Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, October 26, 2015

KINH TẾ TẬP QUYỀN CHỈ HUY VÀ NHỮNG YẾU KÉM




KINH TẾ TẬP QUYỀN CHỈ HUY
VÀ NHỮNG YẾU KÉM

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 28.08.2008. Cập nhật Geneva, 20.09.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen




PHỔ BIẾN CÁC BÀI

Những Bài viết của các Chủ Đề thuộc ĐỀ TÀI tổng quát SỤP ĐỔ KINH TẾ CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ--LUẬT PHÁP ĐỘC TÀI được phổ biến qua các phương tiện truyền thông sau đây:

1)         Website: http://VietTUDAN.net
2)         Tuần Báo VietTUDAN phát hành ngày Thứ Năm mỗi tuần
3)         Trực tiếp qua các Địa chỉ Điện thư (E-mail Addressess) theo:
=>       Hệ thống Google Groups
=>       Hệ thống  Yahoo Groups
4)         Đăng bài trên Facebook: xin vào với những tên Facebook sau đây:
=>       Facebook: Phuc Lien Nguyen
=>       Facebook: Tudan Tudodanchu
5)         Trực tiếp cắt nghĩa trên Diễn Đàn Paltalk: Xin vào các Diễn Đàn sau đây:
=>       DienDan ChinhTri TranhLuan DanChu
=>       DienDan DauTranh cho Viet Nam

-----=====o O o=====-----

NHỮNG BÀI ĐÃ PHỔ BIẾN

Chúng tôi phổ biến loạt bài về SỤP ĐỔ KINH TẾ CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ--LUẬT PHÁP ĐỘC TÀI. Chúng tôi xin tóm tắt những Bài đã phổ biến trước Bài này để độc giả tiện theo rõi liên tục những ý tưởng trong việc chứng minh rằng Mô hình KINH TẾ TẬP QUYỀN CHỈ HUY đã và sẽ đi đến phá sản. Không thể có nền KINH TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, nghĩa là trong Thể chế Chính trị--Luật pháp Độc tài Độc đảng toàn trị.

Sau đây là những Bài đã phổ biến trong loạt Bài về Đề tài SỤP ĐỔ KINH TẾ CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ--LUẬT PHÁP ĐỘC TÀI:

Bài 00 :          DẪN NHẬP CHO CÁC CHỦ ĐỀ: SỤP ĐỔ KINH TẾ ĐỘC TÀI ĐỘC ĐẢNG          
Bài Nhập Đề này chủ ý giới thiệu 5 Chủ Đề thuộc Đề Tài chính như Độc giả thấy ghi trên tấm hình đính kèm. Mỗi Chủ đề sẽ gồm những Bài rời nhưng liên hệ trong Lý luận của chúng tôi để chứng minh rằng phải dứt bỏ hẳn Cơ chế Chính trị--Luật pháp Độc tài Độc đảng toàn trị để có thể lựa chọn Mô hình KINH TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG cho việc phát triển Kinh tế Quốc dân.

CHỦ ĐỀ 1 :   SỤP ĐỔ LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU VÌ KINH TẾ

Bài 01 :           KINH TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG: NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN
Nền tảng xây dựng nền Kinh tế này là TƯ HỮU những Phương tiện sản xuất và những kết quả sản xuất. Từ đó Tự do Kinh doanh và Tự do Tiêu thụ là hệ luận tất yếu của TƯ HỮU. Nền Kinh tế này chỉ có thể sống với Môi trường Chính trị--Luật pháp Dân chủ (Environnement Politico--Juridique Démocratique)

Bài 02:           KINH TẾ TẬP QUYỀN CHỈ HUY VÀ NHỮNG YẾU KÉM      
                        (Bài hôm nay)


-----=====oOo=====-----

Bài thứ nhất trong loạt bài Chủ đề này trình bầy hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường mà TƯ HỮU được tôn trọng cho mỗi cá nhân và nguyên tắc KHÔNG CAN THIỆP TRỰC TIẾP Chính trị vào Kinh tế được triệt để đòi hỏi. Bài QUAN ĐIỂM thứ hai này trình bầy hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy mà những người chủ trương phế bỏ TƯ HỮU cá nhân và cho phép Chính trị (thậm chí độc tài) nắm trọn mọi sinh hoạt Kinh tế.

Hai chủ trương của hai hệt thống Kinh tế đối chọi hẳn nhau. Kiểm nhận hậu quả của hai hệ thống, người ta xác nhận sự phát triển của hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường và sự thất bại của hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy.

Bài thứ hai này được trình bầy qua những khía cạnh sau đây:

=>       Vài nét lịch sử của chủ trương Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy.
=>       Thế giới Cộng sản thực hiện hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy
=>       Những lý do thất bại của Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy
=>       Trở lại chủ trương hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường


Vài nét lịch sử của chủ trương
Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy

TƯ HỮU trong hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường được coi là một sự tự nhiên dựa trên quyền tìm sống tối sơ của từng cá nhân và nguyên tắc Không Can Thiệp Chính trị, được các Lý thuyết gia đòi hỏi như điều kiện phát triển TỰ DO xử dụng TƯ HỮU làm phương tiện kiếm sống. Nếu việc xây dựng lý thuyết cho hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường mang tính cách khai triển tự nhiên, thì việc cấu trúc chủ trương Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy đã được thuyết lý dựa trên những quan niệm mang tính cách triết học.

Các lý thuyết gia của chủ trương này đã chạy ngược lên mãi thời Triết gia PLATON. Thực vậy, trong những cuốn “La République“, “Les Lois“, Platon đã nói đến “La Cité Communiste“ trong đó những người trách nhiệm làm Luật không được có gia đình và do đó không cần tư hữu cho con cháu.

Thời Trung Cổ Au châu, phía Thiên Chúa Giáo đã khai triển những Dòng Tu được coi là những Cộng đồng Cộng sản về Kinh tế.

Nhưng phải đợi đến đầu Thế kỷ thứ XVI, với Thomas MOORE (1477-1553), thì lý thuyết về một Chủ thuyết Xã Hội Kinh tế mới được phát triển có hệ thống. Thomas MOORE là người tôn sùng đạo Thiên Chúa. Được Vua HENRI VIII Anh quốc trọng dụng, nhưng vì cương trực phản đối lại Vua về vấn đề rắc rối vợ con, nên Oâng đã bị hành quyết. Năm 1516, cuốn sách Utopie ra đời và ông chủ trương Nhà Nước Utopie (Etat d’Utopie). Bắt đầu từ Thế kỷ XVI, Xã hội Tây phương có những xáo trộn về mọi phương diện: Tôn giáo, Tư duy, Nghệ thuật, Kinh tế, Xã hội... Oâng tìm kiếm một Thể chế có trật tự mà mẫu Cộng đồng trật tự nhất là các Dòng Tu. Giáo sư Sử học Kinh tế Jean-Marie VALARCHE đã viết: “Il (Thomas MOORE) prévoit un dirigisme absolu de l’Etat“ (Oâng (Thomas MOORE) dự trù một chủ thuyết Chỉ huy tuyệt đối của Nhà Nước).

Chúng tôi nhắc đến tác giả này vì muốn lấy ra những điểm mà Karl MARX đã chịu ảnh hưởng: ảnh hưởng của một Dòng Tu làm việc theo chỉ thị của người đứng đầu, cộng chung những sản phẩm, tiêu thụ theo nhu cầu từng người, chỉ có hệ thống phân phối giữa cung và cầu mà không có thương mại.

Từ đây, bắt đầu những cấu trúc Xã Hội Chủ Nghĩa qua những tác giả khác cho đến thời Karl MARX.

Karl Heinrich MARX sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 vùng Rhénanie, Đức, trong một gia đình gốc Do thái. Cha là Luật sư, nên Marx học Luật, sau chuyển sang Triết học theo HEGEL. Oâng chỉ làm quen và suy tư về những vấn đề Xã Hội, Kinh tế, Đấu tranh khi phải di chuyển sống ở nhiều nơi và viết báo. Sống ở một thời đại hậu bán Thế kỷ XIX có nhiều những cực đoan: Kỹ nghệ hóa vượt mức, Giới Tư sản nắm quyền hành, Cách xa Giới Chủ và Giới Thợ, Tình trạng thất nghiệp và đói nghèo, Cách Mạng 1848, những Ý tưởng Quốc gia cực đoan phát sinh. Trong sự hỗn loạn của những cực đoan ấy, Oâng lưu ý khai triển những vấn đề sau đây:

=>          Chủ thuyết Duy vật Lịch sử. Với Chủ thuyết này, Oâng nhấn mạnh đến sự vong thân tôn giáo để kết luận rằng:“Tôn giáo là cái bông ghê tởm mọc trên đống phân tư bản. Bởi vậy nếu hốt đống phân đi, thì hoa cũng tàn...“ Cũng trong Chủ thuyết này, tương quan Xã hội được chính yếu nhấn mạnh vào hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến thiết. Hạ tầng cơ sở gồm những tương quan sản xuất vật chất, thượng tầng kiến thiết gồm những phương diện Luật pháp, Chính trị quy định Xã hội.

=>       Giai cấp Xã hội và Đấu tranh Giai cấp. Cái nguyên nhân tạo ra những Giai cấp Xã hội là sự đấu tranh chiếm hữu. Oâng nhìn thấy hiện tượng vô sản hóa Giai cấp Thợ thuyền. Xã hội phân chia ra hai Giai cấp chính: Giai cấp chiếm hữu và nắm quyền, Gai cấp Thợ thuyền bị khai thác và bị bóc lột. Oâng thuyết giải về tính cách Vong thân Lao động, nghĩa là một mặt đối với chính mình, người Lao động sản xuất, nhưng bị tước đoạt sản phẩm; mặt khác đối với tương giao xã hội trước người khác, người lao động biến thành cái máy làm theo quyết định của chủ bóc lột chứ không có sáng kiến tự mình.

=>       Ảnh hưởng bởi Lý thuyết của David RICARDO về Giá trị sản phẩm được đo lường bằng chính Giá trị Lao động hàm ngụ trong sản phẩm. Tư sản cũng chỉ là sự tích lũy Giá trị sản phẩm từ Giá trị Lao động. Oâng chủ trương Đấu tranh Giai cấp và hệ luận là Giai cấp Lao động phải dành lấy quyền làm chủ sản phẩm của mình. Cần một cuộc nổi dậy Cách Mạng dù bằng bạo động và Giai cấp Vô sản phải nắm trọn quyền hành độc tài tổ chức Xã hội.


Thế giới Cộng sản thực hiện hệ thống Kinh tế
Trung ương Tập quyền và Chỉ huy

Nếu Karl MARX cấu trúc hệ thống mang đậm tính cách lý luận do ảnh hưởng Triết học và Lý tưởng xã hội đậm hình thức tổ chức Cộng đồng Dòng Tu theo kiểu Thomas MOORE, thì LENINE, một người Chính trị, đã lấy những ý tưởng của MARX để đấu tranh chiếm quyền hành và tổ chức cai trị xã hội.

LENINE sinh năm 1870 vùng Simbirsk, giữa Oural và Moscou. Người anh cả của Oâng thuộc một tổ chức Khủng bố, đã muốn ám sát Nga Hoàng, nhưng bị bại lộ và người anh này đã bị treo cổ. Lúc ấy Lénine mới có 17 tuổi và đã bị đi lưu đầy và sống lần lượt tại Anh, Thụy sĩ và Pháp. Năm 1905, sau khi Nga bại trận đối với Nhật, nhóm của Lénine đã phát động nổi dậy, nhưng thất bại.

Năm 1917, Nga lại thất trận đối với Đức. Nhờ tài hùng biện của Lénine và tài chiến thuật của TROTSKY, cuộc CÁCH MẠNG VÔ SẢN tháng 10 đã thành công. LENINE trở thành Nguyên Thủ Quốc gia cho đến năm 1924, năm Oâng chết.

Tổ chức cai trị Xã hội được tiếp tục và trở thành khuôn khổ độc đoán dưới thời STALINE.

Xã hội Cộng sản được tổ chức thực hiện những chủ trương của MARX:

=>       Cuộc đấu tranh đẫm máu thanh trừng Giai cấp tiếp tục khắt khe và vô nhân đạo dưới thời Staline. Giai cấp Tôn giáo, Trí thức và Tư bản bị tiêu diệt.

=>       Truất hữu toàn vẹn những tư hữu. Tất cả trở thành CÔNG HỮU;

=>       Giai cấp VÔ SẢN nắm quyền độc tài, mà đại diện Giai cấp này là Đảng Cộng sản duy nhất, nghĩa là quyền hành cai trị Xã hội và quản trị CÔNG HỮU thuộc về Đảng Cộng sản lãnh đạo Giai cấp vô sản.

=>       Vì những phương tiện sản xuất là CÔNG HỮU, nên chỉ có Nhà Nước (Đảng Cộng sản) có quyền điều hành để sản xuất Kinh tế. Không còn Kinh tế tư nhân nữa mà chỉ còn Kinh tế do Nhà Nước hoạch định qua những Kế Hoạch (Ngũ niên);

=>       Thực hiện một Xã hội bình đảng, không giai cấp, nên cá nhân được bao cấp tiêu thụ theo nhu cầu;
 
=>       Một cuộc Cải Cách Ruộng Đất được thực hiện. Không còn tư hữu đất đai. Những đất nông nghiệp được chia ra làm hai loại canh tác: Kolkhoz và Soukhoz. Dù canh tác thuộc loại nào chăng nữa, nông dân trở thành những Công nhân (Ouvriers agricoles)

=>       Thương mại không những không được coi là sản xuất giá trị, mà còn bị coi là ăn bám sản xuất, nên bị bỏ đi. Thay vào đó, Nhà Nước tổ chức những Hợp tác xã để phân phối hàng hóa giữa sản xuất và tiêu thụ.

=>       Dưới thời Staline, Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản được phát động để mang Cách Mạng Vô sản đến những nước khác. Theo đúng chủ trương đấu tranh giai cấp bằng bạo động của Karl Marx, Nga cung cấp vũ khí để làm bất ổn tại những Quốc gia khác để tạo cơ hội chiếm quyền hành.


Những lý do thất bại của
Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy

Năm 1989, Liên Xô và những nước chư hầu Cộng sản Đông Aâu lần lượt sụp đổ mà lý do chính yếu là đời sống Dân chúng quá đói nghèo, nghĩa là sự thất bại của hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy. Thực vậy, sau khi bức tượng Bá Linh, tượng trưng phân cách giữa hai hệ thống Kinh tế, bị hạ xuống, chúng tôi đã có dịp sang Mạc Tư Khoa và chứng kiến thực sự cảnh nghèo khổ của chính dân Thủ đô của Khối Cộng sản.  Nga phải mua những hộp đồ ăn đã hết hạn của những nước Tây phương. Ngôi Nhà Hàn Lâm Viện cho những Sinh viên ưu tú trống rỗng. Những Sinh viên Việt Nam sang du học đã phá tường của những phòng của Hàn Lâm Viện để mở quán chạp phô, mở quán phở, thậm chí mở quán bán thị chó. Tôi còn giữ những hình ảnh chụp cảnh làm ăn nghèo khổ này.

Hãy thử tìm hiểu những lý do thất bại của hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy này.

=>       Nỗ lực sản xuất Kinh tế không nhằm về phát triển Kinh tế, mà nhằm củng cố cho Đảng Cộng sản và Chính trị của Đảng. Khả năng phát triển Kinh tế Quốc gia đã bị tiêu dùng cho mục đích Chính trị. Trong suốt những năm sản xuất, Liên xô sản xuất vũ khí nhiều hơn việc sản xuất những hàng thường dùng của người lao động. Lấy một vài tỉ dụ hiện giờ : Trung Cộng tiêu tốn gần 50 tỉ Mỹ Kim cho sự vẻ vang Chế độ Chính trị của mình, hơn là phục vụ đời sống thực của Dân chúng; một số những xây cất ở Việt Nam cũng nhằm phục vụ cho Đảng và thể chế Chính trị, chứ không nhằm mục đích Kinh tế cho người Dân nghèo.

=>       Khi Nhà Nước nắm giữ những chi tiêu và điều hành những Tập đoàn sản xuất công, thì việc chi tiêu chắc chắn không được căn cơ cho có hiệu lực. Câu nói “Chi tiêu tiền chùa“ hay “Cha chung không ai khóc“ cho thấy thực trạng lãng phí ắt phải xẩy ra, đó là chưa kể đến chủ tâm cắt xén của chung làm của riêng. Đây là một điều tự nhiên. Câu ngạn ngữ Kinh tế tư bản:“Làm ra tiền đã khó, nhưng chi tiêu tiền bạc còn khó hơn“. Đối với Kinh tế tư bản, khi chi tiêu, đã phải tính mình thu vào bao nhiêu lợi nhuận, nghĩa là tính cuyện làm sinh lời Kinh tế thực sự trước khi bỏ một đồng ra tiêu.  Chỉ có tiền tư hữu riêng của mỗi người, thì người đó mới căn cớ tính toán để chi tiêu cho đúng.

=>       Nói về việc tiêu thụ, người lao động cũng dễ lười biếng khi thấy rằng mình cố gắng làm việc mà chỉ được hưởng đồng đều như người không chịu khó làm việc. Chính việc tư hữu những sản phẩm làm ra và được tiêu thụ là động lực kích thích sự chịu khó làm việc. Người ta nói rằng con gái Nga đẹp, nhưng thiếu nụ cười, bởi vì nụ cười của người con gái trong Kinh tế tự do có tư hữu được thưởng công, trong khi đó người con gái của Kinh tế chỉ huy có cười cả ngày cũng chỉ lĩnh được phần tiêu thụ đồng đều như người không cười. Vậy thì cười làm gì để trại quai hàm.

=>       Về sản xuất tại những Soukhoz, Kolkhoz, chính hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy cũng đã phải sửa sai. Hiệu năng nông nghiệp của Soukhoz và Kolkhoz thấp xuống, Nhà Nước đã phải cấp cho mỗi Gia đình một khoảng đất tư để trồng trọt riêng cho Gia đình. Thửa đất tư có rau cỏ mọc tươi tốt, nhưng thửa ruộng công thì cây cỏ dễ khô héo. Cũng vậy con bò tư thì to béo và nhiều sữa, nhưng con bò nhà nước thì gầy còm, chỉ nhỏ giọt sữa.

=>       Một tình trạng làm nản cố gắng sản xuất nữa, đó là những người cố gắng sản xuất, sản phẩm không những chỉ được bao cấp đồng đều mà còn bị chính cán bộ đảng không chân lấm tay bùn, có quyền chia cho mình phần lớn hơn để tiêu xài phung phí. Giảm cố gắng vì thấy người ngồi mát ăn bát vàng tham nhũng, hối lộ.

=>       Những sinh hoạt Kinh tế quốc gia Cung, Cầu được hoạch định bằng những Kế Hoạch Ngũ Niên không được chính xác vì những người làm Kế hoạch thiên về Chính trị hơn là chuyên môn Kinh tế và vì sự phù hợp giữa Cung và Cầu có tính cách sinh động cập nhật ngắn hạn chứ không cứng nhắc dài hạn.


Trở lại chủ trương hệ thống Kinh tế
Tự do và Thị trường

Sự sụp đổ của Liên xô va các nước Cộng sản Đông Au vì lý do Dân chúng quá nghèo khổ là chứng minh hùng hồn cho sự thất bại của hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy. Sụp đổ rồi, những nước này chọn hệ thống Kinh tế nào ?

Việc họ quay về hệ thống Kinh tế tự do và thị trường chứng thực một lần nữa cái uy thế phát triển Kinh tế của hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường trong việc giải quyết đời sống dân chúng. Hai điều quan trọng làm nền tảng cho hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường là quyền TƯ HỮU và CHÍNH TRỊ KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP TRỰC TIẾP vào sinh hoạt Kinh tế. Đó là  nền tảng phát triển Kinh tế thực sự và lâu bền.

Chúng tôi xin trích lại chính quan điểm của Karl MARX về chủ trương Hạ Tầng Cơ Sở Kinh tế là chính yếu. Trong PREFACE A LA CRITIQUE DE L’ECONOMIE POLITIQUE, Karl MARX viết: “Les rapports de procuction correspondent à un degré de développement des forces productives matérielles, cet ensemble forme la structure économique sur laquelle s’érige la superstructure juridique et politique qui détermine certaines conditions sociales.“ (Những tương quan sản xuất tương ứng với mức độ phát triển những lực lượng sản xuất vật chất, toàn bộ này tạo hệ thống kinh tế mà trên đó được xây dựng thượng tầng kiến thiết luật pháp và chính trị để định một số những điều kiện xã hội).

Câu nói của Marx phù hợp với hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường quan niệm rằng Chính trị chỉ được coi như Môi trường Chính trị-Luật pháp cho phù hợp (Environnement Politico-Juridique adéquat) với sinh hoạt Kinh tế. Như vậy, khi chọn hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường, thì không thể lấy độc đoán Chính trị để trấn át, bó buộc Hạ Tầng cơ sở Kinh tế phải tuân theo được.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 28.08.2008. Cập nhật Geneva, 20.09.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen
Chú thích : Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List