Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, April 27, 2017

Những loài cây duy nhất cứu được miền ven biển VN


Những loài cây duy nhất cứu được miền ven biển VN

Erin Craig BBC Travel
  • 25 tháng 4 2017
Các đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới
Image result for Harald Franzen/©GIZ
 Harald Franzen/©GIZ

Mực nước biển dâng cao đang đe dọa nhấn chìm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa chính của Việt Nam. Và điều duy nhất giúp cho vùng đất này chống chọi lại với nước biển là một loài cây.
Sắc màu Hội An trong một ngày u ám trông dịu lại như một bức tranh màu nước. Tôi dừng lại chụp hình cây Cầu Chùa màu đỏ (Cầu Nhật Bản, hay còn gọi là Lai Viễn Kiều), một điểm nhấn của thành phố.
Cây cầu nằm vắt ngang duyên dáng giữa những đám mây xám chì và dòng nước nhẹ trôi bên dưới, một ký ức từ thời những năm 1700 khi thành phố còn là một cổng giao thương quốc tế.
Khi cầm máy ảnh lên, tôi không tưởng tượng về bức tranh quá khứ mà chợt nghĩ tới một câu hỏi cho tương lai.
Việt Nam đang bị đe dọa. Mực nước biển dâng lên đang là mối đe dọa to lớn, hiện hữu với đất nước nằm bên bờ biển này. Trong chưa đầy 100 năm nữa, hầu hết vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở miền nam Việt Nam, vựa lúa khổng lồ của đất nước, có thể sẽ biến mất cùng lục địa Atlantis.
Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính rằng nước biển sẽ nuốt mất hơn một phần ba vùng này tính đến năm 2100, lẹm vào cả một phần Thành phố Hồ Chí Minh.
Nằm ở độ cao khá hơn so với Đồng bằng Cửu Long, Hội An được cho là sẽ đỡ hơn, nhưng không phải là miễn nhiễm khỏi nguy cơ này. Thành phố nằm ở nơi sông Thu Bồn đổ ra biển, và cư dân nơi này đã quen với việc phải đưa đồ đạc lên tầng trên trong những mùa nước lụt.
Với dự đoán về thời tiết khắc nghiệt và những nguồn lực hạn chế, Việt Nam không có nhiều lựa chọn.
Hồi 2015, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường khi đó, ông Nguyễn Minh Quang nói với báo giới rằng có lẽ điều tốt nhất có thể làm là trồng thêm rừng ngập mặn.
Image result for Harald Franzen/©GIZ
 Các khu rừng ngập mặn ở ven biển giúp chống xói mòn và giúp hạn chế tác hại của các trận bão
Các loài cây ngập mặn là siêu anh hùng trong thế giới thực vật. Chúng lớn lên ở các vùng đầm lầy dọc bờ biển: loại cây thân mảnh mọc rối vào nhau, có bộ rễ nhằng nhịt nửa nổi nửa chìm trong làn nước mặn đục. Bộ rễ của chúng giúp lọc nước biển và giúp giữ đất ở các vùng duyên hải bị xói mòn. Chúng cũng có thể tạo ra những rào chắn tự nhiên chống chọi lại các trận bão, bảo vệ đất nông nghiệp khỏi bị xâm mặn. Và trên hết, cây ngập mặn chính là bộ lọc khí quyển, giúp xử lý một lượng lớn chất carbon dioxide trong không khí.
"Lượng carbon tự nhiên được giữ lại trong hệ sinh thái ở rừng ngập mặn cao hơn gấp từ ba đến năm lần lượng khí mà các loại rừng khác xử lý được," Sigit Samito, nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Rừng Quốc tế và Đại học Charles Darwin tại Úc, xác nhận.
Tuy nhiên, Việt Nam đã mất đi quá nửa các rừng ngập mặn tự nhiên kể từ hồi thập niên 1940, chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thủy sản và phát triển đô thị. Nó đặt ra câu hỏi cấp bách cho các nhà hoạt động vì môi trường trong các nền kinh tế đang phát triển: liệu nên lo cái ăn trước, chuyện hít thở sau hay không?
Dọn đất để nuôi tôm có thể đem lại cái lợi trước mắt. Nhưng những khu rừng nguyên vẹn sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho ngành đánh bắt thủy sản nói chung: với việc duy trì độ mặn ở mức kiểm soát được, các khu rừng ngập mặn sẽ đóng vai trò vô cùng to lớn trong đa dạng hóa sinh học, và điều đó sẽ giúp sinh sôi nảy nở thêm nhiều cá tôm cho con người đánh bắt.
"Ước tính giá trị các khu đầm lầy ngập mặn phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam tương đương tới 440 triệu đô la mỗi năm," Tiến sỹ Christian Henckes, giám đốc các chương trình khôi phục bờ biển tại Việt Nam của tổ chức Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit's (GIZ) nói.
Image result for Rễ cây ngập mặn có chức năng lọc nước biển và giúp phát triển đa dạng sinh học các loài cá, thủy sản
Rễ cây ngập mặn có chức năng lọc nước biển và giúp phát triển đa dạng sinh học các loài cá, thủy sản
Nhưng những con số lớn đó không có mấy ý nghĩa với những cộng đồng nhỏ ở địa phương. Cho nên các tổ chức quốc tế như GIZ muốn tìm cách để việc bảo tồn môi trường cũng đồng thời sẽ đem lại thu nhập cho dân địa phương.
Tại Hội An, nhóm có tên Mangroves for the Future (MFF - Rừng ngập mặn cho tương lai) đã đạt được những bước tiến dài trong việc đem lại các dự án bảo tồn tới địa phương.
MFF đã tích cực hoạt động ở Hội An kể từ 2013 trong nỗ lực nhằm biến nơi này thành địa điểm sinh thái, nhằm giúp bảo vệ rừng dừa nước vốn giúp Hội An được ngăn cách khỏi nước biển.
Dừa nước, còn được gọi là dừa Nipa, là một phần độc đáo của hệ sinh quyển rừng ngập mặn: chúng là loài cây duy nhất thuộc họ cọ thích nghi được với nước mặn vùng duyên hải. Tuy không hiệu quả như các loại rừng ngập mặn khác nhưng dừa nước cũng có tác dụng tốt trong việc lọc khí carbon dioxide và bảo vệ bờ biển khỏi các trận bão và tình trạng xói mòn. Phần thân trên của cây vươn lên khỏi mặt nước, tạo thành khu rừng dày đặc, nơi ngư dân có thể tới câu cá, mực.
Rừng dừa nước cũng là môi trường sinh sống của xã Cẩm Thanh, nơi ngư dân đi lại qua những rặng cây ngập nước bằng thuyền thúng.
Image result for Dừa nước là loại cây duy nhất thuộc họ cọ thích nghi được ở môi trường nước mặn
 Dừa nước là loại cây duy nhất thuộc họ cọ thích nghi được ở môi trường nước mặn
Ngày càng có nhiều du khách ưa đi chơi bằng thuyền thúng. MFF đã giúp Cẩm Thanh phát triển một chương trình du lịch sinh thái, đưa du khách đi cùng ngư dân tới thăm khu rừng trên các thuyền thúng.
Dự án đã giúp nâng cao nhận thức về môi trường sinh thái lẫn thu nhập cho người dân địa phương, khiến khu rừng trở nên có giá trị đối với tương lai kinh tế Cẩm Thanh.
Thế nhưng chương trình này chỉ dùng đến nam giới trong xã, mà các dự án thường tạo tác động to lớn hơn nhiều nếu như cả cộng đồng cùng có cơ hội tham gia. Cho nên MFF cũng đã tài trợ các khoản nhằm giúp phụ nữ địa phương biến nhà thành các địa điểm đón du khách nghỉ lại qua đêm theo mô hình sinh thái, eco-homestay.
Không phải nhà nào cũng đủ tiêu chuẩn để làm dịch vụ đón khách nghỉ qua đêm. Các quy định được đề ra một cách chặt chẽ, không chỉ vì mục đích bảo vệ môi trường mà cả bảo vệ văn hóa nữa.
Image result for Người dân địa phương đi lại trên mặt nước bằng những chiếc thuyền thúng
Người dân địa phương đi lại trên mặt nước bằng những chiếc thuyền thúng
Chẳng hạn như ít nhất phải có hai thế hệ cùng chung sống trong gia đình, nhằm giúp khách tới nghỉ tìm hiểu thêm được về văn hóa, lịch sử của công đồng thông qua việc chia sẻ những trải nghiệm sống. Du khách sẽ cùng gia đình lao động trên các cánh đồng, đi thuyền vào khu rừng dừa nước và tham dự các khóa học nấu ăn cùng các hoạt động khác của gia chủ.
Cũng giống như nhiều dự án địa phương khác, dự án trên chỉ có quy mô khiêm tốn. Hai gia đình đón khách nghỉ qua đêm đầu tiên bắt đầu hoạt động từ tháng Ba 2017, và sẽ có thêm hai gia đình nữa được cấp giấy chứng nhận trong thời gian tới.
Một trong những thách thức mà MFF đang phải đối diện trong quá trình nỗ lực bảo tồn môi trường là nhiều người dân Cẩm Thanh không cảm thấy điều này là cấp bách. Họ thường quan tâm nhiều hơn tới việc làm thế nào để duy trì được cuộc sống trước mắt cho gia đình. Mối đe dọa xa xôi trong vấn đề thay đổi môi trường, khí hậu khó là điều khiến họ thấy cần phải bận tâm tức thì.
"Mọi người nói rất nhiều về thay đổi khí hậu, nhưng mối đe dọa của nó thì lại không thật rõ rệt," bà Ngô Huyền Trân, giám đốc dự án thuộc Hội Phụ nữ Cẩm Thanh nói.

Tôi hỏi Samito và Henckes liệu rừng ngập mặn có phải là giải pháp cho cuộc khủng hoảng nước biển dâng cao ở Việt Nam hay không, hay đó chỉ là một biện pháp tạm thời. Không ai đưa ra câu trả lời rõ ràng, nhưng cả hai đều đồng ý rằng rừng ngập mặn là một phần trong lời giải cho bài toán này.
Tôi viết bài này ở Chùa Cầu, trong lúc nhìn những hạt mưa rớt xuống mặt nước bên dưới. Bên trong cây cầu, tôi thấy một đền thờ cúng vị Thần thời tiết. Tôi nghĩ về những khó khăn mà cộng đồng mong manh này phải đối diện với, về viễn cảnh rồi đây lịch sử, văn hóa nơi này có thể sẽ mất đi theo mức thủy triều dâng. Sẽ là một quá trình hàng chục năm trước khi có ai đó biết được những cơ hội của Việt Nam trong việc đối phó với nước biển.
Và tôi thầm cầu khấn với vị thần rằng xin cho cái nơi xinh đẹp này tiếp tục quyến rũ các du khách cùng những chiếc camera của họ trong vòng 100 năm nữa.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List