Blogger Nguyễn Lân Thắng bình
luận về truyền thông xã hội ở Việt Nam
VOA Express
Phổ biến ngày 07.11.2013
Tin tức: http://www.voatiengviet.com,
http://www.facebook.com/VOATiengViet
Một blogger cổ súy truyền thông xã hội và tự do ngôn luận đưa lên Facebook tin
tức mình bị chính quyền cầm giữ sau chuyến quốc tế vận đòi Việt Nam hủy bỏ điều
luật 258, một dấu hiệu cho thấy mạng xã hội đang phát huy hiệu quả với phong
trào hoạt động trong nước, gây sự lo lắng cho giới cầm quyền. Ngay sau khi anh
Nguyễn Lân Thắng được thả, đầu tuần này trên một số trang mạng mang tên các
lãnh đạo Việt Nam như nguyentandung.org hay truongtansang.net, xuất hiện các
bài báo lên án các hoạt động của anh vận động cho tự do ngôn luận, cho truyền
thông xã hội là 'xằng bậy', 'phá hoạt đất nước', kiểu dọn đường dư luận thường
thấy trước khi nhà cầm quyền có biện pháp mạnh tay với các nhà hoạt động tại
Việt Nam. Xem thêm: http://www.voatiengviet.com/
và http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo
Nếu không vào được VOA dù đã đổi DNS, xin các bạn hãy vào vn3000.com để vượt tường
lửa vào VOA hay các trang bị chặn khác như Facebook!
Bấm vào link nghe thêm http://www.voatiengviet.com/media/video/blogger-nguyen-lan-thang-binh-luan-ve-truyen-thong-xa-hoi-o-viet-nam/1786087.html
Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói
Xin chia sẻ với các bạn một thông tin đau lòng
chúng tôi đọc được trên trang facebook của nhạc sĩ Tuấn Khanh từ trong nước về
việc bé Phương Phương con của cố nhạc sĩ Hoàng Phương (nổi tiếng với bài Hoa Sứ
Nhà Nàng, Mẹ Gò Công...) bị công an đánh đập dã man để ép nhận tội ăn trộm.
***
CÔNG AN CÓ QUYỀN KHỦNG BỐ HỌC SINH THẾ NÀY CHĂNG?
Chỉ vì nghi ngờ em Nguyễn Hoàng Phương Phương (16
tuổi) ăn cắp xe đạp, công an xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang đã ập
vào trường của em Phương giữa giờ học, giải em đi về đồn tra tấn, buộc phải
nhận tội ăn trộm.
Toàn bộ học sinh của trường PTTH Nguyễn Văn Linh,
ấp Cầu Muống, xã Tân Thành ngày 5-11-2013 đều sợ hãi và xôn xao vì biết Phương
là một học sinh hiền lành, khó có thể là người đi ăn trộm, lại bị bắt giải đi
giữa giờ học, trước toàn trường như vậy.
Phương là con trai út của cố nhạc sĩ Hoàng Phương.
Làng xóm gần kề biết nhau, nên Phương luôn biết cách giữ danh dự cho gia đình,
dù nhà nghèo, không có điều kiện như chúng bạn.
Nhạc sĩ Hoàng Phương, là tác giả của nhiều bài
hát lừng danh như Hoa sứ nhà nàng, Mẹ Gò Công... Ông mất năm 2002, gia đình còn
lại lúc đó là một vợ và hai con nhỏ trong cảnh hết sức nghèo khổ. Khi Phương bị
công an viên tên Hoàng giải về đồn, dù bị đánh đập, Phương khóc và chịu đòn chứ
nhất quyết không để bị gán tội vô lý như vậy.
Công an viên tên Hoàng đã đánh và tát em Phương
liên tục, sau đó lại sử dụng nghiệp vụ đánh không để lại thương tích, bằng cách
lấy báo cuốn lại mà đánh đập em Phương, nhưng vẫn không sao ép được Phương nhận
tội.
Điều ghê sợ là trong việc bắt giữ, tra tấn em
Phương suốt chiều đến tối, công an cũng như nhà trường không hề thông báo cho gia
đình em Phương. Mãi khi đến tối, chị Vân, mẹ của em Phương đi làm về mới hoảng
kinh khi biết sự việc thì thân thể con mình đã bầm dập.
Lâu nay những chuyện đau lòng như trên vẫn xảy ra
ở nhiều nơi trên đất nước này, thậm chí đã có những em bị tổn thương tâm lý đến
mức đã tìm đến cái chết.
Chỉ cách Saigon có 2 giờ đồng hồ xe chạy mà nạn
bạo hành của công an đã như vậy, ở những nơi xa hơn nữa thì mạng người có còn
gì?
Lại chợt nhớ đến một người quen, làm chức to
trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Mấy năm trước, khi nạn bạo hành
trẻ em bùng lên, tôi đề nghị thành lập một nhóm tìm hiểu và giải cứu những em
nhỏ bị bạo hành như vậy. Thậm chí tôi đề nghị xin chịu mọi chi phí và nhân lực
hoạt động, chỉ xin được giúp đỡ có một tư cách pháp nhân để có thể hoạt động.
Người có chức này vẻ mặt thì đầy thông cảm những câu chuyện đó, nhưng miệng
luôn bàn ra, cho tới nay đã hơn 5 năm, vẫn chưa thấy hồi âm.
Cả công an, cả quan chức... chúng ta cứ tệ mạt
với trẻ em Việt Nam, con người Việt Nam như vậy, rồi đây tương lai đất nước này
sẽ về đâu?
Nguồn: FB Nhạc sĩ Tuấn Khanh
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.