Lãnh đạo đảng CSVN hết
xả rác trên đầu trên cổ nhân dân,
bây giờ lại mang rác
rưởi lên đỉnh cao cuả đất nước!
Xây cáp treo lên
‘nóc nhà Đông Dương’
Cập nhật: 12:54 GMT - chủ nhật, 3 tháng 11, 2013
- Facebook
- Twitter
- Google+
- chia sẻ
- Gửi cho bạn bè
- In trang này
Không nhiều người có thể đặt chân đến đỉnh Fansipang
Việt Nam đã khởi công dự án cáp treo lên đỉnh Fansipang,
đỉnh núi cao nhất của Bán đảo Đông Dương, trong một buổi lễ hoành
tráng có sự tham gia của lãnh đạo cao cấp hôm thứ Bảy ngày 2/1.
Vài ngày trước khi khởi công, nhiều báo chí trong nước đã
đăng nhiều bài ca ngợi công trình này là ‘hiện đại nhất, dài nhất,
cao nhất và phức tạp nhất thế giới’.
Các bài liên quan
- Việt
Nam có công dân thứ 90 triệu
- Ý
kiến: Vì sao Việt Nam khó bỏ xe máy?
- 'Kinh
tế VN đang phục hồi chậm'
Chủ đề liên quan
Tuy nhiên, công trình xây dựng này khi hoàn thành được lo
ngại là phá vỡ cảnh quan
và môi trường sinh thái của đỉnh Fansipang vốn lâu nay chỉ là điểm đến của những
người leo núi thích thử thách.
Chính quyền quan tâm
Theo bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì dự án này do
Ủy ban tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Sun Group chính thức khởi công.
Buổi lễ khởi công ngoài quan chức của tỉnh này còn có
sự tham dự của phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và cựu Tổng bí thư
Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu. Điều này cho thấy dự án này
được chính quyền Việt Nam quan tâm đặc biệt.
Ông Hải được dẫn lời nói ‘đây là cơ hội để Sapa phát
triển kinh tế du lịch, thu hút du khách trong nước và quốc tế’.
Mặt khác, ông cũng yêu cầu nhà đầu tư ‘bảo vệ môi trường,
giữ nguyên cảnh quan, hệ sinh thái của núi rừng của Vườn quốc gia
Hoàng Liên Sơn cũng như nền văn hóa bản địa’.
Cáp treo lên Fansipang chỉ là một phần của tổng thể dự
án du lịch, vui chơi giải trí, khách sạn cho Sapa, một thị trấn nhỏ
do người Pháp khai phá nằm cách Hà Nội khoảng 400 km, thuộc tỉnh Lào
Cai, một tỉnh nghèo nằm giáp giới Trung Quốc.
Hệ thống cáp treo này, được cho là theo thiết kế ‘ba dây’
được dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015. Khi đó, du khách sẽ chỉ
mất 15 phút để lên đỉnh Fansipang thay vì phải mất thông thường là hai
ngày một đêm trèo đèo vượt suối như trước.
Bản tin trên trang chủ của Chính phủ Việt Nam cho biết
kiểu cáp treo ba dây này là ‘lần đầu tiên có tại châu Á’ và ‘đây là
hệ thống cáp treo dài nhất, cao nhất, phức tạp nhất thế giới’.
Leo Fansipang là một hành trình gian khổ, thậm chí nguy
hiểm đến tính mạng
Công suất vận chuyển của cáp treo này khi hoàn thành là
‘2.000 lượt khách một giờ’.
Ngoài cáp treo, dự án còn xây dựng hệ thống khách sạn 4
và 5 sao, khu vui chơi giải trí, khu ẩm thực và sân golf 18 lỗ để thu
hút thêm du khách đến thị trấn vốn yên ả gần như quanh năm phủ trong
mây mù.
Riêng dự án cáp treo được đầu tư 4.400 tỷ đồng, tương đương
hơn 200 triệu Mỹ kim, báo chí trong nước cho biết.
Chủ đầu tư dự án là một công ty thành viên của Sun Group,
tức Tập đoàn Mặt trời, vốn từng xây dựng tuyến cáp treo lên đỉnh Bà
Nà ở Đà Nẵng.
Trang chủ của tập đoàn này cho biết tập đoàn chỉ mới
hoạt động được có sáu năm trong lĩnh vực bất động sản và du lịch
nghĩ dưỡng nhưng lại có đến 20 công ty thành viên với hơn 1.500 cán bộ
nhân viên.
Trang mạng của Chính phủ cũng cho biết tỉnh Lào Cai đã
thành lập một tổ công tác do giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư đứng đầu
để phối hợp cùng nhà đầu tư triển khai dự án.
‘Không còn ý nghĩa’
Từ khi có tin dự án cáp treo lên Fansipang được triển khai,
trên mạng xã hội Facebook đã xuất hiện những lời kêu gọi phản đối
dự án này.
Nhiều người lo sợ khi có cáp treo thì đỉnh Fansipan sẽ
‘mất đi ý nghĩa’ là một biểu tượng của sự thử thách tinh thần và
ý chí của con người, nhất là giới trẻ, khi phải vượt qua địa hình
hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt để leo lên đến đỉnh.
Những ý kiến phản đối cáp treo cho rằng sự thú vị của
Fansipang là chặng đường chinh phục đỉnh chứ không phải là bản thân
đỉnh núi chật hẹp không có gì ngoài chóp nhọn đánh dấu độ cao 3.143
mét.
Đối với cộng đồng thám hiểm ở Việt Nam vốn thường được
gọi là ‘dân phượt’ thì Fansipang nằm trong số ‘một đỉnh, bốn cực’
(các điểm cực đông, tây, nam, bắc) mà họ 'nhất định phải đi'.
Ngoài ra có ý kiến còn e ngại quá đông du khách đến đây
sẽ đe dọa cảnh quan môi trường của Công viên Quốc gia Hoàng Liên Sơn
vốn có nhiều hệ động thực vật quý giá.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.