Dự
án tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội được dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2010, sau
đó lần lượt bị lùi lại vào năm 2015, rồi 2018.
Tuy nhiên, theo giám
đốc AFD, phải chờ đến năm 2022, thời hạn chót được cho là khả thi, người dân
thủ đô mới có thể được sử dụng tuyến đường này.
Kinh nghiệm xây metro của Pháp trong tuyến Nhổn-Ga Hà Nội
Công trường xây dựng tuyến tầu điện số 3 Nhổn - Ga Hà Nội trước
cổng trường đại học Giao thông Vận tải và vườn bách thú Thủ Lệ dường như bị
chìm trong tiếng ồn ào của dòng xe ngược xuôi tại cửa ngõ trọng điểm dẫn vào thủ
đô. Dự án đường sắt đô thị này chạy theo quốc lộ 32, xuyên qua khu vực Xuân
Thủy, Cầu Giấy, rồi chạy dọc theo công viên Thủ Lệ, phố Kim Mã, phố Cát Linh để
dẫn ra đường Trần Hưng Đạo và điểm cuối là ga Hà Nội.
Tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội nằm trong dự án 8 tuyến đường sắt đô
thị nhằm giải tỏa tắc nghẽn giao thông, hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí, ô
nhiễm tiếng ồn để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và giảm tải cho mạng lưới xe buýt,
hiện không còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, dù đã có 1.000 xe buýt cho
mạng lưới của thành phố.
Đề án mạng lưới đường sắt đô thị được đưa ra ngay từ năm 2005 và
được thành phố Hà Nội cập nhật vào năm 2007-2008, với dự kiến đưa mạng lưới vào
hoạt động vào khoảng năm 2030. Tuy nhiên, cho đến năm 2016, mới chỉ có hai
tuyến tầu điện đang được triển khai : tuyến 2A : Cát Linh - Hà Đông
do các nhà thầu Trung Quốc xây dựng, tuyến số 3 : Nhổn - Ga Hà Nội được
thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Pháp (Agence Français du Développement,
AFD), chính phủ Pháp, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (European Investment Bank, EIB)
và Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank, ADB).
Trả lời RFI tiếng Việt, ông Nguyễn Lâm Bình, phó giám đốc Ban Quản
lý Dự án 1, thuộc Ban Quản lý Dự án đường sắt Hà Nội, đánh giá :
« Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội có ý nghĩa
rất lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô Hà Nội. Nó góp phần
giải quyết ùn tắc giao thông theo hướng đông-tây qua thành phố. Đây là một
tuyến có lưu lượng giao thông rất lớn. Rất nhiều cơ quan, trường học tập trung
trên tuyến đường này (…) Và việc phát triển tuyến đường sắt đô thị này cũng góp
phần làm giảm việc ô nhiễm môi trường do sử dụng quá nhiều phương tiện giao
thông cá nhân ».
Ông Nguyễn Lâm Bình, phó giám đốc Ban Quản lý Dự
án 1, thuộc Ban Quản lý Dự án đường sắt Hà Nội.RFI / Tiếng Việt
Nhổn - Ga Hà Nội : tuyến đường sắt đô thị thí điểm
Tuyến đường sắt số 3 Nhổn - Ga Hà Nội được đánh giá là tuyến trọng
điểm và mang tính chất thí điểm. Mỗi nhà tài trợ phụ trách một phần việc hoặc một
gói thầu khác nhau. Nếu như, AFD tài trợ gói thầu trên cao, thì ngân hàng ADB
tài trợ gói thầu hầm. Riêng chính phủ Pháp cam kết tài trợ cho các gói thầu
thiết bị.
Về mặt kỹ thuật, ông Nguyễn Lâm Bình đánh giá đây là tuyến đầu
tiên được triển khai với các công nghệ rất hiện đại :
« Việc thi công đoạn đi ngầm bằng công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine, máy đào đường hầm) cũng là lần đầu tiên được thực hiện
(tại Việt Nam). Vì vậy,
tuyến đường sắt này được đánh giá là trọng điểm, được xác định đầu tư xây dựng
đầu tiên. Sau đó, dựa trên những lợi ích mà tuyến đường sắt này mang lại, kinh
nghiệm sẽ được tiếp tục phát triển đối với các tuyến đường sắt đô thị trong
tương lai, theo quy hoạch của thành phố ».
Ông Benoît Saint-Laurent, kĩ sư người Canada của tập đoàn Pháp
Systra, đơn vị thực hiện tổng thầu tư vấn xây dựng dự án tuyến đường sắt đô thị
thí điểm, giải thích chi tiết hơn :
« Một trong những điểm nổi trội về mặt kỹ thuật là việc sản
xuất các đốt dầm hình chữ U. Đây là kỹ thuật do Systra phát triển trong
rất nhiều dự án của mình trên khắp thế giới. Cây cầu chở các đoàn tầu có hình
chữ U, có nghĩa là nhẹ hơn và nhanh hơn trong việc lắp ráp. Trong trường hợp
xảy ra sự cố trật đường ray, sẽ không có nguy cơ tầu rơi khỏi cầu (…) Mầu sắc
của các ga dừng cũng phù hợp với kiến trúc đô thị và chúng tôi cũng áp dụng
kiến trúc Việt Nam vào cấu trúc của mình, như vậy sẽ hài hòa hơn với môi trường ».
Một góc công trường tuyến tầu điện số 3 Nhổn-ga
Hà Nội trước cổng trường đại học Giao Thông Vận Tải.
Ông Rémi Genevey, giám đốc AFD tại Việt Nam, cho rằng dự án tuyến
đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội cho phép các tập đoàn Pháp thể hiện kiến
thức, khả năng và kinh nghiệm đã đạt được trong lĩnh vực xây dựng mạng lưới
giao thông đô thị và hệ thống ngầm. Ngoài ra, công nghệ Pháp cũng sẽ có mặt tại
Việt Nam thông qua gói thầu thiết bị vận hành do tập đoàn Alstom cung cấp, theo
giải thích của ông Nguyễn Lâm Bình :
« Ở đây, chúng tôi có bốn gói thầu thiết bị. Đó là gói thầu
số 6 hệ thống đường sắt 1 bao gồm đầu máy, toa xe, thiết bị depot, hệ thống OCC
SCADA, hệ thống thông tin tín hiệu. Gói thầu số 7 gồm hệ thống cơ điện,
thang cuốn, điều hòa, thông gió… Gói thầu số 8 gồm hệ thống ray, gồm có ray trên
tuyến và ray cấp điện. Và gói thầu số 9 là hệ thống vé.
Các hệ thống thiết bị này là quan trọng đối với việc vận hành của
hệ thống đường sắt đô thị. Và cần phải có những thiết bị hiện đại, công nghệ
tiên tiến. Ở đây, chúng tôi lựa chọn công nghệ của châu Âu và các nhà tài trợ
đã tài trợ cho dự án này để trang bị những thiết bị công nghệ cho tuyến đường
sắt đô thị số 3 Nhổn-Ga Hà Nội ».
Về mặt sử dụng nguồn lực địa phương và vấn đề an toàn lao động, kĩ
sư Benoît Saint-Laurent nhấn mạnh đến việc sử dụng nhân công Việt Nam và chưa
có một tai nạn nào xảy ra trong suốt quá trình thi công tuyến đường sắt số
3 :
« Trong dự án này, chúng tôi có 1.000 nhân công địa phương. Ba
nhà thầu chính là Hàn Quốc, do tập đoàn Systra của Pháp giám sát. Và một điều
quan trọng là chúng tôi chưa để xảy ra một tai nạn nào để mất thời gian như
tuyến đường khác (do nhà thầu Trung Quốc
thực hiện) cũng nằm trong dự án
với sự cố chết người. Việc này có ý nghĩa quan trọng vì ở Việt Nam, trình độ
của người lao động còn khá hạn chế vì họ chủ yếu là nông dân ra thành phố lao
động nên rủi ro tai nạn là rất cao. Chính vì thế, chúng tôi đã tổ chức rất
nhiều khóa đào tạo, huấn luyện, giám sát, trong đó có cả chủ đề bình đẳng giới,
công bằng về mức lương. Và AFD hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong hai chương
trình đào tạo này.
Một điểm đặc biệt khác là chúng tôi có cả lao động nữ trên công
trường. Họ làm nhiệm vụ thu dọn hay phụ trách kho vật liệu. Ngoài ra, còn có
rất nhiều phụ nữ làm việc tại văn phòng và phiên dịch. Systra có 50 nhân viên
tại văn phòng, trong đó có khoảng 30% là lao động nữ ».
Một góc công trường tuyến tầu điện số 3 Nhổn-ga
Hà Nội trước cổng trường đại học Giao Thông Vận Tải.RFI / Tiếng Việt
Tại sao dự án trọng điểm lại chậm tiến độ ?
Dự án tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội được dự kiến đi vào hoạt động
vào năm 2010, sau đó lần lượt bị lùi lại vào năm 2015, rồi 2018. Tuy nhiên,
theo giám đốc AFD, phải chờ đến năm 2022, thời hạn chót được cho là khả thi, người
dân thủ đô mới có thể được sử dụng tuyến đường này. Vậy đâu là những nguyên
nhân, khó khăn dẫn đến sự chậm trễ này ? Ông Rémi Genevey giải thích :
« Dự án này được hình thành trong bối cảnh có rất ít phương
tiện công cộng ở Hà Nội, vào khoảng năm 2005. Và vào thời điểm đó, dự kiến ban
đầu là xây một tuyến tầu điện hạng nhẹ, có nghĩa là chạy trên đường ray trên
mặt đất. Sau này, do sự phát triển quá trình đô thị hóa ở Hà Nội, cùng với điều
kiện giao thông, nên lựa chọn đã được thay đổi : thêm một phần của tuyến
đường được đi ngầm với chiều dài khoảng 4 km trên tổng số 12-13 km của toàn
tuyến. Đây chính là lý do khiến chúng tôi kéo dài tuyến đường so với kế hoạch
ban đầu là chỉ xây tuyến đường trên không.
Đoạn đường ngầm được thực hiện do nhu cầu nối với nhà ga trung tâm
Hà Nội và rất khó để làm tuyến đường trên cao do tuyến đường sẽ làm thay đổi
cảnh quan các khu vực lịch sử xung quanh nhà ga. Về mặt kỹ thuật, đoạn đường
ngầm hoàn toàn có thể thực hiện được so với những tuyến đường khác ở thành phố
Hồ Chí Minh hay ở Hà Nội thường được xây trên cao và trên các trục giao thông ».
Ông Nguyễn Lâm Bình, phó giám đốc Ban Quản lý Dự án 1, cho biết
thêm một số nguyên nhân khác :
« Đây là một dự án lớn và rất phức tạp, cho nên khi triển
khai thì cũng chưa lường hết được những khó khăn xảy ra đối với dự án. Ví dụ,
chúng tôi có thể nêu một số khó khăn, như công tác giải phóng mặt bằng, cũng
như việc di chuyển ngầm-nổi. Việc giải phóng mặt bằng cần phải có quá trình
thực hiện theo quy định của Việt Nam, cũng như quy định của thành phố Hà Nội.
Vì vậy, cần phải có thời gian tham vấn, thỏa thuận với người dân và đạt được sự
đồng thuận trước khi thực hiện việc di dời giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, ở Hà Nội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng rất phức tạp.
Rất nhiều hệ thống, như cấp nước, thoát nước, cấp điện, viễn thông được chôn
ngầm dưới đất cũng như là các công trình khác. Vì vậy, khi bước vào thi công,
nhà thầu phải khảo sát và gặp những công trình ngầm-nổi thì phải triển khai
công tác di dời.
Khi tuyến đường sắt đô thị được thực hiện trên trục đường giao
thông lớn thì việc đảm bảo giao thông cũng rất phức tạp, khó khăn, cũng không
thể có được mặt bằng rộng để nhà thầu có thể huy động được nhiều máy móc thiết bị
để triển khai. Vì vậy, với mặt bằng chật hẹp và việc thi công nhiều lúc phải
thực hiện vào ban đêm cũng làm cho tiến độ chung cũng không thể theo được như
mong muốn ».
Đây không phải là khó khăn riêng trong quá trình thi công các gói
thầu do chính phủ Pháp và AFD đầu tư. Tất cả các tuyến đường tầu điện đang được
thực hiện ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh đều bị chậm tiến độ. Theo đánh giá
của giám đốc AFD Rémi Genevey, điều này không có gì là lạ tại một đất nước chưa
hề có kinh nghiệm về các công trình tương tự hay các kiểu đầu tư như này. Trong
khi chờ đợi, khoảng 8 triệu người dân Hà Nội còn phải tiếp tục kiên nhẫn trong
tắc đường, khói bụi và tiếng ồn của các phương tiện giao thông.
Sơ đồ tuyến số 3 Nhổn - ga Hà Nội.Ban Quản lý dự
án MRB
Cùng chủ đề
VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
Trung
Quốc có thể tài trợ cho dự án đường sắt Việt Nam – Cam Bốt
VIỆT NAM
Dự
án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh bị chậm 4 năm
VIỆT NAM
ADB
cho Việt Nam vay 540 triệu đô la để làm đường metro tại TPHCM
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.