Trở lại Kỳ Anh (Phần 2)
RFA
2017-02-06
2017-02-06
- In trang này
- Chia
sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Tàu
đánh cá khu vực biển miền Trung.
Trở
lại Kỳ Anh (Phần 2)
00:00/00:00
Kể từ khi những chiếc ghe đầu tiên quay trở lại hoạt động ngoài
khơi vào tháng 10/2016, việc mua bán hải sản tại khu vực Kỳ Anh cũng được nối lại.
Thu nhập bằng 1 phần 10 trước đây
Bà Mai Thị Hương - sinh năm 1964, buôn bán hải sản đã 15 năm cho
biết lượng mua bán hải sản của bà từ khi mua bán trở lại:
“Mấy ngày mới có hàng nhiều, cá nhiều chứ trước
đây ghẹ ít, mấy ngày trước đây thì nhiều có ngày 2 tạ, bình thường 1 tạ hoặc 1
tạ rưỡi. Trước mua ghẹ cân 180 đến 200 mà bán 250, một tạ ghẹ lời được 5
triệu mà hiện tại 1 tạ ghẹ chỉ được 500 ngàn.”
Theo bà Mai Thị Hương, số hải sản được bà thu mua sẽ bán đi các
tỉnh khác như Nghệ An, Quảng Bình. Xe máy được dùng để chuyển hải sản đến những
nơi có xe đông lạnh. Sau đó, những chiếc xe đông lạnh đưa hàng đi đâu thì không
biết được.
Một điều đáng nói là các loại hải sản trong vùng biển Kỳ Anh được đánh
bắt trong phạm vi từ 12 hải lý trở vào bờ - vùng biển đã từng được khuyến cáo
không nên đánh bắt do nghi vấn nước còn bị nhiễm độc.
Trước mua ghẹ cân 180 đến 200 mà bán 250, một tạ ghẹ lời được 5
triệu mà hiện tại 1 tạ ghẹ chỉ được 500 ngàn.
- Bà Mai Thị Hương
- Bà Mai Thị Hương
Hầu hết những người đánh bắt và thu mua hải sản mà chúng tôi hỏi chuyện
đều cho biết, hải sản không được cơ quan nào kiểm nghiệm.
Bà Mai Thị Hương: “Về thì mua thôi, cũng
Không biết họ kiểm nghiệm hay không”
Ông Hoàng Văn Tĩnh: “không ai kiểm nghiệm
gì cả”
Ông Hoàng Nguyên: “Không có ai kiểm
nghiệm gì cả”
Chính vì hải sản đánh bắt tại khu vực này không được kiểm nghiệm, trong
khi có nhiều trường hợp ăn xong bị ngộ độc, nên người dân địa phương ở Kỳ Anh
không mua sử dụng.
Một người buôn bán hải sản tại chợ Kỳ Lợi cho chúng tôi biết: “không ăn cá biển vì
ăn vào là bị đau, tức ngực, buồn nôn.”
Bà Mai Thị Uy: “Cá là họ không mua”
Ông Hoàng Nguyên: “Dân địa phương đây họ
không ăn, họ đã thử cho chó và gà vịt cho lợn ăn đều chết cả, đặc biệt nhất là
chó, ăn xong là 2 chân một vài ngày lết lết, hai chân trước bò một vài bữa là
chết”
Hải sản không được kiểm nghiệm
Trong khi đó, theo người dân địa phương, chính quyền các cấp không
đưa ra bất cứ khuyến cáo hay giải pháp nào về việc tránh đánh bắt, mua bán và
sử dụng hải sản tại khu vực Kỳ Anh.
Một số thành viên nhóm Green Trees đã vào Kỳ Anh để thu thập mẫu
cá mú, cá nâu, cá ghẹ với sự hỗ trợ của ngư dân địa phương để mang đến Viện Kiểm
nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia ở Hà Nội để kiểm nghiệm.
Tuy nhiên, khi dược sỹ Nguyễn Anh Tuấn - thành viên Green Trees
mang mẫu tới, một người phụ nữ tên Giang - phụ trách bộ phận tiếp nhận của cơ quan
kiểm nghiệm này cho biết “máy đang bảo dưỡng” và năng lực của phòng xét nghiệm
có hạn nên phải trả kết quả chậm trong vòng 1 tháng. Một người đàn ông tên Hải,
được cho biết là phó giám đốc Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc
gia đứng ra nhận trách nhiệm về việc này.
Ở Hà Nội, năng lực cơ quan chuyên môn còn vậy, thì huyện Kỳ Anh,
tỉnh Hà Tĩnh sẽ thế nào? Trong khi hải sản vẫn được đánh bắt, mua bán tự do, vận
chuyển đi đâu không rõ, thì người dân còn phải đối diện với nguy cơ tổn hại về
sức khoẻ.
Trong phóng sự tiếp theo, chúng tôi sẽ nói về sinh mệnh của người
dân khi ăn hải sản đánh bắt tại Hà Tĩnh.
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.