QUYỀN ĐƯỢC GIÁO DỤC
TRONG MỘT HIẾN PHÁP DÂN CHỦ ( phần 1 )
" Học đường được mở ra cho tất cả mọi
người".
" Học vấn ở bậc thấp, được giảng dạy cho ít
nhứt là tám năm, bắt buộc và miễn phí".
Chúng tôi vừa trích dẫn điều 34, đoạn 1 và 2
Hiến Pháp 1947 Ý Quốc.
Điều chúng tôi cần nói ngay là với tu chính án
năm 1999, đoạn 2 của điều 34 được tăng thêm thời gian, " bắt
buộc và miễn phí " cho mỗi công dânđến cuối năm 18 tuổi,
tức là với trình độ ngang với trình độ học vấn " Trung Học Đệ Nhị
Cấp" ( hay Tú Tài Toàn Phần) của thời Việt Nam Cộng
Hoà ( v.I 20.01.199, n.9, art. 68; L., 17.05.1999; n. 144, d.m. 09.08.1999,
n.323), tức là cậu học sinh có trình độ sẵn sàng bước vào ngưởng cửa đại học.
Điều lưu ý vừa kể cho thấy trình độ dân trí tối
thiểu của một nước dân chủ văn minh.
Đoạn 1 của điều 34 tuyên bố một cách minh nhiên
quyền của mỗi cá nhân được giáo dục, song song với quyền được " cha
mẹ nuôi nấng và dạy dỗ" trong gia đình, chúng ta đã có dịp đề cập đến,
khi bàn về điều 30 của cùng một Hiến Pháp trong những bài trước đây:
- " Bồn phận và quyền
của cha mẹ là nuôi nấng, dạy dỗ và giáo dục con cái, cả những đứa con sinh ra
ngoại hôn" ( Điều 30, đoạn 1 Hiến Pháp 1947).
Quyền " học đường được mở ra cho
tất cả mọi người " cho thấy từ ngày Hiến Pháp 1947 Ý Quốc được
ban hành, quyền được giáo dục không còn là quyền dành riêng cho " con
ông cháu cha ", cho " con cháu hàng qúy tộc",
cho con cháu của " các đồng chí tai to mặt bự của Đảng và Nhà Nước"
chẳng hạn ( U. Pototshing, in Enc. del dir., voce Istruzione ( diritto
alla), 99).
Điều vừa kể không có gì khác hơn là chỉ thị áp
dụng nguyên tắc nền tảng về quyền bình đẳng, giá trị mà đã được Hiến Pháp tuyên
bố bảo đảm trước đó:
- " Mọi công dân
đều có địa vị xã hội ngang nhau và bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt
phái giống, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, hoàn cảnh cá nhân hay xã
hôi" ( Điều 3, đoạn 1, id.).
Như nhiều lần chúng ta đã có dịp đề cập, trong
Hiến Pháp, khi nói đến môt " quyền của con người hay của người
công dân" là chúng ta nói đến dưới hình thức tiêu
cực và tích cực.
Về " quyền được giáo dục "
đang bàn, nói đến dưới hình thức tiêu cực ( liberté de...) là
chúng ta nói đến " phía bên kia không được cản trở, cấm cản",
phía bên kia đó là ai cũng vậy, là cha mẹ trong gia đình, là các tổ chức xã hội
trung gian hay cơ chế Quốc Gia cũng vậy, là quyền có giá trị bắt buộc phải tuân
giữ, đối với bất cứ ai ( erga omnes).
1 - Về phía cha mẹ.
Đối với cha me, chúng ta thấy được không những
tự mình không được cấm cản, hay có lối sống làm cho con mất đi cơ hội của thời
tuổi trẻ được giáo dục, mà Quốc Gia đứng ta quy trách, bắt buộc, như
là chỉ thị rõ rệt trong điều 30, đoạn 1 chúng ta trích dẫn ở trên:
- " Bổn phận và quyền
của cha mẹ là nuôi nấng, dạy dỗ và giáo dục con cái, cả những đứa con sinh ra
ngoại hôn".
Như vậy theo tu chính án mới , năm 1999 ở Ý
Quốc, cho đến khi con cái đến 18 tuổi tròn, " bổn phận và quyền
của cha mẹ " là bảo đảm cho con cái có được nền học vấn cho đến
bằng Tú Tài Toàn Phần, bởi lẽ đó là chỉ thị của Quốc Gia, " bắt
buộc và miễn phí ".
" Bổn phận và quyền của cha
mẹ...giáo dục con cái, cả những đứa con sinh ra ngoại hôn", bởi lẽ con
cái được sinh ra không phải chỉ là "con cái" của cha mẹ, mà
còn là người công dân đang truởng thành hiện tại và sẽ là người công dân với
tất cả quyền và bổn phận của mình trong tương lai đối với xã hội, trong đó mọi
công dân được Hiến Pháp quy trách
- " ...và đòi
buộc chu toàn các bổn phận liên đới không thể thiếu trong lãnh vực chính trị,
kinh tế và xã hội " ( Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
- hay "
Mọi công dân đều có quyền hoạt động, tùy theo khả năng và sự chọn lựa của mình,
có được một nghề nghiệp hay một chức vụ, để góp phần phát triển vật chất hay
tinh thần cho xã hội " ( Điều 4, đoạn 2, id.).
Một câu hỏi được đặt ra là nếu cha mẹ có " bổn
phận và quyền...giáo dục con cái..." cho đến lúc con cái lớn lên trọn
18 tuổi ( tu chính Hiến Pháp năm 1999), nhưng nếu người con đó là đứa con trong
gia đình nghèo, thiếu phương tiện để sống, cha mẹ cần có được đứa con phải ra
làm việc sớm hơn, để có lương bổng phụ giúp gia đình thì làm sao?
Câu trả lời chúng ta có thể gặp được trong
nguyên tắc tuyên bố, mà chúng ta đã có dịp gặp nhiều lần:
- " Bổn phận của
Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã
hội, là những chướng ngại, trong khi thật sự giới hạn tự do và bình đẳng của
người dân, không cho mỗi cá nhân triển nở hoàn hảo con người của mình và tham
dự một cách thiết thực vào tỏ chức chinh trị, kinh tế và xã hội của Xứ Sở"
( Điều 3, đoạn 2, id.).
- " Mọi công dân không
có khả năng làm việc và thiếu phương tiện cần thiết để sống, có quyền được nuôi
dưỡng để sống và cứu trợ xã hội " ( Điều 38, đoạn 1, id.).
Nói một cách ngắn gọn, trong thời gian đứa con
phải chu toàn bổn phận " học đường được mở ra cho tất cả mọi
người, ...nền học vấn ở bậc thấp...bắt buộc và miễn phí ", không
những cha mẹ không phải trả một chi phí nào cho nền giáo dục Quốc Gia, mà tùy
theo hoàn cảnh của gia đình, sẽ được tổ chức cơ chế Quốc Gia trợ lực để gia
đình có thể sống được và người trẻ có được mức giáo dục tối thiểu mà Quốc Gia
đòi buộc đối với mọi công dân ( A. Mura, Rapporto
etico-sociale, in Commentario della Costituzione, art. 29-34, Zanichelli,
Bologna-Roma 1976, 255).
Đó là chưa kể những gì người sinh viên có khả
năng được dành cho quyền học được đến nơi, đến chốn ở các cấp bậc cao hơn bằng
các phương tiện được tổ chức Quốc Gia bảo đảm:
- " Những ai có
khả năng và đáng được tưởng thưởng, dầu cho thiếu phương tiện, cũng có quyền
đạt đến trình độ cao nhứt của học vấn".
" Nền Cộng
Hoà biến quyền nầy thành thực hữu bằng học bổng, phụ cấp gia đình và các phương
tiện tiền liệu khác, đươc cấp phát cho bằng thi tuyển" ( Điều 34, đoạn 3
và 4, id.).
Như vậy người học sinh, sinh viên chuyên cần và
có khả năng học vấn, không có gì phải lo cho anh và cho gia đình cha mẹ mình,
trong thời gian mình được đào tạo, để nên người cho chính mình và trở nên hữu
ích hơn,
- " ...tham dự
một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của Xứ Sở" (
Điều 3, đoạn 2, id.).
Dân chủ thực hữu của thiên hạ là vậy.
2 - Về phía tổ chức cơ chế Quốc Gia.
" Học đường được mở ra cho tất cả mọi
người..." cho thấy chỉ thị
của Hiến Pháp đối với cơ chế Quốc Gia, không những không được cấm cản người dân
có quyền được giáo dục, mà còn quy trách cho Quốc Gia có nhiệm vụ
- xây cất trường ốc,
- tổ chức nhân sự giảng dạy,
- thiết định chương trình học
vấn để giáo dục người dân, nhứt là giáo dục người dân có khả năng cho nghề
nghiệp mình nhằm đến và tinh thần tôn trọng các giá trị được Hiến Pháp xác định
bảo vệ, bởi lẽ đó là nền tảng của Quốc Gia và phương thức sống xứng đáng với
nhân phẩm con người,
- trang bị dụng cụ cần thiết
cho mục đích.
Tư tưởng vừa kể cho thấy tinh thần bảo
vệ tích cực ( liberté à...) quyền căn bản của người dân. Những gì
người dân tự mình không có phương tiện để thực hiện được cho quyền của mình
được bảo đảm, cơ chế Quốc Gia được Hiến Pháp quy trách phải đứng ra tạo điều
kiện thuận lợi ( A. Mura, id., 254).
Các nhiệm vụ vừa kể để phục vụ quyền được giáo
dục của người dân, cũng được chính Viện Bảo Hiến xác nhận đối với bổn phận của
cơ chế Quốc Gia ( Corte Cost., sent. n.7, 04.02.1967, in Giur. Cost., 1967,
56).
Ngoài ra trong thời gian " giáo dục
miễn phí và bắt buộc" ( đến 18 tuổi, tu chính 1999), tổ chức Quốc Gia
cũng bị bắt buộc cung cấp sách vở, văn phòng thư ký và các phục vụ trường ốc,
kể cả phương tiện di chuyển cho học sinh ( Corte Cost., sent. n. 7, 04.02.1976,
id., 57-58).
Các phán quyết vừa kể của Viện Bảo Hiến được đặt
trên tinh thần " ...và đòi buộc ( tổ chức Quốc Gia) chu
toàn các bổn phận không thể thiếu..." của điều 2, Hiến Pháp 1947.
Những gì chúng ta đang đề cập là đề cập liên
quan đến " nền học vấn ở cấp bậc thấp,...có tính cách bắt buộc và
miễn phí " ( Điều 30, đoạn 2, id.).
Còn đối với cấp bậc đại học và các học viện
chuyên nghiệp thì sao?
Không có lý do gì tổ chức Quốc Gia cố gắng giáo
dục, xây đấp người công dân từ trình độ thất học lên đến mức hiểu biết " có
thể chấp nhận được" (Tú Tài Toàn Phần), lạì bỏ vở công trình
mình đang xây dựng với bao nhiêu công sức, biến thành "công dã
tràng " bao nhiêu công sức, để người dân không trở
thành hữu ích thiết thực
- "... góp phần
cộng tác pát triển vật chất và tinh thần cho xã hội " ( Điều 4,
đoạn 2, id.),
mà người công dân đang cần.
Điều vừa kể, các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý
Quốc cũng đã tiên liệu trong phần các nguyên tắc căn bản, chúng ta đã trích dẫn
ở trên.
Các sinh viên đại học và sinh viên các học viện
chuyên nghiệp, không những được hưởng miễn phí cấu trúc trường ốc,
nhân sự ban giảng huấn, dụng cụ dành cho thực nghiệm và giáo dục, được cơ chế
Quốc Gia tài trợ, phụ cấp, dành cho thành phần yếu thế được nhiều quyền ưu tiên (
Cfr.DÂN CHỦ THỰC HỮU VÀ DỰ DO TÍCH CỰC ( 1, 2 và 3), mà còn được cơ
chế Quốc Gia tài trợ, khuyến khích nhờ vào khả năng đáng tưởng thưởng và chuyên
cần của mình:
- " Bổn phận của
Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật, là những chướng ngại, trong
khi thật sự giới hạn tự do và bình đẳng của người dân, không cho mỗi cá nhân
triển nở hoàn hảo con người của mình..." ( Điều 3, đoạn 2, id.).
- " Nền Cộng Hoà biến
thành thực hữu quyền nầy ( quyền được giáo dục), với học bổng, phụ
cấp gia đình và các phương thức tiền liệu khác, được phân phát bằng thi
tuyển" ( Điều 34, đoạn 4, id.).
Nói tóm lại, người công dân trong thời kỳ được
giáo dục là tương lai của Đất Nước. Không có lý do gì Đất Nước muốn cho dân tộc
mình phải đi vào tình trạng ngu dốt, lạc hậu, chậm tiến và nghèo đói, phải
- " xuất khẩu lao
động" đi làm mọi xứ người,
- buôn bán phụ nữ và trẻ em
gái vị thành niên làm nô lệ tình dục cho các xứ láng giềng,
- bắt phụ nữ trần truồng đứng
sắp hàng cho khách hàng sờ mó từ trên xuống dưới để lựa chọn, mua lấy như buôn
bán súc vật.
Đó chỉ là cách hành xử của tỏ chức Quốc Gia
" đỉnh cao trí tuệ của Bác và Đảng "!
Hiểu như vậy, chúng ta hiểu được tại sao người
học sinh và sinh viên ở một Quốc Gia tân tiến như Ý Quốc được hưởng nhiều quyền
lợi dành cho và có trình độ học vấn cao ( On. Marchesi, Pronunciò nella
seduta del 29.10.1946, della I Sottocommissione).
Với những tư tưởng vừa kể, chúng ta thấy được
Quốc Hội tuần tự ban hành những đạo luật thực hiện các chỉ thỉ về giáo dục của
Hiến Pháp.
Khởi đầu năm 1960, đạo luật n. 1850 thiết định
trình độ học vấn cấp bậc trung học đồng nhứt cho cả đất nước và cấp phát miễn phí
sách vở cho học sinh tiểu học ( L. n.719, 10.08.1964).
Kế đến đạo luật n. 17, 26.08.1962; n.
1073, 14.07.1962; n. 942, 31.10.1966 thiết lập hội đồng bảo
trợ ( patronato) có nhiệm vụ nghiêng cứu, kiểm soát và cải tiến các hoạt
động giáo dục, từ cơ sở, nhân sự đến chương trình học vấn, để có thể cập nhật,
đáp ứng lại nhu cầu cuộc sống xã hội, kỹ nghệ thiết thực đòi hỏi.
Kế đến đạo luật 117 cod. civ. được Quốc Hội ủy
thác cho các Vùng trực tiếp giám sát, can thiệp, cung cấp cho cấu trúc học vấn
các nhu cầu cần thiết, từ tài trợ tài chánh cho thành phần yếu thế, các phương
tiện vận chuyển học sinh, sinh viên, đến việc thiết lập các nhà cơm, lo cho
việc ẩm thực trong khung viên học viện với giá thấp dành cho các học
viên và thân nhân đến đón rước ( Piemonte, L. n. 11, 09.04.1974;
Lombardia, L.n. 13, 06.06.1973; Veneto, L. n. 38, 28.06.1974...).
Mgoài ra " quyền được giáo dục "
cũng dành cho sinh viên và học viên cao đẳng có quyền tự do chọn phân khoa và
ngành nghề nào theo khuynh hướng của mình.
Ngoài ra dành cho các học viên về tranh ảnh,
nghệ thuật cũng có những lớp học bổ túc để họ có được trình độ hiểu biết, nhứt
là hiểu biết về kỷ thuật tương đương với các sinh viên khoa học ( L.
n. 477, 30.07.1973 và D.P.R. n. 416, 31.05.1974).
Và rồi " giáo dục" không
phải chỉ là áp đặt, nhồi sọ những hiểu biết của các bậc đàn anh, của các giáo
sư giảng dạy, mà không cần gì đến ước vọng và nhu cầu của các học viên. Bởi đó,
đạ luật ( D.L.n.580, 01.10.1973, trỏ thành luật n.766, 30.11.1973)
xác nhận sự hiện diện của phụ huynh và học viên trong Ban Cố Vấn của
học viện.
Qua những gì chúng ta được biết, một Quốc Gia
Dân Chủ văn minh không thể coi thường " quyền được giáo dục"
của người dân.
Và không thể coi thường không chỉ có nghĩa là
làm khó dễ, cản trở, cấm cản, đối đải thiên vị, mà cơ chế Quốc Gia còn được
Hiến Pháp quy trách có trách nhiệm " biến quyền nầy thành thực hữu
..." ( Điều 34, đoạn 4, id.), bằng các cách tiền liệu " dẹp
bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội" (
Điều 3, đoạn 2, id.).
Cơ chế Quốc Gia đứng ra can thiệp, tạo điều kiện
thuận tiện cho người dân hưởng được quyền ( liberté à...) bất
khả xâm phạm của mình, nhưng là vẫn can thiệp trong phương thức dân chủ, giao
cho các cơ chế địa phương ( Vùng, Tỉnh, Quận, Xã Ấp) can thiệp trực
tiếp, đáp ứng lại các nh cầu địa phương và cha mẹ cũng như học viên có quyền
tham dự vào Ban Cố Vấn của Học Viện ( A. Mura, Commentario
della Costituzione, art. 30-34, a cura di G. Banca, Zanichelli, Bologna - Roma
1976, 257).
Đố bạn nghề gì đây? ...... Xin trả lời : đây là nghề làm tay
sai buôn dân bán nước !
Quê tôi có một
nghề
Chẳng bao giờ
thất nghiệp
Chúng giàu sang
mặc đẹp
Và được phép giết
người.
Dù mưa nắng tối trời
Việc làm chúng
không hết
Chúng được phép
đánh chết
Người vi phạm
giao thông.
Chúng ăn có nói
không
Ăn cướp mang quân
phục
Chúng bôi kem
chống nhục
Ra đường súng kè
kè.
Quê tôi có một
nghề
Chẳng bao giờ
thất nghiệp
Tiếng Anh chúng
không biết
Tiếng em lại rất
sành.
Chúng chẳng có
học hành
Lại trở thành
lãnh đạo
Suốt ngày chúng
lếu láo
Trò cầy cáo hôi
tanh
Chúng ức hiếp dân
lành
Biến dân thành nô
lệ
Dân khổ đau mặc
kệ
Miễn chúng sống
giàu sang.
Chúng bán cả Việt
Nam
Lọc lừa bao thế
hệ
Những tội tôi vừa
kể
Đố bạn chúng nghề gì?
--
Thomas D. Tran
QUYỀN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG MỘT HIẾN PHÁP DÂN CHỦ
( phần 2 )
" Nền Cộng Hoà thiết định những luật lệ tổng quát và
thiết lập các học viện công lập cho tất cả mọi ngành nghề và mọi đẳng
cấp".
" Các tổ chức và tư nhân có quyền thiết lập trường học và các
học viện để đào tạo, giáo dục, nhưng không phải là bổn phận trợ cấp của Quốc
Gia" ( Điều 33, đoạn 2 và 3 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Sau khi đề cập đến quyền mọi công dân được giáo dục,
- tu chính án cập nhật năm 1999 nhằm nâng cao
trình độ dân trí của một Quốc Gia văn minh Âu Châu
- người dân được cơ chế Quốc Gia bảo đảm quyền
được giáo dục được Hiến Pháp tuyên bố trở thành thực hữu, bằng mọi
cách nâng đỡ, phụ cấp, học bổng cho các thành phần yếu thế và đáng được tưởng
thưởng ở phần ( 1 ) bài viết.
Ở những dòng kế tiếp chúng ta muốn được tìm hiểu thêm đâu là quyền
người dân, tư nhân cũng như đoàn thể, tổ chức xã hội trung gian, có tự
do xây dựng trường ốc, thiết lập chương trình đào tạo theo khuynh hướng văn
hoá, chính kiến tốt đẹp mà mình nghĩ cho Đất Nước và xác tín tôn giáo mà mình
cho là cùng đích của cuộc sống con người.
1 - Quyền thiết lập các học viện tư thục.
a) Khả năng khách thể.
Đoạn 2 của điều 33 Hiến Pháp đang bàn quy định cho cơ chế Quốc Gia
có nhiệm vụ thiết định luật lệ tổng quát và cơ sở học viện công lập cho tất cả
mọi người, đủ mọi ngành nghề và mọi đẳng cấp học lực, từ trường mẫu giáo cho
đến trình độ đại học ở cấp cao nhứt:
- " Nền Cộng Hoà thiết định những
luật lệ tổng quát và thiết lập các học viện công lập cho tất cả mọi ngành nghề
và đẳng cấp" ( Điều 33, đoạn 2, id.)
Nhưng nêu lên quy trách đó cho Nền Cộng Hoà, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc
không có ý cho cơ chế Quốc Gia là chủ thể duy " độc quyền "
giáo dục, từ việc xây cất trường ốc đến thiết định chương trình, bổ nhiệm giảng
viên, định hướng văn hoá theo " Xã Hội Chủ Nghĩa đỉnh cao trí tuệ"
của Bác và Đảng chẳng hạn.
Bởi lẽ " độc quyền giáo dục", " nhồi sọ "
cũng là một hình thức hiện rõ chân tướng độc tài, không kém gì " trấn
nước", " bịt miệng " ở một xứ Xã Hội Chủ Nghĩa Anh Em
Dĩ Đại, đối xử với con người như súc vật, bởi vì đó là lối sống " văn
minh súc vật " của họ, ngoài tầm hiểu biết của các Quốc Gia văn
minh:
- " Mỗi người có quyền được bảo
toàn mạng sống và toàn vẹn cơ thể. Quyền tự do của con người bất khả xâm
phạm..." ( Điều 2, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức, CHLBD)
- " Không có bất cứ một trường hợp nào,
trong đó một quyền căn bản của con người bị vi phạm đến nội dung thiết yếu của
nó" ( Điều 19, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
- " Hình phạt không thể nào được thể hiện
bằng những cách đối xử vô nhân đạo và phải nhằm để cải huấn phạm nhân" (
Điều 27, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Bởi vậy ngay sau khi tuyên bố quy trách bổn phận chăm lo thiết kế
trường ốc và thiết lập chương trình học vấn để nâng cao trình đọ hiểu biết của
người dân bằng " những luật lệ tổng quát ", ngay ở
đoạn kế tiếp của cùng một điều khoản ( được trích dẫn ở trên), Hiến Pháp xác
nhận cá nhân hay các tổ chức dân sự cũng như tư nhân " có quyền
thiết lập trường học và học viện để đào tạo, giáo dục ", tùy theo
khuynh hướng văn hoá, chính kiến , xác tín tôn giáo mà mình cho là lý tưởng
sống của mỗi cá nhân và của cộng đồng Quốc Gia ( U. Pototschnig,
Insegnamento, istruzione, scuola, Giur. cost..1961, 441).
Tinh thần tự do vừa kể là tự do tư tưởng, tự do truyền bá tư
tưởng, tự do tín ngưỡng... là những quyền bất khả xâm phạm của con người, đã
được Hiến Pháp tuyên bố bảo vệ trong phần các nguyên tắc nền tảng ( Điều 1-12),
cũng như phần áp dụng kế tiếp:
- " Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo đảm
các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người
như thành phần xã hội, nơi mỗi cá nhân triển nở con người của mình..." (
Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
- " Mọi công dân đều có địa vị xã hội như
nhau và bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt phái giống, chủng tộc, ngôn
ngữ, tôn giáo, chính kiến, điều kiện cá nhân hay xã hội " ( Điều 3, đoạn 1,
id.),
- " Mọi tổ chức tôn giáo đều tự do và bình
đẳng trước pháp luật" ( Điều 8, đoạn 1, id.),
- " Các công dân có quyền hội họp tự đo và
không võ trang" ( Điều 17, đoạn 1, id.),
- " Mọi công dân đều có quyền tự do gia
nhập hội, không cần phải có ai cho phép, để đạt được những mục đích mà hình
luật không cấm đoán đối với cá nhân" ( Điều 18, đoạn 1, id.),
- " Mọi người đều có quyền tự do tuyên xưng
niềm tin của mình dưới bất cứ hình thức nào, cá nhân hay cộng đoàn, có quyền
truyền bá và thực thi nghi thức tế tự nơi riêng tư cũng như công cộng, miễn là
không các nghi thức đó không ngược lại thuần phong mỹ tục" ( Điều 19,
id.).
- " Mọi người đều có quyền tự do phát biểu
tư tưởng bằng lời nói, chữ viết và mọi phương tiện truyền thông khác" (
Điều 21, đoạn 1, id.).
- " Nghệ thuật và khoa học là những lãnh
vực tự do và cũng được tự do giảng dạy" ( Điều 33, đoạn 1, id.).
Qua những điều khoản vừa trích dẫn, chúng ta thấy được nền tảng
của việc thiết lập các trường tư thục được đặt nền tảng trên các nguyên tắc căn
bản và chỉ thị áp dụng về các quyền bất khả xâm phạm của người của Hiến Pháp:
- " Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo
đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con
người như thành phần các xã hội trung gian, nơi mỗi cá nhân phát triển con
người của mình, và đòi buộc chu toàn các bổn phận liên đới không thể thiếu trong
các lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội" ( Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ý
Quốc).
Với những chỉ thị áp dụng đó của Hiến Pháp, Viện Bảo Hiến phải
đứng ra phán quyết những gì là sai trái của thời quân chủ và nhứt là của thời
Phát Xít của Mussolini về quyền tự do giáo dục và truyền bá tư tưởng của con
người trong cộng đồng Quốc Gia.
Bởi đó với phán quyết năm 1958 ( Corte Cost., sent. n. 36,
19.06.1958, in Giur. cost., 1958, 486) Viện Bảo Hiến đã lên án
tính cách vi hiến của đạo luật 36 năm 1942 về việc phải được
quyền hành chánh cho phép, các tổ chức cũng như cá nhân mới được thiết lập các
học viện tư thục ( illegittimità della L. n. 36, art. 3; art. 4, comma
1, 2 e 3).
Bởi lẽ đạo luật trên của thời Phát Xít ( 1942) cho rằng việc được
phép mở các học viện tư thục hay việc cấm đoán các học viện vừa kể, tùy thuộc
vào giấy phép cho hay không cho của nền hành chánh liên hệ, tùy theo thấy có
thuận tiện hay không ( nghĩa là tùy theo cách hành xử quyền lực tùy hỷ của
Chính Quyền Phát Xít).
Chỉ nội việc tuyên bố theo tinh thần của đạo luật 36 ( 1942) vừa
kể, Chính Quyền Phát Xít cũng đã vi phạm vào quyền tự do cá nhân được thiết lập
trường học và học viện của điều 33, đoạn 3 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc.
Kế đến, các đoạn 2 và 3 của điều 4 của cùng một đạo luật ( L.n.
36, art 4, comma 2 e 3) còn cho phép
- "Chính Quyền có thể đặt những lằn mức,
tùy theo các nhu cầu vật thể hay chủ thể để cho cơ sở trường ốc được hoạt động,
Chính Quyền còn có các quyền kiểm soát kế tiếp và ra chỉ thị để phòng ngờ, làm
thế nào để các giới hạn được tuân giữ trong lằn mức luật định, để bảo đảm lợi
ích cho cộng đồng quốc gia, nhứt là bảo đảm an ninh, sức khoẻ, luân lý và lòng
tin vào thể chế Quốc Gia, cũng như vì lợi ích ( không được xác định rõ
là lợi ích nào) liên quan đến nền giáo dục" ( A. Mura,
Commentario della Costituzione, art 33-34, a cura di G. Branco, Zanichelli,
Bologna-Roma 1976, 242).
Bởi vì nội dung thiết thực, dựa trên đó, Viện Bảo Hiến phán quyết
đạo luật vi hiến của chế độ Phát Xít là
- Quốc Hội không có quyền đòi buộc trường tư
thục một vài điều kiện phải có, liên quan đến mục đích, phương thức giảng dạy,
tổ chức hoạt động cũng như tài chánh của cá nhân, hay tập thể cá nhân ( S.
Fois, La disciplina della libertà della scuola privata, Rass. parl. 1959, 156),
- Các yếu tố bắt buộc phải có đối với các trường
tư thục chỉ là những gì để làm sao tránh được những thiệt hại cho xã
hội, mà nếu thiếu có thể kiểm chứng được ngay cả trong lúc trường ốc đang
hoạt động: trình độ giáo huấn quá thấp hay ngược lại các nguyên tắc luân lý
chẳng hạn, tư thục sẽ đào tạo các công dân thiếu khả năng, có quan niệm và cách
ăn thói ở nguy hiểm cho cộng đồng xã hội sau nầy.
Những đòi buộc đó không phải đi ngược lại tinh thần dân chủ, mà là
dựa vào quan niệm dân chủ sai lạc, hay dân chủ đa nguyên, không phải ai muốn
làm gì thì làm, mà là sống và hành xử trong lằn mức dân chủ hiến định:
- " Ý Quốc là một Quốc Gia Cộng
Hoà, Dân Chủ, được đặt nền tảng trên việc làm".
" Quyền tối thượng của Quốc Gia
thuộc về dân chúng, và dân chúng hành xử quyền tối thượng của mình theo các thể
thức và giới mức hiến định" ( Điều 1, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
- " Cộng Hoà Liên Bang Đức là một Quốc Gia
Liên Bang, Dân Chủ và Xã Hội".
" Mọi quyền lực Quốc Gia phát
xuất từ dân chúng. Quyền lực đó, được dân chúng hành xử trong các cuộc tuyển cử
( chọn người) và trong
các cuộc bỏ phiếu ( quyết định về lựa chọn vật chất) và qua các cơ
quan chuyên biệt lập pháp, hành pháp và tư pháp" ( Điều 20, đoạn 1 và 2
Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Và để cho thấy dân chủ, không phải là ai muốn làm gì thì làm, Hiến
Pháp 1949 CHLBD còn xác nhận thêm:
- " Ai lạm dụng quyền tự do truyền
bá tư tưởng, nhứt là tự do báo chí ( điều 5, đoạn 1), tự do giảng dạy ( điều 5,
đoạn 3), tự đo hội họp ( điều 8), tự do nhập hội ( điều 9), quyền bí mật thư
tín, bưu điện, viễn thông ( điều 10), tự do tư hữu ( điều 14) hay quyền được tỵ
nạn ( điều 16, đoạn 2), để phá đổ định chế dân chủ và tự do, sẽ mất các quyền
đó. Sự mất mác và trương độ của nó sẽ do Viện Bảo Hiến phán quyết " ( Điều
18, Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Và Hiến Pháp còn xác định một lần nữa, ngay cả trong phần Tu
Chính Hiến Pháp, để cho thấy dân chủ đa nguyên không phải là hổn loạn, ai
muốn làm gì thì làm, bởi lẽ trước khi muốn có " Dân Chủ
Đa Nguyên ", trước hết chúng ta phải bảo đảm được " Dân
Chủ ".
Định chế Dân Chủ phải là khuôn sưòn rắn chắc, trong đó con người
với cách sống xứng đáng nhân phẩm và theo định chế dân chủ phải được bảo đảm.
Bởi đó Hiến Pháp 1949 CHLBD, cũng như Hiến Pháp 1947 Ý Quốc là những Hiến Pháp
cứng rắn, không đễ gì sửa đổi, nhứt là đối với những nguyên tắc nền tảng:
- " Không thể chấp nhận một sự sửa
đổi nào đối với Hiến Pháp nầy liên quan đến mối tương quan giữa Liên Bang (
Bund) và các Tiểu Bang ( Laender), sự tham dự của các Tiểu Bang vào quyền lập
pháp hay đối với các nguyên tắc đã được tuyên bố trong các điều khoản 1 và
20" ( Điều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Trích dẫn lại các điều khoản của Hiến Pháp vừa kể, chúng tôi không
có mục đích gì hơn là nói lên giới hạn quyền tự do thành lập các học viện tư thục.
Đành rằng mỗi cá nhân, đoàn thể, đảng phái, tổ chức xã hội trung
gian đều có quyền tự do thành lập, thiết định chương trình giáo dục, tổ chức
giảng dạy và điều hành tùy theo khuynh hướng văn hoá, nghệ thuật, chính kiến,
niềm tin của mình. Những khuynh hướng, quan niệm, niềm tin đó có thể
khác nhau, nhưng không thể là những xác tín và hành xử có thể đưa đến kết quả
phương hại đối với sức khoẻ, an ninh công cộng, lý tưởng sống nhân bản và dân
chủ của Quốc Gia hay vi phạm đến thuần phong mỹ tục, tha hoá cuộc sống con
người:
- " Mọi người đều có quyền tự do
tuyên xưng niềm tin tôn giáo của mình, dưới hình thức cá nhân hay cộng đồng,
truyền bá và thực hành các nghi thức phượng tự nơi riêng tư cũng như nơi công
cộng, miễn là các nghi thức đó không ngược lại thuần phong mỹ tục" ( Điều
19, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
- " Mọi người đều có quyền diễn tả và
truyền bá tư tưởng của mình bằng lời nói, chữ viết và hình ảnh...Không có bất
cứ một sự kiểm duyệt nào".
" Các quyền nầy có giới mức
trong các chỉ thị tổng quát, các điều khoản luật định liên quan đến việc bảo vệ
tuổi thơ và con người trong danh dự của mình" ( Điều 5, đoạn 1 và 2 Hiến
Pháp 1949 CHLBD).
Và nhứt là đào tạo người công dân triển nở nhân phẩm của mình và
có khả năng thiết thực phục vụ đồng bào mình trong cộng đồng Quốc Gia ( Điều
2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc) ( S. Fois, op. cit., id., 157).
b) Khả năng chủ thể.
Đối với vấn đề khả năng chủ thể để được coi là hợp pháp để giảng
dạy là vấn đề khá tế nhị, liên quan đến khả năng chuyên môn của các viên chức
điều hành và giảng dạy trong các tư thục.
Thường thì vị giám đốc và các giáo viên, giáo sư bị bắt buộc phải
được ghi danh vào danh sách chuyên môn của ngành nghề ( âm nhạc, hội họa, khiêu
vũ...chẳng hạn) hay là những viên chức có cấp bằng được luật pháp nhìn nhận.
Vấn đề khá tế nhị, như đã nói, bởi lẽ có một số ngành nghề, chính
kiến hay cả niềm tin tôn giáo khó mà được luật pháp nhìn nhận hết, bởi lẽ đó là
những khuynh hướng, chính kiến và niềm tin của cá nhân, tập thể, chính đảng,
học hội văn hoá hay các tổ chức bản quyền của tôn giáo liên hệ ( S. Fois,
id., 158).
Đàng khác có những trường hợp, mà nội dung của việc giảng dạy cũng
như khả năng chuyên môn của giảng viên liên hệ đến những lãnh vực chuyên môn mà
cần phải được cân nhắc và định chuẩn ( ví dụ: một vài lôi khiêu
vũ có thể có phương hại đến sức khoẻ của học viên, gây bệnh tật, tai nạn chẳng
hạn , bởi đó cần được luật pháp cho phép), chuẩn định
bằng cách đòi buộc giảng viên phải được ghi danh vào danh sách ( albo
professionale) ngành chuyên môn liên hệ, sau khi Ủy Ban Chuyên Môn đặc
trách cứu xét xác nhận và cân nhắc cho phép ( V. Crisafulli, Libertà
della scuola e libertà dell'insegnamento, Giur. Cost. 1958, 490).
Bởi đó Hiến Pháp 1947 Ý Quốc đòi buộc các giảng viên tư thục hay
trường công cũng vậy, đều phải qua một kỳ thi do luật pháp Quốc Gia thiết định
(Esame di Stato):
- " Một cuộc thi " Quốc Gia
thiết định" ( esame di Stato) có tính cách bắt buộc để được nhận vào các
ngành nghề và cấp bậc học viện hay để xem là đã hoàn tất chương trình học vấn
và để được xem là có khả năng hành nghề chức nghiệp" ( Điều 33, đoạn 5
Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
2 - Học viện tư thục đồng đẳng hoá.
Bên cạnh các học viện tư thục thuần túy, còn có các học
viện tư thục đồng đẳng hoá, tức là học viện được tư nhân hay tập thể tư
nhân sáng lập và điều hành giáo dục, nhưng đồng thời cũng muốn cho các học
sinh, sinh viên của mình được đào tạo có khả năng tương đương để được luật pháp
thừa nhận cấp bằng như chứng chỉ của các trường công.
Điều 33, đoạn 4 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc cũng đã tiên liệu chỉ thị:
- " Luật pháp, trong khi thiết định
các quyền và bổn phận bắt buộc đối với học viện tư muốn xin được thừa nhận đồng
đẳng hoá, phải bảo đảm hoàn toàn quyền tự do cho tư nhân và bảo đảm cho các học
viên của họ có được trình độ học lực tương ứng với học viên các trường
công".
Đoạn văn vừa trích dẫn cho thấy, đối với các tư thục muốn được
công nhận đồng đẳng, luật pháp có thể thiết định cả chương trình
huấn dạy đối với các học viện đang bàn.
Muốn đạt được mục đích vừa kể, luật pháp ( dĩ
nhiên là do Quốc Hội " chuẩn y " thiết định) có thể
đòi buộc những đặc tính chủ thể ( cấp bằng, chứng chỉ khả năng
của giới điều hành và giảng viên) cũng như những đặc tính vật thể (
cơ sở trường ốc, phương tiện, dụng cụ, chương trình học vấn, thể
thức và thời gian huấn dạy).
Luật pháp cũng có thể thiết định các chỉ thị kiểm soát việc thực
thi theo các tiêu chuẩn thiết định.
Tuy nhiên, dù sao đi nữa, đây là những học viện tư nhân ( học viện
của trường phái văn hóa, đảng phái chính trị, tu viện, chủng viện, viện Phật
Học, học viện Cao Đài Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo...), nên pháp luật luôn
luôn phải bảo đảm được đặc tính tự lập cá biệt của mỗi trường phái.
Bởi đó:
- " Điều kiện được đồng đẳng hoá
không có nghĩa là cơ chế quản trị Quốc Gia muốn thiết định và đánh giá sao tùy
hỷ, mà là nói lên việc các học viện đương cuộc xác nhận rằng mình muốn tuân
hành các bắt buộc được thiết định, qua giả thuyết đó, là muốn tuân hành luật
pháp" ( U. Pototschnig, Insegnamento, istruzione, scuola, Giur. Cost., 1961,
464).
Nói cách khác:
- " Cơ chế Quốc Gia dành cho mình,
đối với các học viện đương cuộc, quyền kiểm chứng các kết quả quan trọng được
luật pháp chỉ định" ( M. Nigro, Libertà della scuola e università private,
Foro Amm., 1958, 130).
Qua những gì vừa kể, các học viện tư thục đồng đẳng hoá có
quyền cấp các chứng minh thư trúng tuyển lên lớp ở mỗi cấp bâc và phân khoa
trong tổ chức nội bộ của viện, với hiệu lực được luật pháp công nhận đối với
bất cứ ai ( C. Mortati, Istituzioni di diritto pubblico, Cedam, Padova,
1969, II, 762).
Các chứng chỉ đó mặc dầu là những chứng chỉ tư nhân, có hiệu lực
cho phép học viên có quyền ghi danh vào lớp tiếp tục cao hơn của chính học
viện, của các học viện đồng đẳng hoá khác hay của các học viện công cộng (
U. Pototschnig, id., 466).
Các học viện tư nhân đồng đẳng hoá, chỉ là học viện ở cấp độ thấp
hay cả ở cấp bậc đại học?
Câu hỏi vừa kể được Viện Bảo Hiến trả lời:
- " Không có gì phải nghi ngờ quyền
tự do thiết lập tư thục ( và tư thục đồng đẳng hoá) được bao gồm cả
cấp bậc đại học, đã được bối cảnh của điều 33 xác nhận; và đàng khác có lẽ vô
lý cho rằng quyền tự do thiết lập tư thục không áp dụng cho cả đến cấp bậc đại
học và học viện ở cấp bâc cao đảng " ( Corte Cost. sent., n. 195,
19.12.1972, Giur. Cost., 1972, 2186).
Việc thừa nhận một đại học tư nhân, được tự do thiết lập và điều
hành giảng dạy, nói lên tư cách pháp nhân của học viện.
Nhưng điều vừa kể không có nghĩa là giảm thiểu quyền hoàn toàn tự
do của học viện tư nhân xin được đồng đẳng hoá.
Nói cách khác, học viện tư nhân đồng đẳng hoá vẫn có quyền tự do
thiết lập, điều hành và giáo dục của mình ( A. Mura, op. cit., id.,
246).
Qua những gì đề cập, chúng ta thấy được gì ở nền giáo dục trong
một Hiến Pháp Dân Chủ Tây Phương?
- Trước hết quyền tự do thiết lập tư thục được hàm chứa trong
quyền tự do giảng dạy và giáo dục, một hình thức của quyền tự do ngôn luận và
phổ biến tư tưởng, quyền bất khả xâm phạm của con người, được Hiến Pháp bảo vệ
( Điều 21, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc; điều 5, Hiến Pháp 1949 CHLBD).
- Tuy vậy, trong thể chế Dân Chủ không phải là ai muốn nghĩ sao,
hành xử sao cũng được, mà là phổ biến tư tưởng và hành xử " theo
thể thức và trong giới mức hiến định" ( Điều 1, đoạn 2 Hiến Pháp
1947 Ý Quốc; điều 20, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
- Cũng vậy, Dân Chủ không có nghĩa là ai muốn dùng quyền tự do của
mình để đạp đổ, đánh phá, tiêu diệt nhân phẩm và cách sống tự do của đồng bào
mình cũng được ( Điều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Và bởi đó, Hiến Pháp không ngần ngại xếp những người đó vào những
hạng người có hành động vi hiến, tức là bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ( Điều
21, đoạn 2, id.).
Điều đó cho thấy Dân Chủ không phải là lối sống mềm nhũn, không
xương sống. Bởi đó người Đức gọi điều 79, đoạn 3 của Hiến Pháp họ là " Dân
Chủ Tự Bảo Vệ" ( Streibaredemokratie).
- Tư nhân, cá nhân cũng như tập thể có quyền tự do thiết lập tư
thục để phổ biến kiến thức, tư tưởng, niềm tin của mình, đó là quyền tự do bất
khả xâm phạm, nhưng bổn phận của thể chế và cơ chế Quốc Gia, " Nền
Cộng Hoà ", không những là bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của
con người, không ai được vi phạm, mà còn phải tạo điều kiện thuận tiện, để
* " mỗi cá nhân triển nở hoàn hảo
con người của mình
* " và tham dự một cách thiết thực vào tổ
chức chính trị, kinh tế và xã hội của Xứ Sở" ( Điều 3, đoạn 2
Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Bởi đó, các tư thục mà tư nhân có quyền tự do thiết lập, dù cho để
tự do truyền bá kiến thức, khiếu thẩm mỹ, nghệ thuật, chính kiến hay niềm tin
tôn giáo của mình, các tư thục đó
- không thể nào làm cho các học viên, đảng viên,
thành viên, tu sĩ, linh mục, đại đức, tăng ni... thuộc hệ của mình
có quan niệm không chính đáng về thể chế tôn trọng con người và tự do dân chủ
của Quốc Gia, nếu không muốn bị coi là tư thục vi hiến,
- cũng như để cho các học viên của mình không có
được nên giáo dục thoả đáng, có khả năng chu toàn bổn phận liên đới của mình
trong cộng đồng Quốc Gia: " Nền Cộng Hoà thiết lập những luật lệ
tổng quát và thiết lập các học viện công lập..." ( Điều 33, đoạn 2, Hiến
Pháp 1947 Ý Quốc).
Hiểu nhu cầu đó của mỗi công dân đối với cộng đồng xã hội, chúng
ta hiểu được tại sao Tu Chính Án về giáo dục 1999 Ý Quốc tăng thêm tính cáchgiáo
dục miễn phí và bắt buộc đến trình độ Tú Tài Toàn Phần ( 18
tuổi trọn, thay vì ở Trung Học Đệ Nhứt Cấp, 14 tuổi) ( cfr. phần 1 của bài đang
viết):
- " Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo
vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con
người như thành phần xã hội, nơi mỗi cá nhân phát triển con người của mình, và
đòi buộc chu toàn các bổn phận liên đới không thể thiếu trong lãnh vực chính
trị, kinh tế và xã hội" ( Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
- " Mỗi công dân, tùy theo năng khiếu và sự
chọn lựa của mình, phải thực thi một việc làm hay một chức vụ, để góp phần thăng
tiến vật chất hay tinh thần của xã hội " ( Điều 4, đoạn 2, id.).
Đố bạn nghề gì đây?...... Xin trả lời : đây là nghề làm tay
sai buôn dân bán nước !
Quê tôi có một
nghề
Chẳng bao giờ
thất nghiệp
Chúng giàu sang
mặc đẹp
Và được phép giết
người.
Dù mưa nắng tối trời
Việc làm chúng
không hết
Chúng được phép
đánh chết
Người vi phạm
giao thông.
Chúng ăn có nói
không
Ăn cướp mang quân
phục
Chúng bôi kem
chống nhục
Ra đường súng kè
kè.
Quê tôi có một
nghề
Chẳng bao giờ
thất nghiệp
Tiếng Anh chúng
không biết
Tiếng em lại rất
sành.
Chúng chẳng có
học hành
Lại trở thành
lãnh đạo
Suốt ngày chúng
lếu láo
Trò cầy cáo hôi
tanh
Chúng ức hiếp dân
lành
Biến dân thành nô
lệ
Dân khổ đau mặc
kệ
Miễn chúng sống
giàu sang.
Chúng bán cả Việt
Nam
Lọc lừa bao thế
hệ
Những tội tôi vừa
kể
Đố bạn chúng nghề gì?
--
Thomas D. Tran
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.