Đổi
mới là mệnh lệnh cuộc sống
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-01-31
2014-01-31
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Bán hoa đào Tết ở Hà Nội hôm 27/1/2014
AFP photo
Trong dịp năm mới Giáp
Ngọ 2014, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội qua Đài Á Châu
Tự Do đã gởi lời chúc đến người dân và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.
“Tôi xin chúc và cầu mong người dân Việt Nam và các doanh nghiệp
sẽ có thể thực hiện các quyền tự do kinh doanh, các quyền tự do dân chủ của
mình như trong Hiến pháp để thúc đẩy nền kinh tế, thúc đẩy đất nước phát triển
lên. Trong giai đoạn sắp tới đây nền kinh tế Việt Nam sẽ phải hội nhập đứng
trước những cơ hội và những thách thức hết sức to lớn và cũng gay gắt.”
Nhiều "bệnh"
nặng
Ngày 29/1/2014, trên báo Saigon Tiếp Thị Online, TS Lê Đăng
Doanh, có bài viết “Đâu là thách thức lớn nhất trên đường phát triển?” Chuyên
gia kinh tế này từng là thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải,
nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và sau này là
thành viên Viện Nghiên cứu phát triển IDS đã tự giải thể, khi chính phủ dùng
biện pháp hành chánh để cản trở tính cách độc lập của tổ chức này.
Theo TS Lê Đăng Doanh, câu hỏi nhiều người đặt ra trong những
giờ phút suy tư trầm lắng của mùa xuân là “Phải làm gì để đưa đất nước thoát
khỏi cuộc khủng hoảng và trì trệ kéo dài này.”
TS Lê Đăng Doanh nhận định sau hơn 20 năm đổi mới với một số
thành công đầy hứng khởi, ngày nay nhìn thẳng vào đời sống kinh tế-xã hội, ai
cũng thấy lo âu cho tương lai đất nước. Theo lời ông, hiện nay thể chế đã trở
thành nút thắt cổ chai quan trọng nhất phải vượt qua nếu nền kinh tế muốn tiếp
tục tiến lên. Không cải cách thể chế, Việt Nam không chỉ bế tắc trong “bẫy thu
nhập trung bình” mà còn phải đối mặt với những xung đột xã hội ngày càng tăng.
Vẫn theo TS Lê Đăng Doanh nền kinh tế đang phải đối mặt với
nhiều bệnh nặng: nợ xấu ngân hàng, khủng hoảng bất động sản, doanh nghiệp nhà
nước nợ lên đến 1,3 triệu tỷ đồng, nợ công tăng quá nhanh, số lớn doanh nghiệp
tư nhân phá sản, đóng cửa, số còn lại chỉ kinh doanh cầm chừng hay đình đốn.
Trong bài viết TS Lê Đăng Doanh còn đề cập tới lũ lụt tàn phá
miền Trung, nhân dân chịu thiệt hại lớn không chỉ là thiên tai mà có phần quan
trọng là “nhân tai”: phá rừng, làm thủy điện thiếu tính toán đến môi sinh và an
toàn của người dân vùng hạ lưu.
TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh trong bài viết của ông trên SGTT
Online: Tại Việt Nam tệ nạn tham nhũng, tiêu cực lớn nhỏ đều khắp, lãng
phí chia chác rất phổ biến. Bộ máy hành chính cồng kềnh, tốn kém mà không hiệu
quả, việc bổ nhiệm nhân sự hoàn toàn không minh bạch, không qua sự giám sát,
xét duyệt của cơ quan dân cử, có quá nhiều cán bộ kém năng lực. Lợi ích nhóm
chi phối không ít quyết định và chính sách, cơ chế “xin-cho” lại thịnh hành và
thay thế quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh theo pháp luật.
Tôi nghĩ rằng, công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng đòi
hỏi những những quyết định, những biện pháp mạnh mẽ hơn để đưa những biện pháp
đó vào thực tế.
- TS Lê Đăng Doanh
- TS Lê Đăng Doanh
Đối với câu hỏi “Phải làm gì để đưa đất nước thoát khỏi cuộc
khủng hoảng và trì trệ kéo dài”, TS Lê Đăng Doanh đưa ra câu trả lời là cần cải
cách thực chất về thể chế. Trong đó thực hiện công khai minh bạch theo các
chuẩn mực quốc tế về chi tiêu ngân sách, cũng như trong các hoạt động khác của
chính quyền. Vị chuyên gia nhấn mạnh rằng, phải luật hóa vai trò giám sát của
báo chí, tổ chức quần chúng đối với bộ máy nhà nước, luật hóa quyền tiếp cận
thông tin của người dân. Pháp luật phải bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tiêu
cực, thực hiện được điều gọi là làm cho công chức “không dám tham nhũng,
không thể tham nhũng và không cần tham nhũng.”
TS Lê Đăng Doanh cũng kêu gọi xóa bỏ những “vùng cấm”, đặc quyền
đặc lợi, hạn chế sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính. Ông cho là, những
cải cách đó không có gì mới, nhiều nước đã áp dụng và họ đã xây dựng được nền
kinh tế phồn vinh, xã hội công bằng, thịnh vượng, văn minh.
Phần kết trong bài viết trên SGTT Online, TS Lê Đăng Doanh hàm ý
một tối hậu thư cho Đảng và Nhà nước: “Đổi mới vì đó là mệnh lệnh cuộc sống, sự
thôi thúc của người dân trong mùa xuân trên đất nước Việt Nam này.”
TS Lê Đăng Doanh được ghi nhận như một nhân vật tích cực ủng hộ
quan điểm đổi mới thể chế kinh tế-chính trị trong thông điệp đầu năm 2014
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đáp câu hỏi của Nam Nguyên là đã một tháng trôi
qua, chuyên gia có nhận thấy một tín hiệu nào về việc chính quyền thực hiện
những lời hứa hẹn của Thủ tướng. TS Lê Đăng Doanh đáp lời:
“Thủ tướng có triệu tập một số nhà kinh tế trong nhóm tư vấn
kinh tế tài chính của Thủ tướng và cũng đã yêu cầu xây dựng một kế hoạch thực
hiện cái thông điệp đó. Trong cuộc họp của chính phủ vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ
Đức Đam có trình bày một dự thảo kế hoạch về nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế Việt Nam, của các doanh nghiệp Việt Nam. Cho đến nay các nỗ lực ấy
chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các dự thảo và chương trình hành động. Còn về các
công việc thực tiễn thì chính phủ tập trung vào việc lo Tết cho dân và cung cấp
gạo cho những người nghèo, cũng như bảo đảm cho người công nhân ở Hà Nội và TP.
HCM được về quê ăn Tết. Tôi nghĩ rằng đấy là các nỗ lực ban đầu của chính phủ
và nhằm tập trung vào cái Tết Giáp Ngọ này.”
Dân mất niềm tin
Một phụ nữ bán trái cây rong ở Hà Nội đang đếm tiền hôm 27/1/2014.
AFP photo
Câu chuyện đổi mới thể chế cả kinh tế lẫn chính trị không phải
là chủ trương mới nhưng trước kia nói nhiều hơn làm, bây giờ được tái vận động
mạnh mẽ, người dân hoài nghi vì đã mất niềm tin. Vậy những việc cần làm ngay
của nhà nước sẽ là gì. Nam Nguyên nêu câu hỏi này và được TS Lê Đăng Doanh trả
lời:
“Hiện nay về mặt Đảng, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nỗ
lực thúc đẩy chống tham nhũng bằng các biện pháp như yêu cầu phải kê khai tài
sản và có chỉ thị yêu cầu phải công khai việc kê khai tài sản đó ở mức độ cao
hơn so với trước đây. Ông Tổng Bí thư cũng sử dụng Ban Nội chính để thúc đẩy
quá trình điều tra chống tham nhũng và đưa ra một số vụ án như Vinalines với
Dương Chí Dũng và em là Dương Tự Trọng.
Còn về phía Chính phủ thì trong chương trình hành động cũng có
đề ra một số biện pháp, nhưng trong cuộc thảo luận về thực hiện thông điệp 2014
thì một số nhà trí thức mong muốn có những biện pháp ngay trước mắt mạnh mẽ hơn
và cụ thể hơn. Thí dụ như xem xét trả tự do một số người bị giam giữ mà thực sự
không có hành động gì chống đối ngoài việc phát biểu ý kiến một cách thẳng
thắn. Bên cạnh đó bãi bỏ một số quyết định ban hành trước đây mà ngày nay thấy
không thích hợp. Thí dụ như Quyết định 97 dẫn đến việc Viện Nghiên cứu Phát
triển IDS đã phải tự giải thể...v..v.. Những ý kiến đó cho tới nay chưa thấy
được thực hiện.”
Bước vào Năm mới Giáp Ngọ, người dân Việt Nam có thể hy vọng gì
khi cách đây không lâu các chuyên gia đã liệt kê những khăn rất lớn đang tồn
tại của nền kinh tế. TS Lê Đăng Doanh nhận định:
“Tình hình của Tết Giáp Ngọ này phản ánh rất rõ sức mua giảm,
rồi hoa đào cành đào quất ở Hà Nội ế và ê hề ra cả. Tôi thấy có những người bán
phải vứt cành đào đi vì họ thấy sức mua giảm, giá giảm đến mức nếu họ ở lại Hà
Nội thêm nữa thì cũng không có đủ tiền để tiếp tục kinh doanh. Đấy là thể hiện
rất rõ sức mua giảm sút của người dân.
Tôi nghĩ trong thời gian sắp tới cần phải có những biện pháp
mạnh mẽ về việc thực hiện công khai minh bạch về việc kê khai tài sản, về việc
sử dụng một cách có hiệu quả và công khai ngân sách nhà nước; hạn chế tối đa
việc lạm dụng ngân sách nhà nước vào việc tư thí dụ dùng xe công đi ăn cưới hay
đi lễ hội…mới đây báo chí có nêu lên cảnh dùng xe công đi lên tận Sơn La để chở
đào rừng về Hà Nội. Tất cả những biểu hiện đó cần phải được sớm chấm dứt và đưa
ra xử lý.
Tôi nghĩ rằng, công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng đòi
hỏi những những quyết định, những biện pháp mạnh mẽ hơn để đưa những biện pháp
đó vào thực tế. Nếu thực hiện được các biện pháp đó thì tôi hy vọng nền kinh tế
Việt Nam có thể vươt qua những khó khăn. Nếu không thực hiện được những biện pháp
cải cách mạnh mẽ thì tình hình ngân hàng, tình hình nợ xấu, sự trì trệ trong
bất động sản cũng như tình hình sử dụng ngân sách nhà nước một cách lãng phí
trong đầu tư công có thể sẽ lại tiếp tục làm cho nền kinh tế Việt Nam trì trệ.
Đây là điều rất cần tránh.”
Trong thời gian sắp tới cần phải có những biện
pháp mạnh mẽ về việc thực hiện công khai minh bạch về việc sử dụng một cách có
hiệu quả và công khai ngân sách nhà nước
- TS Lê Đăng Doanh
- TS Lê Đăng Doanh
Nếu TS Lê Đăng Doanh cho là “Đổi mới là mệnh lệnh cuộc sống, sự
thôi thúc của người dân trong mùa xuân trên đất nước Việt Nam”, vậy thời gian
cần thiết để nhà nước Việt Nam thực hiện tối hậu thư của nhân dân sẽ như thế
nào. TS Phạm Chí Dũng, một nhà nghiên cứu chính sách ở TP.HCM, người vừa từ bỏ
đảng Cộng sản nói với chúng tôi là sẽ có một độ trễ nhất định. Ông nói:
“Nếu vấn đề cải cách kinh tế hay là xóa độc quyền có thể thực
hiện ngay trong năm 2014 với một độ trễ khoảng từ 8 tháng tới một năm, thì nhân
quyền phải cần ít nhất 2 năm để người ta quen dần với khái niệm mới và quen dần
với cách ứng xử mới, cách ứng xử có văn hóa hơn. Chứ không phải giống như là
cách ứng xử tôi gọi là một nền văn hóa đấm đá nhân quyền mà ngay cả những
ngày đầu năm mới 2014 vẫn xảy ra.”
Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1976, Nhà nước Việt
Nam cai trị đất nước theo chính sách lỗi thời của Đảng Cộng sản dẫn tới bế tắc
toàn diện, lạm phát cao nhất lên tới mức 800% trong những năm 1980. “Đổi mới
hay là chết” trở thành khẩu hiệu để tới đầu những năm 1990 Việt Năm bước vào
một mùa xuân đổi mới.
Ngày nay đất nước đang lâm vào khủng hoảng và trì trệ kéo dài,
nhu cầu cải cách kinh tế chính trị một lần nữa được đặt ra, điều mà TS Lê Đăng
Doanh gọi là : “Đổi mới - đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là sự thôi thúc của
người dân trong mùa xuân trên đất nước Việt Nam này.”
Trận đánh vào các huyền
thoại
Tin liên hệ
- Huyền thoại: chất dinh dưỡng của độc tài
- Sự mù quáng vô tận
- Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại
- Bản án dành cho chế độ
- Xu hướng chính trị năm 2014
- Nhìn tới năm 2014: Lo
CỠ CHỮ
29.01.2014
Nếu huyền thoại là chất dinh dưỡng cho các chế độ độc tài thì,
để chống lại độc tài và để tranh đấu cho dân chủ, một trong những việc làm cần
thiết nhất là đánh vào các huyền thoại.
Làm sụp đổ các huyền thoại cũng là làm sụp đổ một trong những nền móng văn hóa của độc tài.
Ở Việt Nam, những huyền thoại đóng vai trò hỗ trợ cho độc tài như vậy rất nhiều. Có thể phân thành ba loại chính: huyền thoại yêu nước, huyền thoại cách mạng và huyền thoại Hồ Chí Minh.
Trước hết là huyền thoại yêu nước. Trong suốt gần một thế kỷ vừa qua, từ khi mới được thành lập vào năm 1930 đến nay, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản luôn luôn nhắm đến một mục đích: chứng mình là họ, chỉ có họ, mới thực sự yêu nước. Tất cả những người còn lại, ngoài đảng của họ, thuộc một trong hai loại: hoặc bán nước hoặc hờ hững với đất nước.
Theo kiểu tuyên truyền ấy, trước năm 1945, tất cả các lực lượng chính trị không phải Cộng sản đều bị kết tội hoặc thân Pháp hoặc thân Nhật: thân bên nào cũng đều là bán nước; thời kháng chiến chống Pháp, tất cả các đảng phái khác, ngoài đảng Cộng sản, đều là bán nước; thời chiến tranh Nam Bắc, chính quyền và các đảng phái chính trị ở miền Nam đều là bán nước. Còn những người không công khai theo “giặc” nhưng cũng không theo Cộng sản đều bị cho hờ hững với đất nước, và hỡ hững cũng có nghĩa là gián tiếp đầu hàng “giặc”.
Luận điệu này dễ thấy nhất là qua cách đánh giá nhóm Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới thời 1932-45.
Đối với người đọc bình thường, hầu như ai cũng thấy là hầu hết các tác giả trong hai phong trào này đều rất mực tha thiết không những đối với tiếng Việt hay cảnh sắc thiên nhiên của đất nước mà còn đối với số phận của đất nước nói chung. Bằng thơ văn, họ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và tình nghĩa giữa con người đối với con người. Họ khao khát muốn xây dựng một tài sản văn hóa giàu đẹp cho đất nước.
Vậy mà, dưới mắt của đảng Cộng sản, ít nhất cho đến thời kỳ đổi mới kể từ nửa sau thập niên 1980, họ, tất cả những con người tài hoa và giàu nhiệt huyết ấy, đều bị xem là đồng lõa với “giặc” trong việc đánh lạc hướng dư luận nhằm mục đích kéo dài ách đô hộ của thực dân Pháp. Ngay một nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới sau này trở thành một ngòi bút tuyên truyền đắc lực của Cộng sản, cũng tự nhận thời ấy, “Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không / Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy / Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng.” Nhà phê bình Hoài Thanh, tác giả cuốn Thi nhân Việt Namnổi tiếng, cũng cho là trong phong trào Thơ Mới, cái phong trào trước đây ông ca ngợi nhiệt liệt, thực chất là một tiếng thở dài bất lực trước ngoại xâm. Và bất lực cũng có nghĩa là đầu hàng. Vì vậy, hơn ai hết, trong suốt mấy chục năm, chính ông chứ không phải là ai khác, đã lên tiếng phê phán phong trào Thơ Mới một cách dữ dội. Dữ dội đến tàn nhẫn, hay nói theo Xuân Sách, “bất cận nhân tình”.
Để biện chính cho huyền thoại yêu nước ấy, về mặt lý luận, từ sau năm 1954, đảng Cộng sản định nghĩa lại khái niệm yêu nước: Với họ, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội. Sau này, khi chủ nghĩa xã hội đã bị sụp đổ ở ngay mảnh đất tổ của nó: Liên Xô, người ta không còn nhắc đến câu định nghĩa này nữa, nhưng trên mặt trận tuyên truyền, họ vẫn khăng khăng lặp đi lặp lại một điều: chỉ có họ mới yêu nước.
Ở đây, chính những sự kiện liên quan đến Hoàng Sa đã đặt đảng Cộng sản vào một thử thách đáng kể: Trong khi họ, qua bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc, nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa, chính những người lính Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1974, đã sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ những hòn đảo xa xôi và nhỏ xíu ấy chỉ một lý do đơn giản: đó là lãnh thổ của Việt Nam.
Hai sự kiện ấy đều khiến đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay lâm vào thế khó xử: Một mặt, họ vẫn chưa tìm ra cách để giải thích bức công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng; mặt khác, họ vẫn loay hoay chưa tìm ra cách ứng xử khôn ngoan đối với 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận đương đầu với Trung Quốc năm 1974.
Thứ hai là huyền thoại cách mạng. Cũng giống như trong lãnh vực yêu nước, ở đây, Cộng sản cũng vẫn có ý định giành độc quyền: Chỉ có họ mới thực sự làm cách mạng, không những cách mạng về chính trị mà còn cả cách mạng về kinh tế, xã hội và văn hóa nữa. Tất cả những thất bại của họ đều được đẩy sang phạm trù lịch sử: Tại hoàn cảnh lịch sử chứ không phải tại họ. Trước đây, dân chúng đã nhận ra sự ngụy biện ấy khi châm biếm, qua câu ca dao: “Mất mùa là tại thiên tai / Được mùa là bởi thiên tài đảng ta.” Nhưng đó là những huyền thoại về kinh tế. Với các huyền thoại về chính trị, nhất là huyền thoại giải phóng đất nước, vẫn có nhiều điều rất cần bị phê phán.
Cuối cùng là huyền thoại Hồ Chí Minh.
Mọi đảng Cộng sản trên thế giới đều xây dựng tính chính đáng (legitimacy) của chế độ dựa trên sự quyến rũ và huyền thoại của lãnh tụ, đặc biệt, người sáng lập. Lãnh tụ sáng lập đảng biến thành một vị thần chễm chệ trên các bàn thờ gia đình và được ướp xác để giữ trong lăng để mọi người cúng vái.
Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng vậy. Trước, người ta tô vẽ Hồ Chí Minh thành một vị cha già vừa yêu nước vừa thương dân; sau, người ta còn có tham vọng biến ông thành một nhà tư tưởng để bổ sung cho Karl Marx và Lenin. Trước, người ta dồn hết công lao của đảng vào một mình ông; sau, khi những sai lầm của đảng càng ngày càng bị vạch trần, không thế giấu giếm hoặc biện bạch được nữa, người ta tìm cách bào chữa cho ông và đổ tội, trước, cho các cố vấn Trung Quốc, và sau, cho Lê Duẩn và Lê Đức Thọ: Thời cải cách ruộng đất, chính các cố vấn Trung Quốc, chứ không phải Hồ Chí Minh, ra lệnh giết hại những người vô tội; và thời chiến tranh Nam Bắc, từ đầu thập niên 1960 về sau, chính Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chứ không phải Hồ Chí Minh, đã ra tay đàn áp trí thức miền Bắc và ra lệnh tấn công miền Nam, kể cả trong vụ Tết Mậu Thân. Nhưng khi biện bạch như vậy, đảng Cộng sản lại đối diện với một nguy hiểm khác: thừa nhận Hồ Chí Minh bất lực. Ít nhất ở một số khía cạnh và lãnh vực nào đó.
Có thể nói, ở cả ba huyền thoại làm nền tảng cho chế độ, từ huyền thoại yêu nước đến huyền thoại cách mạng và huyền thoại Hồ Chí Minh, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam đều gặp rất nhiều khó khăn.
Nếu trong việc chống lại độc tài, người ta chỉ cần ra sức đánh sập các huyền thoại ấy, trong cuộc vận động cho dân chủ, người ta cần làm thêm một bước nữa: tẩy rửa các huyền thoại ấy ra khỏi tâm thức người dân.
Để không ai còn luyến tiếc và muốn bảo vệ cho những cái không có thực.
Làm sụp đổ các huyền thoại cũng là làm sụp đổ một trong những nền móng văn hóa của độc tài.
Ở Việt Nam, những huyền thoại đóng vai trò hỗ trợ cho độc tài như vậy rất nhiều. Có thể phân thành ba loại chính: huyền thoại yêu nước, huyền thoại cách mạng và huyền thoại Hồ Chí Minh.
Trước hết là huyền thoại yêu nước. Trong suốt gần một thế kỷ vừa qua, từ khi mới được thành lập vào năm 1930 đến nay, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản luôn luôn nhắm đến một mục đích: chứng mình là họ, chỉ có họ, mới thực sự yêu nước. Tất cả những người còn lại, ngoài đảng của họ, thuộc một trong hai loại: hoặc bán nước hoặc hờ hững với đất nước.
Theo kiểu tuyên truyền ấy, trước năm 1945, tất cả các lực lượng chính trị không phải Cộng sản đều bị kết tội hoặc thân Pháp hoặc thân Nhật: thân bên nào cũng đều là bán nước; thời kháng chiến chống Pháp, tất cả các đảng phái khác, ngoài đảng Cộng sản, đều là bán nước; thời chiến tranh Nam Bắc, chính quyền và các đảng phái chính trị ở miền Nam đều là bán nước. Còn những người không công khai theo “giặc” nhưng cũng không theo Cộng sản đều bị cho hờ hững với đất nước, và hỡ hững cũng có nghĩa là gián tiếp đầu hàng “giặc”.
Luận điệu này dễ thấy nhất là qua cách đánh giá nhóm Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới thời 1932-45.
Đối với người đọc bình thường, hầu như ai cũng thấy là hầu hết các tác giả trong hai phong trào này đều rất mực tha thiết không những đối với tiếng Việt hay cảnh sắc thiên nhiên của đất nước mà còn đối với số phận của đất nước nói chung. Bằng thơ văn, họ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và tình nghĩa giữa con người đối với con người. Họ khao khát muốn xây dựng một tài sản văn hóa giàu đẹp cho đất nước.
Vậy mà, dưới mắt của đảng Cộng sản, ít nhất cho đến thời kỳ đổi mới kể từ nửa sau thập niên 1980, họ, tất cả những con người tài hoa và giàu nhiệt huyết ấy, đều bị xem là đồng lõa với “giặc” trong việc đánh lạc hướng dư luận nhằm mục đích kéo dài ách đô hộ của thực dân Pháp. Ngay một nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới sau này trở thành một ngòi bút tuyên truyền đắc lực của Cộng sản, cũng tự nhận thời ấy, “Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không / Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy / Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng.” Nhà phê bình Hoài Thanh, tác giả cuốn Thi nhân Việt Namnổi tiếng, cũng cho là trong phong trào Thơ Mới, cái phong trào trước đây ông ca ngợi nhiệt liệt, thực chất là một tiếng thở dài bất lực trước ngoại xâm. Và bất lực cũng có nghĩa là đầu hàng. Vì vậy, hơn ai hết, trong suốt mấy chục năm, chính ông chứ không phải là ai khác, đã lên tiếng phê phán phong trào Thơ Mới một cách dữ dội. Dữ dội đến tàn nhẫn, hay nói theo Xuân Sách, “bất cận nhân tình”.
Để biện chính cho huyền thoại yêu nước ấy, về mặt lý luận, từ sau năm 1954, đảng Cộng sản định nghĩa lại khái niệm yêu nước: Với họ, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội. Sau này, khi chủ nghĩa xã hội đã bị sụp đổ ở ngay mảnh đất tổ của nó: Liên Xô, người ta không còn nhắc đến câu định nghĩa này nữa, nhưng trên mặt trận tuyên truyền, họ vẫn khăng khăng lặp đi lặp lại một điều: chỉ có họ mới yêu nước.
Ở đây, chính những sự kiện liên quan đến Hoàng Sa đã đặt đảng Cộng sản vào một thử thách đáng kể: Trong khi họ, qua bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc, nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa, chính những người lính Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1974, đã sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ những hòn đảo xa xôi và nhỏ xíu ấy chỉ một lý do đơn giản: đó là lãnh thổ của Việt Nam.
Hai sự kiện ấy đều khiến đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay lâm vào thế khó xử: Một mặt, họ vẫn chưa tìm ra cách để giải thích bức công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng; mặt khác, họ vẫn loay hoay chưa tìm ra cách ứng xử khôn ngoan đối với 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận đương đầu với Trung Quốc năm 1974.
Thứ hai là huyền thoại cách mạng. Cũng giống như trong lãnh vực yêu nước, ở đây, Cộng sản cũng vẫn có ý định giành độc quyền: Chỉ có họ mới thực sự làm cách mạng, không những cách mạng về chính trị mà còn cả cách mạng về kinh tế, xã hội và văn hóa nữa. Tất cả những thất bại của họ đều được đẩy sang phạm trù lịch sử: Tại hoàn cảnh lịch sử chứ không phải tại họ. Trước đây, dân chúng đã nhận ra sự ngụy biện ấy khi châm biếm, qua câu ca dao: “Mất mùa là tại thiên tai / Được mùa là bởi thiên tài đảng ta.” Nhưng đó là những huyền thoại về kinh tế. Với các huyền thoại về chính trị, nhất là huyền thoại giải phóng đất nước, vẫn có nhiều điều rất cần bị phê phán.
Cuối cùng là huyền thoại Hồ Chí Minh.
Mọi đảng Cộng sản trên thế giới đều xây dựng tính chính đáng (legitimacy) của chế độ dựa trên sự quyến rũ và huyền thoại của lãnh tụ, đặc biệt, người sáng lập. Lãnh tụ sáng lập đảng biến thành một vị thần chễm chệ trên các bàn thờ gia đình và được ướp xác để giữ trong lăng để mọi người cúng vái.
Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng vậy. Trước, người ta tô vẽ Hồ Chí Minh thành một vị cha già vừa yêu nước vừa thương dân; sau, người ta còn có tham vọng biến ông thành một nhà tư tưởng để bổ sung cho Karl Marx và Lenin. Trước, người ta dồn hết công lao của đảng vào một mình ông; sau, khi những sai lầm của đảng càng ngày càng bị vạch trần, không thế giấu giếm hoặc biện bạch được nữa, người ta tìm cách bào chữa cho ông và đổ tội, trước, cho các cố vấn Trung Quốc, và sau, cho Lê Duẩn và Lê Đức Thọ: Thời cải cách ruộng đất, chính các cố vấn Trung Quốc, chứ không phải Hồ Chí Minh, ra lệnh giết hại những người vô tội; và thời chiến tranh Nam Bắc, từ đầu thập niên 1960 về sau, chính Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chứ không phải Hồ Chí Minh, đã ra tay đàn áp trí thức miền Bắc và ra lệnh tấn công miền Nam, kể cả trong vụ Tết Mậu Thân. Nhưng khi biện bạch như vậy, đảng Cộng sản lại đối diện với một nguy hiểm khác: thừa nhận Hồ Chí Minh bất lực. Ít nhất ở một số khía cạnh và lãnh vực nào đó.
Có thể nói, ở cả ba huyền thoại làm nền tảng cho chế độ, từ huyền thoại yêu nước đến huyền thoại cách mạng và huyền thoại Hồ Chí Minh, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam đều gặp rất nhiều khó khăn.
Nếu trong việc chống lại độc tài, người ta chỉ cần ra sức đánh sập các huyền thoại ấy, trong cuộc vận động cho dân chủ, người ta cần làm thêm một bước nữa: tẩy rửa các huyền thoại ấy ra khỏi tâm thức người dân.
Để không ai còn luyến tiếc và muốn bảo vệ cho những cái không có thực.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.