On Saturday, November 2, 2013 5:06 AM, Quynh-Chi Pham <>
wrote:
Rể của thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn
Dũng và con gái của cố vấn Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu đã
phối hợp nhau để đưa McDonalds vào Việt Nam. Ông cố vấn tổng thống này là
Nguyễn Cao Thăng, trước đây là “phụ tá chính trị" của tổng thống nhưng gần
đây đã bị ông Liên Thành tố cáo là gián điệp cộng sản.
Trong thông cáo báo chí ngày 15.7.2013, đại công ty McDonalds cho biết đã cấp giấy phép (developmental licensee) cho Công ty Good Day Hospitality của ông Henry Nguyễn – tức Nguyễn Bảo Hoàng, con rể Nguyễn Tấn Dũng -- được quyền mở nhà hàng fastfood McDonalds ở Việt Nam. Tin này được nhiều tờ báo lớn nhỏ tại Việt Nam lập lại, tuy nhiên trái với phong cách “lá cải hoá” của nền báo chí hiện tại là đào sâu vào thông tin cá nhân và các quan hệ gia đình, những tờ báo này hoàn toàn không dám đá động đến nhân thân ông Henry Nguyễn với chi tiết “con rể của thủ tướng”. Tất cả đều làm như thể đây là một nhân vật hoàn toàn xa lạ.
Hình thức sang giấy phép nói trên được McDonalds áp dụng trong 30 năm nay tại 65 thị trường khác nhau trên thế giới, trong đó có 37 thị trường ở Á châu. Theo thông cáo của McDonalds, quyết định trao hợp đồng nhượng quyền phát triển cho công ty của ông Nguyễn Bảo Hoàng là “kết quả của một quá trình tuyển chọn ngặt nghèo bắt đầu từ nhiều năm trước”. Thông báo cho biết đương sự “có sự đam mê mãnh liệt với thương hiệu mà ông hình thành từ khi làm việc bán thời gian ở cửa hàng McDonalds khi còn là sinh viên trẻ ở Mỹ”.
Thông cáo báo chí dẫn lời Nguyễn Bảo
Hoàng: "Tôi là người hâm mộ McDonalds cả đời và có rất nhiều kinh
nghiệm thú vị với hãng, trong đó có việc làm đầu đời của tôi khi còn là thiếu
niên. Tôi từng mơ ước một ngày sẽ mở nhà hàng McDonalds ở đất nước quê hương
tôi, kể từ khi tôi quay trở về Việt Nam hơn 10 năm trước. Tôi đã liên lạc với
McDonalds nhiều năm nay để chia sẻ cơ hội làm ăn ở đất nước chúng tôi."
Tại Việt Nam McDonalds cho phép con
rể Nguyễn Tấn Dũng bao thầu toàn bộ các món ăn nổi tiếng của mình, từ Big Mac
tới cheeseburger và khoai tây chiên.
Theo nguồn tin trong nước chưa được kiểm chứng thì rể của Nguyễn Tấn Dũng chính là con trai của Nguyễn Bang, nguyên là một thứ trưởng của chính quyền VNCH trước 1975. Nhờ thế lực ông Bang đã đưa gia đình di tản sang Mỹ trước ngày 30.4.1975 và định cư tại Chicago. Tại đây chị của Nguyễn Bảo Hoàng, một thiếu nữ xinh đẹp, đã lọt mắt xanh Thomas Cornor, con trai một nhà tài phiệt Mỹ. Từ đó gia đình Nguyễn Bang phất lớn.
Năm 2002 Thomas lập một công ty viễn
thông để làm ăn với VN mang tên VITC, quan hệ móc nối rất chặt với các quan
chức bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Thông tin Truyền thông) và tập đoàn VNPT.
Hầu như toàn bộ gia đình vợ của Thomas là thành phần lãnh đạo của công ty:
Nguyễn Bang là Chủ tịch VITC, Thomas Cornor là Tổng giám đốc, còn Nguyễn Bảo
Hoàng làm Giám đốc kinh doanh.
Năm 2006 Nguyễn Bảo Hoàng nổi lên làm Tổng Giám đốc quỹ đầu tư IDG Venture tại VN với số vốn 100 triệu USD (mới tăng thêm 200 triệu). Điều này làm người ta đồn đoán rằng tiền này thực chất đến từ gia đình Cornor dù rằng nó mang danh nghĩa của IDG. Quỹ này chuyên đầu tư mua cổ phần trong các công ty tại VN và có quan hệ làm ăn rất chặt chẽ với quỹ Viet Capital do cô Phượng, con gái của Nguyễn Tấn Dũng điều hành.
Sau khi làm thông gia với Nguyễn Tấn
Dũng, gia đình Nguyễn Bang mọc thêm cánh, trở thành một thế lực mạnh trong giới
tài phiệt Mỹ làm ăn tại VN. Ông ta liên tục “rao giảng” lợi thế này bên Mỹ.
Trong khi đó, trong bản tin trên trang mạng LegalWeek.com, ký giả Elizabeth Broomhall cho biết đứng đằng sau giao dịch này là công ty luật Allen & Overy (A&O); một hãng luật của Anh có lịch sử từ năm 1930 và doanh thu lên tới 1.19 tỷ bảng Anh trong tài khoá 2012-13. Đây là công ty luật đảm trách hợp đồng của một loạt tổ hợp kỹ nghệ của Kuwait và Nhật với Tổng công ty dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) trong dự án nhà máy dầu khí Nghi Sơn ở Thanh Hoá trị giá 5 tỷ Mỹ kim.
Theo tin của Ban Việt ngữ BBC thì luật sư đảm trách giao dịch này là bà Dao Nguyen, tức Nguyễn Sương Đào, một phụ nữ Anh gốc Việt, sinh năm 1965, con gái của ông Nguyễn Cao Thăng, nhân vật từng làm mưa làm gió trên chính trường Việt Nam Cộng Hoà.
Ông Nguyễn Cao Thăng là một dược sĩ, chủ của hãng dược OPV (Office Pharmaceutique du Vietnam) nắm độc quyền nhập cảng thuốc tây, đóng vai trò nhà vấn kinh tài của TT Nguyễn Văn Thiệu với danh xưng chính thức là “phụ tá chính trị, đặc trách liên lạc quốc hội của tổng thống”, có quyền hạn ngang bộ trưởng.
Ông Thăng đã qua đời trước năm 1975 và vợ con ông đã di tản sang Mỹ trước ngày 30/4/1975 tuy nhiên họ đã trở lại Việt Nam trong thập niên 1990 để mở mang việc kinh doanh dược phẩm.
Tháng 11 năm 2000, khi nguyên Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến Việt Nam, trong bài diễn văn trước giới doanh nhân ở Sài Gòn, ông đã nhắc đến mẹ bà Đào là Trương Bích Túy và người em Trương Bích Diệp như là ví dụ của công dân Mỹ gốc Việt về lại Việt Nam để kinh doanh. Hiện tại bà vợ của ông Trương Bích Túy là tổng giám đốc của OPV tại Việt Nam.
Riêng bà Đào thì cũng đã làm việc tại Sài Gòn từ năm 2002 với tư cách là luật sư, chuyên cố vấn cho các nhà đầu tư trên lĩnh vực sáp nhập và thâu tóm, ngân hàng, tài chính, bất động sản, năng lượng. Tại Việt Nam, bà được xem là luật sư hàng đầu trên lĩnh vực luật về bất động sản.
Trong cuốn hồi ký lịch sử “Biến động miền Trung” ông Liên Thành -- cựu trưởng ty cảnh sát Thừa Thiên -- cáo buộc ông Nguyễn Cao Thăng là cán bộ cộng sản nằm vùng. Trong chương 15 của cuốn này ông viết:
“Theo hắn khai (Trần Phấn), hắn được Hoàng Kim Loan tổ chức hoạt động nội thành vào khoảng giữa năm 1964, với nhiệm vụ đường dây thông tin liên lạc. Sau này hắn được giao thêm nhiệm vụ bán công khố phiếu của “mặt trận giải phóng”, thu thuế nuôi quân trong thành phố Huế.
Trần Phấn đã khai ra khoảng 20 cơ sở kinh tài nội thành mà hầu hết là các thương gia, các chủ tiệm buôn trên đường Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Chi Lăng, thuộc Quận II thành phố Huế, và khoảng 40 cơ sở tiểu thương chợ Đông Ba.
Gần 60 sơ sở kinh tài nội thành Huế đã bị bắt giữ.
Trần Trần Phấn còn khai thêm hắn được Trung Tá Việt cộng Hoàng Kim Loan cho vào danh sách dự khuyết đảng viên đảng Cộng sản, thuộc 1 trong 8 Chi Bộ đảng Cộng sản Việt Nam tại thành phố Huế.
- Pharmacy Tràng Tiền cơ sở của Cục Tình Báo Chiến Lược với hai nhân vật bí mật:
Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng và Nguyễn Thúc Tuân.
Nhà thuốc tây Tràng Tiền là một trong những Pharmacy lâu đời nhất tại thành phố Huế. Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, cạnh Ty Thông Tin, sát ngay đầu cầu Tràng Tiền.
Theo lời khai của Trung tá Việt cộng Hoàng Kim Loan thì Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng khởi đầu sự nghiệp tại pharmacy Trường Tiền, sau khi đã được cơ quan Quân Báo Việt cộng bố trí từ chiến khu về đầu thú với chính quyền quốc gia vào năm 1951.
Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng lập gia đình với một thiếu nữ khuê các, của một đại gia tộc có tiếng tăm lớn và rất giàu sang ở làng Phủ Cam, huyện Hương Thủy Tỉnh Thừa Thiên. Làng Phủ Cam giáp ranh với Quận 3 (Hữu Ngạn) thành phố Huế. Thiếu nữ khuê các đó là bà Nguyễn thị Ngọc Diệp, con gái của ông Nguyễn Văn Nghi, thường được gọi là ông Hội Nghi.
Ông Hội Nghi là bác ruột của ông Nguyễn Văn Ấm, chồng của bà Ngô Đình Thị Hiệp, em gái Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngoài ra, người con trai đầu của ông Hội Nghi là Nguyễn Văn Lễ thường được gọi là ông Cả Lễ, chồng của bà Ngô Đình Thị Hoàng cũng là em gái của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Nhờ vào thế lực của gia đình bên vợ, vào thời Đệ I Cộng Hoà, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng đắc cử Dân Biểu nhiệm kỳ 1 đơn vị Tỉnh Quảng Trị.
Một thời gian sau đó, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng ly dị với bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp và lập gia đình với hai chị em ruột là bà Tôn Nữ Ngọc Cẩm và bà Tôn Nữ Ngọc Liễn. Cả hai bà Tôn Nữ này trước đó ngụ tại số 36 B đường Chợ Xép, thuộc Quận Thành Nội, tức Quận I thành Phố Huế.
Sau đó Nguyễn Cao Thăng lấy thêm bà Trương thị Ngọc Diệp, bà này thuộc dòng họ quan đại thần triều đình nhà Nguyễn, Trương Như Cương, (sau bà ta được NCT đưa ra làm Dân biểu Đệ nhị Cộng hòa). Nguyễn Cao Thăng còn lấy luôn bà chị và bà mẹ của Trương thị Ngọc Diệp nữa.
Trước 1963, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng đã là một một tỷ phú, là Tổng Giám Đốc công ty bào chế dược phẩm OPV tại Sàigòn.
Vẫn theo lời khai của Trung Tá Hoàng Kim Loan, Cục Tình Báo chiến lược cộng sản, thì trước 1963 Hoàng Kim Loan biết rõ Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng vẫn hoạt động cho Cục Tình Báo Chiến Lược, và vụ đắc cử vào ghế Dân Biểu Quốc Hội VNCH nhiệm kỳ I, thời Đệ I Cộng Hòa, ngoài thế lực của gia đình bên vợ (Bà Nguyễn thị Ngọc Diệp), Tỉnh Ủy Việt cộng tỉnh Quảng Trị cũng đã chỉ thị cơ sở quần chúng bỏ phiếu cho Nguyễn Cao Thăng.
Đến thời Đệ II Cộng Hòa, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm vào chức Phụ Tá Tổng Thống, thay thế ông Nguyễn Văn Hướng, Tổng thư ký Phủ Tổng Thống.
Trước tháng 4/1975, ông Nguyễn Cao Thăng đã mất trên một chuyến bay từ Paris về Sàigòn, vì chứng bệnh ung thư.
Năm 1983 [?], Công ty bào chế dược phẩm OPV của tỷ phú Nguyễn Cao Thăng đã mở cửa hoạt động tại Sàigòn, do hai bà vợ của ông ta điều hành.
Thử hỏi nếu không có một liên hệ đặc biệt với Việt cộng, công ty OPV của Nguyễn Cao Thăng, một phụ tá Đặc biệt của Tổng Thống VNCH, có thể mở cửa hoạt động tại Sàigòn hay không trong thời điểm đó?
Câu trả lời này tôi xin dành cho bạn đọc ...”
2013/11/2 Hung Truong <>
Việt
Nam sẽ không thua kém Hàn Quốc, Nhật Bản!
Thứ Sáu, 01/11/2013 23:47
Đó là khẳng định của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế -
xã hội
Ngày 1-11, Quốc hội (QH) tiếp tục
thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Nhiều bộ trưởng đã đăng
đàn giải trình những vấn đề mà các đại biểu (ĐB) QH nêu ra từ ngày hôm trước.
Mua 150.000 tỉ đồng nợ xấu
Trước nhiều ý kiến chất vấn bày tỏ
nghi ngờ về tính chính xác của các con số thống kê trong các báo cáo về kinh tế
- xã hội của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh
giải đáp kiểu “an toàn”: “Những con số được Tổng cục Thống kê công bố về cơ bản
là chấp nhận được, còn nói tuyệt đối chính xác thì chắc không ai bảo đảm được
điều này bởi còn phụ thuộc vào đối tượng cần điều tra”.
Nhìn nhận kinh tế có bước phục hồi
dù còn chưa thật sự bền vững, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định: “Chúng ta
không tô hồng nhưng cũng không bôi đen. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải
phân tích kỹ tình hình để có cái nhìn thẳng thắn. Không chỉ bàn giải pháp cho 2
năm 2014-2015 mà phải làm rõ cần chuẩn bị những gì cho trung hạn và dài hạn”.
Thể hiện sự lạc quan với xu hướng
phát triển kinh tế của đất nước, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định Việt Nam
sẽ phát triển với những con người thông minh và có học hành. “Chắc chắn chúng
ta sẽ không thua kém các nước như Hàn Quốc và Nhật” - ông Vinh tự tin.
Đăng đàn sau đó, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Nguyễn Văn Bình dành nhiều thời gian để giải trình về xử lý nợ xấu.
Ông Bình cho biết đến nay, tổng số nợ các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại cho
các khách hàng vay lên tới trên 300.000 tỉ đồng, chiếm hơn 10% tổng dư nợ.
Trong số này, có tới khoảng 60% các khoản nợ nếu không được cơ cấu lại thì đã
trở thành nợ xấu. Năm 2012, toàn hệ thống đã trích lập và xử lý 70.000 tỉ đồng;
trong 9 tháng của 2013, đã trích lập và xử lý thêm 32.000 tỉ đồng, tổng cộng là
hơn 100.000 tỉ đồng. “Cố gắng xử lý bằng nguồn này trong năm nay thêm 70.000 tỉ
đồng” - ông Bình nói.
Theo ông Bình, trong năm nay, Công
ty Quản lý tài sản VAMC phấn đấu mua được 30.000-35.000 tỉ đồng nợ xấu, năm
2014 có thể lên đến 100.000-150.000 tỉ đồng.
Vào vai người đi vay mới thấm
“Tư lệnh” ngành ngân hàng cũng cho
biết năm 2013, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành còn ở mức rất khiêm tốn
nhưng khu vực nông nghiệp và nông thôn đã tăng 15 - 18%.
Bày tỏ sự không đồng tình với giải
trình của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) lên
tiếng: “Vấn đề tài chính, ngân hàng, nhất là ở nông thôn, phải có những giải
pháp đặc biệt mới có thể vượt đèn đỏ để đi như một ĐBQH đã nói. Nếu cứng nhắc
như Thống đốc vừa nói thì khó lắm. Các vị ĐBQH thử đóng vai một người đến ngân
hàng vay tiền xem có dễ hay không? Tôi đã thử và thấy rất khó”.
ĐB Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) cho
biết Việt Nam vẫn còn 48% lao động làm việc ở lĩnh vực nông nghiệp, hơn 60% dân
số sống ở nông thôn. Mỗi khi kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn, suy thoái thì
nông nghiệp lại trở thành phao cứu sinh cho đất nước. Tuy nhiên, tăng trưởng
nông nghiệp bắt đầu chững.
“Chúng ta không thể để nông dân và
doanh nghiệp tự bơi trong bể kinh tế thị trường thế giới rộng lớn và tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Đã đến lúc phải chấm dứt tình trạng nông dân trồng trọt, chăn
nuôi theo kiểu hên xui và Chính phủ cần áp dụng các chính sách tạm thời để cứu
nông dân” - ông Tâm đề xuất.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.