Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, May 8, 2014

Diễn tập cho chiến dịch 'đánh tư sản' 2014 ?


Ý kiến: 'Dân phải trả trăm loại lệ phí'

Ama Tây Nguyên
Bài gửi tới Diễn đàn BBC
Cập nhật: 09:55 GMT - thứ ba, 29 tháng 4, 2014
'Người dân giật mình vì có quá nhiều các khoản phí và lệ phí
'
Nói ra chắc chắn những người Việt đang sống ở nước ngoài phải giật nảy mình bởi ngoài các loại thuế ra còn tới 357 khoản phí và 75 khoản lệ phí mà dân Việt Nam đang oằn lưng gánh chịu.
Phí và lệ phí này được tổ chức thu trên phạm vi cả nước từ năm 2002 đến nay, trong đó thẩm quyền quyết định của trung ương 393 khoản, phân cấp thẩm quyền quyết định định cho địa phương 39 khoản.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Trên thực tế từ hồi nào đến giờ ở những vùng nông thôn như quê tôi, dân cứ thấy chính quyền địa phương báo dân đóng thì đóng chứ chẳng mấy người tìm hiểu nó là những thứ phí, lệ phí gì.
Nhưng mới chiều 11/4/2014, tại phiên giải trình về chấp hành pháp luật về phí và lệ phí trong 12 năm thực hiện Pháp lệnh này trước Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội được phát lên truyền hình người dân mới giật mình vì quá ư là nhiều các khoản phí và lệ phí.

Dài dòng lệ phí

Bạn đọc không tin sao? Kể hết các khoản thì nó dài dòng quá, xin chỉ đưa một số phí, lệ phí mà các hộ gia đình ở quê tôi năm nào cũng phải đóng để làm tin, gồm: Thuỷ lợi phí. Phí kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật, thực vật. Phí xây dựng. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất. Phí kiểm dịch động vật, thực vật. Phí kiểm nghiệm chất lượng động vật, thực vật. Phí kiểm tra vệ sinh thú y. Phí bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản… Ấy trời đất ơi, riêng các loại phí người dân nông thôn thuộc thành phần bần cùng nhất của các ngành nghề khác trong xã hội kê ra đã muốn mỏi tay chứ chưa nói tới các lĩnh vực khác.
Thêm nữa, ở các cơ quan hành chính cấp huyện, cấp xã còn bày ra lắm trò thu phí và lệ phí… chẳng giống ai, đơn cử phí đăng ký khai sinh; phí bản sao giấy khai sinh; phí đăng ký kết hôn; phí đăng ký khai tử; phí chứng thực hồ sơ đi học; phí chứng thực hồ sơ đi làm; phí đăng ký hộ khẩu thường trú; phí xác nhận hộ khẩu; phí cắt chuyển khẩu; phí cấp đổi sổ hộ khẩu vì thay đổi địa giới hành chính; phí xác nhận hộ tịch; phí cấp giấy chứng minh nhân dân; phí đăng ký tạm trú, tạm vắng…
"Tùy theo nhận định của từng cấp đơn vị hành chính mà mỗi nơi sẽ quy định các loại phí theo các cách khác nhau khiến cho việc quyết định loại phí; mức phí; cách thức tổ chức thu, nộp, quản lý, sử dụng không đồng bộ, chồng chéo lên nhau"

Mỗi các khoản phí này phí thấp nhất cũng 10.000 đồng, cao nhất lên đến vài ba trăm ngàn, có khi đến cả triệu đồng như phí xây dựng, phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất…
Có một điều là tất cả những người đóng các phí này đều không nhận được biên lai, có chăng nữa thì là cái hóa đơn thu tiền có đóng dấu treo (đóng ở góc trái) của ủy ban xã hoặc ủy ban huyện mà thôi.
Rồi các loại phí ở các lĩnh vực khác như: Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng bốn loại. Phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư tám loại. Phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải 13 loại. Phí thuộc lĩnh vực thông tin, liên lạc bốn loại. Phí thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội bốn loại. Phí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo hai loại. Phí thuộc lĩnh vực y tế tám loại...
Việt Nam có nhiều loại phí liên quan đến giao thông

Pháp lệnh phí và lệ phí có quy định là: Hội Đồng Nhân Dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thu phí, lệ phí nhưng lại được phân cấp cho Uỷ Ban Nhân Dân cùng cấp xem xét số tiền thu ‘theo tình hình thực tế của địa phương’ rồi trình lên.
Như vậy, tùy theo nhận định của từng cấp đơn vị hành chính mà mỗi nơi sẽ quy định các loại phí theo các cách khác nhau khiến cho việc quyết định loại phí; mức phí; cách thức tổ chức thu, nộp, quản lý, sử dụng không đồng bộ, chồng chéo lên nhau.
Dân than ‘đau hơn cả là phí đường bộ’, mỗi xe điện, xe gắn máy, xe du lịch, xe khách, xe tải… ngoài việc đóng phí bắt buộc hàng năm với từng loại xe, song bất kỳ loại xe nào hễ đi qua trạm thu phí đều phải mua vé qua trạm theo quy định, ít là 10.000 đồng, nhiều lên tới 50-80 ngàn đồng.
Trả lời báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biêt chỉ thu phí những đoạn đường thuộc diện đường BOT.
Tìm hiểu mãi mới được biết: BOT là tên viết tắt của Built-Operation-Transfer, có nghĩa Xây dựng -Vận hành - Chuyển giao. Rõ ràng hơn là Chính Phủ kêu gọi các công ty, nhà thầu bỏ vốn xây dựng trước (Built) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (Operation) và sau cùng là chuyển giao (Transfer) lại cho nhà nước sở tại.
Vậy thì ở Việt nam rất ít những tỉnh lộ, quốc lộ được xây dựng 100% vốn của nhà nước mà hầu hết thuộc diện đường BOT, sau khi khai thác vận hành chưa kịp bàn giao cho Nhà nước thì đường đã hư hỏng thì hết đời cha đến đời con, đời cháu cứ phải còng lưng đóng phí đường dài dài.


Tiến sỹ Hà Vũ ‘sẽ tiếp tục tranh đấu’

Cập nhật: 08:30 GMT - thứ hai, 5 tháng 5, 2014
Ông Hà Vũ khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ hồi đầu tháng Tư năm 2014


Trong phát ngôn đầu tiên kể từ khi đến Mỹ, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đã gửi lời cảm ơn các cá nhân, tổ chức đã vận động trả tự do cho ông và hứa ‘sẽ tranh đấu hết mình’ cho dân chủ và đa đảng ở Việt Nam.


Bức thư ngắn ngủi của Tiến sỹ Hà Vũ, được đăng trên trang mạng machsong.org và một số trang khác cũng mô tả hoàn cảnh ông được chính quyền Việt Nam thả như thế nào.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Hiện giờ ông chưa tiếp xúc với báo chí nhưng thông qua nguồn tin thân cận với ông nói bức thư này do ông Vũ viết hôm thứ Bảy ngày 3/5.

‘Tạm đình chỉ án’

“Việc tôi ra khỏi nhà tù là kết quả của cuộc đấu tranh quyết liệt đòi Nhà nước Việt Nam trả tự do cho tôi của Đồng bào Việt Nam trong nước và ngoài nước, của các cá nhân, tổ chức trên thế giới,” ông Cù Huy Hà Vũ viết và liệt kê chính phủ các nước Liên hiệp châu Âu, Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sỹ, Úc và Hoa Kỳ đã lên tiếng vận động cho ông.
Tôi xin gửi đến quý Đồng bào và quý vị cá nhân, tổ chức và chính phủ lời tri ân sâu sắc nhất của tôi.”
Ông cũng cam kết sẽ ‘luôn đấu tranh hết mình cho một nền dân chủ - đa đảng vì lợi ích cùa nhân dân và Tổ quốc Việt Nam’.
Hồi năm 2011, ông Cù Huy Hà Vũ bị kết án tù bảy năm về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự. Ngoài ra ông còn chịu thêm ba năm quản chế sau khi ra tù.
Ông Cù Huy Hà Vũ được cho là sang Mỹ để chữa bệnh


Đến ngày 6/4 vừa qua, tức là sau khi ông Vũ đã thụ án được 3 năm 6 tháng tính từ thời điểm bắt tạm giam hồi năm 2010, chính quyền Việt Nam đã bất ngờ thả ông Vũ và để ông đáp chuyến bay sang Mỹ ngay lập tức.
Ông Cù Huy Hà Vũ cho biết ông đã được ‘đưa thẳng’ từ trại giam ở Thanh Hóa ra sân bay Nội Bài mà không cho ông ghé qua nhà riêng ở Hà Nội.
“Công an Việt Nam đã không cho tôi mang theo bất cứ thứ gì thuộc tài sản hợp pháp của tôi ngoài bộ quần áo dính trên người và một số ảnh gia đình và cũng không cho tôi ghé qua nhà tôi tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội để thắp cho tổ tiên một nén hương,” ông viết trong thư.
Ông còn cho biết thêm là quyết định mà công an trao cho ông trong ngày 6/4 là ‘tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù với lý do ‘người bị kết án bị bệnh nặng’’.
Quyết định này do ông chánh án tòa án tỉnh Thanh Hóa ký trong ngày thả ông Hà Vũ và chỉ được giao cho ông khi ông ‘bước chân lên máy bay’.
Trong lúc này, có tin cho biết ông sẽ tham dự cuộc họp báo về nhân quyền diễn ra vào ngày 6/5 tới tại trụ sở Quốc hội Mỹ do dân biểu Christopher Smith chủ trì.
Mục định của cuộc họp báo này là ‘đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm vô hiệu hoá những công cụ đàn áp của nhà nước Việt Nam và đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm’, theo một thông cáo của Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân, tức BPSOS.



Vụ CongAn VC đột kích tiệm vàng Hoàng Mai: Dấu hiệu mở màn chiến dịch 'đánh tư sản' kiểu mới cua CSVN.
Bảng Đỏ (Danlambao) - Ngày 23/4/2014, bà Nguyễn Thị Thu Hà - chủ tịch UBND quận Bình Thạnh ra quyết định khám xét đối với tiệm vàng Hoàng Mai (địa chỉ: 384 Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh) do bà Nguyễn Thị Thanh Mai làm chủ.

Trưa hôm sau, ngày 24/4/2014, xuất hiện một thanh niên đến tiệm vàng Hoàng Mai đề nghị đổi 100 đô-la Mĩ ra tiền Việt. Lập tức, một lực lượng CA hùng hậu bất ngờ ập vào khám xét và thu giữ 'tang vật' với lý do tiệm vàng mua bán ngoại tệ là trái pháp luật. Sau 10 tiếng lục soát toàn bộ 6 tầng của tiệm vàng, CA đã thu giữ 559 lượng vàng, 14 ngàn đô-la Mĩ và toàn bộ hệ thống camera an ninh, máy tính... Tổng trị giá tài sản bị CA thu giữ lên đến gần 1 triệu đô-la Mĩ.
      
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, chủ tiệm vàng Hoàng Mai khẳng định rằng bà không vi phạm pháp luật và cũng không liên quan đến việc đổi 100$ vào trưa cùng ngày. Bà Mai cũng đưa ra các văn bản, bằng chứng khẳng định số vàng tại tầng trệt tòa nhà là tài sản của cá nhân bà, việc khám xét là sai pháp luật.

Theo báo Pháp Luật Online, cơ quan CA quận Bình Thạnh nói rằng vụ việc "đang tiếp tục xem xét xử lý vi phạm về hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép". Trong khí đó, người ký quyết định khám xét tiệm vàng Hoàng Mai là bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, trả lời rằng “thông tin liên quan vụ việc thì trao đổi với cơ quan công an…”  

Lạm quyền và ăn cướp

Thông tin về vụ CA đột kích tiệm vàng Hoàng Mai hiện đang gây xôn xao dư luận, một phần cũng vì trị giá của số tài sản bị thu giữ rất lớn, lên đến gần 1 triệu đô-la. 

Hơn nữa, diễn biến vụ khám xét cho thấy nhiều chi tiết hết sức lạ lùng và đáng ngờ của lực lượng CA. Lệnh khám do chủ tịch quận Bình Thạnh ký vào ngày 23/4, sang đến trưa ngày 24/4 thì tiệm vàng bị CA khám xét sau khi một thanh niên vào đổi 100$. Người thanh niên đó là ai? Sự 'trùng hợp' đáng ngờ này phải chăng là thủ đoạn gài bẫy của lực lượng CA?  

Đặt trường hợp nếu tiệm vàng Hoàng Mai có 'vi phạm về hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép' khi đổi 100$ đi chăng nữa, liệu rằng việc CA nằng nặc chuyển sang thu giữ vàng của bà Mai có phải là hành vị lạm quyền? 

Toàn bộ hệ thống camera an ninh và máy tính của tiệm vàng bị CA lấy đi nhằm mục đích gì? Phải chăng là để thủ tiêu bằng chứng?

Nói một cách chính xác, vụ CA đột kích tiệm vàng Hoàng Mai và lấy đi 559 lượng vàng chính là hành vi lợi dụng luật pháp để mà ăn cướp.
CA thu giữ 559 lượng vàng, chở đi bằng... xe máy

Bóng ma chiến dịch 'đánh tư sản'

Đối với người dân Sài Gòn sau năm 75, vụ đột kích tiệm vàng Hoàng Mai khiến người ta không khỏi ám ảnh khi bóng ma của chiến dịch 'đánh tư sản' hiện về. 

Sau khi 'phỏng dzế' miền Nam, nhà cầm quyền CS thực hiện kế hoạch có tên gọi 'cải tạo công thương nghiệp xã hội chủ nghĩa' trên khắp cả nước. Các chiến dịch 'đánh tư sản' được thực hiện rầm rộ, trong đó chiến dịch có mật danh 'X-3' vào năm 1978 do Đỗ Mười cầm đầu khiến người dân kinh hoàng nhất.

Sáng ngày 23/3/1978, chiến dịch 'đánh tư sản' mật danh X-3 chính thức mở màn. Dưới lời 'hiệu triệu' của Đỗ Mười, một đội quân ô hợp có tên gọi là 'tổ cải tạo' ùn ùn kéo đến từng ngõ hẻm Sài Gòn. Bất cứ nhà nào có tài sản đều bị chúng xông vào cướp sạch - gọi là 'sung công', tiền vàng chôn dưới đất hay giấu trong toilet cũng bị chúng đào lên mà lấy, nhà cửa thì bị 'chánh quyền tiếp quản' rồi rơi vào tay quan chức cộng sản không lâu sau đó...

Hậu quả của chiến dịch X-3 là hàng chục ngàn hộ gia đình phá sản, kinh tế Sài Gòn hoàn toàn kiệt quệ. Dân Sài Gòn mất nhà, mất cửa, người thì bị bắt đi 'kinh tế mới', người thì đi vượt biên rồi bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc hay trên biển cả... Nhiều người bỗng chốc trắng tay phải lang thang đầu đường xó chợ, có người hóa điên mà chết.

Diễn tập cho chiến dịch 'đánh tư sản' 2014 ?
Đối với gia đình nhà Bảng Đỏ, trận 'đánh tư sản' năm 1978 không ai muốn nhắc lại vì đã phải phải trải qua toàn những chuyện đau lòng. Hôm nay, nghe vụ tiệm vàng Hoàng Mai bị CA đột kích và cướp đi 559 lượng vàng, gia đình tui bỗng bồi hồi nhớ lại chuyện cũ, cảm thấy cảm thông với những gì mà bà chủ Nguyễn Thị Thanh Mai đang phải trải qua.

Nói gì thì nói, tài sản làm ăn tích góp cả đời người bỗng chốc bị cướp trắng thì hỏi làm sao mà không đau xót cho được.

Qua bài viết này, tui muốn cảnh báo bà con về một âm mưu ăn cướp tài sản nhân dân mà cha con nhà sản đang lên kế hoạch.

Theo tui, vụ đột kích tiệm vàng Hoàng Mai chỉ là đợt diễn tập bước đầu để công an cộng sản 'lấy kinh nghiệm'. Trong tương lai không xa, các vụ đột kích tương tự có thể sẽ diễn ra đồng loạt trên quy mô toàn quốc, đối tượng nhắm đến là các hộ gia đình có chút của ăn của để.

Dựa vào tình hình chính trị và kinh nghiệm của cá nhân dưới chế độ cộng sản, nhiều khả năng chóp bu cộng sản sẽ làm một cú 'hốt hụi chót' trước khi các ủy viên bộ chính trị hiện nay về vườn vào năm 2016.

Nền kinh tế VN 2 năm tới sẽ rất ảm đạm, vì vậy mà cha con cộng sản tìm cách 'gỡ vốn' bằng cách mở một chiến dịch 'đánh tư sản' kiểu mới. Trận 'đánh tư sản' nhắm vào tiệm vàng Hoàng Mai là một dấu hiệu bước đầu, tương lai sẽ là những chiến dịch bất ngờ quy mô toàn quốc, người dân không kịp trở tay.

So sánh trận 'đánh tư sản' 1978 khắp miền Nam và trận 'đánh tư sản' 2014 nhắm vào tiệm vàng Hoàng Mai, mặc dù quy mô và thời điểm khác nhau nhưng đều có những điểm hết sức tương đồng. Điểm khác biệt duy nhất đó là tên gọi của lực lượng thừa hành: năm 1978 thì gọi là 'tổ cại tạo', năm 2014 thì gọi là 'công an nhân dân' - nhưng tựu chung thì 
mục đích chính của đội quân này vẫn là ăn cướp.

Hy vọng bài viết này có thể góp phần
 cảnh báo những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của thế lực thù địch nhân dân - tức là đảng cộng sản VN. Rất mong được bà con góp ý nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu, giúp dân mình chống lại hành vi ăn cướp của cộng sản.

Bảng Đỏ
danlambaovn.blogspot.com

Ai đang làm khánh kiệt đất nước?

Dương Vũ (Dân Luận) - Vụ việc diễn ra hôm 24 tháng 4 năm 2014 đối với cửa hàng vàng Hoàng Mai có lẽ là bằng chứng rõ nhất về một chiều hướng mới. Đó là sẽ cướp tất cả những gì có thể cướp được. Nếu như trót lọt thì nó sẽ được nhân rộng như việc cướp đất tràn lan ở khắp mọi nơi hiện nay.

Không còn phải bàn cãi gì nữa. Nếu như trước đây Nguyễn Du có thằng bán tơ đem tai họa cho gia đình họ Vương trong Truyện Kiều thì nay thời nay có thằng bán đô (USD).

Một thằng bán đô nào đó mà giờ cũng không thấy nhắc đến và cũng không nhắc đến cả một trăm đô đó nữa thì người ta đã thấy rõ một kế hoạch được lập ra để tổ chức cướp của bà Hoàng Mai. Hoàn hảo hơn cả vụ hai bao cao su dùng rồi đối với ông Cù Huy Hà Vũ.

Vụ viêc xảy ra ngày 24.4.2014 không biết đã hoàn tất sự vi phạm chưa thì ngày 22 tháng 4 Công An Quận Bình Thạnh đã trình phương án và ngày 23.4 bà Chủ Tịch Quận đã ký lệnh khám đối với doanh nghiệp và nhà bà Hoàng Mai.

Đó là ở cấp Quận. Bởi nó diễn ra từ trên xuống dưới, trên cướp kiểu trên và dưới cướp kiểu dưới.

Vậy thì để dẫn đến câu chuyện cướp vàng, cướp ngoại tệ hiện nay, ai là người chủ mưu.

Không ai khác, thủ phạm cao nhất và chính là kẻ thực sự khuynh đảo và làm khánh kiệt đất nước này hơn nữa chính là đương kim Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyên Văn Bình.

Nếu như các ngân hàng nhỏ đã nằm trong tay nhóm lợi ích của Bình thì 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất cũng nằm trong kế hoạch “giải tán”.

Bốn Ngân hàng lớn đó là Ngân Hàng Nông Nghiệp AGRIBANK, Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển BIDV, Ngân hàng Công Thương VIETINBANK và Ngân hàng Ngoại Thương VIETCOMBANK.

Nếu như Agribank với sự thất thoát mà không cần tác động cũng tan nát thì Bidv nằm trong sự kiểm soát của Trần Bắc Hà cũng coi như đã yên tâm nằm trong sự kiểm soát của Bình.

Vietinbank sát nhập với PG bank và phần vốn nhà nước của Vietinbank đã có đại diện chủ sở hữu nhà nước mới, coi như nhà nước sẽ mất dần kiểm soát và sở hữu vốn chưa kể hệ thống con cháu nhà Phạm Huy Hùng nắm hết các vị trí quan trọng cũng như sở hữu tài sản ở đây.

Ngân hàng làm ăn tử tế nhất và uy tín nhất Vietcombank cũng đã được định đoạt sau khi Tổng giám đốc khó bảo Lê Phước Thanh bị đẩy lên làm Phó Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước.

Vietcombank sẽ sát nhập với Ngân Hàng Bản Việt (Capital Bank) mà thực chất là Bản Việt thâu tóm Vietcombank. Bản Việt, vốn ảo nhưng sẽ sở hữu Vietcombank và không ai khác, Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ sở hữu 10% của Vietcombank mới sau thương vụ này.

Một kế hoạch hoàn không thể hoàn hảo hơn cho việc tư nhân hóa tài sản công cùng với quá trình thâu tóm các nhân hàng thương mại tư nhân khác. Nguyễn Văn Bình thực sự mới là bố già của đất nước này. Chính Bình giật dây Thủ Tướng chứ không còn chuyện Thủ Tướng điều hành Bình.

Có thể đâu đó đã điểm qua những gì xảy ra với hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam, tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn điểm lại để độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về Nguyễn Văn Bình.

Hành trình tiến thân của Thống đốc Nguyễn Văn Bình

Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Khi chuẩn bị gần như xong phần nhân sự của các ứng cử viên Trung ương ủy viên cho Đại hội 11, danh sách lúc đó vẫn không có Nguyễn Văn Bình. Thế mà chỉ trong một đêm, vào ngày Chủ Nhật cuối cùng để chốt danh sách vào Trung ương, Bình đã được đồng chí X chọn và làm dủ mọi cách để đưa Bình vào Trung ương và chẫm chệ ngồi trên ghế thống đốc.

Một lãnh đạo Ngân hàng nhà nước cho biết, Bình được đưa vào TƯ và leo lên chức thống đốc vì có công giúp Ba X giải quyết nợ nần của Vinashin.

Cụ thể, Bình đi ép các ngân hàng là chủ nợ của Vinashin phải khoanh nợ và xóa nợ cho Vinashin dưới chiêu bài, nếu không xóa nợ, tôi (tức Bình) mà làm thống đốc, sẽ cho thanh tra và o ép thì không sống nổi đâu. Nếu đồng ý thì tôi lên được thống đốc sẽ ưu ái. Kết quả là đã có gần chục ngân hàng dưới sự đe dọa của phó thống đốc Nguyễn Văn Bình đã buộc phải cam kết xóa cho Vinashin gần 20 ngàn tỷ đồng.

Bình đưa con số đó dâng lên anh Ba. Anh Ba đang như chết đuối vớ được cọc. Vậy là anh Ba phải chí mạng dựng lên Bình Ruồi để cứu mạng mình khỏi vụ sụp đổ của Vinashin mà lúc đó thua lỗ và thất thoát lên đến 86.000 tỷ đồng (Hiện nay cộng tất cả các khoản lãi, thuế phải trả…con số thất thoát của Vinashin lên đến 123.000 tỷ đồng- tương đương hơn 6 tỷ USD).

Nhiều ngân hàng phải xóa nợ cho Vinanshin dẫn đến thua lỗ, ngay lập tức Bình nuốt lời, cho thanh tra tiến hành các hành vi man rợ, và phải phá sản như Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank). Họ buộc phải sáp nhập với Ngân hàng SHB nếu không sẽ bị hệ thống pháp luật bức tử phải chết vì: “họ đã có nhiều tội”.

Chưa kể, một số đại gia ngân hàng cũng góp tiến chạy cho Bình chân thống đốc để dễ bề thao túng thị trường tiền tệ, dễ bề đi cướp bóc tài sản của nhân dân như Bầu Kiên (Kiên Bạc) – ACB, Bắc Hà – Chủ tịch ngân hàng BIDV, Phạm Huy Hùng – Chủ tịch Vietinbank,…

Vậy là Bình Ruồi đã cứu anh Ba, từ đó Bình ruồi tha hồ tung hoành và trở thành đối tác với anh Ba. Nhiều người chưa hiểu thâm căn cố đế của câu chuyện Thủ Tướng- Thống Đốc nên suy nghĩ đơn giản. Nhiều ủy viên Bộ chính trị phải thốt lên: "Giờ là thời điểm thằng Bình nó giật giây ông Ba, nó điều chỉnh Ông Ba chứ không phải ông Ba điều chỉnh nó. Nó sắp đặt hết chứ ông Ba biết gì đâu, nó bảo gì nghe thế, làm phát ngôn cho nó thôi”. Chẳng thế mà ngày Ngân hàng triển khai nhiệm vụ năm 2013, Thủ tướng xuống dự và phát biểu: Tôi phải cảm ơn ngân hàng nhà nước đã thực hiện thành công…

Chưa kể, Bình cũng tìm cách khống chế anh Ba bằng những thủ đoạn cao siêu như: Dâng cho em Phượng (Con gái rượu của anh Ba) ngân hàng Bản Việt với vốn pháp định lên tới 3000 tỷ đồng. Một con bé oắt con như thế lấy đâu ra 3000 tỷ để thành lập một ngân hàng. Tiền do các bố già Phạm Huy Hùng, Nguyễn Đức Kiên (Kiên bạc), Bắc Hà… bơm cho em Phượng. Em là trung tâm của vũ trụ, là đầu mối của cấc phi vụ làm ăn bẩn thỉu nhưng tiền của em nhiều vô kể.

Điều lấy làm nhục nhã khi Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng vào kiểm tra nguồn gốc của 3000 tỷ, anh Ba giải thích: Đây là tiền làm ăn của các cháu (Tức Phượng và con rể Henry Bảo Hoàng). Bảo Hoàng là thanh niên mới lập nghiệp, lấy đâu ra ngần ấy tiền để đưa ra khỏi nước Mỹ. Nhưng vì sợ anh Ba, chủ nhiệm UBKT Trung ương Ngô Văn Dụ đã cho một phó chủ nhiệm của mình xác nhận số tiền này là sạch, là tiền của con rể góp vào. Nếu là đứa lớp 1 cũng hiểu, để chuyển được số tiền hàng trăm tỷ ra ngoài nước Mỹ, anh phải chứng minh tiền đó là tiền sạch, phải chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Chỉ cần tra cứu lại trong lưu bút của ngân hàng, kiểm tra qua Interpol sau 5 phút có thể trả lời, rằng số tiền đó không phải của con rể, mà là tiền của các đại gia cống nộp cho anh Ba theo chỉ đạo của Bình ruồi.

Chạy hơn 1000 tỷ đồng để lo bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc Hội

Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc Hội Việt nam tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do mình bầu ra (Tháng 5-2013). Lo sợ sẽ bị loại ngay lập tức tại cuộc bỏ phiếu này, Bình đã tổ chức đi mua phiếu tại các tỉnh mà Bình lo chưa mua được. Vậy là ngân hàng nhà nước trong vòng 2 tháng, từ tháng 3 đến tháng 5-2013, tổ chức cái gọi là: Ngân hàng nhà nước lo an sinh xã hội. Thực chất là tổ chức gặp mặt lãnh đạo tỉnh, mời anh Ba đi cùng, vừa để ra oai, để cảnh cáo các tỉnh nhưng cũng là dịp Bình đưa tiền để mua chuộc. 

Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý, lấy đâu ra ngàn tỷ để lo cho an sinh xã hội? Với mưu mô của một con cáo già, Bình chỉ đạo các ngân hàng nộp tiền cho ngân hàng nhà nước để ngân hàng nhà nước đi lo an sinh xã hội ờ gần 30 tỉnh (các tỉnh cần mua chuộc theo danh sách của Bình, các tỉnh mà Bình có quan hệ tốt thì thôi cho dù giầu hay nghèo). Ngân hàng nào không nộp theo chỉ đạo của Bình là Bình thẳng tay trừng trị. Tiền đó dành một phần nhỏ để đưa công khai cho tỉnh dưới sự chứng kiến của báo chí, còn phần lớn để đưa lót tay cho 3 nhân vật chủ chốt là Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân và trưởng đoàn đại biểu quốc hội các tỉnh. Mỗi người được chi tới vài tỷ, thậm chí nhiều hơn với cam kết: Ủng hộ Bình trong đợt bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc Hội. Ngoài ra, Bình còn chỉ đạo cho giám đốc chi nhánh ngân hàng nhà nước ở các tỉnh phải đặt biệt chăm sóc các trưởng đoàn đại biểu quốc hội và các đại biểu quốc hội ở tỉnh đó. 

Tổng số tiền quyên góp được là hơn 1000 tỷ, Bình đã chi hết.Nhưng kết quả là Bình có số phiếu tín nhiệm thấp nhất trong các chức danh được bỏ phiếu vì những sự thất đức của Bình, vì sự điều hành yếu kém để cả nền kinh tế chết, nên số phiếu nhận được vẫn ở mức thấp nhất.

Việc làm này của Bình, cả Bộ chính trị biết nhưng vẫn làm ngơ. Bình tâm sự, giờ chỉ còn 1 người duy nhất là ông Trương Tấn Sang là chưa mua được, còn lại thì mua được hết rồi.

Bình nói: Tổng bí thư ngu, biết gì, không chấp. Nguyễn Sinh Hùng – chủ tịch Quốc Hội là người tiền bạc, đám đệ tử thân tín như Thắm – Ngân hàng Ocean Bank, Thái Hương Ngân hàng Bắc Á là nhưng con bài nằm trong tay Bình. Chưa kể Bình chi nhiều khoản rất đậm cho ông Sinh Hùng nên Bình loại ông này ra khỏi danh sách phải quan tâm. Anh Ba thì là người đã bị Bình khống chế. 

Trưởng ban tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa thì có con trai là Tô Minh Vũ đang là nhân viên của Bình và một ngày không xa sẽ leo lên chức Vụ phó. Chưa kể Bình còn chi rất nhiều tỷ cho ông Rứa, bên cạnh ông Rứa còn bà vợ tên Nhung. Bà này là loại mồm như cái đít vịt, không hơn không kém. Bà này chỉ cần chổi cùn rẻ rách, bà cũng xin và cảm ơn. Bà này còn bị Tổng Cục 2 theo dõi và thấy bị các doanh nghiệp chăn dắt, nó chỉ đạo và khống chế. Bình còn cao thủ tiến cử một thằng đàn em là Thắng – phó giám đốc công ty chứng khoán ngân hàng BIDV về làm thư ký cho Trưởng Ban tổ chức Tô Huy Rứa. Có nhiều đồng chí lãnh đạo đến chất vấn Rứa về việc này, Rứa để bỏ ngoài tai vì Rứa không muốn mất đi khoản tiền mà Bắc Hà và Bình đã đưa cho Rứa. Thế là nhất cử lưỡng tiện, Rứa nhận Thắng vào làm thư ký để đạt 2 mục đích: Ngầm thông báo với anh Ba Dũng là Rứa đã đầu hàng, đã đưa người của anh Ba vào ngồi bên cạnh, để anh Ba yên tâm và cũng thu một khoản lớn từ việc tuyển thư ký.

Mặc dù chạy chọt như thế nhưng phiếu tín nhiệm đạt thấp. Thấp nhưng vẫn không lo vì Bình có anh Ba, có cả Bộ chính trị đứng ra đỡ cho Bình. Và hôm nay, Bình đang đi vận động để leo lên chức Phó thủ tướng. Anh Ba đã từng động viên Bình: Nếu anh làm Tổng Thống, anh sẽ đưa chú lên Thủ Tướng, giống như B. Elsin chọn V. Putin.

Những ân oán giang hồ của Bình thống đốc:

Ai cũng biết người có công tiến cử Bình với anh Ba X và là tài phiệt cung cấp tài chính cho cuộc chay đua vị trí thống đốc cho Bình là Nguyễn Đức Kiên (Kiên Bạc). Thân đến mức Kiên đã mua cho Bình một mảnh đất gần 500 m2 ngay sát với nhà Kiên, nằm trên mặt ra Hồ Tây. Ước tính có giá thị trường thời kỳ cao điểm khoảng 250 tỷ, nhưng thời điểm này cũng phải 150 tỷ. Đây là quà Kiên tặng Bình. Khi Kiên chưa bị bắt, Bình luôn mời Kiên đến dự các cuộc họp của nội bộ ngành ngân hàng và cho Kiên được phát biểu.

Có lần, Kiên lên diễn đàn của ngân hàng nhà nước tuyên bố: Trước khi đến đây, tôi đã làm việc với 2 ủy viên Bộ Chính trị và thống nhất cao là phải tái cơ cấu ngân hàng…

Cơ quan điều tra đã cho biết: Để cướp được ngân hàng Sacombank, ông Trầm Bê – chủ của Ngân hàng Phương Nam đã trả công cho Kiên 850 tỷ. Trong đó, 50 tỷ Kiên rút ra để chi tiêu cá nhân, còn lại 800 tỷ Kiên đưa vào 8 sổ tiết kiệm, mỗi sổ 100 tỷ và Kiên đã đưa cho Bình ruồi 300 tỷ trả phần ăn chia. Việc này cả ngân hàng nhà nước biết, cơ quan điều tra rất rành.

Oái oăm thay, khi Kiên bị bắt, Bình làm văn bản đổ hết tội cho Kiên. Bình còn chạy Bộ trưởng Trần Đại Quang, Thứ trương phụ trách điều tra Phạm Quý Ngọ (đã chết) và Phan Văn Vĩnh (Tổng cục trưởng cảnh sát) cùng Hoàng Nghĩa Mai – Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đầu bài đặt ra là loại hoàn toàn điều gì liên quan trách nhiệm của Binh Ruồi. Mặt khác, Bình ra các văn bản đẩy hết trách nhiệm cho Kiên, đi chạy cho Kiên phải nhận mức án chung thân trong tù thì Bình mới yên tâm với những bí mật mà Kiên đang nắm giữ, trong số đó toàn là những bí mật chết người liên quan trực tiếp đến nhóm lợi ích như Anh Ba X, Bình Ruồi và các đại gia ngân hàng khác. Người ta ví hình ảnh Bình giống như cố tình đạp thêm mấy cái nữa dành cho một thằng đã chết.

Ân oán với Đặng Văn Thành – ông chủ cũ của Samcombank.

Đã có lúc, Sacombank được kiểm toán quốc tế đánh giá là ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam, ngân hàng có giá trị đến 9 tỷ USD. Phàm là ngân hàng tốt và có giá trị, ngay lập tức vào tầm ngắm của thống đốc và nhóm lợi ích để bị cướp.

Phát hiện đây là món lời ngon, Bình xua thanh tra giám sát ngân hàng bao vây ngân hàng này, cho người vào bới lông tìm vết để có cái cớ thâu tóm. Một ngày đẹp trời, Bình tuyên bố ngân hàng Sacombank đang gặp vấn đề về thanh khoản, các ngân hàng khác không được cho Sacombank vay liên ngân hàng… và mời cơ quan điều tra vào điều tra các sai phạm của Sacombank. Mặt khác Bình và Kiên cho người đi thâu tóm cổ phiếu của Sacombank.Thế rồi họ đã đuổi gia đình Đặng Văn Thành phải từ bỏ quyền lợi của mình ở Sacombank. Chưa hết, Bình và anh Ba còn bàn với nhau là phải tống cổ cả gia đình Đặng Văn Thành vào tù để diệt khẩu. Lệnh triệu tập gia đình Đặng Văn Thành được phát đi. Cơ quan điều tra do Ngọ giật dây, dưới sự tham gia của Phan Văn Vĩnh đã câu lưu gia đình Đặng Văn Thành ở cơ quan điều tra, còn ép họ viết giấy “tự nguyện ở lại cơ quan điều tra”.

Ngày hôm sau, đích thân anh Ba X tổ chức một cuộc họp đặc biệt tại Văn phòng Chính Phủ với thành phần là những thuộc hạ thân tín của anh Ba gồm: Nguyễn Văn Hưởng - cố vấn an ninh, Nguyễn Văn Bình - thống đốc, đại diện lãnh đạo văn phòng chính phủ, tổng cục cảnh sát và điều tra viên cao cấp thụ lý vụ án, Phạm Quý Ngọ - thứ trưởng Bộ công an cùng đại diện Viện Kiểm Sát. Sau khi nghe Bộ Công An báo cáo toàn bộ sự việc và đề nghị bắt gia đình Đặng Văn Thành. Lúc đó đại diện Viện kiểm sát là một ông rất mới từ chối phê chuẩn với lý do không đủ chứng cứ. Phạm Quý Ngọ tuyên bố, bắt vào sẽ làm rõ thêm chứng cứ. “Tôi thề danh dự là có tội”. Nhưng Viện kiểm sát vẫn từ chối với nhiều lý do, chủ yếu là không đủ căn cứ cấu thành tội phạm. 

Anh Ba sau một hồi lo lắng, hỏi tiếp: Tất cả chúng ta ở đây phải nghĩ, xem còn tội gì nữa không để bắt bằng được? Ngay cả thống đốc Bình ngồi đó sau khi đã phái thanh tra liên ngành quần thảo vài tháng trời mà cũng không tìm ra dấu vết gì nên cũng đành ngậm đắng nuốt cay. 

Anh Ba hỏi tiếp tướng Hưởng: Ý kiến của anh Hưởng thế nào? 

Tướng Hưởng trả lời: Nếu như đại diện Viện kiểm sát nói thế rồi thì thôi. 

Cuộc họp kết thúc làm anh Ba bực mình. Kế hoạch bắt người diệt khẩu bất thành nhưng nhóm lợi ích đã cùng anh Ba, Bình Ruồi bơm tiền nhà nước thông qua các ngân hàng quốc doanh như BIDV, Vietinbank… bơm tiền cho Trầm Bê – chủ tịch HĐ quản trị. Lúc này Ngân hàng Phương Nam của Trầm Bê đang ngập nặng trong thất thoát và thua lỗ. Thế mà một ngày đẹp trời nợ nần mất hết và Trầm Bê có thêm phần ở Sacombank.

Ân oán với gia đình Đặng thị Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm

Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn đồn thổi nhau về lý do Đặng Thành Tâm và Đặng Thị Hoàng Yến bị đánh cho khuynh gia bại sản, chỉ thiếu chút may mắn trời cho là Đặng Thành Tâm và Đặng Thị Hoàng Yến đã bị bắt theo lệnh của Anh Ba nhưng cũng là chủ trương của Bình ruồi. Lý do căn bản và chủ yếu là tại kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội, Đặng Thị Hoàng Yến dám to gan nói rằng Thống Đốc đang điều hành hệ thống ngân hàng theo kiểu mafia đời mới. Hơn ai hết, Yến hiểu Thống Đốc đang chơi các trò bẩn thỉu nhằm cướp bóc tài sản với số lượng lớn theo kiểu mà mafia Nga vẫn thường áp dụng.

Hoàng Yến lúc đó tự tin rằng mình cũng là đại biểu quốc hội, lại là người chăm sóc anh Ba rất chu đáo.

Mọi người nhớ rằng, trong một thời gian dài khi anh Ba là phó thủ tướng thường trực, sau đó là Thủ Tướng suốt nhiệm kỳ thứ nhất, chuyến đi công tác nước ngoài nào trong thành phần cũng có vợ chồng Tiền còi, vợ chồng Tuấn chợ, vợ chồng Đặng Thành Tâm, vợ chồng Hội Bitexco… và có khi là Đặng Thị Hoàng Yến. Nhưng sau đó anh Ba quay ngoắt lại, tham gia cùng với Bình đánh cho kỳ chết đến mức Tâm đã tìm đến con đường tự tử, Yến thì bỏ của chạy lấy người, không dám bén mảng về nước. Ngân hàng Phương Tây bị Bình thu lại, coi như công lao của Tâm là mất trắng. Dư luận đồn rằng Tâm đã phải quỳ xuống xin Bình, để Bình tha mạng cho được giữ lại một phần ngân hàng Nam Việt. Bình đồng ý nhưng để cho tồn tại theo kiểu sống dở, chết dở. Nỗi ân oán này có thể coi như điển hình của quá trình mafia hóa hệ thống chính trị và kinh tế của Việt Nam.

Quá trình tái cơ cấu ngân hàng thông qua chiến dịch đầu tiên của Bình và nhóm lợi ích đã diễn ra khá suôn sẻ, theo kịch bản gần như hoàn hảo nhưng cũng để lại tai tiếng. Phần lớn các chủ ngân hàng uất hận, căm phẫn vì bị Bình cướp đi hàng ngàn tỷ đồng. Toàn thằng chết đi cứu thằng sống. Ngân hàng Phương Nam đang thua lỗ và mất vốn trầm trọng thì đi thâu tóm Sacombank, SHB của Hiển Mít cũng chung hoàn cảnh thua lỗ và mất vốn nghiêm trọng, thế mà o ép để cướp bằng được ngân hàng Habubank. Nếu như hệ thống pháp luật mà công tâm, chủ của Sacombank, Habubank tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của Bình thì chắc chắn Bình đi tù 1000 năm không hết tội. Với danh nghĩa là tái cơ cấu ngân hàng nhưng thực chất là đi ăn cướp, Bình đã lừa được cả cái Bộ chính trị và cả Quốc Hội toàn nghị gật. Chỉ chết dân đen thôi.

Những tội trạng chủ yếu của Bình.

Từ khi Bình leo lên chức thống đốc, hắn có những tội sau, nếu như pháp luật nghiêm minh, có thể truy tố và xử bắn con người này bất kỳ lúc nào mà bắn 5 lần không hết tội với nhân dân (trích nguyên văn lời của Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang khi nói về thống đốc Bình vào thời điểm trước khi bị Bình mua chuộc, tức thời điểm Kiên Bạc bị bắt - tháng 8 năm 2012):

Bình ruồi điều hành hệ thống tiền tệ đã đẩy nền kinh tế suy sụp, dẫn đến diệt vong. Nhân dân oàn than, kêu than nhưng không biết kêu với ai vì tất cả hệ thống chính trị đều do Bình điều hành, mua chuộc. Bình đã làm tổng tài sản quốc gia mất đi hơn một nửa. Nếu như trước kia nhà đầu tư nước ngoài phải bỏ ra 100 triệu để mua một tài sản, thì nay chỉ cần bỏ ra 50 triệu sẽ có được tài sản đó, thậm chí còn rẻ hơn.

Nạn thất nghiệp gia tăng vì có tới 70% tổng số doanh nghiệp bị phá sản, hoặc sản xuất bị đình đốn.

Khoảng 7 triệu người thất nghiệp hoặc mất thu nhập và hàng triệu người nữa bị ảnh hưởng thu nhập (tất cả đều là dân nghèo). Số doanh nghiệp còn lại đều trong tình trạng sản xuất cầm chừng, kiếm đủ việc làm lấy công làm lãi là tốt lắm rồi.

Chính vì doanh nghiệp bị phá sản nên thất thu ngân sách, mất cân đối thu chi nặng nề. Hiện nay chi cho đầu tư phát triển, Chính Phủ phải đi phát hành trái phiếu. Theo luật ngân sách của Việt Nam, chi tiêu thường xuyên không được vượt quá 40% ngân sách, và không được phát hành trái phiếu để chi thường xuyên. Phát hành trái phiếu chỉ để chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đằng này, Chính Phủ bất chấp hết, bằng mọi giá để khỏa lấp vào các khoản thất thoát do chính sách của Bình gây ra.

Bình điều hành thị trường vàng để phục vụ lợi ích nhóm, chỉ chết người dân thấp cổ bé họng. Từ bao đời này, vàng là một mặt hàng không thể thiếu trong mỗi gia đình và khi có tiền, ai ai cũng tiết kiệm bằng vàng. Dưới tay Bình, vàng trở thành mặt hàng mang lại lợi nhuận cao cho nhóm lợi ích. Bình tuyên bố trước Quốc Hội rằng giá vàng đưa về chênh lệch với thế giới 400.000 VND một lượng là vừa, nhưng thực thế chênh lệch giá vàng ở Việt Nam thường xuyên là 4,5 triệu đến 5 triệu đồng/1 lượng. Quota nhập khẩu vàng hoàn toàn do Bình cấp. Chỉ có một số cá nhân trong nhóm của Bình có đặc quyền được cấp quota. Do chênh lệch lớn so với giá thế giới, các doanh nghiệp được cấp quota đã đi thu mua gom vàng trôi nổi trong nước, đóng dấu SJC vào với chi phí 100.000/lượng là có thể có lãi suất 4,4 đến gần 5 triệu/1 lượng. Một trong số đó là anh ruột Bình có tên Nguyễn Văn Thành, con rể ông Lê Quang Đạo (cố chủ tịch Quốc Hội, cố chủ tịch UBTW Mặt Trận Tổ Quốc).

Về việc này báo Thanh niên có bài đăng vào ngày 26-4-2013. Ngay lập tức Bình lùa đám công an biến chất đi lùng xục, đòi truy tố báo Thanh Niên. Thanh Niên thời nay cũng hèn nhát, đã phải kỷ luật tác giả này để làm đẹp long Bình Ruồi. Nhưng các chuyên gia luật pháp khẳng định là nội dung bài báo đúng 100%, kể cả cán bộ của Ngân hàng nhà nước cũng khẳng định nhưng không ai dám nói ra.

Chính sách quản lý lỏng lẻo dẫn đến thất thoát nghiêm trọng tài sản của nhà nước. Theo quy định của pháp luật, Bình là thống đốc, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các sai phạm về các lĩnh vực do mình quản lý và nếu để thất thoát tài sản do mình trực tiếp quản lý, thì chắc chắn Bình sẽ bị truy tố, thất thoát số lượng lớn phải bị tử hình. Thế mà trong 3 năm trở lại đây, chỉ riêng Vietinbank đã làm thất thoát gần 5000 tỷ đồng. Trách nhiệm quản lý lỏng lẻo này thuộc về 3 người và có thể truy tố 3 người này được ngay theo luật hiện hành: Thủ tướng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình và chủ tịch HĐQT Vietinbank Phạm Huy Hùng. Thế nên sống hay chết thì 3 nhân vật kể trên phải đi lo lót bằng được để bắt Huyền Như chịu trách nhiệm chứ không phải Vietinbank để thoát thân trách nhiệm cá nhân trong việc để xảy ra thất thoát này.

Thủ tướng điều hành đất nước như thế này mà không chịu trách nhiệm gì hết. Vinashin thất thoát hơn 4 tỷ USD, cộng lãi, thuế lên đến 6 tỷ USD mà không thấy trách nhiệm gì hết.

Trách nhiệm cá nhân của Bình khi để xảy ra sai phạm của Ngân hàng chính sách xã hội, Bình đương kim chủ tịch HĐQT ngân hàng chính sách xã hội, quyên góp tiền hàng chục tỷ đồng để cho một kể lừa đảo là cậu Thủy đi lừa đảo tìm mộ liệt sỹ. Tất cả chủ trương đó do Bình chỉ đạo nhưng không thấy ai dám vạch mặt việc đó. Chỉ một việc nhỏ như thế cũng cho thấy Bình không đủ tư cách, không đủ hiểu biết để điều hành lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bình có biệt tài là trơ trẽn và bẻm mép.

Bình bất chấp pháp luật, tổ chức điều hành cả nền kinh tế chỉ nhằm phục vụ nhóm lợi ích của Bình. Bình biến cả đất nước thành con tin của Bình, để không ai dám động đến Bình vì ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Lý do không dám mạnh tay xử lý sai phạm của lĩnh vực ngân hàng mà Ba X thường xuyên đưa ra với Bộ Chính trị là sợ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, sợ ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô dẫn đến sụp đổ cả nền kinh tế. Thực tế nền kinh tế đang chết hẳn rồi.Thế thì tại sao không vạch mặt đám tham nhung, sâu mọt hại dân, hại nước.

Bình đã để nhóm lợi ích của mình thâu tóm cả nền kinh tế, để thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng. Thất thoát ở Ngân hàng nông nghiệp là không thể đếm được, con số nợ xấu lên đến gần 40% dư nợ. Các vụ lừa đảo hàng ngàn tỷ đã được phanh phui nhưng không ai chịu trách nhiệm cá nhân, không ai phải bồi thường vì trách nhiệm trong đó có thống đốc và thủ tướng. Ơ hay thật, làm thủ tướng, làm thống đốc ở Việt Nam sướng. Cả họ được nhờ. Bổng lộc thì hưởng, trách nhiệm thì phủi tay…

Thất thoát ở BIDV cũng cực kỳ lớn, mà nếu sờ vào BIDV thì chẳng khác nào quả bom bẩn phát nổ. Bắc Hà nổi tiếng nhất là thói du côn, côn đồ và làm liều.

Sai phạm tại Vietinbank thì quá rõ rồi, riêng thất thoát trong vụ Huyền Như là gần 5000 tỷ đồng mà trách nhiệm bồi thường thuộc về Vietinbank.

Điều hành hệ thống cho vay liên ngân hàng với lãi suất chính thức qua đêm lên tới 37%, chưa kể phải chi phí ngoài. Nếu lãi suất thế này thì buôn ma túy cũng không lại.

Ngân hàng chính sách có nhiều thất thoát nhưng kỷ lục về thất thoát lại thuộc về ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) cũng chiếm kỷ lục. Gần như các khoản vay của Ngân hàng VDB đều do thống đốc và thủ tướng phê chuẩn. Thất thoát và nợ xấu ở ngân hàng này lên đến hơn 70 ngàn tỷ đồng. Cho đến nay chưa ai phanh phui công khai con số này. Người ta mới chỉ phanh phui ra các vụ lừa đảo nhỏ, lẻ xung quanh ngân hàng này.

Che giấu nợ xấu, báo cáo láo, lừa Bộ chính trị và cử tri về nợ xấu, xử lý nợ xấu, về thị trường vàng…

Bao che, đồng lõa cho sai phạm ở các ngân hàng thương mại cổ phần, cùng tham gia với họ đi cướp bóc, đi lừa đảo.

Nhận diện nhóm lợi ích, những thủ đoạn bẩn thỉu nhóm lợi ích thực hiện.

Chỉ ra nhóm lợi ích không khó, nhưng vạch ra được những thủ đoạn của nhóm lợi ích thì khó hơn nhiều và đất nước Việt Nam suy kiệt chỉ vì một nhóm nhỏ lợi ích. Đứng đầu và hưởng lợi nhiều nhất là nhóm lợi ích ngân hàng. Chúng tôi xin liệt kê theo thứ tự quyền lực mà bản thân nhóm lợi ích thừa nhận như một nguyên tắc.

1 – Trần Bắc Hà – Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV

Đây là một cán bộ của Tổng cục 2 – Bộ Quốc phòng. Là chỗ thân tín với Nguyễn Chí Vịnh. Bắc Hà là người nổi tiếng du côn, giang hồ, là người lo sân sau cho gia đình anh Ba và cũng là người tích cực đi mua phiếu, đi đảm bảo lợi ích cho sân sau của anh Ba. 

Bắc Hà có công đưa Bình ruồi lên thống đốc. Nhưng thời điểm này thì thống đốc qua lại với anh Ba gần gũi hơn, chặt chẽ hơn. Nếu đánh vào các khoản vay, nợ xấu, thất thoát của BIDV sẽ ra ngay nhóm lợi ích, ra ngay các phi vụ của gia đình anh Ba, của thống đốc. Bình bây giờ khống chế lại anh Ba, bắt anh Ba thực hiện theo ý kiến của mình. Bình là người biết rõ nhất các điểm yếu, các gót chân achilles của anh Ba X. Bắc Hà dùng tiền của ngân hàng để mua chuộc cho anh Ba, để hành động khi anh Ba cần. Bắc Hà cũng là kênh anh Ba sử dụng để củng cố thêm vây cánh, để thu hút nguồn tài chính của nhân dân phục vụ mưu đồ riêng. 

Ví dụ như Bắc Hà đã cho Đà nẵng vay 12,5 ngàn tỷ ngay sau khi Bá Thanh được tuyên bố ra làm Trưởng ban Nội chính Trung ương. Hay Bắc Hà xuất gần 3 ngàn tỷ tạm ứng trước cho công ty 319 – bộ quốc phòng (Công ty của Phùng Quang Hải – con trai đương kim bộ trưởng Phùng Quang Thanh) để làm con đường Phan Thiết – Giầu Dây… cũng để thỏa mãn anh Ba mua chuộc chắc chắn nhân vật này theo quỹ đạo của anh Ba. 

BIDV cũng được ví như ngân hàng của gia đình anh Ba và của thống đốc. Tức muốn thâu tóm ngân hàng nào, Bắc Hà cùng Phạm Huy Hùng tiến hành cấp vốn cho thành viên nhóm lợi ích đi thâu tóm. Theo quy định của luật, không được sử dụng tiền của ngân hàng để tăng vốn, để đi thâu tóm ngân hàng khác.

2 – Phạm Huy Hùng – đại biểu quốc hội, chủ tịch HĐQT Vietinbank

Hùng là người cung cấp tài chính cho các chiến dịch tranh cử, vận động và dùng tiền để mua chuộc một số địa phương, quan chức trong việc củng cố và mở rộng quyền lực của anh Ba. Hùng tích cực trong việc vận động sự ủng hộ của các lãnh đạo của các địa phương ủng hộ cho Bình ruồi. 

Mỗi kỳ họp quốc hội, Hùng thường tổ chức các cuộc nhậu nhẹt say sưa túy lúy, quà cáp cho mỗi người hàng chục triệu đồng với danh nghĩa Ngân hàng Vietinbank chiêu đãi đoàn đại biểu quốc hội các tỉnh. Cả một buổi tiệc hoành tráng, tốn kém chỉ để Bình Ruồi đến nói các đại biểu ủng hộ cho Bình tiếp tục làm thống đốc.

Hùng rất tích cực đi các địa phương vận động cho Anh Ba và Bình ruồi dưới chiêu bài Vietinbank đi lo an sinh xã hội, lo cho người nghèo và làm công đức, từ thiện. Có những chương trình tốn kém đến hàng trăm tỷ như lo an sinh xã hội ở Cà Mau (quê hương anh Ba) lên tới hàng trăm tỷ. Hay như chương trình vận động trước bỏ phiếu tín nhiệm trước quốc hội vào tháng 5-2013 Vietinbank phải ủng hộ TP Hà nội 70 tỷ, Ngân hàng Agribank ủng hộ 20 tỷ trong khi Hà Nội là địa phương giàu có, không cần lo cho an sinh xã hội…

Phạm Huy Hùng còn có trách nhiệm tài trợ cho các dự án trong nhóm lợi ích của anh Ba và của thống đốc cũng như việc rút tiền đi thâu tóm ngân hàng khác.

3- Hồ Hùng Anh – Ngân hàng Techcobank.

Hùng Anh là cháu họ của vợ tướng Nguyễn Văn Hưởng nhưng Hùng Anh có mối quan hệ thân tình với gia đình anh Ba và Bình ruồi. Hùng Anh có trách nhiệm cung cấp tài chính cho Bình Ruồi và nhóm của anh Ba. Đổi lại, Hùng Anh được chia Núi Pháo cùng con gái Thủ tướng. 

Hùng anh được Bình Ruồi bơm tiền lãi suất thấp, để lấy tiền đó cho vay liên ngân hàng hưởng lợi. Techcombank cũng là một trong những đầu mối được nhập khẩu vàng và kiếm lợi nhuận hàng ngàn tỷ, chưa kể các phi vụ đình đám khác. Hùng Anh gần như miễn dịch với tất cả các loại thanh tra, giám sát hay điều tra. Có những phi vụ đình đám như chuyển ngoại tệ lên đến hàng chục triệu USD nhưng cuối cùng không ai bị xử lý.

4 – Vợ chồng Trần Anh Tuấn (Tuấn chợ) – Nguyễn Thị Nguyệt Hường, đại biểu quốc hội - Ngân hàng Hàng Hải

Vợ chồng nhà này là chủ của Ngân hàng Hàng Hải, Tuấn là chủ tịch HĐQT. Ngân hàng này cũng mất với em Huyền Như 1.700 tỷ đồng nhưng chẳng thấy ai bị làm sao, bị điều tra. Tuấn chợ nổi tiếng làm liều và cho vay vượt quy định, bất chấp pháp luật. Vợ chồng nhà này luôn theo sát anh Ba trong các chuyến công cán ra nước ngoài. Cặp đôi này cũng là nhà tài trợ cho các hoạt động của Bình Ruồi và của nhóm anh Ba. 

Hiện nay nợ xấu của ngân hàng này lên đến gần 40%, trong đó có nhiều khoản vay không có thế chấp. Tiền của nhân dân gửi vào đây hoàn toàn không an toàn.

5- Đỗ Quang Hiển (Hiển Mít) - Ngân hàng SHB

Đây là nhân vật khôn ngoan, lọc lõi. Hiển nổi tiếng bởi cho vay nặng lãi để đáo hạn ngân hàng. Hiển đã cùng Bình Ruồi cướp được Habubank và công của Bình ruồi trong vụ này là hơn 300 tỷ đồng. Hiển Mít còn có trách nhiệm cung cấp tài chính cho các cuộc vận động, cho các hoạt động của nhóm lợi ích nhằm củng cố quyền lực…

Hiển còn có máu đam mê cá độ bóng đá. Hiển nuôi 2 câu lạc bộ là Hà Nội T&T, SHB Đà Nẵng. Thực tế Hiển không cần nuôi vì tiền thu về từ cá độ còn lớn hơn nhiều. Hiển còn hướng tới thị trường cá độ công khai mà chính phủ hứa sẽ cho áp dụng sớm.

6 – Ngô Chí Dũng (Dũng sẹo) – Ngân hàng VP bank.

Dũng sẹo rất tích cực tham gia vào nhóm lợi ích đi cướp bóc ngân hàng. Ngân hang VP bank rất nhỏ nhưng tham gia vào hầu hết các phi vụ làm ăn lớn và được Bình Ruồi tin tưởng giao cho nhiều phi vụ. Dũng cũng là nhà tài trợ cho Bình Ruồi và nhóm lợi ích.

7 – Dương Công Minh (Minh Himlam) – Ngân hàng Liên Việt Post bank.

Đây là nhân vật quê gốc Bắc Giang – đồng hương với Bộ trưởng quốc phòng khóa trước Phạm Văn Trà. Minh còn là chủ ngân hàng Liên Việt. Minh được anh Ba để mắt vì biết chi đậm và Bình Ruồi rất cảm tình với con người tỏ ra chất phác này. Minh lấy được nhiều đất ở Hà Nội, TP Hồ Chi Minh và một số tỉnh. 

Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch Hà Nội cũng ưu ái Minh bất ngờ với những dự án hàng trăm ha đất. Minh cũng là nhà tài trợ cho Bình và anh Ba.

8 – Lê Hùng Dũng – Eximbank

Eximbank là sân sau của Bình ruồi, là nơi giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến vàng và tài chính của nhóm lợi ích.

9 – Trầm Bê – Phương Nam

Đây là nhân vật học hết lớp 3, đọc chưa thông, viết chưa thạo nhưng thủ đoạn nham hiểm và trắng trợn, bất chấp pháp luật.

Trầm Bê tích cực chi nhất trong số các đại gia ngân hàng, và Phương Nam cũng là ngân hàng tỷ lệ nợ xấu lớn nhất trong hệ thống, cho vay đối tượng thuộc nhóm lợi ích.

Trầm Bê còn có mối liên hệ với dân Ba Tàu và chính phủ hoàng gia Campuchia. Trầm Bê trả 850 tỷ đồng cho Kiên Bạc để trả công cho Kiên trong việc giúp cướp Sacombank.

10- Nguyễn Thanh Phượng – Bản Việt.

Cô con gái của anh Ba X có nhiều thành tích nhưng cũng kịp tham gia vào quá trình cướp bóc tài sản của người khác. Phượng ăn tạp, tất cả cái gì có tiền nhiều Phượng đều tham gia như Ngân hàng, chứng khoán, mỏ, trạm thu phí đường bộ, mua bán vũ khí cũng với Phùng Quang Hải (con trai Phùng Quang Thanh). Phượng và Hải là 2 người môi giới, nâng giá và hưởng chênh lệch trong các phi vụ mua sắm vũ khí của Việt Nam. 

Việc này bí thư quân ủy trung ương Nguyễn Phú Trọng lú lẫn không biết bên trong họ làm gì với ngân sách nhà nước. Đúng là ông bù nhìn như trong Táo quân 2014 đã đưa ra hình anh đầy đủ, cả nước biết, duy chỉ có Nguyễn Phú Trọng “mũ ni che tai”. Đơn cử là Bộ Chính trị có chỉ thị thoái vốn ngoài ngành đối với các tập đoàn nhà nước, thế mà vài tháng trước, Viettel bỏ ra 150 triệu đô la để mua nhà máy xi măng cẩm phả để cứu đệ tử anh Ba. Ông Trọng cũng không hay biết mặc dù các lão thành cách mạng đã chất vấn.

11 – Vũ Quang Hội – Bitexco.

Nhân vật này gốc gác Thái Bình nhưng tham gia tích cực vào đại gia đình anh Ba. Con trai anh Ba là Nguyễn Thanh Nghị đã từng là một trưởng phòng của tập đoàn Bitexco. Tập đoàn này được chia nhiều mỏ quý của Việt Nam, được cấp hàng ngàn ha đất vàng ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương khác. Khi không có tiền, anh Ba chỉ đạo các ngân hàng này bơm tiền để hoạt động. Anh Ba được chia cổ phần trong tập đoàn này. Nợ ngân hàng của Bitexcon lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

12 – Phạm Nhật Vượng – Vincom

Đây là soái từ Ucraina trở về, kinh doanh theo kiểu Mafia, có quan hệ trực tiếp với anh Ba. Nếu ai động đến, anh Ba sẽ xử lý nghiêm khắc ngay. Hiện nay dư nợ treo chính thức trên hệ thống ngân hàng của Vincom là 18.000 tỷ đồng nhưng trên thực tế số này là 70.000 tỷ đồng. Bắc Hà đang ngồi trên đống lửa với khoản nợ của Vincom. Thậm chí ngân hàng BIDV còn cho người đến thu tiền của khách hàng đặt cọc các dự án của Vincom. 

Vượng và đối tác Singapore bỏ ra nhiều tiền để mua các danh hiệu và chuẩn bị tiền để làm giá giá chứng khoán, lừa người dân và khách hàng. Dự án của Vincom thường được anh Ba đưa xuống tận nơi và hiện nay Vượng còn nợ đọng thuế TP Hà Nội hàng ngàn tỷ, không lấy đâu ra tiền để trả. Việc để bà Trương Mỹ Lan mua tại tòa nhà Vincom tại TP HCM với giá 470 triệu USD chỉ là hình thức đáo nợ chứ thực chất chẳng có mua bán gì ở đây.

Nguyễn Thế Thảo cũng đặc biệt ưu đãi Minh himlam. Vượng Vincom, Hội Bitexco, Hiển mít SHB… theo chỉ đạo của anh Ba. Ngay dự án Vincom village cũng do thủ tướng giới thiệu xuống, Nguyễn Thế Thảo hưởng ứng cho nên dự án này được ưu đãi và cấp phép không đúng quy trình...

Còn nhiều công ty, tập đoàn trong nhóm lợi ích này, chúng tôi sẽ giới thiệu một ngay gần đây với quý vị.

Nói chính xác hơn thì phải là: những ai đang phá nát đất nước này?

Thông tin đã lan truyền nhưng mức độ kiểm chứng khó khăn hay nói chính xác hơn là không thể trích dẫn nguồn vì lý do an toàn, đó là việc Trung tướng Phạm Quang Vinh, Cục trưởng Tài Chính Bộ Quốc Phòng hiện đã bỏ trốn mang theo sự thụ két vài trăm tỷ. Có thông tin nói, con số đó lên tới ngàn tỷ. Trợ lý của Vinh rút 150 tỷ gửi tiết kiệm lấy lãi tiêu xài. Một phó khác của Vinh cũng đang bị điều tra.

Tình báo nhiều nước đang truy tìm Vinh vì Vinh mang theo bí mật tài chính của Quân Sự Việt Nam. Đây là điều đang làm cho Phùng Quang Thanh căng thẳng, đứng ngồi không yên trong thời gian qua. Và đó là điều, càng buộc Thanh gắn bó với anh Ba X.

Thậm chí Anh Ba X quy hoạch nhân sự cho nhiệm kỳ tới có một giải pháp mà Thanh sẽ là Chủ Tich Nước.

Thanh chính thức đầu hàng và phục vụ Ba còn liên quan đến sự gắn bó về tiền bạc. Chả thế mà trong cuộc họp trung ương, Thanh phát biểu rằng, Quan Làm Báo là của Tâm Yến, điều này Tổng Cục 2 đã điều tra. Đó là đòn quyết định cứu X trước việc bỏ phiếu phế truất X ở kỳ họp trung ương.

Hiện con trai Thanh là Phùng Quang Hải cùng với Nguyễn Thanh Phượng, con gái X là hai nhân vật điều hành môi giới mua bán vũ khí cho quân đội.

Ông Phùng Quang Hải
Phùng Quang Hải sinh năm 1974 chỉ trong vòng vài năm từ tay chơi siêu xe, một trung tá, giám đốc một xí nghiệp (319) thuộc Quân Khu 3 đã được Thanh nhào nhặn thành Thiếu tướng Tổng Giám Đốc cũng đơn vị ấy nhưng nay lại gọi là Tổng Công Ty 319 trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Trực tiếp Thanh đi lấy đất các đơn vị quốc phòng cho con trai. Trụ sở 319 chiếm một phần đất của Sư Đoàn Phòng Không 361 bảo vệ vùng trời Hà Nội.

Nhiều sỹ quan phản đối việc quy hoạch xây dựng nhà cao tầng xung quanh trận địa phòng không thì nay 319 lấy luôn đất phòng không và xây nhà cao tầng ở đó. Vùng trời Hà Nội coi như tê liệt một góc Tây Nam.

Lính 319, thậm chí còn phải tham gia canh gác cho 319.

Trước đây, Bộ Quốc Phòng có các tổng công ty xây dựng như Trường Sơn, Thành An, 36… để xây dựng các công trình quốc phòng thì nay việc đó giao cho 319. Thanh trực tiếp sắp xếp các công trình quốc phòng cho con.

Không những thế, bằng quyền lực của mình Thanh giúp cho trai nhảy sang cả ngành ngoài.

Đinh La Thăng đã để 319 tham gia các công trình xây dựng giao thông. Ba X thông qua Bắc Hà bơm cho Phùng Quang Hải 8500 tỷ để xây dựng đường Phan Thiết Dầu Giây.

Đích nhắm tiếp theo của Phùng Quang Hải là Tổng Giám Đốc Viettel với doanh số hàng năm lên đến khoảng 5 tỷ đô la Mỹ.

Và vì những quyền lợi như vậy, Thanh cần một người kế nhiệm trung thành và cũng phải là người “có vấn đề”.

Thanh ủng hộ người kế nhiệm mình là Đỗ Bá Tỵ.

Tỵ được Thanh cứu sau khi cả băng Tham Mưu của Quân Khu 2 bị “bóc” vì liên quan đến tình báo Trung Quốc. Nhưng Tỵ thoát thân, thậm chí còn ngoi lên chức Tổng Tham Mưu Trưởng, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng.

Tỵ còn có vấn đề mà Thanh biết, đó là việc khai gian tuổi.

Tỵ khai sinh năm 1954, đi bộ đội 1972.

Theo phong tục thì cái tên của Tỵ thường cha mẹ đặt liên quan đến tuổi, tức Tỵ sinh năm 1953. Trước khi nhập ngũ, Tỵ đã là sinh viên Tổng Hợp. Tỵ lờ đi phần này trong lý lịch để gian thêm một số năm. Một số đồng ngũ của Tỵ cho biết Tỵ khai gian ít nhất 4 tuổi.

Nhưng nói về khai gian tuổi thì không ai vượt qua Trần Đại Quang. Đại Quang sinh năm 1950, khai thành 1956. Quang là anh của Sáng, nay Sáng đương nhiên là anh Quang. Nhiều cán bộ Tổng Cục An Ninh trước gọi Quang là anh, nay vừa cười vừa nói, tao là anh ông Quang rồi.

Quang là một trong 3 người được Ba X quy hoạch làm thủ tướng đó là Quang, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Chưa thời nào, Bộ trưởng Công An tiền bạc như bây giờ. Quang làm đủ chuyện kể cả can thiệp án.

Cùng với Hoàng Nghĩa Mai, Viện Phó Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao; Trần Văn Truyền và nay là Huỳnh Phong Tranh – Tổng Thanh Tra Chính Phủ, đã giúp Anh Ba X trong vấn đề án tham nhũng. Vì thế mà tất cả vấn đề tham nhũng chỉ được xử lý nội bộ.

Điển hình của vấn đề tiền đối với Quang đã được Dương Chí Dũng khai tại phiên tòa vừa qua. Và đó là lý do Quang nổi điên khi BBC khui sâu thêm vụ việc dù mới chỉ liên quan đến trợ lý Trần Quang Tiệp. Tiệp thì không thể làm cái gì nếu như không muốn nói là việc đó là của Quang.

Quang bị Bình ruồi mua nên nay Bình yên tâm với vấn đề vơ vét của mình.

Việc Ba X quy hoạch Quang là thủ tướng còn giải quyết chân bộ trưởng công an cho một trong các đệ tự của mình nhưng Bộ Công An có quá nhiều thứ trưởng trung thành với Ba X như Bùi Nam, Tô Lâm, rồi cả Minh Chính (Quảng Ninh) nên sẽ lại có cuộc chiến nếu Quang rút đi.

Nhưng dù gì thì hai nhân vật sẽ phụ trách cảnh sát và an ninh giúp Ba X nhiệm kỳ tới là Tư Liêm và Chung Con.

Ba X quy hoạch tất cả các chức danh trừ chức danh Tổng Bí Thư. Vì có lẽ, Ba X hiểu rằng, đó là của mình.

Có các giải pháp cho nhiệm kỳ tới. Nếu cơ hội đến, X sẽ là Tổng Thống. Đảng Cộng Sản giải tán và Thủ Tướng sẽ là Bình Ruồi.

Nhưng nếu chưa chín muồi, X sẽ là Tổng Bí Thư, có thể kiêm Chủ Tịch Nước.

Nếu không kiêm nhiệm hai chức danh, Phùng Quang Thanh sẽ là Chủ Tịch Nước.

Một trong ba nhân vật Đại Quang, Kim Ngân và Xuân Phúc sẽ là Thủ Tướng.

Út Anh sẽ là Chủ Tịch Quốc Hội.

Thường trực Ban Bí Thư là Đinh Thế Huynh. Huynh đã quỳ gối và thề trung thành với X. Chả thế mà Huynh chỉ đạo dẹp tất cả mọi chuyện về truyền thông liên quan đến các sai phạm của tập đoàn Ba X.

Hiện trong Bộ Chính Trị, X điều hành hầu như toàn bộ các thành viên. Tổng Bí Thư thì lú lẫn, Chủ Tịch Nước thì không quân, không lính và không tiền.

Chủ tịch Quốc Hội thì loanh quanh với đám đệ tử đang nằm trên thớt mà X muốn hạ dao lúc nào thì hạ. Nhất là sau khi Phúc Bảo Việt bị bắt, Thắm Ocean thì bị câu lưu.

Nhưng để dẫn đến tình trạng mua quán bán chức mạnh chưa từng thấy hiện nay phải nói đến cái mồm cá ngão Tô Huy Rứa.

Nếu như Hồ Đức Việt có thể nâng đỡ mà không cần tiền nếu đối tượng đó là gái, rượu, tennis, Nghệ An và Đoàn. Nhưng với Rứa thì chỉ có tiền mà thôi.

Trong số 44 chức danh luân chuyển vừa rồi thì chỉ có hai dạng người: một là thái tử Đảng và hai là cháu Bác Hồ. Thậm chí con rể Phạm Quang Nghị cũng phải mò đến nhà Rứa.

Một suất luân chuyển giá từ 3 tỷ đến 5 tỷ tùy vị trí.

Rứa có một bà vợ tên Nhung. Công việc của bà này từ 9h sáng đi gặp gỡ và mặc cả đủ thứ chức danh. Đôi khi bà ta phán như bà ta là trưởng ban tổ chức trung ương.

Còn các thành viên khác của Bộ Chính Trị thì đã theo đuổi quan điểm ngọa sơn quan hổ đấu và hy vọng yên ổn hoặc tiếp tục cho nhiệm kỳ tới. Con rể Phạm Quang Nghị và con rể Ngô Văn Dụ chắc chân phó chủ tịch Nam Định và Hà Nam coi như là sự mặc cả yên thân giữa Nghị, Dụ với Ba X.

Với cách thức biểu quyết tập thể hiện nay, coi như X yên tâm khi đã kiểm soát được cả Bộ Chính Trị và Trung Ương.

Cái mà Ba X sợ nhất hiện nay chính là dư luận. Bởi tảng băng tham ô, tham nhũng mới là điều Ba X lo lắng nhất.

Vụ ụ nổi M83 chỉ là tảng băng nổi của Vinalines bởi Vinalines mua mấy chục con tàu nát về chỉ để bán sắt vụ. Vinalines làm thất thoát khoảng 40 ngàn tỷ. Chả kém gì Vinashin. Rồi thì EVN, Petro Vietnam. Nhưng bất kỳ thông tin nào lộ ra ngoài thì đều bị dập đi ngay. Thậm chí phóng viên và tổng biên tập có thể bị đập chết.

Thực trạng nền kinh tế đang ở đâu? Tan nát như thế nào và Bình Ruồi đã thâu tóm các ngân hàng như thế nào? Vợ phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh nợ Agribank bao nhiêu tiền, chúng tôi sẽ đề cập trong thời gian tới…





No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List