Malaysia và Việt Nam muốn
lập liên lạc trực tiếp giữa các căn cứ hải quân
Tàu hải quân Việt Nam (ảnh:www.hcmutrans.edu.vn)
Trọng Nghĩa RFI
Theo nhật báo Malaysia,
The New Straits Times số ra hôm nay, 03/11/2013, Chính quyền Malaysia đang tìm
cách tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam bằng việc thiết lập một tuyến
liên lạc trực tiếp giữa các căn cứ hải quân hai nước gần Biển Đông. Liên kết
này sẽ cho phép hai bên trao đổi ngay với nhau mỗi khi nẩy sinh vấn đề tại Biển
Đông.
Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishamuddin Hussein, ông đã
thảo luận với đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh hôm thứ Sáu 01/11 tại Hà Nội
về những nỗ lực nhằm thiết lập đường dây trực tiếp nối liền Căn cứ Hải quân Vùng
biển số 1 của Malaysia đặt ở Kuantan với Bộ phận chỉ huy Hải quân Việt Nam phụ
trách khu vực phía Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết là việc thành lập đường dây
nóng này sẽ cho phép hai nước liên lạc ngay với nhau trong trường hợp xẩy ra bất
kỳ vấn đề nào trên biển. Bên cạnh đó, Malaysia cũng mong muốn cùng Việt Nam thúc
đẩy việc hình thành cơ chế Hợp tác Công nghiệp Quốc phòng ASEAN.
Bộ trường Quốc phòng Malaysia đã ghé Hà Nội sau ba ngày công du Trung
Quốc. Đây là lần đầu tiên ông Hishamuddin thăm Việt Nam kể từ khi ông được cử
giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia vào tháng Năm vừa qua.
Nhân chuyến ghé thăm Việt Nam lần này, hai nước cũng đã đồng ý tăng
cường quan hệ quốc phòng, từ việc tổ chức các cuộc họp hàng năm ở cấp lãnh đạo,
cho đến vấn đề trao đổi nhân sự trong giáo dục đào tạo, tiến hành tập trận chung,
hợp tác thêm trong lãnh vực công nghiệp quốc phòng và tăng cường hợp tác trong
vấn đề an ninh hàng hải.
Xin nhắc lại quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia rất tốt, kể
cả trong lãnh vực đồng khai thác dầu khí ngoài khơi, cho dù hai bên vẫn có tuyên
bố chủ quyền đối kháng nhau tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Ba cán bộ thanh tra bỏ túi bạc tỉ bị bắt
3.11.2013 HẢI PHÒNG (NV)
- Sau vụ ông chánh thanh tra Sở Y Tế Kon Tum bửa đầu dân bằng cuốc, đến lượt ba
ông đội phó đội thanh tra giao thông thành phố Hải Phòng bị bắt về tội phạt dân
bạc tỉ lấy tiền bỏ túi suốt hai năm qua, gây chấn động dư luận.
Vụ tai tiếng mới nhất
trong ngành thanh tra giao thông xảy ra tại Hải Phòng lần này làm rúng động dư
luận không kém. Thay vì “dòm ngó” hoạt động sai trái của công an giao thông thì
chính các ông thanh tra thành phố Hải Phòng lại quấy nhiễu dân để thu lợi bạc
tỉ.
Theo báo mạng VNExpress,
ba ông Vũ Hoàng Tùng, 35 tuổi; Lưu Tuấn Dương, 37 tuổi; và Phạm Hồng Khang, 37
tuổi, đều là đội phó của đội Thanh tra Giao thông thành phố Hải Phòng bị bắt
sáng ngày 1 Tháng 11 để điều tra.
|
Cán bộ
thanh tra giao thông chận xe cộ qua lại để phạt. (Hình: Vietgiaitri.com)
|
Báo này nói rằng, ba ông đội phó nói trên đã đua nhau ngoắc các loại xe của người dân qua lại trên đường, bắt lỗi, kiếm chuyện để phạt. Xuất phát từ một biên bản phạt cách nay một năm, công an Hải Phòng truy ra, ít nhất 730 tờ giấy phạt người “phạm lỗi” suốt hai năm qua đã được ba ông đội phó sửa con số, bỏ túi hàng tỉ đồng. Đó là chưa kể nhiều vụ phạt không ghi biên lai của ba ông đội phó. Điển hình là vụ phạt ngày 30 Tháng 11, 2012, ông Vũ Hoàng Tùng nói nhận 4 triệu đồng, tương đương 200 đô, của một chủ xe vận tải tên Hoàng Đình Thắng, tiền phạt chở quá trọng tải, mà không ghi biên nhận.
Công an Hải Phòng cho hay, đã truy tố ba ông đội phó nói trên về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.”
Mặt khác, báo Thanh niên
dẫn lời một số tài xế lái xe chở hàng đường dài cho biết, thanh tra giao thông
là “hung thần ác ôn” không kém cán bộ công an giao thông trên nhiều nẻo đường
qua lại.
Một tài xế tên NTT tâm sự: “Suốt con đường nối liền Bắc Cạn - Cao Bằng, thanh tra giao thông thường núp trong các lùm cây, và xuất hiện lập tức khi trông thấy xe vận tải chở hàng hóa. Không có một chiếc xe nào lọt khỏi mắt họ.” Ông này còn kể rằng, khi chận xe lại, nhóm thanh tra viên không ngó đến chiếc xe mà chỉ lo ngã giá. Họ thường ra giá “bốn cái,” tức bốn trăm ngàn đồng, tương đương 20 đô. Kỳ kèo mãi, có chủ xe xin bớt còn 300,000 đồng, tương đương 15 đô, nộp tiền mãi lộ mới được đi tiếp.
Một tài xế tên NTT tâm sự: “Suốt con đường nối liền Bắc Cạn - Cao Bằng, thanh tra giao thông thường núp trong các lùm cây, và xuất hiện lập tức khi trông thấy xe vận tải chở hàng hóa. Không có một chiếc xe nào lọt khỏi mắt họ.” Ông này còn kể rằng, khi chận xe lại, nhóm thanh tra viên không ngó đến chiếc xe mà chỉ lo ngã giá. Họ thường ra giá “bốn cái,” tức bốn trăm ngàn đồng, tương đương 20 đô. Kỳ kèo mãi, có chủ xe xin bớt còn 300,000 đồng, tương đương 15 đô, nộp tiền mãi lộ mới được đi tiếp.
|
Cán bộ
thanh tra giao thông dàn hàng ngang, chận xe cộ qua lại để phạt. (Hình:
ZingNews)
|
Trên quốc lộ thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa, thanh tra giao thông nổi tiếng “ác ôn” không kém. Chốt của họ thường đóng cách thành phố Thanh Hóa chừng 6 cây số, cứ cách vài phút thì một chiếc xe vận tải bị họ chận lại. Họ thu tiền chớp nhoáng, cho xe đó đi, rồi chuẩn bị ngoắc chiếc xe khác vừa từ xa trờ tới.
Theo dư luận, lực lượng
thanh tra giao thông hoành hành khắp nơi, không riêng một vùng nào. Vì vậy, vụ
ba ông đội phó thành phố Hải Phòng bị bắt cũng chỉ là những vụ “tép riu” của
một ngành tham nhũng trầm trọng sau hơn 20 năm hoạt động. (P.L.)
Tham nhũng, 23 viên chức ra tòa, 22 được thả về nhà
3.11.2013 LONG XUYÊN
(NV) - Chỉ có một trong số 23 viên chức ở An Giang ra tòa vì tham nhũng tiếp
tục ngồi tù, 22 viên chức kia được trả tự do ngay tại tòa.
Tòa án tỉnh An Giang vừa
kết thúc phiên xử 23 viên chức phạm ba tội “vi phạm các quy định về sử dụng đất
đai”, “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và “thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng”. Đây là những tội nằm trong nhóm tội phạm về chức vụ của bộ
luật hình sự Việt Nam.
|
23 viên
chức của thành phố Long Xuyên hầu tòa. Sau vụ xử kéo dài 10 ngày, 22 người
được tha về nhà. (Hình: Tuổi Trẻ)
|
Hầu tòa là hàng loạt
viên chức từng đảm nhiệm các vai trò: Phó Chủ tịch thành phố Long Xuyên, Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành phố Long Xuyên, Phó Ban Tổ chức thành
phố Long Xuyên, Trưởng Phòng Quản lý đô thị thành phố Long Xuyên, Phó Phòng
Quản lý đô thị thành phố Long Xuyên, Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất thành phố Long Xuyên, Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành
phố Long Xuyên, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường thành phố Long Xuyên, Bí
thư và Chủ tịch một số phường tại thành phố Long Xuyên,...
Theo cáo trạng, 23 bị
cáo đã tự ý san lấp ruộng để thành lập 7 khu dân cư tại thành phố Long Xuyên
rồi phân lô, bán nền lấy tiền chia nhau. Một số được chia nhiều nền với giá
“mềm”, hoặc được duyệt mua nhiều nền với giá “gốc” rồi bán lại kiếm lời từ hàng
chục đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí kiếm được hàng tỷ đồng từ việc trực
tiếp tổ chức xây dựng 7 khu dân cư trái phép. Tính ra, 23 bị cáo gây thiệt hại
cho công quỹ khoảng 20 tỷ đồng.
Sau mười ngày xét xử (từ
21 Tháng 10 đến 1 Tháng 11), Tòa án tỉnh An Giang tuyên: Miễn trách nhiệm hình
sự cho 6 bị cáo. Cho 3 bị cáo được hưởng hình phạt cải tạo không giam giữ
(nghĩa là... tự cải tạo tại gia). Cho 6 bị cáo được hưởng án treo. Phạt 7 bị
cáo mức án vừa đúng thời hạn tạm giam để được trả tự do ngay tại tòa. Chỉ một
bị cáo (Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên) được
xem như chủ mưu bị phạt... ba năm tù.
Có tin, sau khi tòa
tuyên án, các bị cáo đồng loạt vỗ tay khen ngợi sự sáng suốt của Hội đồng Xét
xử và 22 bị cáo đã rời tòa về thẳng nhà.
Qua phiên xử vừa kể, Tòa
án An giang nói riêng và hệ thống tư pháp Việt Nam nói chung vẫn không coi Quốc
hội Việt Nam ra gì.
Hồi đầu Tháng Chín, tại
buổi làm việc giữa các thành viên trong Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam
với lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật như: Thanh tra Chính phủ, Bộ Công
an, Viện kiểm sát Tối cao, Tòa án Tối cao về việc xử lý tội phạm tham nhũng,
ông Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam, từng
chỉ trích, Tòa án các cấp đang cố tình hiểu sai những qui định pháp luật về xử
lý tội phạm tham nhũng, ra những phán quyết có lợi cho những kẻ phạm tội này.
Cũng trong buổi làm việc
đó, một Phó Chủ nhiệm khác của Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam, so sánh những
nhắc nhở của ủy ban này với lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật về việc xử
lý tội phạm tham nhũng từ năm 2008 với thực tế khởi tố, truy tố, xét xử trong
thời gian vừa qua, rồi kết luận: Không có tiến bộ nào cả!
Đề cập đến vấn nạn hệ
thống tòa án thường xuyên cho các bị cáo phạm tội tham nhũng được hưởng án
trao, ông Nguyễn Đình Quyền chất vấn: Tòa án Tối cao khẳng định việc cho các bị
cáo phạm tội tham nhũng được hưởng án treo đều đúng luật, vậy luật có buộc tòa
phải cho hưởng án treo không? Luật yêu cầu phải cân nhắc yếu tố phòng, chống
tội phạm. Tham nhũng đang được xem như giặc nội xâm. Tại sao Tòa án không chú ý
tới yếu tố đó? (G.Đ.)
Tham nhũng màu hồng và
bàn tay rửa sạch
Phạm
Chí Dũng gửi RFA từ Việt Nam
2013-11-03
2013-11-03
Một người nước ngoài xin
kín tên kể lại rằng cứ đều đặn mỗi năm một lần, ông được mời dự những cuộc hội
thảo sang trọng về chống tham nhũng hoặc bàn về giải pháp chống nạn hối lộ ở
Việt Nam. Rồi cứ sau mỗi lần kết thúc hội thảo, ông lại lặng lẽ vào xe hơi, lấy
khan mù xoa chà xát lòng bàn tay. Còn khi về nhà, ông vội rửa sạch bàn tay ấy
bằng ít nhất hai lớp xà bông.
Đó là bàn tay được dùng
để bắt tay những quan chức Việt Nam đến dự cuộc hội thảo, giống như ông.
Nhưng khác hẳn ông,
không ai dám chắc bàn tay những quan chức người Việt ấy đã chưa từng vấy bẩn
bởi đồng tiền hối lộ.
Khó có thể diễn tả về
cảm giác của người nước ngoài đó. Nheo mắt và cả nhăn mũi, cứ như ông đang phải
đứng quá gần với một cái xác chuột bị xe cán be bét máu nằm lộ thiên ngoài
đường phố - cảnh tượng đã trở thành “món ăn” thường ngày ở ít nhất hai thành
phố lớn Hà Nội và Sài Gòn.
Ăn như rồng cuốn…
Cuối tháng 10/2013. Mùa
thu Hà Nội. Năm nay, một lần nữa cuộc hội thảo về chống tham nhũng được tổ
chức. Nhưng lần này, cái tên của hội thảo được cách điệu khá nhiều so với những
năm trước: “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, hướng tới thúc đẩy liêm
chính trong kinh doanh tại Việt Nam”. Những cơ quan Việt Nam chịu trách
nhiệm chính đạo diễn cuộc hội thảo này là Thanh tra chính phủ và Phòng thương
mại công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Gần như quy luật, luôn
có mặt ít nhất một “nhà tài trợ” nào đó của quốc tế. Lần này, đó là Đại sứ quán
Anh quốc.
Cuộc hội thảo này lại
diễn ra trùng với bầu không khí “thảo luận nghiêm túc” của Quốc hội Việt Nam về
những “cơ hội và thách thức” mà nền kinh tế quốc gia và xã hội nước nhà đang
phải đối mặt. Nhưng khác với không khí thỏa hiệp trong những kỳ họp quốc hội
trước đây, vào lần này một số đại biểu quốc hội đã can đảm hơn khi ẩn dụ về một
bức tranh theo trường phái dã thú: báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ màu
hồng, cách nhìn của quốc hội là màu xám, trong khi nhân dân chỉ nhận ra màu
tối.
Thế còn bức tranh tham
nhũng màu gì?
Như một thông lệ, thực
trạng tham nhũng đã trở nên quá tồi tệ luôn không được phản ánh đủ sâu bởi các
cơ quan chức năng Việt Nam - một quốc gia nằm gần sát đáy thế giới về tính minh
bạch, mà lại do các doanh nghiệp - nạn nhân của nạn nhũng nhiễu, và từ giới
chuyên gia quốc tế - những người được xem là sạch sẽ hơn rất nhiều lần giới
quan chức tham nhũng bản địa.
“Tham nhũng ở Việt Nam
đang nằm trong vòng luẩn quẩn” - như một ngụ ý của ông Soren Davidsen, chuyên
gia Ngân hàng thế giới (WB), tại cuộc hội thảo.
Vòng luẩn quẩn đó, theo
ông Davidsen, là hành vi công chức nhà nước gây khó dễ khiến doanh nghiệp và
người dân phát sinh động cơ đưa hối lộ, sau đó khó khăn được giải quyết khiến
công chức có động cơ để tiếp tục chu trình gây khó dễ.
Ông Davidsen cho biết
63% doanh nghiệp phải trả các khoản phí không chính thức nhằm tạo ra cơ chế
ngầm để được giải quyết công việc nhanh chóng; 63% doanh nghiệp nói công chức
cố tình kéo dài thời gian xử lý để gây khó dễ; 79% công chức đổ lỗi cho lương
thấp là động cơ để tham nhũng…
Đặc biệt, 75% doanh
nghiệp hối lộ dù không bị gợi ý.
Còn số liệu từ ông Trần
Đức Lượng, Phó tổng thanh tra chính phủ Việt Nam, lại thấp hơn một chút: 70% số
trường hợp đưa hối lộ là do doanh nghiệp chủ động thực hiện; chỉ có 30% số
trường hợp doanh nghiệp đưa hối lộ là do công chức gợi ý, nhũng nhiễu.
Đến lúc này, một tờ báo
Việt Nam đã phải mỉa mai: nếu các nghiên cứu trước đây và kể cả dư luận xã hội
chủ yếu cho rằng doanh nghiệp là nạn nhân của tham nhũng, thì nay đã rõ hơn khi
doanh nghiệp sẵn sàng thỏa hiệp với các tệ nạn, dùng tiền bạc hối lộ để tìm lợi
thế trong kinh doanh, giành hợp đồng, hoặc đơn giản “đồng tiền đi trước là đồng
tiền khôn” để phòng ngừa phiền hà, nhũng nhiễu có thể sẽ xảy ra nơi cửa công.
Thậm chí, những người
nước ngoài còn thấm nhuần cả câu tục ngữ Việt Nam “Ăn như rồng cuốn, nói như
rồng leo, làm như mèo mửa”.
5 tội đồ đặc biệt tham
nhũng
Một lần nữa trong không
biết bao nhiêu lần từ quá nhiều năm qua, cuộc hội thảo trên đã “phát hiện” ra
nạn tham nhũng vặt đang trở nên lan tràn ở Việt Nam khi có tới 80% số cán bộ
nhân viên trong các doanh nghiệp cho rằng hiện tượng này là “rất phổ biến”.
Đã từ rất lâu, tham
nhũng vặt được hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp phải chi các khoản tiền hối
lộ nhỏ để đối phó với sự nhũng nhiễu, vòi vĩnh của cán bộ công chức hoặc các
đơn vị cung cấp dịch vụ công.
Cũng là số liệu được nêu
ra từ ông Davidsen: nếu như năm 2005, 56% doanh nghiệp cho biết có hiện tượng
kéo dài thời gian giải quyết công việc, thì năm 2012 tăng lên tới 67%; đối với
chuyện giải thích không rõ để cố tình bắt lỗi doanh nghiệp, năm 2005 khoảng 45%
thì năm 2012 tăng lên 66%; đối với chuyện bám vào các quy định không chặt chẽ
để bắt bí doanh nghiệp thì năm 2005 khoảng 39%, năm 2012 tăng lên 54%; còn đưa
thông tin hù dọa gây sức ép tăng từ 16% lên 23% vào năm 2012…
Một cuộc khảo sát ý kiến
doanh nghiệp vào năm 2012 đã cho thấy đa số các ý kiến trả lời cho rằng, cán bộ
công chức cố tình kéo dài thời gian giải quyết công việc, không giải thích rõ
quy trình để bắt lỗi doanh nghiệp, cố tình đặt ra các quy trình sai quy định để
gây nhũng nhiễu.
Có tới 81% doanh nghiệp
cho rằng, tham nhũng vặt gây lãng phí thời gian, tăng chi phí và gây tâm lý bức
xúc cho họ.
“Chứng tỏ doanh nghiệp
vừa là nạn nhân vừa là tác nhân của tham nhũng”- Phó tổng thanh tra Trần Đức
Lượng trần tình như một lời an ủi. Tình cảm vấn an này cũng rất phù hợp với tên
gọi của cuộc hội thảo. Quan chức Việt Nam dường như đồng lòng đá quả bóng về
phía các doanh nghiệp cùng xứ, trong khi giới chức điều hành bộ ngành tỏ ra “vô
can”.
Thanh tra chính phủ cũng
là một trong những cơ quan bị công luận và người dân chỉ trích nhiều nhất, bởi
trong nhiều năm qua cơ quan này đã rất ít khi “phát hiện tham nhũng”.
Ngược lại, dẫn số liệu
từ khảo sát tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công
chức, viên chức do Thanh tra Chính phủ và WB công bố vào năm ngoái, ông
Davidsen kết luận: từ năm 2005 đến năm 2012, tình trạng tham nhũng của công
chức không được cải thiện mà ngày càng tệ hại hơn.
Bà Trần Thị Lan Hương,
chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, còn nêu ra một kết luận chi tiết hơn: “Các
ngành, lĩnh vực tham nhũng nhất theo góc nhìn của doanh nghiệp gồm: cảnh sát
giao thông; quản lý đất đai; xây dựng; hải quan; y tế và thuế…”.
Kết luận trên được dựa
theo khảo sát 2012, tuy được xem là một “phát hiện”, nhưng thật ra hoàn toàn
không mới nếu đối chiếu với vô số điềm chỉ và nguyền rủa tham nhũng từ người
dân và báo chí trong những năm qua.
Trong số nguyền rủa đó,
tất nhiên có cả giới đầu tư nước ngoài - những người không dám lên tiếng, song
không ít ý kiến cho rằng tham nhũng vặt chiếm đến ít nhất 40% lý do giới này
không còn tha thiết gì với môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Bàn tay nào?
Vẫn như thông lệ, các
cuộc hội thảo về phòng chống tham nhũng không nêu ra một địa chỉ cụ thể nào.
Trong khi đó, dư luận xã hội Việt Nam đang dậy lên 10 vụ đại án, trong đó có vụ
khủng khiếp như Tập đoàn tàu thủy Vinalines.
Trước đó, Tập đoàn công
nghiệp tàu thủy Vinashin cũng đã trở thành tai họa cho dân nghèo Việt Nam với
số nợ lên đến ít nhất 80.000 tỷ đồng, đủ xây dựng 214.000 phòng học hoặc 53.000
trạm xá xã…
Còn trước đó nữa, không
ai có thể lãng quên những vụ tham nhũng chấn động liên quan trực tiếp đến viện
trợ ODA như PMU 18, Đại lộ Đông - Tây. Những vụ việc này đều có số “lại quả” ít
nhất 10% giá trị hợp đồng.
Gần đây, người ta mới
công bố một phát hiện về tỷ lệ nâng khống đến mức trí não bình thường của con
người khó mà tưởng tượng: từ việc mua lại thiết bị lặn với giá 100 triệu đồng,
Tổng giám đốc Công ty Cho thuê tài chính II (thuộc Ngân hàng Agribank) Vũ Quốc
Hảo đã cùng các tòng phạm “thổi” giá lên thành 130 tỉ đồng, tức gấp đến 1.300
lần, để chia chác nhau…
Cuối cùng và vẫn là câu
hỏi vĩnh viễn: làm thế nào để hạn chế tham nhũng?
Một quan chức của VCCI -
ông Nguyễn Quang Vinh - nêu ra ý kiến: Chỉ khi bàn tay doanh nghiệp - bàn tay
Chính phủ cùng hòa nhịp thì phòng chống tham nhũng mới hy vọng chuyển biến.
Bàn tay nào?
Đến giờ này, quá nhiều
câu chữ khôn lanh cùng thói vặt vãnh đã biến bức tranh tham nhũng thành màu
hồng chuyên, mô tả cho cái bắt tay giữa các doanh nghiệp với cơ quan công quyền
để cùng đẩy bộ máy điều hành Việt Nam xuống tiệm cận với đáy minh bạch của thế
giới.
Hay phải ngộ về cái bắt
tay của vị khách nước ngoài với các quan chức người Việt mà sau khi về nhà ông
đã phải chà xát ít nhất hai lần bằng xà bông?
Phạm Chí Dũng, Việt Nam 03-11-2013
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.