Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, November 4, 2013

Lá thư Mỹ quốc tháng 10-2013 (có âm thanh)

 

Lá thư Mỹ quốc tháng 10-2013 (có âm thanh)

Nguyên Thảo
tamthucviet.com
November 2, 2013


 

Biến cố lớn tháng 10, không chỉ gây tai tiếng tại Hoa Kỳ mà còn được coi như một cơn chấn động khắp thế giới.
 

Ngân sách Hoa Kỳ trong tình trạng thiếu hụt từ năm này qua năm khác. Để lấp vào sư thiếu hụt mỗi năm chính quyền phải vay thêm qua việc phát hành công khố phiếu, vay từ quỹ an sinh xã hội.
 

Ngân sách Hoa Kỳ cho niên độ 2014 phải được chung quyết trước tháng 10 năm 2013, nhưng tình trạng ngân sách Hoa Kỳ phải đối đầu trước một số vấn nạn:
 

- Mức nợ công của Hoa Kỳ ở mức tột trần 16 ngàn 700 tỷ mỹ kim (16,738 tỷ,158 triệu,460 ngàn,368 mỹ kim-được gọi tròn 16,700 tỷ-), được coi như đã tới giới hạn được Quốc Hôi cho phép.          

- Để tránh tình trạng kết khiếm của ngân sách, tất cả các khoản chi của ngân sách đương nhiên đều phải căt bỏ theo một tỷ lệ, được gọi là sequester.
 

- Ngân sách phải được dự chi hàng trăm tỷ mỹ kim dành cho khoản bao cấp tiền bảo hiểm sức khỏe cho hàng nhiều triệu gia đình hay công dân Hoa Kỳ có lợi tức thấp, khi Luật bảo hiểm y tế (Affordable Health Act) đươc nói tới là luật y tế toàn dân hay Obamacare được thông qua năm 2010, sau hai năm đầu nhiệm kỳ Tổng thống Obama, trước sự chống đối của đảng Cộng Hòa tại Quốc Hội. Luật bảo hiểm sức khỏe toàn dân này được thi hành từ năm 2014.
 

Chính vì các yếu tố nêu trên cho nên dự thảo ngân sách 2014 bị Hạ viện Hoa Kỳ, với đa số thuộc đảng Cộng hòa cắt bỏ nhiều khoản dự chi, trong đó có khoản chi tiêu nhằm hỗ trợ thực hiện Obamacare. Dự thảo ngân sách này đã không được Tổng thống chấp nhận, chuyển trở lại Quốc Hội. Hạ viện với đa số dân biểu Cộng hòa giữ nguyên lập trường cắt giảm ngân sách. Thượng viện Hoa Kỳ với đa số  nghị sĩ Dân chủ luôn luôn chống quyết định luật ngân sách từ Hạ viện do đa số dân biểu Cộng hòa. Hành pháp do Tổng thống Obama, đảng Dân chủ, cũng phủ quyết khi luât ngân sách 2014 được chuyển tới Tổng thống.
 
Sự chống đối giữa hai đảng đưa tới hậu qủa chính quyền Hoa Kỳ phải ngưng hoạt động. Các cơ quan công quyền đóng cửa từ ngày 1 tháng 10-2013, làm 800,000 công chức liên bang phải nghỉ việc vì chính phủ không có tiền trả lương. Bộ trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ báo động, cho tới ngày 17 tháng 10 chỉ còn 37 tỷ, đồng thời không có tiền để trả những món nợ đáo hạn. Tình trạng này được mô tả với danh từ tiếng Anh là bị "phá sản". Thực ra là tình trạng "chậm trả nợ" hay "trả nợ trễ hạn.
 

Đồng thời với những hình ảnh đen tối của nền kinh tế tài chánh của Hoa Kỳ, Tổng thống Obama cương quyết chỉ chấp nhận ban hành ngân sách khi Quốc hội chấp thuận nâng mức trần nợ, nghĩa là cho hành pháp vay thêm tiền cho tài khóa 2014.
 

Tới giờ phút chót đảng Cộng hòa chấp nhận thất bại, trước nửa đêm 16 tháng 10 Hạ viện chấp thuận triển kỳ ngân sách tới 15 tháng 1-2014 và gia tăng nợ công lên 960 tỷ mỹ kim tới 7 tháng 2-2014. Tổng thống Obama đã lập tức ban hành luật ngân sách "tạm" cho tài khóa 2014.
 
Trong ba tháng trước mặt mọi tranh luận đấu đá giữa hai đảng sẽ tiếp tục và tình trạng đóng cửa công quyền, sù nợ có thể tái diễn. Thêm vào đó cả hai đảng đang có nỗ lực kiếm phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2014 và cả cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.
 

Thử nhìn lại ba vấn đề chính, có thể coi như nguyên nhân làm cho Hoa Kỳ lâm vào tình trạng bế tắc ngân sách, cũng là nguyên nhân tranh cãi giữa hai đảng Cộng hòa Dân chủ.

 

1- Nợ công, Nợ quốc gia:

Mọi người đều biết rằng ngân sách bị thiếu hụt là vì tình trạng Chi trong năm đã vượt số Thu. Sư thiếu hụt là số tiền chính phủ phải vay thêm. Nợ quốc gia hiện tại là tổng số nợ kết hợp từ nhiều năm thiếu hụt. Nợ công của Hoa Kỳ hiện nay là 17 ngàn tỷ.
 

Nhìn lại từ trên ba chục năm qua:

Từ năm 1981 nhiệm kỳ đầu Tổng thống Ronald Reagan, Nợ Công của Hoa Kỳ trên 1 ngàn tỷ mỹ kim, chấm dứt nhiệm kỳ thứ hai năm 1989, Nợ Công lên tới trên 3 ngàn tỷ. Để biện minh cho sự chi tiêu hay chính quyền vay nợ, Tổng thống Reagan nói:"Chúng ta không mắc nợ một ngàn tỷ vì chúng ta không tận thu được thuế, chúng ta nợ một ngàn tỷ vì chúng ta chi tiêu nhiều quá (We don't have a trillion-dollar debt because we haven't taxed enough, we have a trillion-dollar debt, because we spend too much).
 

1989-1993: Tổng thống George H. W. Bush (Cha) Nợ Công lên tới trên 4 ngàn tỷ.

1993-2001: Tổng thống Bill Clinton: Nợ công lên tới gần 6 ngàn tỷ.

2001-2009: Tổng thống G. W. Bush (Con) Nợ công lên tới 10 ngàn 600 tỷ.

2009 tới nay 2013 Tổng thống Barack Obama bước sang năm thứ năm, năm đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Nợ Công lên tới 17 ngàn tỷ.

Trong chưa đầy 5 năm, chính quyền Tổng thống Obama đã vay nợ thêm gần 7 ngàn tỷ mỹ kim.
 

Những con số Nợ Công như chỉ dấu về những chi tiêu mà khi thực hiện ngân sách đã có những khuyến cáo về những chi tiêu qúa lớn và dường như phi lý. Phúc trình về tình trạng lạm dụng của Bộ Năng Lượng ngày 1 tháng 3-2013.
 

Bộ Năng lượng thành lập năm 1977. Hoạt động của cơ quan chức năng này nhằm giảm thiểu sự lệ thuộc của Hoa Kỳ vào dầu thô ngoại nhập. Năm 2010, Bộ đã được cứu nguy 16,000 nhân viên bằng ngân khoản 24 tỷ mỹ kim một năm. Trong khi Hoa Kỳ phải nhập cảng dầu thô tới con số nhiều nhất. Tại sao Bộ này còn được duy trì mặc dù đã có 35 năm để Bộ điều chỉnh trách nhiệm mà vẫn thất bại.

 

2- Việc đảng Cộng hòa đóng cửa công quyền, cắt giảm ngân sách chỉ vì nhằm ngăn cản Obamacare. Đây là điều mà đảng Dân chủ cáo buộc đảng Cộng hòa và dư luận quần chúng cũng như giới truyền thông nhận định. Cũng nhiều dư luận đã kết tội cả hai đảng, vì tranh chấp quyền lực chính trị khiến cho không hoàn thành nhiệm vụ hoàn tất ngân sách. Cũng có dư luận cho rằng Tổng thống Obama đã liên tiếp phủ quyết luật ngân sách từ Quốc hội chuyển qua chỉ vì ngân sách bị cắt giảm nhất là ngân khoản dành cho việc thi hành luật bảo hiểm y tế toàn dân, Obamacare.
 
Một thành tích để đời cho nhân dân Hoa Kỳ và Obama là tác giả.

Tranh chấp chính trị giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ khiến cho dư luận dân chúng Hoa Kỳ đã có những đề nghị là giải tán cả hai đảng vì cho là các đại diện dân cử, Thượng nghị sĩ và dân biểu không chu toàn bổn phận. Nhiệm vụ Hiến định là hoàn tất luật ngân sách hàng năm, vậy mà trong cả năm mấy trăm đại diện không thực hiện nổi, vậy thì những vị dân cử này chỉ được hưởng lương và đặc quyền trong thời gian họp bàn, tranh cãi, và không được ăn lương khi nghỉ, khi ngủ.
 

Ngân sách được gia hạn trong ba tháng, chính quyền được vay nợ thêm cho tới tháng 2-2014.
 
Trong thời gian 3 tháng lại tiếp tục tranh cãi đổ lỗi cho nhau giữa hai đảng, để rồi ba tháng nữa tình trạng đóng cửa công quyền có thể tái diễn. Vay nợ dường như không khó khăn, nhưng trả nợ sẽ đè lên vai ba bốn thế hệ tương lai.
 
Điều này không biết các vị dân cử có biết hay có nhớ điều cố tổng thống Robert Kennedy nói: "Chúng ta không đi tìm câu đảng Cộng Hòa trả lời câu hỏi của đảng Dân chủ mà chúng ta phải trả lời đúng. Chúng ta cũng không tìm cách sửa chữa những điều trách cứ trong quá khứ. Chúng ta phải nhận trách nhiệm của chúng ta cho tương lai.
 

Đến đây thì phần tường trình của lá thư Mỹ Quốc xin được tạm ngưng. Xin được trở lại với quý độc giả thân quý trong tháng tới.

 

Thân ái,

Nguyên Thảo

 
 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

My Blog List