Bỏ tiền ‘chạy việc’ sau tốt
nghiệp?
Diệu HươngGửi cho BBC từ London
·
19 tháng 12 2014
Chưa kịp mừng vui vì có được tấm bằng giỏi của trường Đại học Sư
phạm trong tay, Minh lại đối mặt với gánh nặng thất nghiệp khi gia đình không
có mối quan hệ trong ngành cũng như 300 triệu VNĐ để giúp sinh viên vừa tốt nghiệp như cô được đứng
lớp ở một trường THCS với mức lương 2 triệu VNĐ một tháng.
Có chăng trường hợp của Minh không phải là duy
nhất khi hàng vạn sinh viên ra trường mỗi năm phải ‘chạy vạy’ xin việc nếu có
nguyện vọng xin việc vào các công ty nhà nước, mà điển hình rõ ràng nhất tồn
tại trong ngành giáo dục, ngân hàng, hàng hải, hoá dầu.
Đầu tư cho tấm bằng đại học đã là chuyện không
đơn giản, nhất là đối với con em những gia đình không khá giả, hay khó khăn hơn
nữa với sinh viên diện vay tiền ngân hàng để đóng học phí. Sau khi ra trường,
con đường tìm việc đối với họ khó khăn hơn nhiều lần khi không có sự hỗ trợ của
gia đình về mối quan hệ trong ngành nghề mà mình yêu thích hay một khoản tiền
lớn đi kèm.
Để có việc ‘dễ dàng hơn’, ‘chi phí’ cho từng
ngành nghề ở mỗi khu vực được cho là khác nhau. Không ai khác, những cựu sinh
viên đang mỏi mắt tìm việc trong thị trường hiện nay là người nắm thông tin này
rõ nhất.
Thực tế chứng minh rằng để xin việc vào các cơ
quan quản lý nhà nước, các cơ quan thực thi pháp luật, dịch vụ công, quản lý
hành chính, những bộ máy được hưởng lương từ ngân sách nhà nước như giáo dục,
hải quan hay y tế,... sinh viên có năng lực, bằng cấp thôi là chưa đủ.
Để trở thành nhân viên hải quan cảng Hải Phòng
hưởng mức lương tối thiểu 1.115.000 VNĐ một tháng, Đạt, sinh viên tốt nghiệp
ngành quản lý đã chấp nhận bỏ ra 900 triệu, người được hỏi cũng xác nhận rằng
con số này có thể dao động từ 900 triệu đến 1 tỉ 200 triệu VNĐ, trước khi theo
học nghiệp vụ, ‘tùy vào mối quan hệ với các lãnh đạo trong ngành’.
Anh cho hay ‘nhân viên hải quan có cơ hội tiếp
xúc nhiều với hàng hóa’, sẽ có thêm ‘các nguồn thu khác’ nên người muốn làm
ngành này cũng phải ‘đầu tư cao hơn’ khi khả năng ‘thu hồi vốn’ là ‘trong tầm
tay’.
Hay như trường hợp của Thư, dù đã qua vòng
phỏng vấn, cũng vẫn phải nộp 200 triệu để
được vào làm kĩ thuật viên Tập đoàn dầu khí hưởng lương 30 triệu một tháng hay
Bình bỏ ra 400 triệu để làm việc ở phòng kế toán.
Ba trường hợp kể trên là ví du điển hình trong
vô vàn những ví dụ khác, khắc họa thực trạng chung của xã hội, nói như Minh,
cựu sinh viên Đại Học Sư phạm Hà Nội là ‘ra trường bây giờ muốn có việc làm
phải biết điều, biết thích nghi mới mong có hợp đồng hay vào biên chế’.
Hưởng thụ an nhàn
Đạt cho hay nghề của anh ‘an nhàn và ổn định
lắm’, lại có thêm nhiều ‘khoản khác’ nên sẽ ‘nhanh chóng giàu có mà không phải
lo nghĩ nhiều’.
Có phải một bộ phận không nhỏ những người trẻ
hiện nay đã sớm hình thành tâm lý ỷ lại, sống dựa dẫm, muốn giàu sang nhanh
chóng nhưng lại lười lao động, tìm công việc ‘an nhàn và ổn định lắm’, ‘mức
lương chính và phụ cao’, thay vì tìm kiếm ngành nghề phù hợp với đam mê và sở
thích cá nhân để được cống hiến và sáng tạo?
Rất khó cống hiến
Quay trở lại trường hợp của Minh, vì không có
đủ số tiền để ‘chạy vạy’, cô phải làm nhiều việc trái ngành nếu không muốn thất
nghiệp để chờ cơ hội kiếm đủ số tiền 300 triệu VNĐ.
Vậy là sau bao năm đèn sách trên giảng đường
đại học, giấc mơ làm giáo viên của Minh cũng đành hoãn lại.
Minh cho hay một số người bạn của cô lựa chọn
học cao lên bậc thạc sỹ, tiến sỹ để ‘né thất nghiệp’, tìm kiếm cơ hội khác, thế
nhưng thành phần tìm được công việc như mong muốn trong số này cũng không
nhiều.
Người người chạy việc, nhà nhà chạy việc, thế
nên đây đã trở thành một quy tắc ngầm đối với bất kể ngành nào có sự góp mặt
của yếu tố nhà nước.
Nhìn vào báo cáo quý 1 năm 2014 của Bộ Lao
động- Thương binh và Xã hội Việt Nam ghi nhận tình trạng thất nghiệp ở nhóm
lao động trình độ chuyên môn ngày càng tăng, cụ thể có 79.100 người có trình độ
cao đẳng bị thất nghiệp, 162.400 người có trình độ từ đại học trở lên bị thất
nghiệp.
Biết được thực tế, để tồn tại trong môi trường
lao động khắc nghiệt như hiện nay, ‘nguồn nhân lực của đất nước’ cũng chỉ biết
‘sống chung với lũ’ , có người chấp nhận và hùa theo, coi việc bỏ tiền ra là
đáng làm, cũng có người tìm cách thích nghi hay tìm cơ hội làm việc khác.
Suy cho cùng, để có công việc như mong muốn,
được đóng góp cho xã hội, phát huy được sáng tạo và nâng cao kĩ năng mà vẫn
không đánh mất bản thân không phải là chuyện dễ dàng.
Họ, những người trẻ đầy nhiệt huyết trước
ngưỡng cửa lập nghiệp, đang trở thành ‘nạn nhân’ hay ‘kẻ tiếp tay’ cho một tệ
nạn trên thị trường lao động Việt Nam?
Tác giả đã phỏng vấn
các bạn nêu trên trong bài nhưng xin không nêu cả họ tên vì lý do tế nhị.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.