Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, December 15, 2014

Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia


Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia

Quốc hội VN ta 'vẫn là Nghị gật'



image





Preview by Yahoo


















Nguyễn Thị Quỳnh Như (Một Thế Giới) - Báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy kinh tế Việt Nam kém tươi sáng. Việt Nam xếp ngưỡng trung bình trong xếp hạng về chỉ số năng suất sáng tạo trong tổng số 22 quốc gia trong khu vực châu Á. 

Điều đáng chú ý là Việt Nam xếp sau cả Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu. 

Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế Việt Nam kém tươi sáng là do tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kỳ vọng ban đầu, căn cứ vào số liệu của ADB 


Bảng xếp hạng chỉ số năng suất sáng tạo do ADB phối hợp thực hiện với Đơn vị Tình Báo Kinh tế EIU. Bảng báo cáo này dựa tổng hợp dựa trên các báo cáo phân tích từ các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định chính sách. 

Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu. Việt Nam đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng, xếp sau 5 quốc gia là Lào (hạng 9), Singapore (hạng 10), Indonesia (hạng 12), Malaysia (hạng 13), Thailand (hạng 15) và xếp trên 3 quốc gia là Philippines (hạng 18), Myanmar (hạng 22), Cambodia (hạng 24) trong khu vực Asean. 

Các tiêu chí đánh giá để xếp hạng bao gồm khả năng tiếp thu công nghệ mới, tính sáng tạo, môi trường khuyến khích sáng chế (input) và số bằng sáng chế (output). 

Bảng xếp hạng Chỉ số năng suất sáng tạo của ADB; 
Xanh lá cây đậm: Rất cao; Xanh lá cây nhạt: Cao; Vàng: Trung Bình, Đỏ: Thấp 


ADB còn đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở mức nghèo nàn, chỉ đạt 27.2/100 điểm. Dù cho hơn 90% dân Việt Nam biết chữ nhưng hệ thống trường học và giáo trình của Việt Nam bị lỗi thời.Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực có kỹ năng trong các ngành dịch vụ, công nghệ thông tin, tài chính và ngân hàng. 

Điều này cho thấy, Việt Nam bị đánh giá thấp về số lượng người tham gia học các ngành thiên về kỹ thuật và đào tào nghề. Số lượng các sáng chế được bảo hộ và các bài báo khoa học của Việt Nam đang ở mức thấp. 

Giáo dục đại học bị đánh giá thấp 

Báo cáo của ADB nhận xét Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và nên có nhiều sinh viên theo học các chương trình thiên về khoa học. Nhìn chung số đơn đăng kí bằng sáng chế từ Việt Nam không ổn định và ở mức thấp trong thập niên qua, xuống rất thấp vào năm 2006. 

Số đơn xin cấp bằng sáng chế từ tăng từ 322 trong năm 2011 lên 424 trong năm 2012. Tuy nhiên con số này là muốn bỏ biển nếu so với hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Chỉ riêng năm 2012, số hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của Nhật là 486.070 và của Hàn Quốc là 203.410. 

Theo cách nhìn nhận từ báo cáo của ADB, yếu tố sáng tạo của nền kinh tế cần một đòn bẫy mạnh dựa vào năng lực cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, khả năng đáp ứng về năng lượng cho sản xuất... 

Cách đánh giá của ADB cho thấy Việt Nam phải còn đối mặt với nhiều thách thức trên con đường hội nhập vào sân chơi toàn cầu. Những vấn đề về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang là sự trở ngại đối với những mục tiêu phát triển kinh tế. 

Việt Nam thua cả Campuchia 

Theo dự báo của World Bank, Campuchia dẫn đầu về GDP trong cả năm 2014 (các chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng thực sự của Campuchia trong năm 2014 sẽ đạt mức 7.2%) trong khi Việt Nam chỉ ở mức 5.5%. 

Trong giới chuyên gia phân tích kinh tế nảy sinh lo ngại các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rời việt nam để sang đầu tư tại lào và campuchia. 

Theo Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 54% doanh nghiệp được khảo sát có vốn đầu tư tại Việt Nam cho rằng họ sẽ bỏ vốn vào thị trường Lào và Campuchia. 

Theo World Bank, thu nhập đầu người bình quân tại Việt Nam ở mức 1.910 USD trong năm 2013. Con số này ở Lào là 1.645, ở Campuchia là 1.007 và Myamar là 900 USD. 

Theo báo cáo của Bloomberg, vào cuối quý 2 của năm 2014, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá do nguy cơ khủng hoảng địa chính trị giữa bối cảnh giàn khoan 981 của Trung Quốc tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Không chỉ riêng Việt Nam, mà các đồng tiền khác trong khu vực cũng bị đi giảm giá ví dụ như đồng rupiah của Indonesia. 

Bối cảnh đi xuống của nền kinh tế Việt Nam cũng cần có cái nhìn khách quan trong bối cảnh đi xuống của các nền kinh tế khác trong khu vực. Chẳng hạn như nền kinh tế Philipinnes ở quý 3 cũng đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong vòng hơn 5 năm qua, theo tin từ Reuters. 

Theo Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) mới đây về tình hình phát triển của Việt Nam. Việt Nam chỉ có thể khắc phục những nhược điểm về năng suất và khả năng sáng tạo của nền kinh tế bằng cách tập trung vào việc phát triển một nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao. 

Nguồn nhân lực ưu tú sẽ là nòng cốt cho quá trình hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam.





 Vậy thì tại sao các quan cộng sản lại giàu?


Lương bộ trưởng 14 triệu đồng

Lương công chức đang thấp, bộ trưởng cũng chỉ 14,4 triệu đồng/tháng, nên đời sống khó khăn, Bộ trưởng Nội vụ trả lời chất vấn.

Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Bình Thuận) băn khoăn tình trạng bổ nhiệm ồ ạt trước khi nghỉ hưu. "Bộ trưởng nhận định đây là do sự chưa gương mẫu của các đồng chí lãnh đạo, vậy Bộ trưởng tham mưu cho Chính phủ như thế nào?"

Thêm chuyện đạo đức công vụ xuống cấp, "không chỉ nhũng nhiễu, giờ lại thêm bệnh vô cảm", ông Cương nói.

Giải pháp cho tình trạng bổ nhiệm ồ ạt trước hưu do Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình đưa ra lại liên quan nhiều đến công tác thi đua khen thưởng.

"Phải công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, giải trình của công chức, viên chức, phòng chống tiêu cực về thi đua khen thưởng, đẩy mạnh cải cách hành chính, công vụ công chức, người đứng đầu có trách nhiệm gương mẫu, thường xuyên kiểm tra đánh giá tại đơn vị, xử lý nghiêm minh về thi đua khen thưởng".

Ông Bình thừa nhận có hiện tượng vô cảm. "Cán bộ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đặt mình vào vị trí của người đi xin, bác sĩ phải đặt mình vào hoàn cảnh của bệnh nhân".

Nhưng theo ông, "trong thực tế rất khó bởi 'vô cảm' thuộc phạm trù đạo đức, văn bản pháp luật chỉ ở mức độ cấm cái này cái kia. Cơ bản cán bộ, công chức phải có ý thức, trách nhiệm cao...".

"Pháp luật có nghị định cấm cán bộ gây phiền hà, nhũng nhiễu cho nhân dân, thực hiện điều này chính là chống bệnh vô cảm. Đồng thời tăng cường giáo dục tư tưởng cho cán bộ, xây dựng phẩm chất hết lòng phụng sự Tổ quốc, nhân dân".

ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) thì nhận định "pháp luật đã có nhưng cán bộ vẫn muốn tự 'đẻ' ra thủ tục để gây phiền hà", và muốn biết ý kiến của Bộ trưởng cũng như thông tin bộ ngành nào làm chưa tốt việc này.

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình chỉ trả lời phần sau của câu hỏi bằng cách hứa sẽ cung cấp bộ tài liệu chỉ số cải cách hành chính PAR-Index mới nhất đến từng ĐB. Do câu trả lời này chưa trúng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phải nhắc lại phần đầu câu hỏi. 

Lần này thì ông Bình nói: Cải cách TTHC là quyết tâm rất cao của Chính phủ, đã ban hành 25 nghị quyết để đơn giản hóa các thủ tục. Còn những thủ tục chưa đơn giản được thì liên quan đến các luật và văn bản dưới luật, Chính phủ đang tiếp tục xử lý. Ngoài trung ương, từng bộ ngành, địa phương cũng phải rà soát những thủ tục ban hành không đúng.

Không nhận mình yếu kém

ĐB Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) hỏi lại vấn đề đã bị khất kỳ họp trước: tỉ lệ công chức không hoàn thành nhiệm vụ. 

ĐB Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn)
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết chưa có số liệu đánh giá của năm 2014.

"Tổng hợp tương đối đầy đủ số liệu của năm 2013, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 34,33%, hoàn thành tốt nhiệm vụ 58,08%, hoàn thành nhưng còn hạn chế năng lực 4,94%, không hoàn thành 0,46%. Viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 34,49%, hoàn thành tốt 50,14%, hoàn thành 8,06%, không hoàn thành 0,24%". 

23 bộ ngành, địa phương báo cáo không có công chức nào đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. 7 bộ ngành, địa phương báo cáo không có viên chức nào không hoàn thành...
Bộ trưởng Nội vụ thừa nhận "các quy định rất cụ thể, đầy đủ nhưng thực tế sau khi có số liệu các bộ ngành, địa phương đưa lên, dư luận đã không đồng tình". 

Theo ông, nguyên nhân là "chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trong từng cơ quan đơn vị chưa đồng đều, bố trí phân công công tác chưa rõ ràng. Các cơ quan chưa thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ để kịp thời chấn chỉnh và có cơ sở đánh giá phân loại. Tinh thần phê và tự phê bình của cán bộ chưa cao, còn tồn tại tư tưởng 'dĩ hòa vi quý', nể nang. Cũng có những người tự đánh giá nhận xét thiếu trung thực, không nghiêm túc, thường xuyên có tâm lý không nhận mình yếu kém. Những người đứng đầu cũng chưa thực hiện đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác này".

Rút kinh nghiệm trong Bộ Nội vụ có đơn vị làm lại 5 lần mới đạt, ông cho rằng giải pháp quan trọng nhất là "người đứng đầu phải làm gương, dám chỉ ra những người không hoàn thành nhiệm vụ".

Chờ thời điểm thích hợp để tăng lương

Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm hỏi về "chính sách tiền lương bất cập, thiếu công bằng, chưa minh bạch, không tạo được động lực cho người lao động tích cực có trình độ, năng lực làm việc".

Bộ trưởng Thái Bình cho hay: Từ 2003 với 9 lần tăng lương cơ sở, mức lương này hiện là 1.050.000 đồng, mức tăng cao hơn chỉ số giá tiêu dùng, nhưng vẫn chỉ bằng 50,5% lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp.

"Kể cả ngạch, bậc, phụ cấp vào vẫn thấp, người mới tốt nghiệp ĐH lương chỉ 3,36 triệu đồng/tháng, bộ trưởng 14,4 triệu đồng, đời sống khó khăn".

Kinh tế đang khó khăn nên phải chờ thời điểm thích hợp để điều chỉnh tiếp lương: Trước dự kiến 3 phương án tăng lương năm 2015 là 12% (tức tăng 140.000 đồng/tháng, lên 1.290.000 đồng, tổng kinh phí 48 nghìn tỷ đồng); 10% (tăng 115.000 đồng/tháng lên 1.165.000 đồng, tổng kinh phí 40 nghìn tỷ), và 8% (tức tăng 90.000 đồng/tháng lên 1.140.000 đồng/tháng, kinh phí 32 nghìn tỷ".

Nhưng do khả năng ngân sách không bố trí đủ nguồn cho cả 3 phương án nên Chính phủ trình QH từ ngày 1/1/2015 tăng 8% cho những người nhận lương hưu và người lương quá thấp, tổng kinh phí 11 nghìn tỷ đồng.



Bí thư Lê Thanh Hải: Tham nhũng tiền dân là tội ác!





















Bảng Đỏ (Danlambao) - Phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri hôm 29/11/2014, bí thư thành ủy TP. HCM Lê Thanh Hải đã mạnh miệng tuyên bố “những kẻ tham nhũng tiền của của nhà nước, nhân dân thì đúng là một tội ác”, theo báo Tiền Phong.

Quả là một sự trơ trẽn tột cùng. Người dân Sài Gòn ai cũng rõ gia đình Lê Thanh Hải và nhóm tay sai dưới quyền chính là thế lực tham nhũng số một tại Sài Gòn.

Không chỉ tham nhũng tiền dân, nhóm lợi ích do Lê Thanh Hải bảo kê chính là thủ phạm cướp đất, đẩy hàng chục ngàn hộ dân ra đường. Nhiều trường hợp người dân đã phải tự thiêu phản đối, có người phải chết trong uất hận, nhiều người khác bị bỏ tù vì phản đối cướp đất…

Hầu hết các đơn thư tố cáo tội ác của bí thư thành ủy Lê Thanh Hải đều bị lờ đi, bởi lẽ nhân vật này là 1 trong 16 ủy viên bộ chính trị được đảng cộng sản bảo kê. Thậm chí, những người viết đơn tố cáo còn bị trả thù.

Tại Sài Gòn, bí thư Lê Thanh Hải không có đối thủ chính trị, mọi quyền lực đều nằm trong tay gia đình, anh em và con cái của ông này. 

Con trai đầu của bí thư Lê Thanh Hải là Lê Trương Hải Hiếu (sinh năm 1981) hiện đang giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân quận 1, đây khu vực trung tâm của Sài Gòn và cũng là nơi có mức sống cao nhất của thành phố về mọi mặt.

Em trai ông Hải là Lê Tấn Hùng hiện đang giữ chức Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong TPHCM.

Vợ ông Hải là bà Trương Thị Hiền, hiệu trưởng trường cán bộ TPHCM. Bà Trương Thị Hiền là em ruột bà Trương Mỹ Hoa, cựu phó chủ tịch nước. Sui gia với gia đình ông Lê Thanh Hải là ông Huỳnh Ngọc Sỹ hiện đang ngồi tù do tham nhũng.

Gia tộc Lê Thanh Hải

Ngoài ra, những kẻ tay sai đắc lực trong việc cướp đất dân nghèo đều được bí thư Lê Thanh Hải cất nhắc đưa lên cao. Điển hình là nhân vật Tất Thành Cang sau một thời gian ra sức cướp đất của nhân dân quận 2 nay đã được đưa lên giữ chức phó chủ tịch UBND TP.HCM.

Có thể khẳng định, thế lực tham nhũng số một tại Sài Gòn không ai khác chính là Lê Thanh Hải.

Dưới đây là một số bài viết, bằng chứng tố cáo tội ác của trùm tham nhũng Lê Thanh Hải:











“Đâu có khác với cướp ngày”















Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Khác với ăn cướp ban đêm còn biết chút xấu hổ thường lấy bóng tối làm đồng lõa che giấu hành vi, cướp ngày thì điềm nhiên chường mặt công khai rất vô liêm sỉ bất chấp tất cả bởi nó được chống lưng bằng độc tài, bạo quyền nhân danh: Pháp luật là ta, ta là pháp luật”.

Bên cạnh các chức năng liên quan tiền tệ, một trong những tiêu chí (cũng là nguyên tắc) quan trọng của Ngân Hàng là tự động tạo lợi ích đối với người gửi tiền, cụ thể là làm cho giá trị tiền gửi phải tăng lên, dù ít hay nhiều, lãi xuất theo thời gian.

Nhưng tại Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại, giá trị tiền gửi đã không tăng mà đồng vốn bị teo tóp gần như bằng 0 mà người gửi tiền không có quyền nào để thưa kiện ngân hàng. Sự việc này ngẫm lại đâu có khác gì bị “Cướp giữa ban ngày” và điển hình qua vài vụ việc cụ thể dưới đây chứng minh.

Năm 1983, đáp ứng chủ trương của nhà nước “cách mạng” (đổi mới), theo sự vận động của UBND Phường nơi sinh sống, bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ quận Bình Thạnh, Sài Gòn) gửi tiết kiệm 270 đồng (thời điểm này, vàng có giá 120 - 130 đồng/chỉ) tại Quỹ tiết kiệm chi nhánh Bà Chiểu, địa điểm lãnh tiền khi đáo hạn là tại Kho bạc Nhà nước ở địa chỉ 368 Bạch Đằng, quận Bình Thạnh. Nội dung trong sổ gửi tiền ghi rõ là tiền gửi không kỳ hạn “có lãi và có thưởng”.

Theo bà Thủy cho biết, vào thời điểm 1983 giá trị số tiền này khá lớn vì sinh hoạt hằng ngày cho một gia đình 5-6 người chỉ mất 1-2 đồng. Tiêu chuẩn bán gạo mỗi đầu người chỉ có vài đồng/tháng. Lương của một cán bộ phường chỉ tầm 35 - 45 đồng/tháng.

Bà Thủy và sổ gửi tiền 

Vậy nhưng, sau 30 năm không rút một đồng tiền vốn hay lãi nào, bà Thủy “háo hức” cầm sổ tiết kiệm đi rút tiền thì được ngân hàng nhà nước thanh toán tính đến thời điểm 30/11/2014, tổng số tiền vốn+lãi bà Thủy sẽ được lĩnh là 4.385 đồng (bốn ngàn ba trăm tám mươi lăm đồng)!?

Từ giá trị vốn gốc hơn 2 chỉ vàng gửi suốt 30 năm, được “có lãi và có thưởng” tổng cộng 4.385 đồng, giá trị không hơn một ly “trà đá”. Nó cũng vừa đủ cho bà Thủy trả tiền gửi chiếc xe để vào ngân hàng lãnh đúng số tiền này!? (1)

Ông Quãng Văn Hai (Bình Thạnh, TP. HCM) và thông báo 
mời lãnh tiền tiết kiệm của NH Công thương VN - Ảnh: Hữu Khoa.

Giống như vậy nhưng còn thê thảm hơn là trường hợp của ông Quãng Văn Hai cũng ngụ tại quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Tháng 11-1975 ông gửi tiết kiệm 1.800 đồng = 20 lượng vàng (thời điểm này giá vàng khoảng 90 đồng/chỉ, gạo 4 hào/kg) đến năm 2000 hơn 25 năm sau số tiền vốn + lãi mà ông Quãng Văn Hai nhận lại chỉ là 23.562 đồng, đủ trả tiền bữa điểm tâm bát phở và ly café!? (2)

Giải đáp cho các trường hợp này Ngân hàng Công thương nhà nước “đảng ta” tỉnh rụi lạnh lùng trả lời rằng: Năm 1985, Nhà nước có thực hiện đổi tiền theo tỉ giá 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới, nên khoản tiền 270 đồng của bà Thủy còn 27 đồng, không phát sinh lãi gì. Vì số tiền này thấp hơn tiền duy trì tài khoản theo quy định nên khoản tiền trong sổ bị trừ còn 0 đồng. Cũng như vậy từ 1800 đồng của ông Quãng quy đổi còn chỉ 180 đồng.

Trời ạ! Toàn dân ta có nghe ngân hàng Công Thương nhà nước CSVN trả lời giống như phường “cướp cạn” không!?

Bà Thủy nghe lời vận động từ nhà nước “đảng ta” (mang 2 chỉ vàng) 270 đồng gửi để dành (tiết kiệm). Đùng một phát nhà nước “đổi tiền” biến hóa bốc hơi bay mất 2 chỉ vàng đồng thời “thối lại” cho bà Thủy có 27 đồng nhưng...

Vì số tiền 27 đồng này quá ít thấp hơn tiền duy trì tài khoản theo quy định của ngân hàng nên khoản tiền trong sổ bà Thủy bị trừ còn 0 đồng.

Cũng có nghĩa là tất cả những gì bà Thủy tin tưởng vào cơ quan nhà nước đã gần như bị chính nhà nước công khai “cướp” sạch trơn! Từ 1985 (năm đổi tiền) đến nay (2014) không một cơ quan tài chính ngân hàng hay báo chí nào của nhà nước “đảng ta” dám mổ xẻ chi tiết tỉ mỉ về sự phi lý của hành vi “cướp cạn” này cho đến khi Ngân Hàng Công Thương bắt buộc phải trả lời cho “khách hàng” là bà Thủy khiếu nại về số tiền mình gửi tiết kiệm nói trên. Điều đó cũng có nghĩa gần 30 năm (Bà Thủy) 25 năm (ông Hai) không hề hay biết tài khoản gửi tiết kiệm của mình bị “bốc hơi” và “đóng băng”!

Ngược lại với hành vi vô trách nhiệm có chủ đích như “cướp cạn” từ chối chi trả các tài khoản tiết kiệm ấy thì Ngân Hàng nhà nước lại rất chi tiết tỉ mỉ đeo bám như loài đĩa đói không bỏ sót một cục phân nào khi người dân bị đòi những khoản nợ rất nhỏ (vô tình, không để ý) từ cách đây vài chục năm…

Ngày 16/2/2012 Anh Nguyễn Huy Thủy ngụ tại phường Đại Nài, Tp Hà Tĩnh nhận được thông báo: Dư nợ ngân hàng đến ngày 16/2/2012 của anh là 1.000 đồng tiền gốc kèm số tiền lãi quá hạn phải thanh toán là 47 triệu đồng". Ngạc nhiên Anh Thủy kể: Năm 1996, gia đình tôi thế chấp sổ đỏ miếng đất cạnh ngay quốc lộc 1A để vay 47 triệu đồng ở Ngân hàng NN&PTNN Tp Hà Tĩnh. Năm 2002 chúng tôi đã trả xong cả số tiền gốc và lãi. Trong "Sổ theo dõi cho vay, thu nợ" của gia đình anh ngân hàng ghi rõ: Đã trả 46.999.000 đồng. Còn ở mục "Dư nợ" (lưu tài khoản) ghi: 1000 đồng. Từ năm 2002, sau khi gia đình anh Thủy trả xong nợ phía ngân hàng không hề có bất cứ thông báo gì về khoản vay này nữa nhưng ngày 16/2 vừa qua anh nhận được thông báo từ 1000 đồng nợ gốc năm 2002 nó đẻ ra thành 47.000.000 (bốn mươi bảy triệu) tiền lãi nói trên!? và anh có trách nhiệm phải thanh toán!?

Cũng y như vậy bà Uông Thị Liên (phường Đại Nài) nhận được giấy thông báo đòi nợ quá hạn có nội dung: Yêu cầu bà mang số tiền lãi là 75.000.000 đồng phát sinh từ số tiền gốc 6000 đồng đến tại Ngân hàng NN&PTNN TP. Hà Tĩnh số 504 đường Hà Huy Tập - để thanh toán trước ngày 26/2/2012.

Bà Liên cho biết: Năm 1995, gia đình bà có vay ngân hàng 100 triệu nhưng sau đó đã trả xong chỉ còn sót lại 6000 đồng tiền lẽ trong tài khoản ngân hàng. Từ đó đến này đã hơn 10 năm trôi qua nhưng phía ngân hàng không hề có thông báo gì nữa mà hồ sơ về khoản vay này đã quá lâu bà cũng không còn lưu giữ nên khi nhận được tờ giấy này gia đình tôi như bị chết đứng.

Đặc biệt, ở những dòng chữ cuối của tờ giấy đòi nợ quá hạn này được phòng Giao dịch số 4 Ngân hàng NN&PTNN TP Hà Tĩnh cho in đậm và gạch chân với nội dung: "Nếu hết ngày nói trên mà bà không trả nợ thì Ngân hàng sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng khác trên địa bàn thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ theo luật định. Mọi chi phí thu hồi nợ bà phải chịu" (3)

Quả là phi đạo lý với các trường hợp nói trên. Có thể chấp nhận một lý giải, trước đây hệ thống kinh tế tài chính Ngân Hàng CS/XHCN miền Bắc còn quá hoang dã chưa tiếp cận với các qui tắc ngân hàng như: Những tài khoản tiền gửi trong sáu tháng liên tục mà không phát sinh giao dịch hệ thống sẽ chuyển qua tình trạng “tạm ngừng hoạt động” (inactive). Nếu tình trạng này kéo dài trên 12 tháng thì hệ thống quản lý sẽ chuyển tài khoản sang chế độ “ngủ” (dormir) tách riêng để dễ kiểm soát hay ngân hàng sẽ tự động gia hạn thẻ tiết kiệm thêm một kỳ hạn mới theo lãi suất hiện hành tại thời điểm gia hạn nếu khách hàng không có đề nghị gì khác. Nhưng không thể đổ lỗi vì thế mà một nhà nước tự cho là của nhân dân sống được là do nhân dân lại hành xử như phường “cướp cạn” giữa ban ngày đối với tài sản mồ hôi nước mắt của người dân.

Nếu trước đây “đổi tiền” không phải là lý do để tước đoạt làm “bốc hơi” tài sản cá nhân hầu kéo đời sống đại bộ phận người dân miền Nam xuống nghèo khổ cho đồng đẳng ngang bằng với xã hội XHCN nghèo khó miền Bắc tại thời điểm ấy thì tất yếu nhà nước hãy thanh toán sòng phẳng các “sổ tiết kiệm” của mọi người dân nếu không tính lãi thì ít ra cũng trả đúng trả đủ bằng với giá trị tài thời điểm ký gửi dù có là bao nhiêu năm qua. Nếu không, hành vi của nhà nước này chẳng khác gì là hành vi “cướp cạn” của phường đạo tặc.



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

My Blog List