Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, November 21, 2013

Thủy điện Don Sahong : Nguy cơ tan vỡ Hiệp ước Mêkông


 

Thứ tư 20 Tháng Mười Một 2013

Thủy điện Don Sahong : Nguy cơ tan vỡ Hiệp ước Mêkông





 

Vùng Thác Khone (xứ sở 4.000 hòn đảo), gần đập Don Sahong. Ảnh Mạng sông ngòi quốc tế (International Rivers)

Vùng Thác Khone (xứ sở 4.000 hòn đảo), gần đập Don Sahong. Ảnh Mạng sông ngòi quốc tế (International Rivers)


Tình hình trên con sông Mêkông xuyên qua bốn nước Đông Nam Á lục địa lại nóng lên, với việc chính phủ Lào chính thức khởi công xây dựng con đập thứ hai Don Sahong trên dòng chính, vào đầu tháng 10/2013, tiếp theo đập Xayaburi tai tiếng. Sau tin này, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế và khu vực đã đồng loạt lên án.

Vì sao dự án đập Don Sahong lại bị phản đối mạnh ? Nếu được xây dựng, con đập này để lại những hệ quả gì cho khu vực hạ lưu ? Ủy hội sông Mêkông và chính phủ các nước thành viên, đặc biệt là Việt Nam và Lào có vai trò gì trong vấn đề này ? Giới khoa học và môi trường Việt Nam phản ứng ra sao ? Đây là những câu hỏi đặt ra trong tạp chí Khoa học của RFI tuần này.

Khách mời của tạp chí Khoa học RFI trong chương trình hôm nay là Giáo sư Võ Tòng Xuân (nguyên Hiệu trưởng Đại học An Giang), Tiến sĩ Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ), cố vấn Mạng Lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), Thạc sĩ Lê Thị Thu Sửu, điều phối viên Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam và Ông Trần Anh Thư, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh An Giang. 

Xứ sở thần tiên 4.000 hòn đảo : Yết hầu của dòng Mêkông

Dự án Don Sahong là một trong hơn 10 dự án đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mêkông, chủ yếu là trên đất Lào. Mặc dù, Don Sahong là đập tương đối nhỏ, dự kiến công suất chừng 260 MW, tức là chỉ bằng khoảng một phần năm công suất của đập Sayaburi, nhưng việc xây dựng đập này gây một chấn động hết sức lớn, bởi vị trí hết sức đặc biệt của Don Sahong.

Phim tài liệu "The Saving the Mekong" (Cứu dòng Mêkông) của Eureka Films, với nhiều hình ảnh về xứ sở 4.000 hòn đảo

Don Sahong nằm trong khu vực Siphandone (hay "Si Phan Don"), tỉnh Champasak (miền nam Lào), chỉ cách biên giới Lào - Campuchia khoảng 1km. Si Phan Don trong tiếng Lào có nghĩa là « xứ sở của 4.000 hòn đảo ». Chính tại đây dòng sông Mêkông trên cao nguyên Bolaven (Nam Lào) chia thành nhiều nhánh lớn, trước khi đổ xuống đồng bằng Cam Bốt qua nhiều thác nước, ghềnh nước, nổi tiếng với tên gọi chung là « Thác Khone », cao hơn 20 mét, với bề ngang tổng cộng khoảng 10 km (được coi là thác nước lớn nhất vùng Đông Nam Á).

« Don Sahong » là tên một trong các hòn đảo lớn, nơi dự kiến xây đập. Dọc theo Don Sahong là một hẻm nước cùng tên (« Hoo Sahong ») dài khoảng 5 km. Chính tại hẻm này mà dự án đập bị phản đối đang bắt đầu được chính phủ Lào cho xúc tiến xây dựng.

Ngày 01/11/2013, Liên minh cứu sông Mêkông (The Save the Mekong Coalition), gồm 19 tổ chức khoa học, hiệp hội bảo vệ môi trường nổi tiếng của thế giới và khu vực, đã gửi thư ngỏ đến Thủ tướng bốn nước Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam – bốn quốc gia thành viên Ủy hội sông Mêkông (MRC) - yêu cầu ngừng ngay dự án xây đập Don Sahong, đồng thời kêu gọi các công dân trong khu vực tham gia ký tên. Trong Liên minh cứu sông Mêkông có Mạng lưới Sông ngòi Quốc tế (IRN/ International Rivers Network), Quỹ bảo vệ thiên nhiên (WWF/ Worldwide Fund for Nature), hay Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VNR)...

Ngày 16/11, Viet Ecology Foundation (VEF), một tổ chức NGO về môi trường có trụ sở tại California, Hoa Kỳ, cũng có một thư ngỏ gửi Thủ tướng Lào yêu cầu ngưng dự án đập, đặc biệt chỉ trích bản báo cáo tác động môi trường của công ty National Consulting Company, cố vấn cho chủ thầu Mega First Corporation (phụ trách xây đập Don Sahong), phủ nhận các tác động trên ngư sinh của đập này và không thẩm định tác động xuyên biên giới xuống hạ lưu trên lãnh thổ Cam Bốt và Việt Nam.

Cá mất, nước kiệt…

Trước hết xin mời quý vị nghe tiếng nói của bà Lâm Thị Thu Sửu, điều phối viên Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam.

Lâm Thị Thu Sửu : Khi chúng tôi nhận được tin chính phủ Lào sẽ xây đập Don Sahong trên dòng Mêkông, thì chúng tôi rất là lo ngại về tác động và ảnh hưởng của đập này đối với khu vực hạ lưu Mêkông, đặc biệt là các cộng đồng ngư dân ở Campuchia và nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam.

Dòng Mêkông, Cam Bốt : Cá heo nước ngọt Irrawaddy, trong danh sách đỏ các động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Photo : WWF

Đã có những nghiên cứu cụ thể về các tác động do việc đập Don Sahong nếu được xây dựng sẽ ảnh hưởng đến đường di cư của cá. Nó sẽ chặn đường di cư của cá, từ thượng lưu cho đến hạ lưu và ngược lại, và nó sẽ hạn chế nguồn cá về Biển Hồ - Tongle Sap (Campuchia) và đồng bằng Cửu Long Việt Nam. Ngoài ra, nếu tính tới các tác động tích lũy cộng dồn, nếu xây đập Don Sahong này, nằm trong hệ thống 12 đập trên dòng chính Mêkông, thì mức độ của nó càng nghiêm trọng hơn, lượng phù sa cho việc trồng lúa ở đồng bằng Cửu Long cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề.

Về tác hại của các đập thủy điện trên dòng chính Mêkông, giáo sư Võ Tòng Xuân đặc biệt nhấn mạnh đến nạn thiếu nước tại đồng bằng Cửu Long.

Võ Tòng Xuân : Hiện nay, nước ở đồng bằng Cửu Long để phục vụ cho vụ đông xuân đã bắt đầu thiếu rồi. Chúng ta thấy trong mùa khô, nước ngọt thiếu nên nước mặn vào khá sâu phía trong. Nếu mà có thêm những đập mới nữa, thì tôi e nước sông Cửu Long sẽ càng thiếu hơn, khiến vụ đông xuân sẽ bị ảnh hưởng có thể rất tồi tệ.

Bản đồ các vùng nhiễm mặn tại đồng bằng Cửu Long - Mêkông
DR

Chúng ta biết hiện nay, ngoài các đập Trung Quốc làm ở Vân Nam, thì đập Sayaburi đang được thực hiện. Năm năm gần đây, ở Đông Bắc Thái Lan cũng đang được mở rộng, để trồng các giống lúa ngắn ngày trong mùa khô. Và hiện nay, tại vùng miền nam của Lào, nhất là ở tỉnh Champasak, thì chính phủ Lào đang cho mở rộng lúa mùa khô. Đồng thời bên Campuchia lúa vụ đông xuân cũng đang được mở rộng.

                            Bỏ tham vấn láng giềng : Lào nại cớ « dòng nhánh »

Theo nhiều nhà quan sát, điều gây bất ngờ và phản đối mạnh trong dự án xây đập Don Sahong là phía Lào đã bỏ qua giai đoạn « Tham vấn trước », điều phối viên Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam Lâm Thị Thu Sửu cho biết.  

Lâm Thị Thu Sửu : Hiệp định Mêkông năm 1995 nói rõ rằng tất cả các dự án có sử dụng nước trên dòng chính Mêkông, thì đều phải áp dụng một quy trình gọi là quy trình thông báo, tham vấn trước và thỏa thuận, tiếng Anh gọi là PNPCA. Các tài liệu từ trước đến nay cho biết rằng đập Don Sahong là một trong 12 đập trên dòng chính Mêkông, tức là nó phải tuân thủ quy trình này. Tuy nhiên, Lào cho rằng, đập Don Sahong chỉ nằm trên một dòng nhánh của Mêkông, và họ chỉ có việc thông báo cho các thành viên trong Ủy hội này.

Là một người theo dõi sát các diễn biến xung quanh các nghiên cứu về hệ quả xây đập đối với dòng Mêkông và vai trò của Ủy hội sông Mêkông, cũng từ phía chính phủ Việt Nam và xã hội dân sự Việt Nam, ông Trần Anh Thư chia sẻ.  
 
Trần Anh Thư : Nói chung cái chủ đề này đã làm rất nhiều hoạt động, ví dụ thông qua một số dự án, do các nhà tài trợ của MCA (Mỹ), cũng đã có tập hợp lại các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, người nông dân, để đánh giá các tác động, ảnh hưởng của các đập thủy điện đối với môi trường sinh thái, an sinh đối với người dân ở khu vực hạ lưu. Từ những báo cáo đó, chúng tôi cũng tập hợp, đề xuất cho Ủy ban sông Mêkông quốc tế, rồi đề xuất cho chính phủ Việt Nam. Bộ Tài nguyên – Môi trường, cơ quan chủ quản, thì cũng đã thuê đánh giá tác động của thủy điện. Đồng thời ở góc độ cộng đồng (các nước hạ lưu Mêkông) cũng đã hình thành một trang web về Mêkông : savethemekong.org, ở đó cũng có đưa ra các diễn đàn.

                                                   Ủy hội Mêkông thiên vị thủy điện

Tuy nhiên tôi thấy rằng, tất cả những việc này cũng chỉ ở mức độ đánh động thôi. Nếu về chính thức, Ủy ban sông Mêkông cũng có một chương trình nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường của các đập thủy điện trên dòng Mêkông. Tôi đã dự rất nhiều hội nghị về cái này, thì tôi cho rằng các báo cáo này chưa đánh giá hết được tác động, mà có vẻ vẫn còn thiên lệch, nghĩa là còn bênh vực cho quan điểm xây dựng các đập thủy điện. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã có một nghiên cứu khác, đánh giá tác động môi trường mang tính độc lập hơn về các đập thủy điện.

Bản thân tôi cho rằng, vấn đề quản lý tài nguyên nước của Mêkông, thì phải học hỏi kinh nghiệm của Úc (lưu vực Murray-Darling), của Châu Âu trên lưu vực sông Danube. Họ cũng đã có những bài học trả giá cho vấn đề này, và hiện nay họ cũng đã tìm được giải pháp tốt trên tinh thần chia sẻ nguồn lợi của tài nguyên bình đẳng và các nước cùng có lợi, thì mới ra được kết quả tốt. Vấn đề là phải ngồi lại với nhau, để chia sẻ tài nguyên nước, trên tinh thần các nước đều được hưởng lợi và bảo đảm an toàn về tài nguyên nước cho hạ lưu.

                                                               Bi quan bao trùm

Về triển vọng tìm ra một giải pháp mang tính công bằng, hợp lý trong vấn đề các dự án đập thủy điện trên sông Mêkông, cũng như nhiều nhà khoa học khác, Giáo sư Võ Tòng Xuân có tâm trạng bị quan về khả năng tác động đến quyết định xây đập của Lào. 
 
Võ Tòng Xuân : Cái này không tác động được, tại vì ngay đập Xayaburi kia, thì cả thế giới cũng đã lên tiếng, Việt Nam cũng lên tiếng, nhưng mà cuối cùng họ cũng tiếp tục làm. Mình cũng không thể cấm họ được. Giống như các con đập trên sông Cửu Long ở phần Vân Nam (Trung Quốc) cũng thế. Mặc dầu, dư luận liên tục cảnh báo những nguy cơ của nó. Không có một sức mạnh nào, một cái cơ quan pháp luật nào, để mà ngăn không cho họ làm hết. Chỉ hy vọng là dư luận quốc tế nói lên thêm, đồng thời những cơ quan cho vay tiền để thực hiện những công trình đó, thì chính các cơ quan đó cũng phải thấy rằng họ cũng có một phần tham gia trong cái tác hại này, họ sẽ phải nghĩ kỹ, trước khi cho vay để thực hiện những cái đập này.

Giáo sư Võ Tòng Xuân và nhiều nhà khoa học, nhà hoạt động môi trường khác, dù thất vọng, nhưng đặt hy vọng ít nhiều vào các ảnh hưởng từ phía các định chế quốc tế và sự thức tỉnh của các cơ sở cấp tín dụng cho những dự án xây đập, trong bối cảnh Ủy hội sông Mêkông và các chính phủ dường như đều tỏ ra bất lực, trước việc các đập thủy điện cứ lần lượt được tiến hành, bất chấp sự phẫn nộ của xã hội dân sự. Về phần mình, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cảnh báo nguy cơ tan vỡ của hiệp ước sông Mêkông, vốn dựa trên nguyên tắc cùng quản lý các nguồn tài nguyên chung và cùng phát triển tiềm năng kinh tế của con sông này. Ông Lê Anh Tuấn nhấn mạnh đến việc thức tỉnh ý thức của người dân tại các khu vực có nguy cơ bị việc xây đập đe dọa, với sự hỗ trợ của giới khoa học, giới quản lý, để tự họ quyết định các biện pháp hành động nhằm hóa giải các nguy cơ tàn phá dòng Mêkông, đang ngày càng trở nên sát sườn.

Vị trí dự án đập Don Sahong, đập cuối cùng trong số các dự án đập trên dòng chính Mêkông ở Lào, giáp biên giới với Cam Bốt
Photo International Rivers

Lê Anh Tuấn : Tôi thấy là đây là một vấn đề nan giải. Ở phía Lào, một mặt họ quyết tâm xây dựng đập thủy điện, mặc dầu đã có can ngăn bước đầu của chính phủ Việt Nam, chính phủ Campuchia, cũng như sự phản đối mạnh mẽ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt ở Thái Lan, ở Campuchia và tiếng nói của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam ở Việt Nam. Bây giờ đập Don Sahong, giống như là con cờ đômino thứ hai trên chuỗi đập dự kiến, nó đổ.

Bây giờ, tôi thấy là vấn đề này nó đang bế tắc, nó ảnh hưởng đến tinh thần Mêkông, tức là sự hợp tác, chia sẻ những quyền lợi và chia sẻ rủi ro, mà hiệp định Mêkông đã xây dựng được. Tôi nghĩ rằng một lúc nào đó, nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, thì tinh thần Mêkông đó có thể bị ảnh hưởng nặng nề, có thể bị sụp đổ, nếu chúng ta không có một giải pháp căn cơ để giải quyết, trên cơ sở đối thoại giữa các bên với nhau.

Thông tin và việc tìm kiếm thỏa hiệp trong đàm phán

Theo tôi nghĩ, chính phủ các nước phải gặp gỡ trao đổi thẳng thắn qua các đàm phán thỏa thuận, và mỗi bên phải có sự nhân nhượng về mặt quyền lợi, để đảm bảo quyền lợi sống của các dân tộc, các quốc gia khác không bị ảnh hưởng.

Trong tình trạng các chính phủ liên quan thì đang lúng túng như vậy, thì từ phía giới khoa học quan tâm đến dòng sông Mêkông, có những đề xuất nào mới mang tính riêng biệt trong vấn đề này ?

Lê Anh Tuấn : Thực ra những thông tin cho đến giờ vẫn còn rất mơ hồ. Chúng tôi cũng không nắm được các vấn đề về kỹ thuật (của đập Don Sahong). Rồi sự đánh giá về tác động của đập cũng chưa đầy đủ. Cái đó do là chính phủ Lào cũng không hoàn toàn minh bạch trong thông tin này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng ráng thu thập được càng nhiều càng tốt thông tin, và chúng tôi cũng sẽ có cơ hội chúng tôi tập hợp lại các thông tin đó để trao đổi lẫn nhau.

Để chúng tôi làm một định hướng, và cái định hướng này chúng tôi sẽ kiến nghị lên chính phủ, để chính phủ có những tiếng nói mạnh mẽ hơn, hoặc thay đổi chiến lược đối phó của mình, hoặc là có thể có những giải pháp thương lượng nào đó với Lào, liên quan đến vấn đề các đập thủy điện trên Mêkông.

Đấy là về phía giới khoa học và chính phủ Việt Nam, còn về góc độ của những người dân trên lưu vực Mêkông, nơi chịu ảnh hưởng (hoặc có nguy cơ) của các đập thủy điện, thì họ nhận thức như thế nào về việc này ?

Lê Anh Tuấn : Khi đập Sayaburi dự kiến làm, thì chúng tôi tổ chức nhiều cuộc hội thảo, và tuyên truyền cho người dân ở đồng bằng sông Cửu Long biết được những điều này. Những nhóm mà chúng tôi chú ý tới là những người nông dân sản xuất lúa, nuôi cá ở đồng bằng Cửu Long, các cấp chính quyền ở địa phương, cấp tỉnh, cấp huyện. Rồi giới khoa học, chúng tôi tổ chức trong các trường Đại học. Đồng thời cung cấp thêm thông tin liên quan đến các đập thủy điện này. Tuy nhiên, cho đến bây giờ thì họ cũng mới chỉ nắm được câu chuyện về thủy điện một cách chung chung thôi, còn cụ thể thì họ cũng rất mơ hồ. Bởi vì, thực ra những thông tin này đến với người dân, thì không được đầy đủ và minh bạch cho lắm. Cái đó chúng tôi cũng lo ngại. Và có thể một khi mà họ biết được đầy đủ, thì vấn đề có thể đã muộn rồi.

Một cảnh thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (DR)

Giới khoa học trong khu vực, theo tôi biết, hầu hết có quan tâm và lo ngại. Nhưng số đó không nhiều lắm, các điều kiện để tập hợp tất cả tiếng nói của các nhà khoa học đến bây giờ vẫn chưa đầy đủ, và hoạt động của giới này cũng chưa đủ mạnh để tạo ra các tác động lớn.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang tìm cách trao đổi với nhau càng nhiều càng tốt các thông tin chúng tôi có, và bày tỏ ra quan điểm của mình với nhau để cùng thảo luận cho đầy đủ hơn.

Cư dân lưu vực Mêkông đi tìm một tiếng nói chung

Mới gần đây, chúng tôi có xây dựng một chương trình đào tạo về quản trị thủy điện bền vững thông qua dự án JIZ (Đức) hay M-Power (Thái Lan). Chúng tôi tìm cách nâng cao nhận thức cho giới giáo viên các trường đại học dọc theo sông Mêkông. Sắp tới đây là các hoạt động tập huấn cho các tổ chức xã hội dân sự, rồi chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm với các cấp chính quyền, và cuối cùng là nhóm doanh nghiệp tư nhân. Tất cả các chương trình này chỉ là chương trình khởi điểm ban đầu. Mục đích của chúng tôi là, khi xây dựng các chương trình này, là tạo ra các tiếng nói chung, sự hiểu biết chung về vấn đề (Diễn đàn nhân dân sông Mêkông do Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam tổ chức, đầu tháng 8/2013).

Bởi vì thật sự ra là, hiểu về tác động của các thủy điện trên các hệ sinh thái hoặc là sinh kế của người dân, thì nhiều người cũng chưa hiểu nhiều lắm. Tôi hy vọng rằng, thông qua chương trình này, mọi người sẽ hiểu được rõ ràng hơn và từ đó họ có cơ sở để lập luận và có thể có những chương trình hành động cụ thể để gây tác động rộng rãi hơn.

Rừng ngập nước ở Stung Treng (Cam Bốt) : Khu bảo tồn quốc tế theo hiệp ước Ramsar. Rừng này bị dự án Don Sahong đe dọa. (DR)

Tức là cái tinh thần Mêkông, trước kia do các chính phủ hợp tác lại để thống nhất với nhau, thì thật ra ảnh hưởng của nó rất bị giới hạn, do nhiều lý do. Tinh thần Mêkông thực sự sâu sắc có lẽ phải bắt đầu từ những hợp tác, đào tạo như Tiến sĩ vừa mô tả ? Hy vọng là cái đó mới có thể dẫn đến các kết quả bền vững, phải không ạ ?

Lê Anh Tuấn : Đó là mục đích của chúng tôi. Hồi nào giờ, quan điểm về tinh thần Mêkông nằm ở cấp chính phủ, còn đi xuống các cấp…, thì rất mờ nhạt và bị giới hạn. Thì thông qua chương trình này, chúng tôi hy vọng là các nước trên sông Mêkông, kể cả các nước như Trung Quốc chẳng hạn. Người dân ở đó họ sẽ có tiếng nói chung trong việc nhìn nhận về vấn đề Mêkông, để có thể là hiểu về nhau dễ hơn và có thể dễ dàng trao đổi với nhau hơn.

Chúng tôi mong mỏi rằng, mọi người nghe đài, bạn nghe đài, có cơ hội ủng hộ cho những hoạt động của các nhóm môi trường và người dân ở khu vực sông Mêkông để làm sao đảm bảo rằng cuộc sống của người dân không bị xáo trộn nhiều và sự bền vững của hệ sinh thái sông Mêkông được bảo tồn. Hy vọng là cái đó sẽ đảm bảo được hòa bình và thịnh vượng trên sông Mêkông được bền vững, người dân không bị những tác động lớn do những thay đổi về mặt môi trường, về mặt sinh thái.

***
Don Sahong, dự án đập thủy điện mà chính phủ Lào vừa quyết định thực hiện, gây rất nhiều lo ngại cho giới bảo vệ môi trường và dân cư các khu vực hạ lưu, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long. Việc chính phủ Lào khăng khăng tiến hành dự án, bất chấp ý kiến phản đối của các nước láng giềng, không tuân thủ các quy định được thỏa thuận trong Hiệp ước Mêkông 1995 về thủ tục tham vấn và nghiên cứu điều tra khách quan về các tác động môi trường khiến công luận lo ngại về sự bất lực của cơ chế liên chính phủ của Ủy hội sông Mêkông (MRC), nếu không muốn nói là sự thiên vị của tổ chức này.

Trong bối cảnh này, liệu giới khoa học, giới môi trường các nước hạ lưu Mêkông cùng dân cư các khu vực đang bị các đập thủy điện đe dọa có đủ sức mang lại một tiếng nói có trọng lượng ? Nạn « thủy điện gây lũ » ở khu vực miền Trung Việt Nam mới đây cho thấy, những thiệt hại nhãn tiền và sự thức tỉnh cùng những áp lực của xã hội có thể buộc những người cầm quyền bắt đầu phải thay đổi chính sách « sống chết mặc bay », đặt quyền lợi của nhóm phái lên trên lợi ích của cả một cộng đồng.

RFI xin chân thành cảm ơn Bà Lâm Thị Thu Sửu, Ông Trần Anh Thư, Giáo sư Võ Tòng Xuân và Tiến sĩ Lê Anh Tuấn đã dành thời gian cho chương trình.

Tin bài liên quan















Ngược thác Khone : Bí mật của sự đa dạng sinh học trên dòng Mêkông
"(...) Sông Mekong là sông có sự đa dạng sinh học của các loài cá là cao nhất trong các sông ở Á châu. Sản lượng đánh cá thuộc hạng cao nhất trên thế giới và vì thế sự đóng góp của sông Mekong vào dinh dưỡng và an ninh lương thực trong vùng rất là quan trọng. Trong nhiều vùng ở lưu vực phía trên và dưới thác Khone, hơn 80% lượng protein tiêu thụ là từ cá và thủy sản.
Thác Khone là nút điểm mà các loài cá thiên cư đi từ hạ nguồn ở Cam Bốt và Việt Nam lên thượng nguồn ở Lào để sinh sản. Để vượt lên thượng nguồn các loài cá dùng các kênh (hay hẻm) nước (channel). Ngay tại thác Khone chỉ có vài hẻm nước là cá có thể lội lên được đến thượng nguồn ở Lào, trong đó có hẻm nước Hou Sahong dài 7km từ đảo Don Sahong (Don tiếng Lào có nghĩa là đảo) đến đảo Don Sadam là quanh năm cá có thể lội ngược vượt dòng nước vì hẻm nước này đủ rộng trong mùa khô và không có thác nào trên chiều dài hẻm so với các hẻm khác.
Gần đây trong một bài nghiên cứu khoa học trên tạp chí “Critical Asia Studies”, ông Ian Baird cho biết có nhiều loài cá thiên cư từ Cam Bốt, Việt Nam qua thác Khone cho đến tận Vientiane, các vùng Thái Lan ở kế cận, và bắc Lào... "
Trích bài "Dự án xây đập thủy điện Don Sahong (Nam Lào) và ảnh hưởng môi trường" của nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Đức Hiệp. 

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List