Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, November 18, 2013

Quá nhỏ mọn với Philippines, quyền lực mềm TQ xuống dốc thảm hại


 

 

 

Quá nhỏ mọn với Philippines, quyền lực mềm TQ xuống dốc thảm hại

                        


Khoản viện trợ đầu tiên mà Trung Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ Philippines khắc phục hậu quả siêu bão Haiyan chỉ có giá trị vỏn vẹn 100.000 USD, một số tiền mà truyền thông và các nhà phân tích trên thế giới cho rằng quá ít ỏi, nếu không muốn nói là "bủn xỉn" so với khả năng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Số tiền này cũng quá nhỏ bé so với số tiền mà các quốc gia khác đã cam kết viện trợ cho Philippines. Ví dụ như các tiểu vương quốc Arab thống nhất đã cam kết viện trợ 10 triệu USD, các nền kinh tế nhỏ hơn Trung Quốc như Hàn Quốc và Úc cũng cam kết viện trợ khoản tiền lần lượt là 10 triệu USD và 5 triệu USD.

Trong khi đó, ngay sau khi cơn bão qua đi, Mỹ đã triển khai lực lượng thủy quân lục chiến khoảng 90 người đến Philippines cùng với khoản viện trợ trị giá 20 triệu USD.

Philippine tan hoang sau siêu bão Haiyan, đây là thời điểm họ cần sự chung tay của cộng đồng quốc tế để khắc phục hậu quả.

Philippine tan hoang sau siêu bão Haiyan, đây là thời điểm họ cần sự chung tay của cộng đồng quốc tế để khắc phục hậu quả.

Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) nhận định, cùng với việc đáp ứng nhu cầu về nhân lực cứu trợ thì việc hỗ trợ để giảm nhẹ hậu quả thiên tai được xem là một khoản đầu tư hiệu quả mà không tốn kém cho tương lai.

Joseph Nye, giáo sư tại Đại học Harvard, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã sử dụng thuật ngữ “quyền lực mềm” khi mô tả về những khoản đầu tư theo kiểu này. Theo ông Nye, “quyền lực mềm” là một quá trình thu phục lòng người, giúp quốc gia đó đạt được kết quả mong muốn bằng sự đồng thuận hay vì phải viện tới các hành động thể hiện "quyền lực cứng" như hành động quân sự hoặc trừng phạt kinh tế.

Sự thể hiện quyền lực mềm bằng cách hành động như cứu trợ thiên tai là một phần quan trọng của chính sách đối ngoại bởi nó mang lại lợi ích thương mại lâu dài. Các nỗ lực cứu trợ khổng lồ của Mỹ đối với thảm họa động đất sóng thần năm 2004 đã giúp Mỹ xây dựng một hình ảnh đầy thiện chí trong mắt Indonesia và đồng minh lâu năm Thái Lan.

Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhưng Trung Quốc chỉ cam kết viện trợ cho Philippine số tiền chỉ 100.000 USD. Ảnh minh họa

Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhưng ban đầu, Trung Quốc chỉ cam kết viện trợ cho Philippine số tiền vỏn vẹn 100.000 USD

Ông Jonah Blank, một nhà khoa học chính trị cao cấp tại tổ chức phi lợi nhuận RAND, cựu giám đốc chính sách đối ngoại khu vực Đông Nam Á và Đông Á tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ cho rằng, những nỗ lực cứu trợ của Mỹ trong thảm họa sóng thần có thể được xem là một trong những lý do cụ thể nhất khiến hầu hết các quốc gia Đông Nam Á tin tưởng, chứ không sợ hãi khi Mỹ triển khai kế hoạch tái cân bằng tại châu Á.

Trung Quốc cũng từng được công nhận là có quyền lực mềm đối với một số quốc gia khác. Năm 2007, cựu Chủ tịch, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi lãnh đạo cấp cao của đảng gia tăng quyền lực mềm của họ. Trước đó, kể từ năm 2004, chính quyền Trung Quốc đã bắt tay vào thực hiện một chiến dịch nhằm mục đích đưa ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc dẫn đầu thế giới bằng cách xây dựng hàng loạt Viện Khổng tử bằng quỹ phi lợi nhuận của chính phủ.

Theo Giáo sư Nye, một cường quốc đang lên như Trung Quốc nên sử dụng quyền lực mềm để khiến sức mạnh kinh tế, quân sự ngày càng phát triển của mình trở nên bớt đáng sợ trong mắt các quốc gia láng giềng.

Mỹ tiếp tục khẳng định quyền lực mềm tại ĐNA bằng những cam kết viện trợ khổng lồ cho Philippine.

Mỹ tiếp tục khẳng định quyền lực mềm tại ĐNA bằng những cam kết viện trợ khổng lồ cho Philippine.

Thật không may, chính phủ Trung Quốc đã bỏ lỡ hai bài học quan trọng liên quan đến quyền lực mềm. Bài học thứ nhất là quyền lực mềm được phát triển hiệu quả hơn thông qua xã hội dân sự. Tất cả mọi thứ, từ trường đại học tới các tổ chức văn hóa đại chúng, đều có một sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các xã hội và nền văn hóa khác. Trung Quốc quá quan tâm đến vai trò của chính phủ, trong khi đó, đó lại là công cụ ít hiệu quả nhất, bởi tất cả những nỗ lực của chính phủ trong việc xây dựng quyền lực mềm hiếm khi mang lại hiệu quả.

Bài học thứ 2 là, cứu trợ thiên tai có lẽ là phương pháp hiệu quả nhất giúp lực lượng quân sự có được quyền lực mềm. Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của mình tại bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines bằng cách triển khai tàu chiến hải quân, cảnh sát biển và tàu hải giám đến khu vực này. Sự thiếu hỗ trợ thiên tai cho Philippines sau bão Haiyan là một bằng chứng cho ý định lâu dài của Trung Quốc.

Sự lạnh nhạt này của Trung Quốc đối với Philippines đã phản ánh sự bất mãn của Bắc Kinh đối với việc Manila đã gửi đơn kiện lên Toà án Quốc tế về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Scarborough.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bị khởi kiện lên Toà án Quốc tế, bởi vậy, nước này đang rất tức giận bởi nếu bị thua thì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tham vọng của Bắc Kinh ở biển Đông và khuyến khích các quốc gia khác nhờ Liên Hợp Quốc can thiệp để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Trung Quốc thường nhấn mạnh rằng, tranh chấp chủ quyền trên biển Đông nên được giải quyết thông qua đàm phán song phương nhằm sử dụng sức mạnh cứng của họ mà các nước trong khu vực không theo kịp để đạt kết quả mong muốn.

Siêu bão Haiyan đã mang lại cho Bắc Kinh một cơ hội để chứng minh rằng họ có thể là một nước lớn có trách nhiệm trong khu vực, thể hiện mặt mềm mỏng hơn của mình đối với những tham vọng tại Đông Nam Á. Đáng tiếc là họ đã thất bại thảm hại.

Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo nhà nước được đánh giá là khá hung hăng, hiếu chiến thậm chí cũng đã có một bài bình luận cảnh báo rằng: "Hình ảnh quốc tế của Trung Quốc có tầm quan trọng sống còn đối với những lợi ích của đất nước. Nếu lạnh nhạt với Philippines, Trung Quốc sẽ phải chịu sự thiệt hại lớn".

Trước sự chỉ trích nặng nề từ cộng đồng quốc tế, hôm 14/11, phát ngôn viên Trung Quốc Tần Cương đã tuyên bố trong phiên họp báo thường kì rằng nước này sẽ tăng viện trợ cho Philippines lên 1,6 triệu USD. Đồng thời, chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi điện thoại chia buồn với Tổng thống Philippines Benigno Aquino.

Song động thái "chữa cháy" này của Trung Quốc dường như vẫn không xoá được tiếng xấu, bởi nó khiến hình ảnh của Trung Quốc trong mắt thế giới trở thành keo kiệt và so đo với những ngay cả người đang phải trải qua tình cảnh khốn đốn.

Nhiều chuyên gia trên thế giới nhận định, việc Trung Quốc để các tác nhân chính trị ảnh hưởng tới việc viện trợ nhân đạo cho Philippines đã làm giảm đi sự tin cậy từ các quốc gia trên thế giới. Ông Joseph Cheng, giáo sư ngành khoa học chính trị tại Đại học City ở HongKong cũng đồng tình khi cho rằng "việc viện trợ và cứu trợ cho các thảm họa thiên nhiên không nên bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ chính trị".

~~~~~~~~~~~~~~~

Tiền Trung Quốc góp cho Philippines chỉ đủ mua...9 chai rượu

                         


Đúng là Philippines đang chìm trong thảm họa thiên nhiên,

nhưng hình ảnh của Trung Quốc cũng đang chìm trong “thảm họa danh dự”.

Trong lúc hàng trăm nghìn con người tại Philippines đang vật lộn để tìm thức ăn, nước uống, chỗ trú ngụ và chôn cất xác người thân sau cơn bão Haiyan, Trung Quốc đã nhanh chóng trích ra từ kho dự trữ tiền tệ lớn nhất thế giới trị giá 3,7 nghìn tỷ USD của mình và trao cho Philippines…vỏn vẹn 100.000 USD (!).

Đó là khoản cứu trợ chính thức đầu tiên Trung Quốc gửi chính phủ Philippines. Đến thứ 5 ngày 15/11, để gỡ gạc lại danh dự trước làn sóng chê bai khắp thế giới, Trung Quốc vội vã chuyển đồ cứu trợ trị giá 1,6 triệu USD đến tâm bão. Nhưng hành động này không cứu vãn được danh dự của một cường quốc đang nổi nhưng mang tiếng “bủn xỉn”.

Đúng là Trung Quốc còn nhiều dân nghèo, đúng là quan hệ Trung Quốc - Philippines đang căng thẳng, nhưng đó đường đường là “con rồng châu Á”, nếu được phép gửi ý kiến tới Chủ tịch Tập Cận Bình, tôi sẽ khuyên ông điều ngay một nhóm cứu viện hùng hậu đến Philippines.”, ông Ian Bremmer – Tổng Giám đốc tập đoàn Eurasia tại New York chia sẻ.

Trong khi các nước đang dốc hầu bao quyên góp nhằm chia sẻ thiệt hại với nước bạn: Úc góp 28 triệu USD, Mỹ góp 20 triệu USD, Liên minh châu Âu góp 17 triệu USD, Anh góp 16 triệu USD, Nhật góp 10 triệu USD, Hàn Quốc góp 5 triệu USD, Vatican góp 4 triệu USD, Indonesia góp 2 triệu USD cùng nhiều tổ chức phi chính phủ khác, trong đó chỉ riêng các tổ chức tại Mỹ đã quyên góp được 300 triệu USD trị giá viện trợ.

Tiền Trung Quốc góp cho Philippines chỉ đủ mua...9 chai rượu

100.000 USD của Trung Quốc chỉ đủ mua 9 chai rượu loại này. (Ảnh: BP)

Vậy mà số tiền cả Trung Quốc gửi đi chỉ bằng số tiền nghệ sỹ trượt băng nghệ thuật Hàn Quốc Kim Yu-na đóng góp, 100.000 USD chỉ đủ để mua…9 chai rượu 2006 Romanee-Conti.

Đặt lên bàn cân so sánh với nhiều nước khác, sự “nhỏ mọn” của Trung Quốc càng lộ rõ thêm. New Zealand có nền kinh tế trị giá 167 tỷ USD, chỉ bằng một góc con số 8,4 nghìn tỷ USD tại Trung Quốc. Nhưng chính phủ Wellington đã chung tay góp sức được tới 1,7 triệu USD.

Nguyên nhân do đâu?

Mối bang giao chặt chẽ giữa chính phủ Manila và Washington từ lâu đã khiến Trung Quốc đứng ngồi không yên. Tổng thống Philippines - ông Benigno Aquino cũng kiên quyết không lùi bước trước sự xâm lấn của Trung Quốc tại khu vực biển Đông, và làm Bắc Kinh nổi giận khi đâm đơn kiện Trung Quốc lên Ủy ban Trọng tài Liên hiệp quốc về yêu sách chủ quyền phi lý ở biển Đông. Nhưng đây hoàn toàn là vấn đề chính trị riêng rẽ.

Ông Joseph Cheng, giáo sư khoa học chính trị Đại học Hồng Kông chuyên nghiên cứu mối quan hệ của Trung Quốc với Đông Nam Á, phát biểu: “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bỏ lỡ một cơ hội thể hiện lòng hào hiệp của mình. Khoản viện trợ ít ỏi đó không thể cải thiện mối quan hệ vốn đã mong manh (với Manila)”.

Để tự chữa ngượng, Trung Quốc đã gửi thêm 200.000 USD tới Philippines qua Hội chữ thập đỏ. Nhưng kể cả vậy, tổng cứu trợ của nước này còn ít hơn khoản nhận được từ chính Philippines trị giá 450.000 USD khi động đất Tứ Xuyên xảy ra năm 2008. Cho đến bây giờ, tổng khoản cứu trợ của Trung Quốc vẫn ít hơn khoản tiền 4,88 triệu USD nước này gửi Pakistan sau trận động đất xảy ra 2 tháng trước.

“Quyền lực mềm”

Sự việc này, nhìn trên góc độ vĩ mô, thuộc một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Trung Quốc không tạo dựng được hệ thống “quyền lực mềm”. Thay vì dùng văn hóa, chính sách ngoại giao khôn khéo để kết thân với các nước trên thế giới, Trung Quốc chỉ dùng tiền. Trung Quốc rót rất nhiều tiền đầu tư vào các nước như xây dựng đường sắt tại Indonesia, hầm ngầm tại Brazil, điện lực tại Campuchia, thủy điện tại Lào, cầu đường tại Việt Nam, đường sá tại Zambia, nhà máy tại Malaysia, sân bay tại Myanmar, dàn khoan tại Uzbekistan, nhưng đổi lại, Trung Quốc muốn nắm toàn bộ quyền chi phối. Đó cũng là thông điệp Trung Quốc đang gửi đến Philippines.

Chuyên gia về các vấn đề thương mại Arvind Subramanian của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở ở Washington nhận định: “Trung Quốc sẽ rất hùng mạnh, nhưng theo một cách lập dị.”, nước này chỉ có thể thâu tóm vật chất chứ không phải tình cảm từ thế giới. “Họ sẽ không bao giờ đạt được thứ quyền lực mềm mà Mỹ có – mọi người muốn tới Mỹ, sống ở Mỹ, noi gương Mỹ.”

Có lẽ Trung Quốc đừng nên viện trợ Philippines, có lẽ ông Tập Cận Bình nên giữ khoản tiền đó lại và thuê cho Trung Quốc một công ty quảng cáo cộng đồng. Bởi lẽ đúng là Philippines đang chìm trong thảm họa thiên nhiên, nhưng hình ảnh của chính Trung Quốc cũng đang chìm trong “thảm họa danh dự”.

 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List