Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, October 19, 2015

VÀO TPP:KINH TẾ VN BỊ TÊ LIỆT VÌ HÀNG NGOẠI


On Sunday, October 18, 2015 10:14 AM, Phuc Lien NGUYEN <> wrote:


VÀO TPP:KINH TẾ VN BỊ TÊ LIỆT
VÌ HÀNG NGOẠI

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 15.10.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen



NHỮNG BÀI NHẬN ĐỊNH VỀ CSVN & TPP
NGUYỄN PHÚC LIÊN,
Geneva, 07.10.2015

Chúng tôi lần lượt viết và phổ biến những bài NHẬN ĐỊNH & ĐẤU TRANH cho TPP sau đây:

(Bài 1)      
                 
TỰ DO MẬU DỊCH TPP: ĐÂU LÀ NHỮNG ĂN THUA CHÍNH ?

Đất nước đang ở thời kỳ đen tối nhất: Kinh tế bị phá sản do Tham nhũng, Lãng phí phát sinh từ chính Cơ chế Cộng sản; Biển đảo bị Trung quốc lấn chiếm; Trên đất liền, những nhượng địa cho Tầu đã lan ra khắp Lãnh thổ như hình da báo. Đảng CSVN bất lực giải quyết. Nhưng khi được tin TPP đàm phán xong, CSVN đã sử dụng TPP để lừa bịp dân, coi đây như một chiến thắng sẽ mang thịnh vương đến cho Quê Hương. Đây là cái nhìn chiến thuật Chính trị nhằm lừa Dân để tránh một cuộc tổng NỔI DẬY từ quần chúng.

 Chúng tôi viết bài này nhằm cho Dân biết rằng đây là một Hiệp Định Thương mại phải đặt khả năng phát triển Kinh tế lên hàng đầu mới mong gặt hái được những hiệu quả từ Hiệp Định. Dân chúng đừng vội nghe những tuyên truyền bịp bợm mang tính cách Chính trị mỵ dân của CSVN. Nếu CSVN coi TPP ở phương diện chiến thắng Chính trị của mình, thì chính Dân chúng đòi buộc CSVN phải thi hành những điều kiện gia nhập TPP mang tính cách Chính trị là phải thay đổi hẳn Thể chế cho phù hợp với Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường giống như 11 nước khác thuộc TPP.

(Bài 2)           
TỰ DO MẬU DỊCH TPP:
KINH TẾ VN BỊ TÊ LIỆT VÌ HÀNG NGOẠI

Bài Nhận định này loại bỏ ra ngoài cái nhìn TPP mang mầu sắc Chính trị. Chúng tôi trình bầy những Lý thuyết có tính cách Giáo khoa về Phân phối Quốc tế Phát triển Sản xuất của mỗi Quốc gia cho có hiệu quả tối đa, rồi từ đó chúng ta mới có thể lựa chọn một đường lối Chính trị Thương mại (Politiques Commerciales) phù hợp cho mỗi giai đoạn Phát triển Kinh tế từng nước. Ba chủ trương Thương mại : (i) Tự do Mậu dịch (Libre Echange); (ii) Bảo hộ Mậu dịch, nhất là Bảo hộ những Kỹ nghệ đang phát (Protectionnisme des Industries naissantes); (iii) Tự túc (Autarcie), cả ba đều hữu ích cho mỗi giai đoạn Phát triển.

Dựa trên những nguyên tắc Mậu dịch vừa trình bầy, người ta có thể khẳng định tiên thiên những hệ quả sau đấy khi Việt Nam vào TPP:

=>           Những nước đã phát triển sản xuất như Hoa kỳ, Nhật, Úc châu, Gia Nã Đại, Tân Tây Lan, Tân Gia Ba không coi Việt Nam là một nước cạnh tranh với họ về hàng hóa, mà chỉ coi khối người gần 100 triệu dân VN là khối TIÊU THỤ hàng hóa và dịch vụ của họ.

=>           Khả năng phát triển nhanh nhất của Việt Nam là các Lãnh vực Nông nghiệp và Ngư nghiệp, nhưng CSVN đã cố tình quên đi các Lãnh vực này, chỉ chạy theo Lãnh vực gọi là “công nghệ” như May Mặc, Da Dầy… mà tài phiệt nước ngoài làm Chủ để dễ bề Tham nhũng và ăn Hối lộ nhanh chóng. Chính vì vậy mà theo nhận định của Bloomberg, khi vào TPP, Lãnh vực Nông nghiệp, Chăn nuôi của Việt Nam bị thiệt hại nặng nề nhất.

=>           Trong dài hạn, Kinh tế Việt Nam sẽ bị tê liệt vì hàng ngoại tự do đến từ 11 nước, nhất là từ những nước đã phát triển cao như Hoa kỳ, Nhật, Gia Nã Đại, Úc châu, Tân Tây Lan, Tân Gia Ba.

(Bài 3)           
TỰ DO MẬU DỊCH TPP:
DÂN TỘC VN OÁN HẬN HAY CẢM ƠN OBAMA

Ý chí của Dân tộc Việt Nam khác với Ý muốn của đảng CSVN. Hoa kỳ đã thừa biết Ý chí của Dân tộc Việt Nam đã được bầy tỏ qua cuộc Di cư gần 1 triệu người năm 1954 từ Bắc vào Nam và qua cuộc Vượt biên sống chết tìm Tự do năm 1975. Dân Tộc Việt Nam không muốn sống cảnh nô lệ và bị bóc lột của đảng CSVN. Vì vậy sự oán hận hay cảm ơn TT.Obama tùy thuộc vào việc ông ủng hộ đảng CSVN giữ cái Cơ chế hiện hành để đè đầu bóp cổ Dân Tộc Việt Nam hay ông trợ lực Dân Tộc này đứng lên chôn vùi  Cơ chế CSVN hiện hành để có thể bắt đầu thăng hóa Xã hội và phát triển Kinh tế quốc dân.

=>       Dân Tộc Việt Nam Oán hận ông Obama

Dân Tộc VN oán hận ở những trường hợp sau đây:

* CSVN đang lo sợ bị quần chúng NỔI DẬY chôn vùi chúng đi. Nếu ông Obama giơ tay cứu vớt chúng như chúng đang ao ước để có thể kéo dài sự cướp bóc trên Dân Tộc, thì Dân Tộc này sẽ oán hận ông hết đời này sang đời kia.

* Một đám Việt gian bưng bô CSVN đang nằm tại Hoa kỳ mà TT.Obama đã từng coi như Đại diện cả khối người Việt tỵ nạn tại Mỹ, mời hỏi đến để tham khảo ý kiến trước ngày tiếp đón Nguyễn Phú Trọng. Nếu ông Obama sử dụng đám Việt gian bưng bô này cho giải pháp Hòa Hợp Hòa Giải với CSVN để kéo dài Cơ chế CSVN trên đầu Dân Tộc VN, thì Dân Tộc này từ quốc nội đến hải ngoại sẽ oán hận ông từ đời này đến đời kia.
* Hoa kỳ, một nước tiên tiến về Kỹ nghệ, sản xuất hàng hóa và dịch vụ đứng hàng đầu Thế giới và Việt Nam, một nước chưa phát triển, ở vào hạng chót Thế giới, cùng đứng chung trong một Hiệp Hội Tư do Mậu dịch TPP. Đây là điều trái ngược với Lý tưởng Tự do Mậu dịch và có thể hiểu rằng Hoa kỳ đi tìm 100 triệu dân VN tiêu thụ hàng hóa của mình, nghĩa là việc làm có tính cách một nước giầu mạnh bóc lột một nước còn nghèo yếu. Nếu ông Obama muốn sử dụng CSVN để bóp họng dân nghèo bán sức lao động với đồng lương rẻ mạt phục vụ cho tài phiệt Hoa kỳ và làm tê liệt Kinh tế quốc dân VN do tràn lan hàng ngoại, thì Dân Tộc VN sẽ oán hận ông từ đời này qua đời kia.
=>       Dân Tộc Việt Nam Cảm ơn ông Obama
Như ở đoạn trên chúng tôi đã nhắc ra là TT.Obama đã biết rõ Ý chí của Dân Tộc Việt Nam: chôn vùi hẳn Cơ chế CSVN. Ý chí đó chưa thực hiện được lúc này vì đảng CSVN quá tàn ác, sử dụng bạo lực đẫm máu đàn áp dân chúng. Chính vì vậy mà chúng tôi mong mỏi TT.Obama, nhân việc CSVN tha thiết vào TPP, dùng áp lực của Hiệp Hội Tự do Mậu dịch này ép buộc CSVN phải thay đổi tận căn nguyên Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị của CSVN. Đây là điều đòi hỏi không phải là quá đáng, mà chính là phù hợp với lời tuyên bố long trọng của một vị Tổng Thống Hoa kỳ về những Điều kiện đặt ra cho mỗi Hội viên tương lai của Hiệp Hội TPP. Nhân cuộc Họp APEC tại Hạ Uy Di vào những ngày 12-13.11.2011, Tổng Thống Hoa kỳ Obama đã tuyên bố Điều kiện thứ nhất của một Hội viên TPP là:
“Tự do Kinh doanh, nghĩa là Dân chủ hóa Kinh tế; nghĩa là Chính trị không độc đoán nắm trọn Kinh tế nữa !”
Nếu TT.Obama tôn trọng chính lời mình nói ra và yêu cầu CSVN phải thực hiện cụ thể đòi hỏi ấy, thì Dân Tộc Việt Nam Cảm ơn ông từ đời này đến đời sau vậy.

(Bài 4)           

TỰ DO MẬU DỊCH TPP:

ĐƯỜNG HƯỚNG MỚI ĐẤU TRANH CHO VIỆT NAM

Nói đường hướng MỚI đấu tranh có nghĩa là đã có đường hướng CŨ đấu tranh không còn có hiệu quả nữa, thậm chí có người còn lạm dụng đường cũ ấy cho quyền lợi cá nhân hay nhóm đảng mình. Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh rằng lực lượng đấu tranh chính yếu là tại Quốc nội, còn Hải ngoại chỉ làm nhiệm vụ phục thuộc cho Quốc nội mà thôi:

=>       Hướng đấu tranh CŨ

* Hã dẹp bỏ việc lải nhải đấu tranh cho NHÂN QUYỀN.

Đã những chục năm trường rồi, người ta liên tục nêu hai chữ Nhân Quyền ra để đấu tranh từ Hải ngoại đến Quốc nội mà hiệu quả không đi đến đâu. CSVN còn đánh đĩ hai chữ Nhân Quyền để đánh lừa Quốc tế. Chính những nước lớn, biết rõ Trung quốc không tôn trọng Nhân quyền, nhưng bề ngoài nhắc ra hai chữ này làm kiểng che đây cho thực chất là ký những Hợp đồng cùng chia chác quyền lợi làm ăn chung với Trung quốc.
* Tiếp tay với CSVN để ru ngủ cuộc đấu tranh tại Quốc nội
Đây là thái độ của một số người tại Hải ngoại. Họ cắt nghĩa những chuyển biến Chính trị tương lai rất ăn khớp mà Hoa kỳ như nước tính toán an bài thay cho chúng ta. Họ đã làm cho Lực lượng đấu tranh tại Quốc nội trở thành ỷ nại, cứ nằm dưới gốc sung chờ sung rụng. Có thể coi đây là việc cùng với CSVN bắn hỏa mù để mỵ dân !

=>       Hướng đấu tranh MỚI

* Đấu tranh thiết thực cho quyền sống của Dân nghèo.

Cái Nhân Quyền CỤ THỂ và đứng hàng đầu các nhân quyền khác, đó là quyền sống của thân xác. Nói một cách cụ thể hơn nữa, đó là QUYỀN DẠ DẦY (Stomach Right). TPP là một Hiệp Hội về Thương mại chứ không phải là Hiệp Hội ái hữu, luân lý. Chúng ta phải đấu tranh để những quyền lợi tiền bạc đi về hướng nâng cao đời sống vật chất cho quần chúng, chứ không phải phục vụ cho Tham nhũng, Hối lộ của những đảng viên CSVN.

* Đòi hỏi CSVN phải thay đổi hẳn Cơ chế Chính trị từ căn nguyên.

Đây là đòi hỏi theo đúng điều kiện mà Tổng Thống Hoa kỳ Obama đã nêu ra cho những Hội viên của TPP. Việc vào TPP của Việt Nam mà không có thay đổi tận căn nguyên Chính trị độc tài độc đảng toàn trị, thì đó là điều phản bội lại chính Đất nước và Dân tộc Việt Nam vậy.
 NGUYỄN PHÚC LIÊN,



Sự hồ hởi háo hức khi hay tin Vệt Nam đứng trong TPP là từ phía tà quyền CSVN vì cái tà quyền này đang ở trong tình trạng phá sản Kinh tế, Ngân sách đang thiếu hụt trầm trọng và Dân chúng nghèo khổ sẵn sàng NỔI DẬY để chôn vùi cái đám CSVN thối nát và cướp bóc này. Trong tình trạng chết đuối như vậy, thì vớ được cái gì nổi trên mặt nước, đám người này coi như cái phao cứu vớt chúng. Rồi chúng hô hào lên để đánh lừa Dân mong tránh việc Dân nổi dậy. Một số trí thức trí ngủ bưng bô CSVN ở trong nước nhất là ở Hải ngoại cũng tru trếu lên như đám chó hùa nhằm giúp CSVN lừa bịp Dân mong tránh NỔI DẬY.

Bài Nhận định theo dòng Thời sự của tuần trước cũng về đầu đề TPP này, chúng tôi đã phân tích một số những điểm chính của TPP để nói lên rằng đám chó CSVN đừng vội mừng rỡ mở Lễ Hội Lượm Dollars mong đánh lừa Dân chúng. TPP là một Hiệp Hội Tự do Mậu dịch gồm 12 nước trong đó 11 nước đã có Môi trường Chính trị--Luật pháp DÂN CHỦ phù hợp (Environnement Politico—Juridique DEMOCRATIQUE adéquat) và chỉ còn CSVN vẫn láo khoét lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, nghĩa là đưa nền Kinh tế gọi là Tự do & Thị trường sống trong một Cơ chế Chính trị--Luật pháp Độc tài độc đảng toàn trị. Vào Hiệp Hội TPP, trước hết phải giữ luật chơi đồng đều với các nước khác, sau đó phải, từ vị trí yếu kém nhất về Kinh tế, tiến lên vị trí mạnh hơn khả dĩ có thể đứng chung với người ta trên đấu trường Thương mại. Như thế mới hy vọng lượm được mấy đồng Dollars trên đấu trường.

Bài Nhận định theo dòng Thời sự tuần này vẫn ở phạm vi chủ đề TPP, nhưng chúng tôi đi vào những tính toán tỉ mỉ hơn để cho thấy TPP phải đòi buộc CSVN: (i) “cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh” và (ii) “thay đổi về thể chế chính trị” (Theo Bloomberg). Đây cũng là những đòi hỏi mà chính Ông Zoellik, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, và Bà Christine Lagarde, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã đến tận Bắc Kinh họp báo để yêu cầu Trung quốc phải thực hiện nếu không muốn sự sụp đổ Kinh tế của mình.

Với Bài này, chúng tôi xin đề cập đến những khía cạnh sau đây:

=>     Phân chia Quốc tế về Sản xuất 
=>     Những Chủ trương về Thương mại quốc tế
=>     Đặc biệt: lãnh vực nông nghiệp VN bị thiệt hại nhất
=>     Tổng quát: Kinh tế quốc dân VN bị tê liệt do việc tự do lan tràn hàng nước ngoài


Phân chia Quốc tế
về Sản xuất

Không có hàng sản xuất ra, không có dịch vụ cung cấp thì trao đổi cái gì trong Thương mại ! Sản xuất hàng hóa và dịch vụ phải đi trước Thương mại. Việc sản xuất đòi hỏi hai yếu tố chính, đó là Nguyên vật liệu và Nhân lực. Người ta nói đến Vốn (Capital). Thực ra Vốn là để mua Nguyên vật liệu và trả lương cho Nhân lực. Như vậy, nguồn Vốn đầu tiên của một Quốc gia là Nguyên vật liệu chất chứa trên Lãnh thổ, Lãnh hải của nước đó. Cũng vậy nguồn Vốn nữa là khối Nhân lực sống trên Lãnh thổ, Lãnh hải ấy. Hãy khai thác và tích lũy những nguồn Vốn đó cho Quốc gia.

Sự độc lập của một Công ty Sản xuất được đo lường bằng sự độc lập Tài chánh (Vốn). Định nghĩa rõ rệt của một Công ty sản xuất như sau:

“Công ty Sản xuất là một Tổ chức có ĐỘC LẬP VỀ TÀI CHÁNH, giới thiệu trên Thị trường  sản phẩm của mình nhằm thu lại được Lợi Nhuận tối đa”.

Chính vì tiêu chuẩn tạo sự độc lập tài chánh này mà Công ty phải trích ra hàng năm từ Lợi Nhuận một khoản dự trữ để tích lũy thành số Vốn tự lập của Công ty.

Một Quốc gia phải biết khai thác những Dữ kiện sẵn có của mình về Nguyên vật liệu và Nhân lực làm Vốn tiên khởi để dần dần tích lũy nó thành cái Vốn riêng của Quốc gia thì mới có thễ giữ được tính ĐỘC LẬP của nền Kinh tế của mình. Nếu cứ ngồi mà chờ mong Vốn nước ngoài đến khai thác, thì đó là nền Kinh tế của người khác chứ không phải nền Kinh tế của Quốc gia mình.

Cái nguồn vốn sẵn có của Việt Nam, đó là các đồng bằng cho nông nghiệp, bờ biển trải dài hơn 2’500 cây số cho ngư nghiệp, vùng đất đỏ phì nhiêu cao nguyên Trung phần cho những cây kỹ nghệ, lớp khoáng sản dưới lòng đất tại vùng Bắc Việt và Trung Việt cho Công-Kỹ nghệ, lớp bên dưới vùng bùn đồng bằng Cửu Long có thể chứa Khí đốt theo tài liệu của hãng dầu lửa BP, những vùng Hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Thềm lục địa VN chứa Dầu lửa. Việt Nam có đủ những yếu tố đòi hỏi về Nguyên vật liệu, về Nhân lực và về Nhiên liệu để được phần công xây dựng một nền Kinh tế cao và độc lập trong Cộng đồng Quốc tế.

40 năm trôi qua cho toàn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, tà quyền CSVN đã làm cho kinh tế VN không có một chút vốn nào trong tay và tà quyền vẫn ngồi chờ Vốn đến từ nước ngoài để khai thác chính nguồn Nguyên vật liệu, nguồn Nhân lực và nguồn Nhiên liệu của mình đề biến nền Kinh tế thành của ngoại lai, chứ không phải là của Việt Nam nữa. Trong tình trạnh như vậy, làm sao Việt Nam còn có sản phẩm riêng của mình mà tham dự vào đấu trường Thương mại Quốc tế.


Những Chủ trương
về Thương mại quốc tế.  

Theo những Tác giả Cổ điển mà chúng tôi nêu ra ở đoạn trên về Phân chia Sản xuất Quốc tế, thì tiêu chuẩn cho một Quốc gia là nguyên tắc Sản xuất với Giá thành tối thiểu. Cái Giá thành tối thiểu này là dấu chỉ cho hiệu năng tối đa về sản xuất của nước đó.

Đặt tiêu chuẩn Phân phối Quốc tế Sản xuất, các tác giả trên luôn luôn phải đưa ra giả thiết căn bản rằng sau Sản xuất, phải có Tự do Trao đổi hàng sản phẩm giữa các nước sản xuất, nghĩa là phải có Tự do Mậu dịch trong Thương Mại Quốc tế. Chính Thương Mại Quốc tế này làm cho việc sản xuất từng nước tăng thêm hiệu quả hơn nữa.

Có ba Chủ trương về Trao đổi Hàng hóa và Dịch vụ giữa các Quốc gia, được gọi là những Chính sách Thương mại (Politiques Commerciales): (1) Chính sách Tự do Mậu dịch (Libre Echange); (2) Chính sách Bảo hộ Mậu dịch (Protectionnisme Commercial); (3) Chính sách Tự Túc (Autarcie). Mỗi Chính sách đặt ra một hàng rào Quan thuế, nghĩa là những Giá biểu quan thuế (Tarifs douaniers) cho những Hàng hóa trao đổi qua biên giới giữa các nước. Xin đừng vội phẩm bình giá trị của mỗi Chính sách thương mại tách rời khỏi tình trạng sản xuất của một Quốc gia. Thực vậy mỗi Quốc gia, tùy theo tình trạng sản xuất của mình, mà lựa chọn một Chính sách Mậu dịch đối với những nước khác.

(1) Chính sách Tự do Mậu dịch (Libre Echange)

Tự do Mậu dịch nghĩa là các nước đứng chung trong Cộng đồng thương lương với nhau để hạ thấp hay bãi bỏ hàng rào Quan thuế (Tarifs douaniers) đối với nhau. Tự do Mậu dịch gọi là lý tưởng khi mà những nước trong Cộng đồng cùng có sức mạnh sản xuất tương đối ngang nhau (Forces économiques relativement égales). Tỉ dụ giữa những nước đã Kỹ nghệ hóa như Hoa kỳ, Anh, Pháp, Đức... thương lương Tự do Mậu dịch với nhau. Những nước trong khối bắt đầu phát triển (Pays émergents) như Ấn Độ, Trung quốc, Ba Tây... thương lượng Tự do Mậu dịch với nhau. Nhưng nếu Hoa kỳ, Nhật... thương lượng Tự do Mậu dịch với Campuchia, Lào, Việt Nam... thì đó không phải là Tự do Mậu dịch lý tưởng. Sự chênh lệch về khả năng sản xuất khiến những nước mạnh đè bẹp những nước yếu. Những nước yếu bị tê liệt sản xuất càng ngày càng trầm trọng cho dù luôn luôn cố gắng vươn lên.

(2) Chính sách Bảo hộ Mậu dịch (Protectionnisme Commercial)

Đây là trường hợp trong một Cộng đồng có những nước đã mạnh hẳn về sản xuất, nhưng cũng có những nước còn yếu về một số ngành nghiệp mà họ đang muốn gầy dựng nhất là trong phạm vi Kỹ nghệ. Những nước còn yếu này có quyền và phải chủ trương Bảo hộ Mậu dịch, nhất là cho những Kỹ nghệ đang phát sinh (Protectionnisme des Industries naissantes).

Vào đầu Thế kỷ XX, lúc ấy nhờ cuộc Cách Mạng Kỹ nghệ mà Anh quốc trở thành một Quốc gia kỹ nghệ hóa hàng đầu Thế giới, trong khi đó Hoa kỳ và nước Đức mới là những nước bắt đầu phát triển. Anh quốc chủ trương Tự do Mậu dịch (Libre Echange), nhưng Hoa kỳ và Đức quốc, với Frederic List, đã nhất định giữ chủ trương Bảo hộ Mậu dịch (Protectionnisme Commercial) nhất là Bảo hộ những Kỹ nghệ đang phát sinh tại hai nước này (Protectionnisme des Industries naissantes)

(3) Chính sách Tự Túc (Autarcie)

Đây là chủ trương đóng hàng rào quan thuế của những nước còn hoàn toàn yếu kém về sản xuất cho một số những hàng hóa được coi như xa xỉ phẩm quyến rũ việc chi tiêu hoang phí cho một số người theo thời ham hàng ngoại và cho những thành phần mới giầu lên. Nhà nước có thể cấm hẳn nhập cảng hay hạn định quotas nhập cảng một số những hàng xa xỉ phẩm nhằm tạo điều kiện cho những hàng hóa ấy được sản xuất tại quốc nội. Đây là biện pháp bắt ép người dân phải tiêu thụ hàng nội hóa thay vì hàng ngoại. Như vậy những Công ty quốc nội mới có thể sản xuất và kiện toàn những hàng hóa đó được. Chủ trương này thường áp dụng cho những hàng như đồ trang sức, đồ trang điểm hay quần áo theo thời trang của phái nữ.

Tóm lại, không thể khẳng định Chính sách Mậu dịch này hay hơn Chính sác kia. Việc áp dụng một Chính sách tùy thuộc tình trạng Sản xuất của đất nước, tùy thuộc khả năng tiêu thụ hữu lý của dân trong nước.


Đặc biệt: lãnh vực nông nghiệp VN
bị thiệt hại nhất

Qua những gì trình bầy ở nội dung của hai phần trên đây về Phân phối Quốc tế Sản xuất và về 3 Chính sách Mậu, chúng ta cũng đã rút ra được một ít nhận định tổng quát về Hiệp định Tự do Mậu dịch TPP như sau:

=>     Hiệp Hội gồm những nước có khả năng Sản xuất hoàn toàn chênh lệch với nhau. Hoa kỳ có khả năng sản xuất đứng đầu Thế giới, trong khi đó khả năng sản xuất của Viêt Nam ở mức độ không có gì. Theo nguyên tắc, Tự do Mậu dịch giữa những nước quá chênh lệch nhau về khả năng sản xuất là điều ít ai ước muốn. Những nước mạnh được coi như là những nước đi kiếm Thị trướng tiêu thụ cho hàng hóa và dịch vụ của họ.

=>     Chính lẽ những nước yếu kém về khả năng sản xuất phải áp dụng Chính sách Tự túc (Autarcie) để nâng đỡ hàng nội hóa và Chính sách Bảo hộ những Kỹ nghệ đang phát sinh (Protectionnisme des Industries naissantes) để tiến tới Kỹ nghệ hóa đất nước, thì lại đi liều mình phá bỏ hàng rào quan thuế cho Tự do Mậu dịch để nhập cảng thả cửa hàng ngoại vào làm tê liệt Kinh tế của nước mình.

Trên đây là những nhận định tổng quát. Chúng tôi muốn đưa ra trường hợp cụ thể là Nông nghiệp Việt Nam bị thiệt hại như thế nào. Truyền thông và nhà nước CSVN đã hồ hởi cho rằng Nông nghiệp Việt Nam sẽ hưởng nhiêu lợi ích nhất từ TPP. Ngược lại, theo nhận định của Bloomberg qua những phân tích tầm ảnh hưởng của TPP cho Kinh tế Việt Nam, thì chính là Lãnh vực Nông nghiệp, Chăn nuôi của Việt Nam bị tai hại nhất.

Bloomberg đặt câu hỏi: Nhưng lãnh vực nào của Việt Nam dễ bị tổn thương do TPP ? Câu trả lời của chính Bloomberg nguyên văn như sau:

“Ngành Nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là ngành chăn nuôi gia súc, sẽ phải rất chật vật cạnh tranh với các công ty nước ngoài có quy mô lớn và hiệu quả hoạt động cao”.

Ngoài lãnh vực Nông nghiệp bi thịệt hại nhất, Bloomberg còn nhận định như sau về một số lãnh vực khác:

“Việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dược từ mức khoảng 2,5% hiện nay cũng sẽ dẫn tới mức độ cạnh tranh gay gắt hơn giữa thuốc nội với thuốc ngoại nhập.”

“Ngoài ra, TPP sẽ tăng cường bảo vệ bằng sáng chế, khiến các công ty Việt Nam khó tiếp cận với sản phẩm mới hơn trước và cũng khó sản xuất thuốc mới hơn trước.”

Truyền thông nhà nước CSVN ca tụng việc tăng trưởng của các ngành nghiệp may mặc và da dầy, nhưng đã cố tình không nhắc cho dân chúng biết rằng đây là những ngành nghiệp thuộc chủ là những Công ty nước ngoài. Việc tăng về số lượng xuất cảng thuộc quyền sở hữu của nước ngoài và người lao động Việt Nam vẫn nhận đồng lương cố định, thậm chí còn xuống thấp hơn vì việc phá giá đồng tiền Việt Nam nhanh hơn việc tăng lương

Về các ngành công nghiệp khác, thì Việt Nam chẳng có gì. Một số công việc ráp nối công nghệ thì cũng thuộc về chủ nước ngoài.


Tổng quát: Kinh tế quốc dân VN bị tê liệt
do việc tự do lan tràn hàng nước ngoài

Theo tiêu chuẩn Phân công Sản xuất Quốc tế mà các Kinh tế gia từ thời Adam Smith, David Ricardo, Stuart Mill đã thyết minh, thì Việt Nam phải bắt đầu phát triển Kinh tế bằng Nông nghiệp. Việt Nam hội đủ những dữ kiện Nguyên vật liêu  và Nhân lực ưu vượt để thực hiện tiêu chuẩn tối thiểu chi tiêu sản xuất và do đó tối đa hiêu năng sản xuất. Nhưng rất tiếc nhà nước CSVN đã lãng quên lãnh vực này mà mình có đủ những dữ kiện thuận lợi sản xuất.

Trái lại, nhà nước độc tài độc đảng toàn trị CSVN đã chỉ chạy theo những lãnh vực công nghệ dễ dàng tham nhũng và lãng phí, đồng thời dùng quyền lực độc tài để cướp đất đai bán mặt bằng cho nước ngoài và ép nhân lực Việt Nam làm thuê với đồng lương rẻ mạt cho những công ty liên quốc gia. Ngày nay, vào TPP, Việt Nam không có một khả năng sản xuất công nghệ nào khả dĩ lên đấu trường cạnh tranh quốc tế.

Không có khả năng sản xuất để lên ấu trường cạnh tranh, Việt Nam, với Hiệp Hội Tự do Mậu dịch cùng với những quốc gia hàng đầu sản xuất như Hoa kỳ, Nhật, Úc châu, Canada, Sigapore, còn lại mở toang hàng rào quan thuế cho hàng hóa và dịch vụ của những cường quốc sản xuất ấy tràn vào. Hậu quả là nền Kinh tế quốc dân Việt Nam bị tê liệt với việc tràn lan hàng ngoại từ những cường quốc sản xuất đó!

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 15.10.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen
Chú thích : Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html









__._,_.___

Posted by: Khai Vo 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List