Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, November 18, 2013

Dân khổ khi thủy điện xả lũ?


 

Dân khổ khi thủy điện xả lũ?


Cập nhật: 13:00 GMT - chủ nhật, 17 tháng 11, 2013


Thủy điện xả lũ ở miền Trung Việt Nam

Thủy điện địa phương xả lũ, khiến người dân phải lên nóc nhà, theo báo VN

Các đập thủy điện, hồ chứa thủy lợi ở nhiều địa phương miền Trung Việt Nam tiếp tục xả lũ trong lúc bão, lũ, mưa lớn diễn ra, tăng nguy cơ gây tổn thất về người và của, theo phản ánh của nhiều báo ở Việt Nam.

Trong những ngày mưa lớn tuần này, ở nhiều hồ thủy điện khu vực miền Trung nước dâng cao lên mức báo động 3, dẫn tới buộc phải 'xả tràn' để đảm bảo an toàn, theo Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên.

 


Theo Trung tâm này, riêng trong ngày thứ Bảy, đã có tới 15 hồ thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên đồng loạt xả tràn, với 9 hồ xả với lưu lượng lớn từ trên 650 m3/giây tới 2.500 m3/giây, trong đó có các hồ, đập như Bình Điền, Hương Điền ở tỉnh Thừa Thiên – Huế; Sông Tranh 2 (Quảng Nam), Sông Ba Hạ (Phú Yên – Gia Lai), PlaiKrông (Kon Tum) v.v...

"Mưa lũ làm 37 người chết và mất tích; hàng vạn ngôi nhà bị ngập nước, hư hại, rất nhiều tài sản của người dân bị cuốn trôi theo dòng nước lũ; nhiều xã bị chia cắt do tuyến giao thông và cầu bị ngập"

Thời báo Ngân hàng

Bình Định là tỉnh có số người thiệt mạng nhiều nhất với 14 người; tiếp đến là các địa phương Quảng Ngãi với 13 người, Quảng Nam 5 người, Phú Yên 2 người, Gia Lai 2 người; Kon Tum 1 người mất tích.

Tại Bình Định, nhà chức trách đã quyết định không cho mở thêm cửa xả ở hồ Định Bình, mặc dù khu vực này và thượng nguồn có mưa, nước lũ đổ về với lưu lượng 2.300 m3/giây.

Đài Tiếng nói Việt Nam hôm Chủ Nhật trích dẫn lời của Chủ tịch huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định cho hay "do hệ thống truyền thanh bị mất điện nên người dân khó nắm được thông tin xả lũ."

Đài này cũng phản ánh hiện có nhiều ý kiến đề xuất cho mở thêm cửa xả để bảo vệ hồ thủy lợi có sức chứa 230 triệu m3 nước này, nhưng chính quyền đã quyết định không cho xả tràn thêm do quan ngại các huyện ở hạ lưu là Tây Sơn, Tuy Phước, thị xã An Nhơn 'với diện tích hơn 2.000km2 đang bị ngập sâu trong lũ' có thể gặp thêm khó khăn.

'Xem lại quy hoạch'


Riêng tại tỉnh Quảng Nam, Thủy điện Sông tranh 2 xả lũ với lưu lượng lớn tới xả 2.352 m3/giây.

Thủy điện Sông tranh 2 xả lũ

Thủy điện Sông tranh (2) ở Quảng Nam xả lũ với lưu lượng hơn hai nghìn m3/giây

Các thuỷ điện xả lũ cộng với lượng mưa lớn đã khiến mực nước sông Thu Bồn lên trên cấp báo động số 3, làm nhiều xã của huyện Đại Lộc, một huyện vẫn thường bị xả lũ gây ảnh hưởng, bị 'cô lập hoàn toàn' từ chiều thứ Bảy và chính quyền đã phải sơ tán hơn 1.200 hộ với gần 4.000 người, theo báo địa phương.

Đánh giá nguy cơ các hồ đập thủy điện, thủy lợi ở địa phương xả lũ làm trầm trọng thêm áp lực lũ lụt ở hạ lưu, một quan chức thuộc Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tỉnh Quảng Nam cho hay:

"Vận hành liên hồ chứa, đập thủy lợi ở các địa phương, vùng, miền như ở Quảng Nam và miền Trung đều có quy hoạch tổng thể và quy định nghiêm ngặt," ông Lê Văn Việt, lãnh đạo Trung tâm nói với BBC hôm Chủ nhật.

"Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khi do bão, mưa lớn, lũ về nhanh quá, nhiều đập phải xả tràn cấp tốc. Mặc dù các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương đã thông báo cho người dân, nhưng do thời gian ngắn, phương tiện, điều kiện truyền tin có thể hạn chế, nhiều người dân ở hạ lưu có thể không kịp nắm, biết thông tin, nên đáng tiếc đã để xảy ra các trường hợp thương vong."

Khi được hỏi có thể làm gì căn bản hơn để chấm dứt hẳn nguy cơ áp lực với hạ lưu do các đập thủy điện, hồ chứa thủy lợi xả tràn trong lúc ứng phó với thiên tai, ông Việt nói:

"Gọi các hồ đập là 'túi bom nước' theo tôi cũng hơi quá, tuy rằng các cơ quan quản lý chuyên môn vùng miền và địa phương cũng đang xem xét lại các quy hoạch"

Ông Lê Văn Việt, Trung tâm Quan trắc Môi trường Quảng Nam

"Gọi các hồ đập là 'túi bom nước' theo tôi cũng hơi quá, tuy rằng các cơ quan quản lý chuyên môn vùng miền và địa phương cũng đang xem xét lại các quy hoạch.

"Nhiều dự án thủy điện có đầu tư của tư nhân đã bị dừng cấp phép. Cần phải thừa nhận các mặt lợi ích của thủy điện, song cũng cần quan tâm tới các giải pháp năng lượng thay thế như điện mặt trời, điện gió v.v..."

Hôm Chủ Nhật, một chuyên gia giấu tên về quy hoạch và chính sách môi trường, tài nguyên và năng lượng thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Khoa học Việt Nam bình luận với BBC về nguyên nhân quan ngại về phát triển 'thái quá' của thủy điện, trong đó có thủy điện với đầu tư của các 'nhóm tư nhân' tại Việt Nam.

"Mấy năm trước, việc quy hoạch và cấp phép có thể là hơi tràn lan ở nhiều địa phương, nay cần xem lại.

"Nhiều dự án thủy lợi lúc đầu được đánh giá thông qua dễ dàng về mặt báo cáo khả thi, tiền khả thi, đã đang để lại các hậu quả từ phá hoại rừng, rừng đầu nguồn, mùa khô ảnh hưởng đến hạ lưu, và mùa mưa bão, lũ lụt, có thể tác hại đến môi trường, kinh tế và nhân sinh của hạ lưu."

Trong một ý kiến gần đây trên BBC, chuyên gia địa vật lý, Tiến sỹ Bấm Nguyễn Thanh Giang cho rằng Việt Nam cần có các biện pháp khẩn cấp nhằm chấm dứt và tránh điều mà ông gọi là thảm họa 'thủy điện'.

"Gấp rút xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và gió. Việt Nam là một nước nhiệt đới, có bờ biển dài 2.400 km, tài nguyên nắng và gió rất dồi dào, sự chậm trễ trong việc triển khai lĩnh vực này có thể xem là lỗi về chủ trương," Tiến sỹ Giang nêu quan điểm.

Thông tin chính thức cho biết tính đến nay, chính phủ Việt Nam đã loại trên 400 dự án thủy điện khỏi quy hoạch.

 

 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List