Sau 1975, Bọn CSBV đánh
cướp tư sản ở Miền Nam VN
@
Tú Hoa
ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một
sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam, ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM, và
chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN của Dân Nam thể
hiện quyết tâm cướp bóc thẳng tay của Cộng Sản Hà Nội trực tiếp lên đầu lên cổ
người dân Miền Nam Việt Nam.
Sài
Gòn xưa, trước năm 1975.
I.
ĐÁNH TƯ SẢN ở Miền Nam
ĐÁNH TƯ SẢN cũng là
một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam, ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT
NAM, và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN của
Dân Nam thể hiện quyết tâm cướp bóc thẳng tay của Cộng Sản Hà Nội trực tiếp lên
đầu lên cổ người dân Miền Nam Việt Nam.
Đặc biệt, Cộng Sản Hà
Nội ban hành Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng
ký, chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam
một cách công khai trắng trợn như Phát Xít Đức đã từng thi hành đối với các
công dân Đức gốc Do Thái vào năm 1939.
Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN
cướp bóc người dân miền Nam được Cộng Sản Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.
Đợt cướp X1 được bắt
đầu vào sáng ngày 11 tháng Chín năm 1975 xảy ra khắp 17 tỉnh thành miền Nam và
thành phố Sài Gòn.
Đợt cướp này chủ yếu
nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ những
nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống đói khổ như Phát Xít Đức đã từng làm
khi tống cổ người Đức góc Do Thái vào trại tập trung.
Đợt cướp X1 này, những
người dân Việt gốc Hoa vốn đã di dân vào Miền Nam Việt Nam từ cuối triều Minh,
đầu triều nhà Thanh bên Tầu, sanh sống thành công tại miền Nam ngót nghét hơn
200 năm. Máu và nước mắt, oán hờn ngút trời cho một vùng đất hiền lành này phải
chịu oan thiên tan nát.
Đợt cướp X2
được Cộng Sản Hà Nội tiến hành từ Tháng Ba năm 1978 và được kéo dài cho đến sau
Đổi Mới, tức là khoảng năm 1990 thì mới chấm dứt.
Đợt cướp này chủ yếu
nhắm vào tư thuơng, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ, vốn rất đa dạng
và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do, do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khuyến
khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu.
Nền công nghiệp
nhẹ, sản xuất đồ xài gia dụng trong nhà của Việt Nam đã hoàn toàn chính thức bị
phá hủy. Người dân Việt Nam sẽ không còn thấy các sản phẩm tự hào của dân tộc
như nồi nhôm hiệu Ba Cây Dừa , xà-bông (savon) hiệu cô Ba, xe hơi hiệu La
Đalat, hiệu đèn trang trí Nguyễn Văn Mạnh, …etc…. Không những thế, các nhà máy
nhỏ sản xuất nhu yếu phẩm như đường, bột giặt, giấy, …etc cũng bị tê liệt, vì
chủ nhân bị Đảng CSVN quốc hữu hóa và bị đẩy đi vào tù.
Riêng tại Sài
Gòn, thì báo Tuổi Trẻ đã phải thừa nhận vuốt đuôi là đã có trên 10.000 tiệm
bán, bị đóng chỉ qua một đêm, khiến một viên thuốc trụ sinh cũng không có mà
mua, mà dùng. Nhà sách Khai Trí lừng lẫy, biểu tượng của cả Sài Gòn, cũng bị
báo đài tại Sài Gòn lúc bấy giờ rêu rao là tư bản chó đẻ và cần phải tịch thu.
Nhà sách Khai Trí đã từ tâm giúp đỡ biết bao văn nghệ sĩ của miền Nam, âm thầm
thực hiện đường lối khai dân trí của cụ Phan Chu Trinh cho dân tộc, mà nay cũng
bị cướp không từ bởi Cộng Sản.
Riêng về chỉ
thị 43 của Bộ Chính Trị Cộng Sản Hà Nội vào Tháng Năm, năm 1978 đã quốc hữu hóa
toàn bộ đất đai của nông dân miền Nam vào tay nhà nước CS, thông qua hình thức
“Tập Đoàn Sản Xuất”, dẫn đến nạn đói năm 1979
ngay liền sau đó, vì lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện
tại miền Nam.
Tình trạng cướp
bóc của Đảng Cộng Sản Hà Nội ở nông thôn miền Nam càng kinh khiếp và dữ dội hơn
ở Sài Gòn, dù không ồn ào bằng.
Tổng số lúa mà nông dân
Miền Nam bị Đảng Cộng Sản Hà Nội cướp
đoạt để chở ra ngoài Bắc không thông qua quy chế thu mua, được loan truyền là
khoảng 4 triệu tấn gạo vào đầu năm 1978, trên đài phát thanh Hà Nội
khi ca ngợi thành tích ĐÁNH TƯ SẢN của các đảng bộ địa phương miền Nam. Đương
nhiên, con số chính thức được các nông dân kêu ca là lớn hơn nhiều.
Sang đến năm 1979, Võ
Văn Kiệt đã phải phỉnh lừa, làm bộ giả nhân giả nghĩa, loan báo thu mua lúa từ
nông dân với giá cao gấp cả ngàn lần giá quy định của Nhà Nước (!) để cứu vãn
tình thế bất mãn không còn dằn được nữa từ nông dân Miền Nam trước những đợt cướp
lúa từ năm 1977 trở đi.
Song song với
chiến dịch X2 là chiến dịch X3, đặc biệt tập trung tại Sài Gòn, với một
âm mưu kín đáo từ Bộ Chính Trị là trục xuất toàn bộ người Sài Gòn cũ ra khỏi
nơi ở, để “Bắc Kỳ hóa” thành phố Sài Gòn. Sau chiến dịch
X3, hàng ngàn gia đình cán bộ CS miền Bắc đã vào Sài gòn sanh sống trong những
ngôi nhà ở Miền Nam bị tịch thu. Theo thừa nhận ngắn ngủi từ báo SGGP và báo
Công An VC khi bàn đến vấn đề trả lại nhà cho những “đối tượng” bị
đánh tư sản oan ức vào tháng 9 năm 1989, ước tính lên đến khoảng 150 ngàn người
thuộc gia đình cán bộ gốc miền Bắc vào Sài Gòn sanh sống trong những ngôi nhà
của dân Miền Nam bị tịch thu.
Đỗ Mười, sau
này là Tổng Bí Thư Đảng, lúc bấy giờ thay thế ông Nguyễn Văn Linh làm trưởng
ban cải tạo Trung Ương vào Ngày 16 Tháng Hai năm 1976 là người chỉ huy trực
tiếp cuộc cướp bóc này lên đầu lên cổ người dân Sài Gòn.
Trong chiến
dịch này, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi
KINH TẾ MỚI là khoảng SÁU TRĂM NGÀN NGƯỜI, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man
chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại.
Cuối đợt X3 , ghi nhận
của Cộng Sản Hà Nội là có khoảng 950 ngàn người Sài Gòn bị cưỡng bức đi KINH TẾ
MỚI, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là một triệu hai người!
Sức mạnh kinh tế Sài
Gòn tự nhiên bị phá hoại đi đến kiết quệ hoàn toàn sau chiến dịch X3 do Đỗ Mười
trực tiếp chỉ huy. Hơn 14 NGÀN cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn rất cần
cho nền kinh tế quốc dân, với khoảng 270 ngàn nhân công hoàn toàn bị cướp
trắng, đóng cửa với tổng số thiệt hại tài sản trước mắt lên đế gần chín đến hai
mươi mốt tỷ Mỹ kim và tiến trình phát triển công nghệ của đất nước trong tự
cường hoàn toàn KHÔNG CÒN HY VỌNG để phục hồi.
Riêng về tổng
số vàng, nữ trang mà Cộng Sản Hà Nội thẳng tay cướp bóc người dân miền Nam,
được các báo đài của Đảng thừa nhận lên đến 4000 lượng vàng - nhưng đây chỉ là
con số tượng trựng tính riêng ở Sài Gòn từ tháng Năm, năm 1977 qua tháng Hai,
năm 1978 mà thôi. Cộng Sản Hà Nội đã cướp cả thảy trên dưới gần 35 ngàn lượng
vàng, tính luôn cả nữ trang và kim cương, trong những đợt ĐÁNH TƯ SẢN cướp bóc
thẳng tay lên lên đầu lên cổ nhân dân miền Nam.
Xin được ghi
chú thêm là chỉ nội vụ lừa đảo mà Đảng Cộng Sản Hà Nội tiến hành cho phép người
Việt gốc Hoa ra đi bán chính thức, nếu đóng khoảng 120 lượng vàng, đã góp
vào gần 10 ngàn lượng vàng tổng cộng.
Trung bình, mỗi người
dân miền Nam nằm trong đối tượng bị ĐÁNH TƯ SẢN mất trắng khoảng 9 lượng vàng,
không tính đất đai, nhà cửa, phụ tùng thiết bị, đồ cổ, và các tài sản khác. Trữ lượng vàng của toàn bộ người dân miền Nam có thể lên đến 250 ngàn
lượng vàng tính đến năm 1975, nhưng Cộng Sản đã không thể cướp sạch nổi, do
đồng bào khôn khéo giấu đi và phản kháng cũng như đem theo khi di tản.
II.
KINH TẾ MỚI:
Tất cả những ai tại
Sài Gòn bị đảng Cộng Sản Hà Nội cướp nhà, tịch thu tài sản, đều phải đi về vùng
KINH TẾ MỚI, là những nơi mà cơ sở hạ tầng cho sanh hoạt chưa được xây dựng, nơi đó chưa có điện nước, trường học, và bệnh Xá. HƠN SÁU TRĂM NGÀN
nạn nhân bị cưỡng bức qua đêm phải rời Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và
bỏ lại hết toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở, của cải, đồ đạc cho Đảng Cộng Sản
quản lý và cướp hết.
Những người bị cướp
bóc, tịch thu nhà và sau đó bị dồn lên vùng kinh tế mới
Chỉ
tiêu VC đề ra là phải đưa cưỡng bức khoảng gần một triệu người Sài Gòn ra các
Vùng KINH TẾ MỚI và buộc họ phải bỏ hết tài sản nhà cửa lại, cho Đảng Cộng Sản
Hà Nội quản lý.
Tổng kết từ các báo
cáo thành tích cải tạo XHCN của Đảng, số người bị cưỡng bức đi Kinh Tế Mới từ
Sài Gòn qua mười năm Quá Độ - ĐÁNH TƯ SẢN như sau:
THỜI KỲ
|
CHỈ TIÊU
|
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
|
GHI CHÚ
|
1976- 1979
|
4 triệu người
|
1,5 triệu người
|
95% là từ Sài Gòn
|
1979-1984
|
1 triệu người
|
1,3 triệu người
|
50% là từ Sài Gòn
|
Khi đến vùng KINH TẾ
MỚI để sống tham gia các tập đoàn sản xuất hay còn gọi tắt là Hợp Tác Xã,
“thành quả lao động” của các nạn nhân này được phân phối chia ra như sau:
30% trả thuế
25% góp cho chính phủ
theo giá thu mua của nhà nước;
15% trả lương cho cán
bộ quản lý ;
30% còn lại chia cho
các thành viên tính theo số điểm thuế lao động
Như vậy là sản phẩm
nông nghiệp từ các nông trường vùng Kinh tế Mới đã bị Đảng CSVN tịch thu hết 70
% và chỉ còn 30% là chia lại cho các thành viên, vốn là các nạn nhân bị tịch
thu nhà cửa, các nạn nhân sống trong vùng Kinh Tế Mới.
Thế là cả triệu người
dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng như là đòn trả thù hữu
hiệu của chế độ Cộng Sản Hà Nội đối với những người dân bị liệt vào thành phần
không phải “Cách Mạng”, "ngụy quân, ngụy quyền" và tiểu tư sản.
Ước
tính có khoảng 300 ngàn trẻ em bị thất học vì sống ở các vùng Kinh Tế Mới này.
Nhân dân miền Nam - cả triệu người đang sống sung túc bỗng lao vào chịu đói kém
khổ sở chưa từng có. Nạn đói kém lan tràn khắp mọi nơi, mọi nhà, trước thảm
cảnh cướp bóc này của Cộng Sản Hà Nội.
Hàng
vạn người dân Sài Gòn đã phải bỏ trốn khỏi các vùng Kinh Tế Mới, đi ăn xin trên
đường Về Sài Gòn, đói rách khổ sở. Đây là thời kỳ khốn khổ bi đát nhất trong
lịch sử phát triển Sài Gòn.
III.
Nguyên văn toàn bộ Quyết Định 111/CP của Cộng Sản Hà Nội trong quyết tâm cướp
bóc tài sản người dân miền Nam Việt Nam
Quyết định 111/CP của
Cộng Sản Hà Nội là một tài liệu chứng cớ quan trọng đối với sử học cho tội ác
cướp bóc của Cộng Sản đối với nhân dân Miền Nam Việt Nam.
Quyết định này là
nguồn gốc của mọi khổ đau, nghèo khó của người dân Miền Nam Việt Nam sau ngày
30 tháng Tư năm 1975, và là lý do Việt Nam bị tụt hậu về mọi mặt, đứng hàng thứ
ba nghèo nhất thế giới theo tuyên bố của Liên Hiệp Quốc vào năm 1985.
Sau đây là nguyên bản
của quyết định:
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Số:
111/CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà
Nội, ngày 14 tháng 04 năm 1977
QUYẾT
ĐỊNH
CỦA
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 111/CP NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1977
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CHO THUÊ Ở CÁC ĐÔ THỊ CỦA CÁC TỈNH PHÍA NAM
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CHO THUÊ Ở CÁC ĐÔ THỊ CỦA CÁC TỈNH PHÍA NAM
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Tiếp
theo bản tuyên bố của Chính phủ về chính sách đối với công thương nghiệp tư bản
tư doanh ở miền Nam hiện nay;
Để tăng cường quản lý nhà đất và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư nhân ở các tỉnh phía Nam;
Theo đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Xây dựng và của đồng chí Trưởng Ban Cải tạo Công thương nghiệp tư doanh Trung ương trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 25/2/1977;
Để tăng cường quản lý nhà đất và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư nhân ở các tỉnh phía Nam;
Theo đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Xây dựng và của đồng chí Trưởng Ban Cải tạo Công thương nghiệp tư doanh Trung ương trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 25/2/1977;
QUYẾT
ĐỊNH
Điều
1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này bản chính sách quản lý và cải tạo xã
hội chủ nghĩa đối với nhà đất cho thuê ở các đô thị các tỉnh phía Nam.
Điều
2.- Các đồng chí Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội
đồng Chính phủ và các đồng chí chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ở phía Nam có trách nhiệm thi hành quyết định này, các đồng chí Bộ
trưởng các Bộ Xây dựng, Nội vụ, Ngoại giao và các đồng chí Trưởng ban Cải tạo
Công thương nghiệp tư doanh Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các ngành, các
cấp thi hành quyết định này, tuỳ theo chức năng quản lý và những vấn đề có liên
quan đến ngành mình.
CHÍNH
SÁCH
QUẢN
LÝ VÀ CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT
CHO THUÊ Ở CÁC ĐÔ THỊ CÁC TỈNH PHÍA NAM
CHO THUÊ Ở CÁC ĐÔ THỊ CÁC TỈNH PHÍA NAM
MỤC
ĐÍCH YÊU CẦU
Việc
quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị, các
tỉnh phía Nam cần đạt được mục đích, yêu cầu sau đây:
-
Xoá bỏ kinh doanh bóc lột về nhà đất; thực hiện thống nhất quản lý của Nhà nước
về nhà đất ở đô thị.
-
Cải tạo đến đâu, quản lý tốt đến đó, đồng thời tiến hành quy hoạch, bố trí, sắp
xếp điều chỉnh lại những khu vực sản xuất, khu vực hành chính, sự nghiệp, khu
vực ở và các cơ sở phúc lợi công cộng… sao cho công bằng; hợp lý và có lợi
nhất, trên tinh thần tận dụng cơ sở sẵn có, kết hợp với xây dựng mới; từng bước
giải quyết chỗ làm việc cho cơ quan Nhà nước và chỗ ở cho công nhân, nhân viên
và nhân dân lao động chưa có chỗ ở hoặc ở quá chật, cải thiện từng bước điều
kiện nhà ở của nhân dân góp phần ổn định và phát triển sản xuất.
-
Tăng cường việc bảo quản, sửa chữa nhà cửa và từng bước cải tạo và xây dựng
thành thị theo hướng xã hội chủ nghĩa.
I.
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ ĐẤT,
CHO THUÊ:
CHO THUÊ:
1.
Nhà nước quốc hữu hoá toàn bộ nhà cho thuê, không kể diện tích cho thuê nhiều
hay ít của tư sản mại bản, của địa chủ, của tư sản gian thương lớn, của những
người phạm tội nặng về chính trị và kinh tế của các tổ chức phản động.
2.
Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ nhà cho thuê của các chủ là cá nhân, công
ty, đoàn hội, tôn giáo v.v… trừ trường hợp nhân dân lao động có ít diện tích
cho nhau thuê để ở hoặc cho ở nhờ.
Tuỳ
theo chất lượng, công dụng của từng ngôi nhà, tuỳ theo diện tích cho thuê nhiều
hay ít, tuỳ theo thu nhập của chủ nhà cao hay thấp, Nhà nước để cho những chủ
nhà là cá nhân được hưởng một phần tiền thuê nhà. Phần chủ nhà được hưởng sẽ do
Bộ Xây dựng quy định cụ thể, nhiều nhất không quá 25% tiền thuê nhà.
Riêng
đối với những chủ nhà là cá nhân có ít nhà cho thuê để ở, diện tích cho thuê
dưới 150 m2 ở các tỉnh, dưới 200 m2 ở thành phố Hồ Chí Minh, hoặc thu tiền cho
thuê nhà (không kể tiền đặt cọc) hàng năm dưới 600 đồng ở các tỉnh và 800 đồng
ở thành phố Hồ Chí Minh thì trước mắt chủ nhà vẫn được tạm thời cho thuê nhưng
phải chấp hành đầy đủ những quy định thống nhất về đăng ký, hợp đồng giá cho
thuê, điều lệ bảo quản sửa chữa, quyền lưu trú của người thuê.
3.
Nhà nước trực tiếp quản lý tất cả các biệt thự cho thuê (không kể diện tích
nhiều hay ít) và toàn bộ diện tích nhà cho thuê không phải để ở mà để làm cửa
hàng, bệnh viện, trường học (không kể diện tích cho thuê nhiều hay ít). Nhà
nước trực tiếp quản lý tất cả các cư xá công và tư, không kể là cư xá cho thuê
hay ở không mất tiền. Đối với những căn hộ mà người ở đã mua đứt và có giấy tờ
hợp lệ thì coi như của riêng, nếu không phải là đối tượng bị tịch thu trưng thu
thì người đã mua nhà được Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu.
4.
Đối với thần sĩ trí thức, gia đình có công với cách mạng có nhà cho thuê thì
vận động họ hiến. Công nhân, viên chức Nhà nước và Đảng viên có nhà cho thuê
hoặc đang quản lý nhà cho thuê thì giao những nhà đó cho Nhà nước quản lý.
5.
Những chủ có nhà cho thuê mà không có chỗ ở được giữ lại một diện tích để ở
tương đương với bình quân diện tích chung ngoài xã hội hoặc có thể rộng hơn một
ít tuỳ theo cấu trúc của ngôi nhà.
6.
Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ đất cho thuê không phân biệt diện tích nhiều
hay ít và nói chung không bồi hoàn, trừ trường hợp đặc biệt.
7.
Người đang thuê đất được phép sử dụng mà không được mua bán, chuyển dịch và
phải tuân theo những quy định về quản lý nhà đất ở đô thị.
II.
ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT VẮNG CHỦ
1.
Tất cả những nhà, đất và tài sản vắng chủ của người Việt nam và ngoại kiều đều
do Nhà nước trực tiếp quản lý. Khi người chủ về, Nhà nước sẽ giải quyết với họ.
Không ai được chiếm dụng, tự ý chuyển nhượng, mua bán nhà cửa, tài sản vắng chủ
khi không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.
Nhà nước quản lý xử dụng những nhà, đất và tài sản vắng chủ cho thuê theo chính
sách cải tạo nhà cho thuê.
3.
Nhà nước quản lý sử dụng những nhà, đất và tài sản vắng chủ của những người đã
ra nước ngoài làm ăn buôn bán, hành nghề từ trước ngày giải phóng, khi họ trở
về sẽ tuỳ từng trường hợp mà nghiên cứu giải quyết sau.
Riêng
đối với những người sau đây, khi họ trở về, Nhà nước sẽ xét từng trường hợp cụ
thể mà trả lại nhà cửa, tài sản cho họ:
a.
Những người làm ăn lương thiện đi chữa bệnh, đi thăm viếng bà con, đi học ở
nước ngoài.
b.
Những người đi tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến.
c.
Những người là nhân dân lao động vì hoang mang sợ hãi bỏ chạy đi các nơi trước
và trong những ngày giải phóng.
4.
Những nhà, đất và tài sản mà trước khi vắng, chủ nhà đã uỷ quyền hợp pháp cho
những người là con đẻ, vợ hoặc chồng hợp pháp của mình quản lý thì những người
ấy được tiếp tục quản lý và phải chấp hành những chính sách quản lý nhà, đất
của Nhà nước; trường hợp chưa kịp uỷ quyền hợp pháp thì Nhà nước cho phép những
người là cha mẹ, con đẻ, vợ hoặc chồng hợp pháp của họ trước đây đã ở trong
những nhà ấy, nay được tiếp tục ở nhưng không được bán, chuyển dịch bất động
sản.
Đối với thân nhân không phải là cha mẹ, vợ chống, con của các chủ vắng mặt mà trước đây cùng ở chung với chủ nhà, nếu nay còn ở lại thì sẽ được thu xếp cho ở một chỗ trong nhà hoặc xếp ở nơi khác.
Đối với thân nhân không phải là cha mẹ, vợ chống, con của các chủ vắng mặt mà trước đây cùng ở chung với chủ nhà, nếu nay còn ở lại thì sẽ được thu xếp cho ở một chỗ trong nhà hoặc xếp ở nơi khác.
5.
Những trường hợp xin thừa kế, xin hiến nhà, đất và tài sản vắng chủ sẽ được
nghiên cứu giải quyết từng trường hợp cụ thể theo chính sách.
6.
Uỷ ban nhân dân thành phố, tỉnh thống nhất quản lý những nhà đất và tài sản
vắng chủ tại địa phương.
Cơ quan quản lý nhà đất và cơ quan tài chính chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, kiểm kê định giá, xử lý và thanh toán với chủ nhà khi họ trở về theo đúng các chính sách chế độ và thống nhất quản lý nhà đất và tài sản vắng chủ của Nhà nước.
Cơ quan quản lý nhà đất và cơ quan tài chính chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, kiểm kê định giá, xử lý và thanh toán với chủ nhà khi họ trở về theo đúng các chính sách chế độ và thống nhất quản lý nhà đất và tài sản vắng chủ của Nhà nước.
III.
ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC ĐOÀN HỘI TÔN GIÁO
Để
bảo đảm thống nhất quản lý nhà cửa, bảo đảm tôn trọng tự do tín ngưỡng và căn
cứ vào các chế độ, chính sách khác của Nhà nước, việc quản lý của các đoàn, hội
tôn giáo ở các tỉnh phía Nam được quy định như sau:
1.
Nhà nước bảo hộ mọi nhà thờ, chùa chiền, miếu mạc, thánh thất được thực sự và
thuần tuý dùng vào việc thờ cúng hành đạo.
2. Nhà nước tịch thu
toàn bộ nhà đất của các Đoàn Hội các tổ chức không được Nhà nước thừa nhận và
cho phép hoạt động.
3. Nhà, đất của các
đoàn, hội, các tổ chức khác và của các tôn giáo hiện đang cho thuê được giải
quyết theo chính sách chung về nhà, đất cho thuê. Riêng đối với các nhà tập
trung của các tổ chức, các tôn giáo đã cho hội viên, giáo dân của mình nhờ,
hoặc ở thuê với giá rất rẻ mà không nằm trong phạm vi nơi thờ cúng, hành đạo
thì Nhà nước có thể xét cấp hẳn cho người đang sử dụng.
4. Những nhà cửa đất
đai khác còn bỏ trống hoặc dùng vào mục đích không phải thờ cúng, hành đạo, thì
Nhà nước vận động thuyết phục giáo dân giao cho Nhà nước dùng vào việc phục vụ
lợi ích chung.
IV. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT
CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THUỘC BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA NGUỴ QUÂN NGUỴ QUYỀN VÀ
ĐẢNG PHÁI PHẢN ĐỘNG
1. Mọi loại nhà cửa,
đất đai trước ngày Giải phóng do chính quyền Mỹ nguỵ quản lý hoặc dành cho
những tổ chức hay cá nhân, thuộc nguỵ quân nguỵ quyền và các tổ chức đảng phái
phản động sử dụng, nay đều là tài sản công cộng, do Nhà nước trực tiếp quản lý.
2.
Nhà cửa, đất đai của những người sau đây đều do Nhà nước trực tiếp quản lý:
- Sĩ quan nguỵ quân
cấp từ thiếu tá trở lên.
- Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung uý trở lên.
- Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của nguỵ quyền đã giữ chức vụ, từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty phó, Quận phó trở lên.
- Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.
- Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung uý trở lên.
- Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của nguỵ quyền đã giữ chức vụ, từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty phó, Quận phó trở lên.
- Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.
3.
Những người có nhà cho thuê và nhà thuộc diện Nhà nước trực tiếp quản lý, tuỳ
theo chức vụ cấp bậc, quá trình hoạt động dưới thời Mỹ nguỵ và thái độ chính
trị hiện nay của đương sự mà có thể chiếu cố dành cho một diện tích ở thích
đáng, nếu chưa có chỗ ở.
V.
ĐỐI VỚI NHÀ ĐẤT CỦA NGOẠI KIỀU
Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thừa nhận mọi cam kết của chính
quyền Mỹ nguỵ với các nước và các tổ chức quốc tế có cơ quan ở miền Nam Việt
Nam.
Nhà
nước không thừa nhận quyền sở hữu về bất động sản đã có của các nước và của
ngoại kiều trên lãnh thổ Việt Nam từ trước ngày Giải phóng. Chính phủ sẽ giải
quyết các vấn đề tồn tại về các loại nhà, đất này theo hướng sau đây:
1.
Quốc hữu hoá không bồi hoàn toàn bộ đất đai, nhà cho thuê của chính phủ nước
ngoài và ngoại kiều. Xét trường hợp cụ thể có hình thức xử lý đích đáng; không
bồi hoàn, bồi hoàn tượng trưng, bồi hoàn một phần tuỳ theo quan hệ ngoại giao
giữa nước ta với nước hữu quan nếu là nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hữu
quan, và tuỳ theo tính chất kinh doanh bóc lột của ngoại kiều nếu là nhà thuộc
quyền sở hữu của ngoại kiều.
2.
Tịch thu toàn bộ tài sản:
a.
Của nước trực tiếp tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam.
b. Của ngoại kiều trực tiếp phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
c. Của nước ngoài đã được sử dụng vào mục đích của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
3. Đối với nhà làm việc và nhà ở của các Chính phủ nước ngoài khác và của các tổ chức quốc tế thì giải quyết như sau:
b. Của ngoại kiều trực tiếp phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
c. Của nước ngoài đã được sử dụng vào mục đích của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
3. Đối với nhà làm việc và nhà ở của các Chính phủ nước ngoài khác và của các tổ chức quốc tế thì giải quyết như sau:
Nếu
là nhà mua hoặc tự xây cất hợp pháp, căn cứ vào quy hoạch của đô thị mà có thể
cho họ giữ lại một số nhà cần thiết để làm cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan nghiệp
vụ được Nhà nước ta chấp nhận. Những nhà không dùng vào công việc trên thì phải
nhượng lại.
Đối
với những nhà không mua hoặc xây cất không hợp pháp thì Nhà nước quản lý không
bồi hoàn.
4.
Nhà của ngoại kiều:
-
Đối với những ngoại kiều được ở lại nước ta làm ăn sinh sống, có nhà tự xây
dựng hợp pháp thì được thừa nhận quyền sử dụng để ở.
- Đối với ngoại kiều được phép xuất cảnh:
Nếu là người lao động, thì Nhà nước cho phép bán nhà mà họ đang ở hoặc tự xây cất hợp pháp.
Nếu có cha mẹ, vợ chồng hợp pháp, con đẻ được ở lại và đã cùng ở chung một hộ thì có thể được xét cho nhận uỷ quyền quản lý.
- Đối với ngoại kiều được phép xuất cảnh:
Nếu là người lao động, thì Nhà nước cho phép bán nhà mà họ đang ở hoặc tự xây cất hợp pháp.
Nếu có cha mẹ, vợ chồng hợp pháp, con đẻ được ở lại và đã cùng ở chung một hộ thì có thể được xét cho nhận uỷ quyền quản lý.
Đối
với nhà của ngoại kiều không phải là nhân dân lao động thì trước khi xuất cảnh
đều phải giao lại cho Nhà nước quản lý, và tuỳ từng trường hợp, Nhà nước sẽ
không bồi hoàn, bồi hoàn tượng trưng, hoặc bồi hoàn một phần.
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Phạm
Hùng
Điều
IV của QĐ 111/CP đã cho thấy rõ gia đình thân nhân của các anh em quân lực Việt
Nam Cộng Hòa phải chịu mất nhà mất cửa rất thê thảm. Mọi quy chụp là phản động
hay Ngụy quyền thì coi như là bị tịch thu nhà cửa.
Dòng chữ cuối cùng của
khoản 2 điều IV của QĐ 111/CP có ghi rõ là nhà cửa đất đai của các thành phần
sau đây bị tịch thu:
“Các
phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.”
Bởi không có định
nghĩa rõ ràng thế nào là thành phần ác ôn nên các viên chức cán bộ Cộng Sản tha
hồ kết tội thuờng dân vô tôi vạ là thành phần ác ôn của “Ngụy quyền” để tư lợi
cướp bóc nhà cửa cho riêng mình, không cần tòa án nào xét xử cả. Ai ai cũng có
thể là điệp viên CIA, hay là có lý lịch ba đời liên quan đến Ngụy quân, và đều
có tư tưởng "phản động" và cần phải tịch thu nhà cửa dựa trên
điều khoản này của Q Đ 111/CP.
Không khí hoảng sợ ,
đau thương oán hận lan tràn khắp cả miền Nam.
IV.
Hậu quả ĐÁNH TƯ SẢN của Cộng Sản Hà Nội:
Theo các chuyên gia
của Liên Hiệp Quốc về kinh tế, Việt Nam tụt hậu hơn 50 năm về kinh tế vì các
chính sách đánh tư sản này của Cộng Sản Hà Nội lên đầu người dân miền Nam. Việt
Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ ba trên thế giới vào năm 1985.
Cho
đến giờ phút này, người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự có quyền TƯ HỮU, mà chỉ
có quyền xỬ DỤNG, nghĩa là thảm họa bị ĐÁNH TƯ SẢN trong quá khứ vẫn treo lơ
lửng trên đầu người dân Việt Nam bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chiếu theo
luật pháp hiện hành của Cộng Sản Hà Nội.
Kinh tế của Việt Nam
mãi đến năm 1997 mới thực sự khắc phục được một phần hâu quả của 10 năm Quá Độ,
ĐÁNH TƯ SẢN mang đầy cướp bóc ngu xuẩn do Cộng Sản Hà Nội tiến hành từ năm 1976
đến năm 1987.
Từ năm 1987 đến năm
1997, Hoa Kỳ đã nhắm mắt làm ngơ cho những người Việt di tản hay Vượt Biên định
cư tại Mỹ gởi tiền hàng ồ ạt về cứu đói thân nhân mình và vực dậy sự sinh động
về kinh tế vốn có ngày nào của miền Nam. Tổng số ngoại tệ gởi về lên đến 8 đến
15 tỷ Mỹ kim mỗi năm trong suốt 10 năm đó.
Sang đến năm 1989, báo
SGGP từ hào Sài Gòn chịu 90 % ngân sách của cả nước và bắt đầu tiến hành trả
lại nhà cho một số nạn nhân bao năm trời khổ ải đói rách, cũng như bắt đầu bàn
tới vấn đề cho phép các sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa được bán nhà, vốn
hầu hết đã bị tịch thu nếu ra đi theo chương trình HO-Special Release
Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư
phóng thích đặc biệt tù nhân trung tâm cải tạo)
Chỉ số nghèo đói của
Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới và chỉ mới có những tiến bộ cải thiện
mà thôi trong dạo gần đây khi World Bank và USAID tăng tốc trợ giúp.
Mọi tài liệu, hình ảnh
ca ngợi ĐÁNH TƯ SẢN từ các báo chí đài phát thanh
của Đảng cũng bị dẹp dần đi.
Đảng Cộng Sản Hà Nội
tới ngày nay vẫn chưa chính thức xin lỗi hai mươi mốt triệu người dân miền Nam
về hành động cướp bóc phi pháp này.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.