra đó tìm mấy em để tiếp tục mua vui thì coi chừng. Hôm trước, có thằng đưa chứng minh nhân dân không phải của nó nhưng mấy em không biết. Qua hôm sau, nó bén mảng đến trả góp thì bị bảo kê đánh cho tơi bời”.

Lạ lùng hơn, một người xe ôm còn kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về một thanh niên hành nghề xe ôm tại đường Nguyễn Thị Minh Khai. Thu nhập hàng ngày từ những cuốc xe ôm, anh chàng này “nướng” hết vào đam mê “của lạ”. Sau một thời gian không còn đủ khả năng trả góp, anh chuyển sang làm xe ôm cho các cô gái mại dâm để trừ dần số nợ. Căn phòng anh thuê một mình để có chỗ ngả lưng, mỗi khi đêm về cũng được thế chấp cho gái mại dâm làm nơi dẫn khách đến để mua vui. 
Theo GĐ&XH


Chữ ký của người Cộng sản

Bùi Tín

Có Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 rồi mới có ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hai ngày lịch sử ấy liên quan đến nhau rất chặt chẽ, tác động đến số phận của cả dân tộc, đến số phận của mỗi một gia đình người Việt, đến số phận mỗi một con người Việt Nam, cho đến tận hôm nay.

Nghĩ lại để mà xót xa, luyến tiếc, để tủi hận và thức tỉnh, làm bài học cho mỗi người Việt mình.

Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.

Ngày 23 tháng 1 tôi được chỉ định sẽ tham gia Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ VN DCCH trong Ban Liên hợp Quân sự 4 bên, làm việc tại Sài Gòn trong 60 ngày. Đoàn do thiếu tướng Lê Quang Hòa làm trưởng đoàn, ông Lưu Văn Lợi vụ trưởng bộ ngoại giao làm phó đoàn, mang quân hàm đại tá, một phó đoàn là đại tá Hoàng Hoa (tên thật là Hồ Quang Hóa). Tôi được giao nhiệm vụ làm Người phát ngôn của đoàn, trong quan hệ với giới thông tin báo chí trong và ngoài nước.

Ngay đêm đó tôi được đọc trước bản Hiệp Định đã được ký tắt, sẽ được ký chính thức vào ngày 27/1 ở Paris. Ngay sau đó đoàn miền Bắc sẽ được máy bay Mỹ ra đón vào Sài Gòn.

Những ngày bận rộn, hối hả. Tôi phải vào bộ tổng tham mưu, Cục tác chiến, theo dõi kỹ tình hình chiến sự mới nhất từng khu vực trên hàng loạt bản đồ. Tôi nghiên cứu hầu như thuộc lòng bản Hiệp định Paris gồm 4 chương và 14 điều. Chương I: Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN. Chương II: Chấm dứt chiến sự- Rút quân. Chương III: Trao trả tù binh . Chương IV : Thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN.

60 ngày sống ở Sài gòn thật sôi nổi, mới lạ, thú vị. Máy bay Hoa Kỳ C-130 ra Hà Nội đón chúng tôi vào Sài Gòn, ở trong trại Davis - trại cũ của bộ đội truyền tin Mỹ, nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng tôi ra phòng họp của Ban Liên Hợp Quân sự 4 bên hàng ngày.

Tôi có hàng chục lượt xuống trung tâm Sài Gòn gặp Ủy ban Quốc tế (Ấn Ðộ, Canada, Inđonésia, Hungari, Balan), dự chiêu đãi, văn nghệ ở Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc trong sân bay. Tôi cũng đi Biên Hòa, Cần Thơ, Bình Định, Lộc Ninh, gặp các Tổ LHQS 4 bên tại đó, đặc biệt là dự cuộc rút toán quân nhân Hoa Kỳ cuối cùng ngày 29/3/1973 tại sân bay, tôi trao tặng quân nhân Max Bielke bức tranh kỷ niệm bằng tre vẽ tháp Rùa Hà Nội (sau này anh M. Bielke bị chết trong cuộc máy bay bọn khủng bố tiến công Lầu Năm Góc tháng 9/2001 trong khi anh đang làm công tác xã hội thiện nguyện tại đây). Trong 60 ngày ở Sài Gòn, tôi có 5 cuộc họp báo quốc tế hằng tuần và 11 cuộc trả lời phỏng vấn riêng của báo chí miền Nam và quốc tế.

Nhớ lại cả thời gian ấy, rồi trong cả 2 năm 1973 và 1974, chúng tôi vẫn cho rằng việc thống nhất đất nước sẽ còn gay go và lâu dài, cho tận cuối năm 1974 khi trận Bình Long đang diễn ra không một ai nghĩ rằng chiến tranh sẽ ngả ngũ trong năm 1975, thậm chí trong năm 1976. Tôi nhớ cuối năm 1974 khi nhìn vào tấm bản đồ lớn trong Sở chỉ huy, chỉ mới có 3 quận được ‘’giải phóng’’ là Lộc Ninh, Đắc Tô và Cam Lộ, 3 điểm nhỏ xiú trên bản đồ mênh mông. Năm 1972 ý đồ chiến lược là mở rộng một vùng giải phóng rộng ‘’vài ba tỉnh để đặt trụ sở Chính phủ Cách Mạng Lâm thời miền Nam VN’’ vẫn còn trong mơ tưởng.

Cũng trong 60 ngày ở Sài Gòn và đi gần khắp miền Nam, nhiều anh em thân quen với tôi đều cho rằng cuộc đọ sức quân sự khó ngả ngũ trong thời gian ngắn, vì đối phương còn sức mạnh trong thế và lực với ta. Chúng tôi thấy rõ không quân VN Cộng hòa lớn mạnh. Bộ binh VNCH đông, thiện chiến, chỉ huy dày dạn. Con đường chiến đấu còn dài, gian nan.

Trong quân đội nhân dân và trong đảng CS sau Hiệp định Paris đã có lúc có luồng suy nghĩ rằng nên chăng chuyển sang hẳn cuộc đấu tranh chính trị. Tôi nhớ đó cũng là ý kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với đoàn LHQS chúng tôi trước khi lên đường. Câu ‘’thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình, qua thi đua kinh tế giữa 2 miền là một khả năng" cũng được ghi trong nghị quyết trung ương đầu năm 1973.

Tư tưởng muốn nghỉ ngơi ít lâu sau cuộc chiến đấu lâu dài gần 30 năm là dễ hiểu. Chính tướng Đinh Đức Thiện, em ruột ông Sáu Búa Lê Đức Thọ gặp chúng tôi ở Câu lạc bộ quân nhân, nói bỗ bã rằng :’’ Hăng máu vịt, nhưng con cái các ông lớn có ai vào chiến truờng đâu. Sinh Bắc tử Nam toàn là con cháu nông dân thấp cổ bé họng ’’, tôi nhớ mãi câu ông nói thêm : ‘’ Mỹ nó rút hết càng là lý do để ta hạ súng nói chuyện anh em với nhau, nếu không sẽ còn giết nhau bao lâu nữa, bao nhiêu ngàn, vạn bao tải (đựng xác chết) đều là con em nông dân nhà ta cả ‘’. Công bằng mà nói ông Thiện có quan điểm khác với Sáu Búa, ông từng tham gia đoàn trung ương, cùng các ông Tố Hữu và Nguyễn Thọ Chân bộ trưởng Lao động vào Nam phổ biến nghị quyết TW ngay sau khi ký Hiệp Định Paris, nói rõ ta cũng thực hiện ngừng bắn, có thời gian nghỉ ngơi, củng cố hàng ngũ, chuyển sang đấu tranh chính trị . Tố Hữu vui miệng gọi đây là thới kỳ ‘’ gò cương, vỗ béo ‘’, nhưng chỉ kéo dài được vài ba tháng. Tôi nhớ từ tháng 7 tháng 8 năm 1973 chiến sự lại rộ lên, nhất là ở quân khu IX.

Dầu sao lúc ấy với tôi, ý định chuyển sang đấu tranh chính trị cũng rất hấp dẫn. Tôi thật sự chán ngán cuộc chiến. Tôi nhớ đến bà chị ruột tôi, em gái út tôi đang ở cùng gia đình trong Sài Gòn, còn không ít anh họ tôi, em họ tôi, cháu họ tôi, bè bạn tôi sống trong đó.

Nay đọc lại bản Hiệp Định Paris tôi vẫn còn đau xót, coi như chính bản thân mình bị lừa, bị móc túi. Ngay trong Phần mở đầu đã có câu ‘’Các bên cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN’’, xin nhớ: ‘’quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam‘’, điều mà đảng CS lập tức phớt lờ một cách cố tình, tận tình, triệt để.

Ở Điều 2 Chương 2, ghi rõ ‘’Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện khắp miền Nam VN kể từ 24 giờ GMT 27/1/1973. Việc chấm dứt chiến sự nói trong điều này ‘’là vững chắc, không thời hạn’’. Các lực lượng mỗi bên sẽ ở nguyên vị trí, sẽ quy định vùng mỗi bên và thể thức trú quân, phải ngừng mọi hoạt động tiến công nhau, và triệt để tuân theo quy định ngăn cấm mọi hành động vũ lực và ngăn cấm mọi hành động đối địch, khủng bố, trả thù.
Có cả một chương IV nói về ‘’ Thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN‘’, ghi rõ‘’ Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ VNDCCH cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết thông qua tổng tuyển cử tự do dân chủ, có giám sát quốc tế, các nước ngoài không được áp đặt ; Ngay sau khi ngừng bắn 2 bên Nam VN sẽ thực hiện hòa giải hòa hợp, xóa bỏ hận thù, Hiệp thương để thành lập Hội Đồng Hoà giải hòa hợp dân tộc, với 3 thành phần ngang nhau.’’

Sau 60 ngày đầu tiên sau Hiệp Định Ban Liên Hợp QS 4 bên được thay bằng Ban LHQS 2 bên ở miền Nam VN, nhưng thực tế là của 2 bên VNDCCH và Cộng Hòa VN.

Có thể nói sang năm 1974 vụ án chính trị ở Hoa Kỳ Watergate đã có tác dụng quyết định đến tình hình VN, với tổng thống Nixon rất kiên định bị mất chức, một tổng thống không được dân bầu lên là G. Ford thay thế, với một quốc hội chán chường, mệt mỏi, bẳn tính, đến độ keo kiệt, thắt chặt hầu bao đến độ vô cảm nhẫn tâm. Xin nhớ trong 10 năm tham chiến từ 1963 – 1973 Hoa Kỳ bỏ ra hàng 670 tỷ đô la (theo thống kê của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ) vào cuộc chiến xa xôi, đến năm 1973 còn chi 3,2 tỷ, năm 1974 cắt xuống còn 700 triệu, rồi thiến bớt chỉ còn 300 triệu kiểu nhỏ giọt, trong khi VNCH chỉ cần vài tỷ US$ để tồn tại và cầm cự, nghĩa là chỉ yêu cầu không đầy 1% chi phí thời gian trước đó. Thật là cạn tàu, ráo máng. Tham gia bức tử người bạn của mình.

Không phải chỉ là bỏ rơi một đồng minh, phản bội một tình bạn, nuốt chửng lời cam kết danh dự, còn là tê bạc với vong linh hơn 60 ngàn quân nhân bỏ mình trên chiến trường xa, phản bội ý nghĩa cao quý của sự hy sinh tham chiến của hàng triệu lượt con em mình cho lý tưởng dân chủ, nền tảng tinh thần vô giá của Hoa Kỳ.

Sau hơn 40 năm nhìn lại, các phía đều có phần chua chát đắng cay của mình. Nhân dân Việt Nam nói chung bị chia rẽ, bị phản bội từ nhiều phía, nhưng sâu cay nhất là từ đảng CS đã bội thực một chiến thắng bất xứng, không tiêu hóa nổi một món quà ngẫu nhiên từ trời rơi xuống quá nhanh, bị nghẹn đến tắc thở, trở thành một tầng lớp tư bản đỏ cực kỳ gian tham hung bạo, bị nhân dân xa rời khinh bỉ, bị cả thế giới văn minh chỉ trích chê trách và nay đứng trước nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
 
Bộ Trưởng Nguyễn Thị Bình ký hiệp định.

Với thời gian mọi người có dịp nhìn rõ hơn tâm địa CS khi họ cam kết và hạ bút ký các văn kiện ngoại giao, đó là ký mà biết trước là sẽ không tôn trọng chữ ký của mình, ngay từ khi chữ ký chưa ráo mực.

Tuy trong Hiệp định không có điều khoản nào về QĐND miền Bắc rút ra khỏi miền Nam, nhưng điều 13 nói rõ :’’Hai bên miền Nam VN sẽ giải quyết vấn đề các lực lượng vũ trang của mình trên tinh thần hòa giải, hòa hợp, bình đẳng và tương kính không có sự can thiệp ở bên ngoài. Hai bên miền Nam VN sẽ bàn việc giảm quân và giải ngũ số quân ấy càng sớm càng tốt‘’. Ông Nguyễn Duy Trinh và bà Nguyễn Thị Bình có bao nhiêu thành tâm đối với điều 13 này khi đặt bút ký trên văn bản ngày 27/1/1973?

Năm nay nhắc lại việc ký kết năm xưa để ghi nhớ rằng thương lượng với CS, ký kết với CS phải hết sức dè chừng, sự tráo trở, cạm bẫy của họ rất nguy hiểm, tệ hại, hiển nhiên.
Cam kết để được vào làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cam kết thay đổi luật lệ để được vào khối Xuyên Thái Bình Dương TPP, cam kết cải cách thể chế kinh tế- chính trị để được nhận tiếp 2 vòi hỗ trợ và đầu tư ODA và FDI có ý nghĩa sống còn, cam kết sẽ chống tham nhũng quyết …liệt, diệt sâu từ nhỏ đến lớn, cam kết công khai hóa minh bạch hóa tài sản, thu nhập của cán bộ cấp cao …

Để chứng minh tài ba thiện nghệ tuyệt đỉnh của lừa dối, phải nói là của bịp bợm, xin trích ra một câu ít ai để ý trong bản Hiệp Định Paris, đó là Trong Chương IV, Điều 9, mục a) ghi rõ: ‘’Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi quyền tự quyết của nhân dân Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm ‘’(…the South Vietnamese people‘s right to self determination is sacred, inaleable).

Thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Vâng, họ từng cam kết trên giấy trắng mực đen như vậy đó.      

Bùi Tín 


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List