Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, December 17, 2014

Thương mại Việt Nga trong bối cảnh đồng Rúp suy sụp


Thương mại Việt Nga trong bối cảnh đồng Rúp suy sụp


Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-12-16

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
12162014-ledangdoanh-kh.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Par8053414.jpg
Bảng niêm yết giá ngoại tệ đối với đồng rúp của Nga bên ngoài một văn phòng giao dịch tại Moscow ngày 12 tháng 12 năm 2014.
 AFP photo




Nền kinh tế Nga đang suy yếu do việc cấm vận của phương Tây và giá dầu sụt giảm, việc này có ảnh hưởng ra sao đối với quan hệ thương mại Việt Nga, Kính Hòa phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội.

TS Lê Đăng Doanh: Việc đồng rúp giảm giá, và nhất là gần đây có hiện tượng giảm rất đột ngột, ví dụ như ngày hôm qua, trong một ngày mà giảm tới 11%. Và tính từ đầu năm đến nay, theo nhiều nguồn tin khác nhau thì đồng Rúp giảm đến 40 đến 50%, việc này ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước Nga, và cũng có ảnh hưởng nhất định đến thương mại giữa Việt Nam và nước Nga. Ví dụ như là khách du lịch Nga đến vùng Nha Trang và Mũi Né đã giảm đáng kể.

Bây giờ chắc chỉ còn khoảng 30%, việc này làm cho các khách sạn nhà hàng ở vùng đấy trước giờ chuyên môn hóa để đón khách Nga, ví dụ như là các khách sạn nhà hàng đều có bảng hiệu bằng tiếng Nga, thì nay đang gặp khó khăn lớn. Thứ hai nữa là quan hệ xuất nhập khẩu giữa Nga và Việt Nam sẽ gặp khó khăn vì sức mua của Nga giảm, việc thanh toán bằng đồng đô la chắc chắn gặp khó khăn. Điều này sẽ làm giảm việc xuất khẩu của Việt Nam sang Nga và việc thanh toán của Nga bằng đồng ngoại tệ. Còn về lâu dài thì nếu kinh tế Nga vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì sẽ có thể ảnh hưởng đến các dự án đầu tư của Nga ở Việt Nam.

Kính HòaVới những ngành có hàng hóa xuất khẩu sang Nga thì ngành nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất thưa Giáo sư?

TS Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ các ngành như là dệt may, xuất khẩu hàng da giầy, xuất khẩu các sản phẩm điện tử có thể là ảnh hưởng mạnh. Trong khi đó thì xuất khẩu hàng nông sản thì Nga đang cần và hiện đang bị các nước Liên minh châu Âu cấm vận, cho nên có thể các mặt hàng nông sản vẫn được Nga nhập khẩu và có khả năng thanh toán bằng đồng đô la vì đấy là những mặt hàng nước Nga đang cần và họ không thể nào thay thế được.

Kính HòaGiáo sư có thể nói thêm về các dự án đầu tư của nước Nga tại Việt Nam?

TS Lê Đăng Doanh: Hiện nước Nga có nhiều cam kết trong ngành dầu khí, và ngành dầu khí của Nga vẫn đang tiếp tục thực hiện các việc đó. Nhưng nếu giá dầu giảm đến một mức độ nhất định thì các công ty Nga sẽ phải tính toán lại cái tỉ suất lợi nhuận để xem các dự án khoan dầu còn có thể có lợi hay không. Nếu không thấy có lợi nhuận thì tôi nghĩ là họ sẽ xin giảm tiến độ để chờ tình hình cải thiện khi giá dầu lên thì họ sẽ tiếp tục, chứ tôi không tin là họ sẽ bỏ những dự án đó.

Kính HòaViệt Nam và những doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để đối phó với các khó khăn hiện thời và những dự báo không sáng sủa của nền kinh tế Nga?

TS Lê Đăng Doanh: Bài học của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam là không nên bỏ trứng vào một giỏ. Các doanh nghiệp vùng Mũi Né và Nha Trang thì đã quá say sưa với khách Nga, chỉ hoàn toàn toàn chuyên môn hóa vào một khách hàng. Các cửa hàng, các nhà hàng có biển hiệu hoàn toàn bằng tiếng Nga. Điều đó cũng không gây thiện cảm cho các du khách không phải người Nga. Nhiều người nước ngoài đến đó và nói lại với tôi là họ lấy làm không hài lòng vì đã rơi vào một thành phố Nga, rồi thì là sau 10 giờ đêm có những người Nga say sưa cầm chai rượu đi ca hát ngoài đường, cái điều đó cũng không phù hợp với một số du khách châu Âu.

Tôi nghĩ bài học là Việt Nam nên tìm cách đa dạng hóa thị trường. Hiện nền kinh tế Nga đang sút giảm thì tôi nghĩ là ngành dệt may và da giày của Việt Nam sẽ có nhiều khả năng đa dạng hóa. Gần đây các đơn đặt hàng của ngành dệt may và da giày tăng lên mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng quá cả công suất của họ. Tôi nghĩ là ngành dệt may và da giày không có tác động gì nặng nề.

Kính HòaTức là những đơn đặt hàng từ những thị trường khác chứ không phải thị trường Nga phải không Giáo sư?

TS Lê Đăng Doanh: Vâng, từ những thị trường khác. Vả lại giao thương giữa Việt Nam và Nga vẫn còn khiêm tốn so với lại Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu hay là các nước ASEAN khác.

Kính HòaXin Tiến sĩ cho câu hỏi cuối là trong việc giao thương giữa Nga và Việt Nam thì cộng đồng người Việt ở Nga đóng một vai trò quan trọng, đôi khi cũng không thấy được qua các con số kinh tế thống kê. Thưa Giáo sư trong cuộc khủng hoảng hiện thời và có thể là trong tương lai nữa, thì Giáo sư đánh giá thế nào về sự ảnh hưởng lên cộng đồng người Việt ở Nga và sự đóng góp của họ trong sự giao thương giữa đôi bên?

TS Lê Đăng Doanh: Cộng đồng người Việt ở Nga thì rất là đa dạng, nhưng mà cộng đồng người Việt sống bằng kinh doanh ở vùng Mát Cơ Va thì bị ảnh hưởng rất nặng nề. Vì họ thường là nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang để bán, nay đồng Rúp giảm giá quá nhiều nên giá tăng rất nhanh, nhưng giá hàng trên thị trường Nga lại không tăng nhanh bằng sự mất giá của đồng Rúp. Cho nên là hiện nay họ mất khả năng thanh toán, họ chịu thua lỗ.

 Đã có hiện tượng kho hàng ứ đọng và hiện tượng nợ dây chuyền giữa người Việt Nam này với người Việt Nam khác, người Việt Nam nhập khẩu không thanh toán được, và người bán hàng hiện nay cũng không thanh toán được.

Tôi nghĩ là cộng đồng người Việt làm kinh tế ở Nga nên xem xét lại việc kinh doanh, phải chuyển hướng kinh doanh, và phải tìm một cái cách để mà sống sót trong cái cơn bão rất là nặng nề và cay đắng này. Tôi rất thông cảm với họ trong tình hình nước Nga hiện nay.
Kính HòaXin cám ơn Tiến sĩ đã dành thời giờ cho đài Á châu tự do thực hiện cuộc phỏng vấn này.


Đông Á không nên đùa với lửa
media

Lãnh đạo Nhật và Trung Quốc tại thuợng đỉnh APEC 2014. Ảnh ngày 10/11/2014REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Nhân cuộc bầu cử tại Nhật Bản, báo Les Echos, ở trang ý kiến, đã nhìn về Đông Á, chạy tựa cảnh báo : « Các tác nhân phép màu châu Á không nên đùa với lửa ». Bài viết của Dominique Moisi, giáo sư tại King’s College, Luân Đôn, nêu bật thái độ ngày càng nặng tính dân tộc chủ nghĩa ở Châu Á, xuất phát từ sự đối đầu về lịch sử, văn hóa giữa các cường quốc khu vực, và đe dọa đến thế cân bằng ở vùng này của thế giới.

Bài viết mở đầu với hình ảnh trên đài truyền hình Trung Quốc CCTV4 mà ông ngẫu nhiên được xem khi bấm nút truyền hình một hôm tại Seoul : đó là hình ảnh tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc trang bị hỏa tiễn có thể bắn đến Hoa Kỳ. Chương trình bằng tiếng Quan thoại, nhưng có chú thích bằng tiếng Anh, như để cho khán giả phương Tây có thể hiểu được. Chương trình còn nhấn mạnh là ‘Lực lượng Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông tương đương với lực lượng trên bộ của Nga ở Ukraina.’

Tác giả bài viết nhận thấy chủ nghĩa dân tộc ngày dâng cao ở Châu Á đang thể hiện qua lời nói, ngôn từ, có khi qua hình ảnh.

Ông nhắc lại là tại Paris, cách đây vài ngày, một nhà ngoại giao Nhật nói chuyện với ông, đã có những lời lẽ rất là kỳ thị đối với Trung Quốc và Hàn Quốc, và không phải dựa trên đường lối chính sách của hai láng giềng của Nhật, mà là trên lịch sử và văn hóa, tóm lại dựa trên bản sắc dân tộc.
Người Hàn Quốc thì cũng đả kích Nhật, bị xem là một « dân tộc Samourai chiếm đóng đất nước chúng tôi, tìm phụ nữ đẹp, ngược lại với phụ nữ Nhật.. »

Bài viết cho là nếu so sánh với Trung Đông, thì quả là Đông Á đang già đi có vẻ là một ốc đảo ổn định, trù phú, an ninh dù Bắc Triều Tiên có khuấy động.

Nhưng ‘ký úc đau đớn’ của vùng này, không nguôi ngoai mà ngày xem ra nặng trĩu thêm với thời gian, phủ một bóng đen nguy hiểm lên toàn khu vực.

Ông Moisi đánh giá là người ta có thể nêu lên mối liên hệ nhân quả ở Đông Bắc Á, giữa sự thiếu vắng hòa giải và tăng trưởng kinh tế.
Như cảm nhận bị hạ nhục khi ‘phép màu Châu Á’ lại diễn trước tiên tại Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc muốn chứng minh có thể vượt kẻ từng xâm lăng họ.
Tuy nhiên nếu chủ nghĩa quốc gia có thể kích thích kinh tế, thì đi quá trớn nó có thể dẫn đến tai họa.
Trong bối cảnh như nêu trên, tác giả bài báo nhận thấy là Hàn Quốc có một thái độ từ tốn, dựa trên sự khiêm nhường pha lẫn lạc quan. Seoul rất ý thức là phải có bạn, có người bảo vệ. Seoul cũng lo ngại là chính sách xoay trục của Mỹ thể hiện qua lời nói hơn là hành động.


Cho nên trong lúc không mấy được trấn an và Nhật đang muốn xét lại lịch sử, Hàn Quốc đã phần nào quay sang Trung Quốc. Tính toán của Seoul không phải chỉ là kinh tế, mà là Bắc Kinh có thể ảnh hưởng lên Bình Nhưỡng và người lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên, ít kinh nghiệm nhưng hành động lại vô cùng bất ngờ.

Bắc Kinh cũng có thể cố vấn cho Nga, vì ngoài Trung Quốc hiện nay ai có thể có ảnh hưởng gì đối với nước Nga của Putin ?

Tác giả bài viết cho là thật ra, nhìn từ Seoul, ông Tập Cận Bình là một người có vẻ thực tiễn, hành động hợp lý hơn là chủ nhân điện Kremly. Ông Moisi mỉa mai cho là phía Hàn Quốc đang có vẻ tội nghiệp cho Châu Âu ‘đã không may có Nga ở sát biên giới chứ không phải là Trung Quốc’.
Cuối cùng ông Morsi đã ví Hàn Quốc, cởi mở hơn Nhật, tổ chức tốt hơn Trung Quốc ở Châu Á, với Châu Âu trên bàn cờ thế giới, một châu Âu bị kẹt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một châu Âu tinh tế, với truyền thống văn hóa lâu đời nhưng thực tế quyền lực thì nhường lại cho kẻ khác.

Nhật Bản : Abenomics 2
Về Châu Á, Nhật Bản sau bầu cử cũng được báo Pháp soi rọi : « Tái đắc cử ở Nhật, Shinzo Abe muốn tiếp tục Abenomics », một tựa của Le Monde trên trang nhất. Ở trang quốc tế, ngay bên dưới tựa đề : « Shinzo Abe thành công rực rỡ trong cuộc bầu cừ Quốc hội Nhật », tờ báo ghi nhận Thủ tướng Nhật đã khẳng định trở lại ý muốn sửa đổi diễn giải hòa bình của Hiến pháp.

Bài báo trên Le Monde mở đầu với nhận xét : Thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu lại Quốc hội ngày 14/12, đã củng cố thế đứng của Thủ tướng Abe, nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về chủ trương thực sự của ông đượm tính dân tộc chủ nghĩa. Với số ghế nắm được cùng với đảng liên minh Komeito, ông Abe sẽ dễ dàng cho thông qua các dự luật ông muốn, và sửa đổi Hiến pháp.
Bài báo cũng nhắc lại tuyên bố của ông Abe sau kết quả bầu cử là « được sự ủy thác của dân chúng do thành tích của chính phủ trong hai năm qua (...). Nhưng không nên buông thả. Bây giờ phải giải thích rõ ràng chính sách mà chính phủ muốn thực hiện ».

Le Monde cũng ghi nhận là Thủ tướng Nhât đã thấy uy tín của ông bị suy giảm sau khi hai nữ bộ trưởng phải từ chức tháng 10 vừa qua, do bê bối tiền nong. Nhưng đó chỉ là tạm thời mà thôi, vì hai vị bộ trưởng này, Yuko Obuchi và Midori Matsushima đã tái đắc cử, trong lúc phe đối lập lại thảm bại. Ngay tại cứ địa là Tokyo, lãnh đạo đảng Dân chủ Nhật (PDJ) Banri Kaeda, bị mất ghế, cũng như cựu Thủ tướng Naoto Kan.

Có điều theo bài báo, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu thấp nhất từ trưóc đến nay, 52,6%, đã tương đối hóa thắng lợi của ông Shinzo Abe. Trong các cuộc thăm dò du luận trước bầu cử, 40% người được hỏi cho biết không biết bầu cho ai.

Thắng lớn nhưng quyền lực ông Abe không hẳn là vững chắc

Le Monde trích lời giáo sư Koichi Nakano, đại học Sophia ở Tokyo, nhìn thấy là dù ông Abe đã thắng lớn như nói trên, « quyền lực của ông chưa hẳn là vững chắc », uy tín của Thủ tướng sẽ lại suy giảm do khó khăn kinh tế, hay vấn đề nhạy cảm đối với dân Nhật như vấn đề sửa đổi Hiến pháp chủ hòa, mà ông Abe đã tránh né trong chiến dịch vận động tranh cử, nhưng sẽ chiếm một chỗ quan trọng trong lịch trình sắp tới.

Bài báo nhắc lại là ông Abe cũng đã nêu lên các vấn đề tế nhị mà ông tránh né ngay sau kết quả bỏ phiếu : một dự luật sẽ được đưa ra thảo luận năm tới đây về việc diễn giải lại Hiến pháp, ông cũng cho biết trước sẽ nói gì nhân kỷ niệm lần thứ 70 vào năm tới đây, 15/8/2015, ngày Nhật đầu hàng trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Le Monde trích dẫn nhà phân tích Michael Cucek, cho là muốn sửa đổi Hiến pháp không dễ, ít ra phải cần một thắng lợi mới của đảng Tự do Dân chủ PLD ở cuộc bầu cử Thượng viện năm 2016, để hồ sơ có chút tiến triển’. Hiện nay phần lớn dư luận Nhật vẫn chống đối.

Le Monde nhắc lại dĩ nhiên các nước láng giềng của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc rất chống đối và bày tỏ lo ngại. Báo giới hai quốc gia này đã tập trung bình luận trên chủ đề này sau cuộc bầu cử ở Nhật, về điều mà họ xem là ‘sự vươn lên đáng ngại của phe cực hữu Nhật’
Le Figaro cũng có phản ánh tương tự như Le Monde khi ghi nhận ở trang kinh tế : « Thị trường chứng khoán Tokyo hờ hững trước việc ông Shinzo Abe tái đắc cử ».

Bài báo nhìn thấy thị trường chứng khoán đã không chào mừng chút nào thắng lợi của ông Abe và đảng PLD : Trước lúc đóng cửa chỉ số Nikkei đã tuột 1,57%.

Theo kinh tế gia Hermand, ngân hàng Nomura, đó là vì thắng lợi đã được dự đoán trước. Giới kinh tế và đầu tư giờ đây chờ đợi hành động của ông Abe, chờ đợi những cải tổ cơ cấu mà ông đã hứa – thị trường lao động, bảo hiểm xã hội - những chủ đề rất nhạy cảm về mặt chính trị.


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

My Blog List