Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, November 18, 2013

Thủy điện và lũ: Đại biểu Ngô Văn Minh không hiểu, nhưng nhân dân hiểu


 

Thủy điện và lũ: Đại biểu Ngô Văn Minh không hiểu, nhưng nhân dân hiểu

Thủy điện và lũ: Đại biểu Ngô Văn Minh không hiểu, nhưng nhân dân hiểu


(LĐO) - Thứ bảy 16/11/2013 18:49

Trang chủ| Chính trị | Sự kiện bình luận



Đại biểu Ngô Văn Minh không thể hiểu câu nói sau của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng: “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước, chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công Thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác, mà chúng ta nói về chúng ta”.

Không phải một mình ông Minh không hiểu, mà hình như khó có ai hiểu nổi ông Vũ Huy Hoàng nói gì giữa chốn nghị trường.

Còn nhân dân ư! Tất cả  đều hiểu một điều rất rõ khi cơn lũ hung hãn đang quét qua các tỉnh miền Trung. Hàng vạn người dân đang chống chọi với những con nước điên cuồng từ thượng nguồn đổ về. Lũ lên nhanh ngoài  sức tưởng tượng của con người nên không kịp ứng phó. 

Đến trưa 16.11, đã có 18 người chết, mất tích. Nhân dân hiểu rằng, nước lũ tràn về là do các công trình thủy điện mọc lên khắp các tỉnh miền Trung. Để có những dự án này, hàng vạn hécta rừng bị phá hủy một cách hợp pháp. Chưa ai biết số gỗ phá rừng để làm thủy điện đi đâu, về đâu?

Nhân dân hiểu làm thủy điện là làm giàu cho một số nhóm lợi ích. Họ bán rừng trước khi bán điện.

Nhân dân biết tỏng tòng tong, tiền bán điện có thể giải quyết được tình trạng thiếu điện, nhưng sự trả giá có khi còn lớn hơn.

Và hôm nay đây, những cơn lũ ống, lũ quét không còn bị rừng ngăn cản đã trở thành hỗn hào hơn bao giờ hết. Cùng với nước từ thượng nguồn, hàng triệu khối nước từ các hồ chứa đập thủy điện Sông Bung, Sông Tranh 2, Đắk Mi 4… xả ra, tấn công vào miền hạ du, đổ lên đầu nhân dân, tàn phá nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân.





Kèm theo đó là sự hủy hoại nhiều công trình cầu đường, công trình công cộng, thiệt hại vô cùng lớn.

Xin hãy thận trọng và nhìn xa khi tính đến việc ký duyệt các dự án thủy điện. Cái lợi mà các công trình thủy điện này mang lại không đủ bù một phần tỉ thiệt hại do chính các dự án này gây ra. Nhãn tiền là nhân dân miền Trung đang ngập ngụa, đang kêu cứu, đang đói khát, đang giành giật sinh mạng trong nước lũ.

Những người đặt bút ký duyệt các  dự án thủy điện giờ đây đang ngồi trong phòng máy lạnh mát rượi hay lò sưởi ấm áp đọc báo sẽ nghĩ gì khi đọc tin về những thảm cảnh mà nhân dân miền Trung đang gánh chịu (?!)




Lũ lớn tàn phá miền Trung Việt Nam




Cập nhật: 09:20 GMT - thứ bảy, 16 tháng 11, 2013



Bình Định chìm trong biển nước

Các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên bị nhấn chìm trong nước lũ sau nhiều ngày mưa lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, truyền thông trong nước cho biết.

 


Tờ Tuổi Trẻ trong tin đăng ngày 16/11 nói theo thống kê sơ bộ, tính đến trưa ngày 16/11, đã có 17 người thiệt mạng và một người mất tích tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương của Việt Nam, tối 14/11, sáng 15/11, áp thấp nhiệt đới đã đi qua vùng biển các tỉnh Phú Yên - Bình Thuận và sau đó đã bất ngờ mạnh lên thành bão số 15.

Áp thấp nhiệt đới sau đó đã suy yếu thành một vùng áp thấp và tan dần, tuy nhiên, hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với không khí lạnh đã gây mưa to, gió giật mạnh ở các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cơ quan này cho biết thêm.

Đồng loạt xả lũ


"Quê tôi, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, nước ngập lút nóc nhà. Bây giờ người dân đang rất đói và thiếu nước uống, đang chờ cứu trợ"

Hồng Nhụy Cao, người huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi

Tại Bình Định, mưa lớn từ khuya 14/11 đến sáng 15/11 đã gây lũ trên diện rộng.

Báo Thanh Niên cho biết sáng 15/11, hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) xả lũ với lưu lượng 1.576 m3/s, kết hợp với lượng mưa lớn khiến nhiều nơi trên địa bàn tỉnh lần đầu tiên bị chìm trong nước lũ.

Cũng theo Thanh Niên, nhiều người dân ở các xã gần đó đã gọi điện đến các cơ quan chức năng cầu cứu vì không kịp trở tay trước mực nước dâng quá nhanh.

Một số độc giả của chúng tôi tại Bình Định cho biết không được báo trước về việc xả lũ nên hoàn toàn bị bất ngờ.

Nick Anh Hạt Đậu viết trên Facebook của BBC: "Chính quyền ngày 15/11 xả lũ không thông báo cho dân kết hợp mưa lớn làm ngập lớn toàn Bình Định (bao gồm cả Thị xã an Nhơn). Đây cơn lũ lịch sử, nhà tôi không còn gì rồi".

Ông Nguyễn Chí Quang, Chánh văn phòng UBND huyện Tây Sơn, được Thanh Niên dẫn lời nói “Nước lũ năm nay lớn bất thường do mưa lớn và hồ Định Bình xả lũ. Đây cũng là lần đầu tiên có lũ lớn nên người dân trong huyện rất lúng tung đối phó".

Theo báo Tuổi Trẻ, trong ngày 15/11, chính quyền địa phương tỉnh Bình Định đã di dời được 750 hộ với 2.773 nhân khẩu.

Thủy điện Sông Ba Hạ ngày 15/11 xả lũ lưu lượng 1.400m3/s, làm mực nước các sông dâng nhanh tại các huyện miền núi Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh, theo báo Dân Trí.

Tại Phú Yên, mưa lớn làm tám xã ven sông Kỳ Lộ, sông Cô, ngập trong nước khiến chính quyền địa phương phải di dời 880 hộ với 2.391 nhân khẩu khỏi khu vực, báo Tuổi Trẻ cho biết.


Lũ đạt đỉnh trong ngày 16/11 ở Quảng Nam

Trong khi đó, tại Thừa Thiên Huế, mưa lớn kéo dài nhiều giờ trong chiều 15/11, khiến nước sông dâng nhanh, làm hầu hết các tuyến đường ở bị ngập sâu.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, đến tối 16/11, các sông từ Thừa Thiên Huế đến Bắc Khánh Hòa sẽ rút dần xuống mức Báo động 2 - Báo động 3.

Các độc giả của BBC ở Huế nói mưa lớn đã xảy ra trong suốt chiều ngày 15/11 và tiếp tục kéo sang ngày 16/11, dù cường độ có giảm đi.

Một bạn đọc nick Đặng Suy Nghĩ nói trên Facebook của BBC: "Mình ở trung tâm thành phố Huế thấy mưa giảm nhẹ so với hôm qua, nước rút bớt rồi,còn các khu vực khác ko biết thế nào."

Chiều tối 15/11, tại Quảng Nam, các thủy điện đồng loạt xả lũ khiến nhiều khu vực ở huyện Đại Lộc bị ngập nặng, báo Tuổi Trẻ dẫn báo cáo của Ban chỉ huy PCLB huyện Đại Lộc, Quảng Nam, cho biết.

Một số hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy nhiều khu vực ở Quảng Nam, trong đó có phố cổ Hội An, bị nhấn chìm trong nước.

Chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam đã tổ chức di dời được hơn 2.500 hộ với hơn 4.800 nhân khẩu, Tuổi Trẻ cho biết thêm.

Tại Quảng Ngãi lũ trên các sông đã đạt đỉnh và đều ở mức báo động ba hoặc trên mức này, nhưng sẽ rút dần trong tối 16/11, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương.

12.278 hộ với 47.635 nhân khẩu tại các khu vực bị ảnh hưởng của nước lũ ở Quãng Ngãi đã được di dời, theo Tuổi Trẻ.

Một bạn đọc nick Hồng Nhụy Cao chia sẻ với BBC: "Quê tôi, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, nước ngập lút nóc nhà."

"Hiện tại nước đã rút đến sân, bùn non thì đến đầu gối. Bò và heo chết hết. Mới liên lạc được với ba. Nhà trắng tay ko còn tài sản gì giá trị. Bây giờ người dân đang rất đói và thiếu nước uống, đang chờ cứu trợ".

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List