Kinh
tế VN và các 'mảng sáng tối'
Cập nhật: 13:47 GMT - thứ năm, 7 tháng 11, 2013
- Facebook
- Twitter
- Google+
- chia sẻ
- Gửi cho bạn bè
- In trang này
Ngành ngân hàng tại VN đang giải quyết nhiều tỉ đôla nợ xấu.
Quỹ đầu tư Franklin Templeton Investment tại Việt Nam nói bây giờ
là thời điểm tốt để các hãng chuyên mua bán công ty đầu tư vào Việt Nam với dự
đoán rằng cải cách tài chính và tiền tệ sẽ có kết quả trong khoảng từ 3-5 năm
tới.
Giá bán công ty thấp, ngân hàng thiếu vốn cho vay và môi trường
doanh nghiệp được cải thiện có nghĩa rằng giới đầu tư vào cổ phiếu có cơ hội để
mua các công ty tại Việt Nam trước khi nền kinh tế phục hồi, Avinash
Satwalekar, Tổng giám đốc điều hành Vietcombank Fund Management, liên doanh của
Templeton với Vietcombank nói.
Các bài liên quan
- Bê
bối Vinalines 'sắp tới hồi kết'
- Chuyển
hồ sơ EVN 'phải chờ Thủ tướng'
- Tín
dụng đen VN 'là do ngân hàng yếu'
Chủ đề liên quan
“Thời điểm tốt nhất để đầu tư là khi nước còn đang vẩn đục”
Satwalekar được Bấm
Bloomberg dẫn lời trong cuộc phỏng vấn tại Singapore vào hôm qua.
Ông Satwalekar từ chối nói cụ thể về dự án nào họ sẽ huy động vốn
đầu tư mà chỉ nói các khu vực hấp dẫn là
nông nghiệp, bán lẻ, giáo dục, thực phẩm và đồ uống.
“Thỏa thuận mua có kích cỡ trong khoảng 5-15 triệu USD nhưng chúng
tôi không nhắm tới các công ty lớn bởi đó là các công ty đa phần là doanh
nghiệp có vốn nhà nước”.
Chính phủ Việt Nam vào tháng này nói kinh tế sẽ tăng trưởng dưới
5.5% vào năm nay.
Nhà chức trách dự báo sẽ có tăng tín dụng tới 14% vào năm sau
trong khi một công ty quản ly tài sản có thể mua tới 150 ngàn tỉ đồng (7.1 tỉ
USD) nợ xấu ngân hàng vào cuối năm 2014.
Trong khi đó ông Luke Pais từ ban tư vấn kinh doanh vốn cổ phần
của công ty tư vấn Ernst & Young nói rằng “Người ta vẫn đang đợi và chờ.
"Nhưng chắc chắn là số lượng thỏa thuận đã và đang tăng và
người ta đang dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu thị trường”.
Các hãng mua bán công ty chi 287 triệu đôla mua cổ phần trong 5
giao dịch vào năm nay, theo Preqin Ltd., một công ty nghiên cứu có trụ sở tại
London và đây là số lượng thỏa thuận lớn nhất trong 5 năm qua và lớn nhất về
giá trị giao dịch kể từ 2006.
'Tư nhân tốt hơn quốc
doanh'
Lạm phát từng là quan ngại lớn nhất của VN trong năm 2012
Trong khi đó tạp chí Bấm
The Diplomat vào tuần này cho rằng giải quyết yếu kém về tài chính của Việt
Nam là nhiệm vụ đáng kể đối với chính phủ nước này.
Tạp chí này dẫn chiếu tới vụ Vinashin ngập lụt khoảng 4 tỉ đôla nợ
xấu mặc dù Việt Nam sẽ đi vay 626 triệu đôla bằng việc phát hành trái phiếu
được chính phủ bảo lãnh tại Thị trường Chứng khoán Singapore để giúp trả nợ cho
các chủ nợ nước ngoài.
Vinashin mới đây được đổi tên thành Shipbuilding Industry
Corporation (SBIC), với mô hình tổng công ty và phải cơ cấu lại 234 công ty
thừa hưởng từ Vinashin thông qua bán tại sản, sáp nhập và hoán đổi cổ phần để
trả nợ.
Tạp chí này dẫn chiếu tới số liệu của Bộ Tài chính Việt Nam nói hai phần ba doanh nghiệp tại Việt Nam thua lỗ
tính riêng trong năm nay.
Ông Hoàng Quang Phòng, Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), được dẫn lời nói "Doanh nghiệp muốn cơ quan thuế đưa ra lộ
trình cải cách hành chính để tạo môi trường kinh doanh tự do hơn trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế”.
"Họ là những người dường như dành nhiều thời gian để bỏ tù
những người chỉ trích chính phủ hơn là dành thời gian để nghiên cứu các tài
khoản lỗ lãi của các công ty nhà nước được bao cấp đến tận răng"
"Vấn đề cho ông Phòng và ông thủ tướng, những người mà quan
hệ gần cận với các doanh nhân tham nhũng được ghi nhận rõ, là doanh nghiệp
tư nhân chịu sự can thiệp ít hơn của chính phủ lại làm ăn khấm khá hơn,"
trang The Diplomat viết.
“Doanh nghiệp tư nhân thường làm ăn tốt hơn tại các nước khác,
nơi báo chí được tự do đưa tin về kinh tế và chuyện làm ăn mà không bị
cản trở bởi những người gác cửa của chính phủ. Đây là những người thường dành nhiều thời
gian để giam giới chỉ trích hơn là để chú ý đến tài khoản lỗ lãi của
các doanh nghiệp nhà nước được bao cấp tận răng.”
Tạp chí này cũng phê phán một dự thảo nghị định cấm người nước
nước ngoài mở tại khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ tại Việt Nam để khống chế người
nước ngoài gửi tiền của họ từ tài khoản nước ngoài vào tài khoản tại Việt Nam
để tận dụng lãi suất tiền gửi cao hơn tại Việt Nam.
“Điều chướng tai gai mắt là ở chỗ mục đích của dự thảo nghị định
này là để tạo áp lực lên thị trường ngoại hối tại Việt Nam vào thời điểm mà
chính thị trường này đang khan hiếm.”
Chưa kể, trang The Diplomat cho rằng "Hành động này sẽ
né tránh các luật được áp dụng trong kế hoạch đưa Việt Nam vào
WTO".
The Diplomat chỉ trích chính phủ Việt Nam nhắm vào nhà báo nói lên
sự thật bởi họ đưa tin về các chính trị gia dễ nóng mặt đã tạo ra mớ bòng
bong ngân sách nhưng lại cho rằng chỉ có lãnh đạo mới được quyền bày tỏ quan
điểm và hành động mà thôi.
Theo luật Việt Nam, nói khác ý trên là điều không được chấp
nhận và người nói có thể bị đi tù, bài báo nhận định.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.