Đồng ý cho VIệt Nam vào
TPP - đúng hay sai ?
12 Tháng 5 2015
Ảnh Dân Luận
Cuộc trưng cầu bất ngờ
của phái đoàn nhân quyền Hoa Kỳ với các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đã dấy
lên những tranh luận, chỉ trích, phê phán kết quả trưng cầu.
Ở bài phân tích trước
tôi thiên về ý kiến dù có các tổ chức xã hội dân sự được hỏi kia , dù có đồng
nhất không ủng hộ Việt Nam vào TPP hay ủng hộ thì giá trị trưng cầu không thể
khiến cán cân Việt Nam được vào hay không được vào TPP.
Cho nên chuyện người
đồng ý, người không chả cần phải nặng nề đến mức chỉ trích nhau.
Nhưng đặt vấn đề thì
phải đặt cho chót. Ví dụ ý kiến của các tổ chức xã hội dân sự kia là có trọng
lượng, là ý kiến quyết định để Hoa Kỳ đồng ý cho Việt Nam gia nhập TPP. Hãy cứ
ví dụ như thế để bàn xem.
Vậy thì ủng hộ cho Việt
Nam gia nhập là đúng hay sai.?
Người cho rằng sau khi
vào WTO, cộng sản Việt Nam chẳng làm gì để thay đổi tình trạng nhân quyền. Bởi
thế, nếu có vào được TPP thì cộng sản Việt Nam cũng trở mặt không thay đổi gì
tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Hoặc cộng sản Vn đã đến bờ vực dãy chết, TPP
sẽ là bàn tay cứu vớt cho CSVN tồn tại thêm thời gian nữa để duy trì sự độc tài
cai trị. Những người ủng hộ cho VN vào TPP là chim mồi, là cộng sản cài
vào...hoặc là chưa đủ nhận thức, chưa trang bị chu đáo tài liệu, kiến thức
nên dẫn đến hồ đồ đống ý cho VN gia nhập TPP.
Đầu năm 2007 Việt Nam
chính thức gia nhập WTO.
Về mặt báo chí thì từ
khi Việt Nam gia nhập WTO đã bắt đầu xuất hiện nhiều bài báo, trang báo, tờ báo
chỉ trích vấn đề xâm lược của Trung Quốc tại biển Đông. Đến cuối năm 2007 đã có
những cuộc biểu tình phản đối TQ ở hai thành phố lớn là Sài Gòn và Hà Nội. Suốt
từ đó đến nay hầu như ít nhất tuần nào chúng ta cũng thấy trên báo Việt Nam có
bài lên án hành vi xâm lược của TQ. Năm nào cũng ít nhất có một cuộc biểu tình,
tuần hành, tưởng niệm liên quan đến chuyện phản đối Trung Quốc.
Một điều mà trước
đấy chưa bao giờ xảy ra. Hoặc có xảy ra trong phạm vi hạn hẹp không mấy người
biết đến.
Tất nhiên song song với
những cuộc biểu tình, những bài báo lên án TQ thì vẫn có những trường hợp bắt
bớ những người phản đối TQ như nhóm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thanh
Nghiên hoặc nhóm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hay tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Nhưng lý do
bắt không trắng trợn như đối với trường hợp luật sư Lê Chí Quang.
Cũng từ khi gia nhập
WTO, thượng tầng chính trị của đảng cộng sản VN có nhiều mâu thuẫn nội bộ. Từ
hướng thống nhất thân thiện với Trung Quốc, đã bắt đầu có những ý kiến tìm thêm
đối trọng, mở rộng quan hệ mà chúng ta nôm na gọi là chính sách '' đu dây ''
tức quan hệ tăng cường với các cường quốc Mỹ, Nhật, Ấn, Nga để lôi kéo họ có
ảnh hưởng ở Biển Đông.
Ngay cả trong sự hợp tác
16 chữ vàng với Trung Quốc đã có ý manh nha '' vừa hợp tác, vừa đấu tranh ''.
Phải thẳng thắn nhìn
nhận rằng từ khi tham gia WTO, Việt Nam đã có thái độ khác chút với Trung Quốc.
Các hiệp định về phân chia biên giới, vịnh Bắc bộ nếu như trước kia được giải
quyết suôn sẻ nhanh chóng, thì vấn đề biển Đông thì không thể như vậy. Mặc dù
lãnh đạo cao cấp hai Đảng vẫn thắm thiết, nhưng tất cả chỉ là ghi nhớ, nhắc
nhở, khuyên bảo nhau kiềm chế, thực hiện cư xử đúng mực.
Nói để chiều theo cảm
nghĩ của các bạn thì cộng sản Việt Nam vẫn là tay sai của cộng sản Tàu, nhưng
tôi thêm một chút là loại tay sai này bây giờ không phải thuần hoá
dễ bảo như khi chưa có WTO. Nếu bạn thấy hiệp định biên giới, vịnh Bắc Bộ được
ký băng băng thì bạn hiểu điều tôi nói là có cơ sở thực tế. Chúng ta mất thác
Bản Giốc, Ải Nam Quan và một phần vịnh Bắc Bộ nhanh đến nỗi khi nghe tin về các
địa danh đó được phân chia, thì mọi sự đã an bài cả rồi. Hoàn toàn không có lấy
một tiếng nói khác trong chính trường, trong báo chí về điều đó. Thậm chí là
toàn ý kiến ủng hộ như thôi thì phân chia , yêu nhau rào giậu, chia dứt điểm để
yên ổn làm ăn...rồi còn bóng gió định chia tiếp các quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa bằng luận điệu mào đầu - thôi thì mấy hòn đảo toàn cát đá, chim ỉa ấy mình
giữ có làm gì đâu, ai ra đó mà canh tác được gì mà làm căng với nhau...
Sau WTO thì những luận
điệu bán nước như thế không còn trên mặt báo chí, truyền hình.
Sau WTO ít ra chúng ta
còn thấy được sự phản ứng trong quốc hội, báo chí, quan chức chính phủ...mặc dù
phản đối ở mức không gay gắt như chúng ta mong muốn.
Sau khi vào WTO chúng ta
mới chứng kiến những mẫu thuẫn nội bộ đảng cộng sản về quyền lực. Chúng ta thấy
Quan Làm Báo, Cầu Nhật Tân, Chân Dung Quyền Lực của những lực lượng vô hình
xuất hiện cung cấp những tin tức về sai trái, tham nhũng của các uỷ viên BCT.
Và những cuộc thanh tra hữu hình của Ban Nội Chính Trung Ương và Thanh tra
chính phủ. Chúng ta thấy hàng vô số đại gia là sân sau của các uỷ viên BCT vô
tù. Chúng ta thấy những cái chết đầy bất ngờ của uỷ viên trung ương Đảng Nguyễn
Bá Thanh và Phạm Quý Ngọ.
Về mặt nhân quyền, dù
vẫn ở mức hạn chế cực thấp phải lên án gay gắt. Nhưng bạn nghĩ sao khi hàng
loạt các tổ chức xã hội dân sự nhan nhản khắp mọi miền đất nước như bây giờ.
Bạn nghĩ sao khi các thành viên của các tổ chức xã hội dân sự này và các thân
nhân tù nhân chính trị đi Mỹ, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Canada, Úc lên án vi phạm
nhân quyền của Cộng Sản. Đành rằng khi trở về họ bị tước hộ chiếu, cấm xuất
cảnh, bị thẩm vấn. Nhưng sự xuất hiện công khai của các tổ chức XHDS và các
chuyến đi của những người đã nói kia trước WTO không bao giờ có điều như vậy
xẩy ra.
Tất nhiên về nhân quyền
vẫn có tù đầy, bắt bớ, giam cầm, xét xử bất công, chụp mũ, trấn áp, đánh đập
...những điều trước kia cộng sản Việt Nam thì nay vẫn làm như thế.
Nhưng nói rằng không có
thay đổi gì thì thật không chính xác.
Không phải tôi bênh cộng
sản Việt Nam, hoặc các bạn nghĩ tôi bênh cũng không hề chi.
Tôi chỉ nói một chút sự
thật là có những thay đổi có lợi cho những ai mong muốn Việt Nam thoát khỏi ảnh
hưởng Trung Quốc khi Việt Nam ra nhập WTO. Cũng như có chút thuận lợi cho những
người đấu tranh về nhân quyền khi Việt Nam tham gia WTO. Nếu nhìn sòng phẳng
thì đó cũng là thắng lợi của những nhà nước tiến bộ trên thế giới và có phần
của những nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.
Thắng lợi lớn hay nhỏ
thì tuỳ thuộc vào khả năng của bạn.
Bạn không đủ sức để lật
đổ cộng sản khi nó tham gia WTO, hoặc do cộng sản nó còn quá mạnh không đổ ra
chết được. Sự thật là thế chứ chẳng phải WTO làm cho cộng sản mạnh hơn, đứng
vững hơn và phong trào đấu tranh dân chủ bị yếu đi.
Cho nên đừng vội nhìn
vào thấy cộng sản VN còn sống mà đổ tại cho thế giới bị cộng sản lừa khi đồng ý
cho gia nhập WTO. Rồi từ đấy lấy đó ra phê phán những người ủng hộ TPP là sai
lầm vì cộng sản không thay đổi khi tham gia TPP như đã từng tham gia WTO trước
kia.
WTO ít nhiều đã khiến
cho Việt Nam phải có thái độ khác với Trung Quốc so với trước đó.
TPP có làm được vậy
không, điều này cũng chưa rõ. Mà đã chưa rõ thì tạị sao có thể lên án 5 người
ủng hộ cho Việt Nam vào TPP trong cuộc gặp với phái đoàn nhân quyền Hoa Kỳ là
sai.?
TPP là cộng sản Viêt Nam
chơi với Hoa Kỳ. Cộng sản Việt Nam thắng, chúng ta vẫn lầm than như chúng ta
vẫn lầm than. Cộng Sản Việt Nam thua , chúng ta có một cơ hội để thay đổi đất
nước một cách hoà bình.
Không có WTO, không có
TPP, cộng sản Việt Nam chơi với cộng sản Bắc Kinh. Thắng thua thế nào 1000 năm
lịch sử Việt Nam mời đọc lại.
Vậy thì như bài trước
các bạn chả có trọng lượng để quyết định cho Việt Nam vào được TPP hay không.
Cãi nhau chuyện đồng ý hay không đồng ý để làm gì. Người ta hỏi để tạo chút
danh tiếng cho các bạn ở vai trò được hỏi. Có vậy mà thôi. Đừng kiểu trong tay
có 200 usd mà cãi nhau chuyện có nên mua BMW hay không mua làm cái gì.
Và ví dụ bạn có khả năng
quyết định cho hay không cho Việt Nam gia nhập TPP đi chăng nữa. Thì chắc gì
việc không cho sẽ mang lại điều tốt cho dân tộc, đất nước. Cũng như chả chắc gì
việc cho Việt Nam gia nhập TPP mang lại điều tốt cho đất nước, dân tộc.
Nếu như là người được
Hoa Kỳ hỏi có đồng ý gia nhập TPP hay không, chỉ câu trả lời có hay không dứt
khoát. Không thòng thêm điều kiện nhân quyền, tự do, thả người người nọ. Người
ta chỉ hỏi có hay không thôi mà. Vả lại chính những người hỏi câu đó họ cũng
kiên trì theo đuổi việc đòi hỏi nhân quyền, thả tù nhân chính trị bao năm nay,
thòng thêm làm gì vài câu cho thưà ra.
Tôi sẽ trả lời
Có.
Tuy nhiên tôi sẽ không
lên án các bạn trả lời không là sai lầm. Vì cả một chuyển biến lớn lao như TPP
thì hậu quả hay thành quả chỉ trong vòng sự nhân thức có hạn của bản thân mình.
Thế nên các bạn đừng quy
kết người khác bảo có là sai lầm.
Một số các ý kiến cho
rằng những người nó '' có '' là người của cộng sản cài vào. Tôi sẽ không đáp
lại rằng những người nói '' không'' mới chính là cộng sản Bắc Kinh hay phe bảo
thủ của đảng cộng sản cài vào để phá quan hệ Việt Mỹ. Tôi chỉ nghĩ rằng về cảm
quan của họ nói không vì họ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền trước khi vào
TPP.
Nhẹ nhàng với các bạn
thế thôi, các bạn là anh thư, là nhà bất đồng chính kiến, như San Cửu Kỳ của
Miến Điện hay Hoàng Chí Phong của Hồng Kông... cố mà giữ tư cách để sau này làm
lãnh đạo đất nước.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.