Tiền Người Việt tỵ nạn gửi về ‘là phao cứu sinh’ CSVN
- 9 giờ trước
Một kinh tế gia ở Việt Nam nói kiều hối có tác động rất tích cực
đến vĩ mô ở Việt Nam.
Bình luận được tiến sĩ Võ Trí Thành từ Viện Nghiên cứu Quản lý
Kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra nhân sự kiện hãng dịch vụ chuyển tiền Western
Union kỷ niệm 20 năm hoạt động tại Việt Nam vào tuần này.
Western Union hiện có hơn 9000 điểm giao dịch và đại lý ở 63
tỉnh thành tại Việt Nam.
“Trong giai đoạn 1991-2013, lượng kiều hối chính thức vào Việt
Nam hàng năm đã tăng trưởng trung bình 38,6%/năm, với tổng giá trị kiều hối là
80,4 tỉ đô la Mỹ, chưa tính lượng kiều hối năm nay 2014, dự kiến vào khoảng
11-12 tỉ đô la Mỹ.
“Trong giai đoạn 2007-2013, tổng kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2
tại Việt Nam (sau vốn FDI), và lớn hơn cả vốn ODA đã giải ngân”, ông Thành được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời.
'Rất quan trọng'
Hoa Kỳ 57%
Úc 9%
Canada 8,4%
Đức 6%
Campuchia 4%
Pháp 4%
Một khảo sát của CIEM tiến hành với hàng trăm người ở
bảy tỉnh, thành phố ở Việt Nam cho thấy "khoảng 16% người tham gia khảo
sát cho biết dòng tiền kiều hối chảy vào lĩnh vực kinh doanh và sản xuất;
"Khoảng 17% số người tham gia cho biết tiền kiều hối chiếm
đến 80% tổng thu nhập gia đình họ. Có đến 40% số người tham gia khảo sát cho
biết, tiền kiều hối đóng vai trò “quan trọng” và “rất quan trọng” đối với đời
sống gia đình họ.
“Kiều hối đóng vai trò phao cứu sinh cho các nhà đầu tư không
thể vay vốn ngân hàng do các quy định nghiêm ngặt về vay vốn,” ông Thành được
báo này dẫn lời.
Vào năm ngoái Việt Nam nằm trong 10 nước nhận kiều hối nhiều
nhất thế giới với tổng giá trị kiều hối là 11 tỉ đô la Mỹ năm 2013, chiếm đến
hơn 8% GDP.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết có khoảng 4 triệu người Việt
Nam đang sinh sống, làm việc, và học tập tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới.
Ngày 25/11 vừa qua, Quốc hội Việt Nam biểu quyết thông qua Luật
Nhà ở với đa số phiếu cho phép các tổ chức và công ty nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam cũng như cá nhân “được phép nhập cảnh vào Việt Nam” được mua nhà và
căn hộ.
Tuy nhiên luật này phải tới tháng 7 năm 2015 mới có hiệu lực và
giới quan sát tỏ ra lạc quan ở mức dè dặt đối với cái gọi là "các văn bản
hướng dẫn" hiện chưa có.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC vào cuối tháng trước, ông Nguyễn Ngọc Thịnh, Việt
kiều Mỹ định cư và làm việc ở Việt Nam lâu năm, nhận định “khối người nước
ngoài mở công ty, kinh doanh ở Việt Nam có xu hướng thuê nhà nhiều hơn mua” và
“nhu cầu có một căn nhà để về ở khoảng sáu tháng cho tới một năm của một số
Việt kiều là có”.
“Những Việt Kiều chúng tôi nói chuyện và khá nhiều nhà đầu tư
nước ngoài khác vẫn chờ đợi một văn bản cởi mở hơn, rõ ràng hơn được đi vào
thực tiễn”, ông Thịnh nói thêm.
Ngay cả khi mua nhà cho người nước ngoài trong đó có Việt Kiều
được đơn giản, ông Thịnh nói cần có một thủ tục rõ ràng để bán lại bất động sản
đã mua nhằm “tránh rủi ro”.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.