Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, August 14, 2015

Tại Sao Trung Quốc Phá Giá Đồng Nhân Dân Tệ?


Tại Sao Trung Quốc Phá Giá Đồng Nhân Dân Tệ?

Trung Điền

        Cùng tác giả:

         xem tiếp
Liên tiếp trong ba ngày Thứ Ba (11/8), Thứ Tư (12/8), và Thứ năm (13/8), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ mà họ gọi là hạ mức “trung bình chính thức” xuống 1,9, 1,6% và 1,1%. Trên thị trường hối đoái, đồng nhân dân tệ đã giảm 4.4% chỉ trong vòng 3 ngày.

Theo các nhà phân tích về kinh tế, tài chánh quốc tế cho rằng việc nhà cầm quyền Bắc Kinh phải lấy biện pháp phá giá đồng nhân dân tệ vào lúc này là để cứu nền sản xuất đang bị đình đốn một cách bất thường. Theo báo cáo thì sản xuất trong các tháng qua giảm 8%.
Từ năm 1980 đến nay, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển nhờ dựa vào gia công để xuất khẩu hàng hóa là chính, còn tiêu thụ trong nước phải nói là rất yếu. Chính vì lý do đó mà Trung Quốc đã thu hút đầu tư gia công và trở thành “công xưởng” của thế giới.

Từ khi Tập Cận Bình được đưa lên vị trí lãnh đạo số 1 của Trung Quốc vào mùa Thu năm 2013 - nắm 4 chức vụ cao nhất cùng một lúc gồm Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy trung ương, Chủ tịch hội đồng phát triển kinh tế quốc gia - đã có hai chính sách đầy hoang tưởng:

Thứ nhất là thiết lập một số định chế kinh tế và tài chánh như cái gọi là ‘một vành đai, một con đường’, tức là xây dựng vành đai kinh tế qua con đường tơ lụa trên đất liền và con đường tơ lụa trên biển; “Tân Ngân Hàng Phát Triển” của nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi); “Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu” (AIIB). Qua những định chế này, Trung Quốc sẽ vươn lên trở thành trung tâm địa chính trị thế giới, cạnh tranh với Hoa Kỳ giành vị trí số 1. Việc Trung Quốc gia tăng bành trướng và quân sự hóa Biển Đông hiện nay là nằm trong ý đồ nói trên.

Thứ hai là xây dựng Trung Quốc thành một “xã hội khá giả”, với đích nhắm là GDP vào năm 2020 gấp đôi GDP năm 2010 (39,8 ngàn tỷ nhân dân tệ tương đương 6 ngàn tỷ Mỹ Kim). Năm 2010 là năm mà kinh tế Trung Quốc qua mặt Nhật Bản, đứng thứ 2 Thế giới. Để đạt mục tiêu này, từ đại hội 18 vào cuối năm 2012, Tập Cận Bình thay đổi mô hình kinh tế từ “lấy đầu tư và xuất cảng làm chính” chuyển sang mô hình “lấy động lực sáng tạo mới làm chính”. Tức là chuyển từ gia công xuất khẩu sang gia tăng tiêu thụ nội địa. 

Nền kinh tế của Trung Quốc hiện đang nằm trong giai đoạn gia tăng tiêu thụ nội địa là chính. Cho nên, sau thị trường địa ốc là thị trường cổ phiếu được thổi lên, Bắc Kinh khuyến khích dân Tàu nhảy vào chơi cổ phiếu và đẩy cho thị trường chứng khoán chỉ có lên mà không xuống, nhằm kích thích nền kinh tế tiêu thụ lan rộng trên toàn quốc.
Vài năm trước đây, thị trường chứng khoán Trung Hoa đã lên vùn vụt do Bắc Kinh vừa khuyến khích, vừa tạo điều kiện dễ dãi cho dân Tàu vay mượn, thế chấp để nhảy vào đầu tư cổ phiếu. Cuối cùng, thị trường chứng khoán sụp đổ, khiến cho dân Tàu mất toi 3 ngàn tỷ Mỹ Kim vào đầu tháng 7 vừa qua.

Thực tế phát triển trong nhiều năm qua tại Trung Quốc liên tục suy giảm rất lớn. GDP năm 2010 đạt 13,4% nhưng đến năm 2013 chỉ đạt 7,7%, năm 2014 đạt 7,4%, 6 tháng đầu năm 2015 đạt 7%, dự kiến cả năm 2015 sẽ chỉ đạt 6,8%. Trong tháng 7 vừa qua, mọi chỉ số về kinh tế đều cho thấy nền kinh tế của nước này suy thoái hơn là dự kiến và có thể đang lâm vào tình trạng giảm phát. Mức xuất cảng so với 12 tháng trước sụt 8,3% thay vì sụt 1,5% như dự báo. Mức nhập cảng (để cung ứng cho sản xuất) cũng giảm. Tám năm trước, thời Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo, cả hai đều đã liên tục cảnh báo về nền kinh tế “bốn không” của Trung Quốc: không cân xứng, không phối hợp, không công bằng và không bền vững. Đến nay thì tất cả đều bộc lộ.

Ngoài ra, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã làm nảy sinh hai vấn đề lớn trong xã hội: tình trạng phân hóa giàu nghèo trong người dân diễn ra rất trầm trọng, đặc biệt là ngay trong những thành phố lớn và nhiều vấn nạn xã hội bùng phát rộng lớn do tình trạng phát triển không đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt là các tỉnh nằm sâu trong Nội Lục như Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu quá nghèo.

Những khó khăn kinh tế cùng với sự sụp đổ thị trường chứng khoán hồi tháng 7/2015 đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của dân Tàu.
Song song, trong những tháng gần đây, thị trường nội địa Trung Quốc không còn là miền đất hứa. Theo tin tức thì số doanh thu của các công ty xe hơi quốc tế tại Trung Quốc giảm đáng kể. Số xe hơi bán ra liên tiếp sụt giảm từ 17 tháng qua. Trong tháng 7 giảm 6.6% so với cùng thời gian này năm ngoái. 

Các hãng xe BMW (Đức) hay Nissan (Nhật) đã phải giảm giá xe và bắt đầu tái cơ cấu lại số lượng sản xuất cho thị trường Hoa Lục. Trung Quốc cũng là nơi tiêu thụ nguyên liệu nhiều nhất thế giới chiếm 50% lượng than toàn cầu, 50% quặng đồng hay 11% dầu mỏ; nhưng nay số lượng tiêu thụ tại Trung Quốc suy giảm gây thiệt hại cho nhiều quốc gia như Brazil giảm 20% hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, kế đến là Nga, Úc, Chí Lợi vân vân… Nhưng quan trọng hơn cả là do chất lượng quá kém, gây ra vấn đề sức khoẻ cho người tiêu thụ, nhiều quốc gia trên thế giới đã hạn chế nhập cảng hàng hóa từ Trung Quốc, đã tạo ra nhiều khốn đốn cho những công ty sản xuất tại Hoa Lục. 

Chính trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và để cứu các công ty sản xuất xuất khẩu, Bắc Kinh đã lấy biện pháp phá giá đồng nhân dân tệ mà trước đây nhất quyết không chịu làm dù bị Hoa Kỳ áp lực rất nặng. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho rằng việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc nằm ở khoảng 3% chưa có tác động gì lớn đến các công ty. Muốn có ảnh hưởng, theo Ngân Hàng DBS Singapore thì việc phá giá thích hợp là 10-30%, và phải duy trì trong một năm thì xuất khẩu mới bắt đầu cho thấy có sự thay đổi.

Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu thì biện pháp phá giá đồng nhân tệ của Bắc Kinh sẽ có tác động tốt cho những công ty xuất khẩu hàng may mặc, xe hơi hay các nhà bán lẻ nước ngoài có nguồn cung cấp hàng rẻ tiền từ Trung Quốc. Trong khi đó, những nhà nhập khẩu hàng vào Trung Quốc, những công ty đang nợ bằng ngoại tệ và phải chi trả tiền để mua nhiên liệu bằng đồng Mỹ Kim.

Điều đáng chú ý là việc phá giá đồng nhân dân tệ đã có những tác động xấu lên khu vực kéo theo sự xuống giá hàng loạt của một số đồng tiền tệ ở Á Châu.
Riêng Việt Nam, sáng ngày 12/8, Ngân hàng Nhà nước CSVN đã ra thông báo cho biết là việc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ có tác dụng tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam. CSVN đã phá giá đồng bạc mà họ gọi là “điều chỉnh nâng biên độ tỷ giá USD/VND lên gấp đôi từ 1% đến 2%”. Hiện nay một đồng Mỹ Kim đổi từ 21.240 đồng đến 22.106 đồng Việt Nam.

Tóm lại, với những diễn tiến dẫn đến việc Bắc Kinh phải phá giá đồng nhân dân hiện nay cho thấy là chính sách cai trị của Tập Cận Bình trong 2 năm (2013 – 2015) có vấn đề. Sự phá giá này có thể dẫn đến một cuộc rối loạn tiền tệ do cuộc chay đua phá giá giữa các quốc gia Á Châu để cạnh tranh sản xuất xuất cảng.

Trung Điền
Ngày 13/8/2015


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List