Chợ
vũ khí nóng ở Lào Cai
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-11-08
2013-11-08
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Roi điện và dùi cui được bày bán công khai ở Lào Cai.
RFA
Nhà nước Việt Nam chưa bao giờ, và có vẻ như không bao giờ cho
phép người dân sở hữu vũ khí. Thế nhưng, tình hình mua bán vũ khí nóng diễn ra
tràn lan ở khắp các chợ cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc trong vài năm
trở lại đây đã khiến cho an ninh quốc gia trở nên phức tạp và hỗn loạn. Tình
hình mua bán vũ khí ở chợ Cốc Lếu, Lào Cai diễn ra khá nhộn nhịp trong một
đường dây ngầm mà nếu như chịu khó theo dõi, nó chẳng ngầm một chút nào, nếu
không nói là công khai.
Giới giang hồ chia vũ khí thành hai nhóm: vũ khí nóng và vũ khí
lạnh. Vũ khí nóng gồm các loại súng, lựu đạn, bình xịt hơi cay, roi điện và thậm
chí bom, mìn. Vũ khí lạnh gồm dao lê, mã tấu, kiếm, nhị khúc sắt và một số loại
dao có móc đuôi dây.
Mua súng dễ như mua cá
Một tay anh chị chuyên môi giới mua bán vũ khí từ khu vực đền Trần
đến chợ Cốc Lếu cho chúng tôi biết:
“Hàng cấm cũng có, chỉ cần bắt mối liên lạc với một người trong đường
dây này, việc lực chọn, mua một khẩu súng hoa cải hay súng ngắn các loại, bình
xịt hơi cay hay roi điện… diễn ra khá đơn giản, dễ dàng.”
Hàng cấm cũng có, chỉ cần bắt mối liên lạc với một người trong
đường dây này, việc lực chọn, mua một khẩu súng hoa cải hay súng ngắn các loại,
bình xịt hơi cay hay roi điện… diễn ra khá đơn giản, dễ dàng.
-Một người môi giới
-Một người môi giới
Một người bán hàng điện tử trong chợ Cốc Lếu, giới thiệu anh tên
là Phong, nhưng theo chúng tôi đoán anh ta không phải tên này, đã cho chúng tôi
xem hàng loạt bình xịt hơi cay lớn, nhỏ khác nhau với nhiều mức giá khá hấp
dẫn. Và anh này nói trước điều kiện là không được chụp hình các loại vũ khí
cũng như quầy hàng của anh dù bằng điện thoại hay máy ảnh du lịch.
Anh này nói rằng việc mua súng ở đây có hai cách, hoặc là mua và
mang về trực tiếp, hoặc là mua và đóng thêm tiền vận chuyển, để lại địa chỉ, sẽ
có người mang đến tận nhà, dù ở cách chợ cả ngàn cây số cũng không thành vấn
đề. Ví dụ như chuyển về Hà
Nội, phí vận chuyển là một triệu đồng cho một khẩu súng, cứ như thế mà
nhân lên theo số lượng. Riêng các loại bình hơi cay thì họ không vận chuyển
riêng lẻ mà vận chuyển theo lô, cứ mười bình được vận chuyển về Hà Nội với giá
một triệu hai trăm ngàn đồng.
Trường hợp vận chuyển xa hơn vào các tỉnh phía Nam như Bình Dương,
Sài Gòn, Đồng Nai, hoặc miền Tây Nam Bộ thì mỗi khẩu súng được nhân 150% giá
gốc. Nghĩa là một khẩu súng hoa cải với giá 5 triệu đồng tại chợ, sẽ được tính
với giá 7,5 triệu đồng nếu như vận chuyển vào các tỉnh phía Nam. Với các tỉnh
miền Tây Nam Bộ, giá vận chuyển cũng giữ mức giống như giá ở Sài Gòn, không
thay đổi. Sở dĩ có chuyện đi xa hơn nhưng không thay đổi giá vì yếu tố cạnh
tranh giữa tư thương phía Bắc với tư thương ở các cửa khẩu Việt – Lào, Việt –
Campodia. Hiện tại giá súng hoa cải ở các cửa khẩu phía Nam là 6 triệu, 7 triệu
đồng trên mỗi khẩu. Nhưng vì đảm bảo bí mật, những tay súng phía Nam chạy ra
phía Bắc mua nhằm tránh sự theo dõi của an ninh.
Chợ Cốc Lễu ở Lào Cai. RFA PHOTO.
Một phụ nữ tên Lý, người gốc Trung Quốc, bán hàng tại Cốc Lếu, Lào
Cai, giới thiệu cho chúng tôi xem hàng loạt roi điện, có chiếc chỉ tốn ba trăm ngàn đồng là sở hữu nó, cũng có chiếc lên đến hai triệu
đồng, loại thượng hạng lên đến năm triệu đồng. Chị này giới thiệu thêm về tính năng
của loại roi điện giá năm triệu đồng rằng nó có cường độ dòng điện cao gấp sáu
lần những chiếc bình thường. Nghĩa là một con trâu đực khỏe mạnh, nếu dùng roi
điện loại này nhắm bấm một phát vào bất kì phần nào trên cơ thể nó, nó sẽ ngã
lăn đùng ra tức thì và mười phút sau mới cựa quậy lại được. Với trâu là thế,
với người, phải hai chục phút sau mới hồi tỉnh và cả tháng sau mới bình phục,
mới lặn được vết bầm cho tia điện gây ra.
Ngoài vũ khí nóng, bà Lý còn bán thêm vũ khí lạnh và một số loại
súng săn có độ chính xác gần như tuyệt đối. Nếu như khách muốn thử độ chính xác
cỡ nào, bà Lý hẹn sẽ dắt ra một điểm vắng ven rừng dọc bờ sông Nậm Thi, đoạn
xuôi về Bắc Hà để thử súng. Thử xong, nếu mua thì bà miễn phí cho viên đạn thử,
trường hợp không mua thì khách phải trả 200 ngàn phí xăng cộ cho bà và 500 ngàn
tiền viên đạn, vị chi 800 ngàn đồng.
Vũ khí về đâu?
Theo như người dẫn đường cho chúng tôi biết thì lượng súng vào Việt Nam, chỉ riêng cửa khẩu
Cốc Lếu, Lào Cai, mỗi năm đã có thể lên đến trên mười ngàn khẩu, đó là chưa nói đến một số loại vũ khí khác như
bình xịt hơi cay, roi điện, dao lê, mã tấu, kiếm… Và còn một đường chuyển súng nữa
mà theo anh ta nhận xét là nó cực kì an toàn, khó kiểm soát, vì cửa kiểm soát
duy nhất là công an cửa khẩu. Nhưng ở đơn vị kiểm soát này, mọi chuyện được qui
ra tiền, nó cũng giống như nhiều đơn vị kiểm soát khác ở các cửa khẩu trên khắp
ba miền đất nước. Đó là đường xe tải, một số vũ khí được giấu trong các lô hàng
và chuyển vào Việt Nam.
Trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như công an cấp Bộ xuống
kiểm tra hoặc có chỉ thị càn quét, làm sạch của cấp Bộ, một số tài xế không may
mắn sẽ bị bắt, bị tịch thu và phạt tù nếu như vận chuyển về đúng thời điểm này.
Nhưng chuyện này hiếm xãy ra, nên việc lưu thông vũ khí ở Cốc Lếu vẫn diễn ra
như cơm bữa. Không có gì thay đổi.
Một gian hàng có bán vũ khí trong chợ Cốc Lễu ở Lào Cai. RFA
PHOTO.
Một người tên Huy, không phải là thương lái hay tư thương trong
chợ Cốc Lếu, anh Huy làm bốc vác kiêm hướng dẫn mua bán vũ khí ở chợ Cốc Lếu và
đã nghỉ việc cách đây hai tháng, lui về Bắc Hà trồng mận, trồng đào và táo mèo,
chia sẻ với chúng tôi rằng theo chỗ anh thấy, toàn bộ số lượng vũ khí bán ở Cốc Lếu được đổ về Hà Nội, Hải
Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tỉnh
và Sài Gòn, Biên Hòa – Đồng Nai ở phía Nam. Và đương nhiên, chủ nhân của các loại vũ khí này đều thuộc
thành phần anh chị, mua để cung cấp cho đàn em hành nghề, bảo kê, đâm thuê
chém mướn.
Và một số vũ khí khi về đến các địa phương sẽ bán lại cho các tay
bắt chó trộm, phần đông bọn họ dùng bình xịt hơi cay, roi điện, cũng có một số
tay bắt chó trộm ở Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa thời gian gần đây còn thủ cả
súng trong người để đối phó với người dân sau khi các vụ đốt xe, đánh chết
người, đốt xác của các tập thể người dân bị mất chó.
Ngoài ra, nhiều cán bộ có tiền,
có quyền, có đường dây làm ăn lớn nhưng với chức vụ hiện tại, không được nhà
nước cấp súng, họ cũng tự chủ động tìm mua vũ khí để trong nhà, từ bình xịt hơi cay cho đến súng ngắn. Lượng vũ
khí bán cho các loại đối tượng này mỗi năm không phải là ít.
Và cũng theo anh Huy, việc kiểm soát súng ở Việt Nam hiện tại vô
cùng khó, nếu có kiểm soát được chăng là nhờ vào sự xếp đặt, tôn ti trật tự trong
giới giang hồ, các đàn anh đàn chị tự thu xếp, thỏa thuận với nhau về địa bàn
làm ăn và phương cách hoạt động để tránh các đàn em đụng chạm nhau. Chứ nếu như
sự việc đi đến chỗ va chạm, chắc chắn sẽ có những vụ nổ súng ở mức độ trầm
trọng, khó lường.
Anh Huy cười chua chát, nói thêm với chúng tôi rằng một người nông
dân chân chất làm ăn, hiền lành và chưa hề va chạm với ai như Đoàn Văn Vươn còn
chủ động mua súng hoa cải, thủ trong người để phòng khi có biến, thì huống hồ
gì hàng chục triệu tay
giang hồ hảo hớn, hàng triệu tay cán bộ có tiền của nhưng không được nhà nước
cấp súng, chắc chắn họ phải thủ súng trong nhà. Đó là chuyện không thể chối
cải.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Tin, bài liên quan
- 2
người Úc bị bắt ở Việt Nam vì buôn ma túy
- Đổi
tiền chui ở biên giới Việt – Lào
- Đổi
tiền chui ở biên giới Việt – Lào
- Lào
Cai: xe khách rơi xuống vực, ít nhất 7 người chết
- Bom
nổ ở Syria, 31 người thiệt mạng
- OPWC
đã thanh tra nhiều khu vực ở Syria
- Thổ
Nhĩ Kỳ quyết định mua hỏa tiễn của Trung Quốc?
- TTK
Ban Ki Moon kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí cho Syria
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.