Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, November 8, 2013

CSVN LO SỢ VỠ NỢ VN


 

 

NHÂN VIỆC TRẦN NỢ MỸ:

CSVN LO SỢ VỠ NỢ VN

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 07.11.2011


 

Trần Nợ Công liên quan đến vấn đề chi tiêu hiện tại trên Thu nhập tương lai mà giới Trẻ phải chịu đựng. Việc chi tiêu hiện tại là chi tiêu ngân sách thực mà các Nhà Nước luôn luôn muốn tăng lên để ghi dấu vết của Chính phủ mình vào Lịch sử.  Khi mà Thu nhập hiện tại không đủ để cung cấp tài chánh cho những chi tiêu thực hiện tại, các Chính phủ đi vay mượn tài chánh để chi tiêu dựa trên những bảo lãnh hoàn trả từ những Thu nhập tương lai mà giới Trẻ phải trách nhiệm cung cấp.

Trong thời gian qua, với cuộc Khủng hoảng Tài chánh, nhất là trước những Nợ Công tăng vọt ở hầu hết các nước, giới Trẻ đã phản đối bằng những Phong trào “Occupy“ trước Tổ chức, Cơ Sở Tài chánh vì chính họ phải chịu trận hoàn trả nợ này trong tương lai.

Từ khi xẩy ra SHUTDOWN Hoa kỳ và Quốc Hội Mỹ đặt lại vấn đề Trần Nợ Công cho Chính quyền OBAMA, chúng tôi đã viết một số bài không phải dưới khía cạnh tranh chấp giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ về mặt Chính trị, nhưng đi vào vấn đề chính yếu thuộc Kinh tế/Tài chánh:

*        Sự va chạm giữa hai chủ trương Kinh tế: Kinh tế Tư bản Tư nhân thuần túy (Cộng Hòa) hay Kinh tế Xã Hội Nhân đạo (Dân Chủ & Obama).

*        Vị tri ngự trị của đồng Dollar trên Thế giới: Phương tiện Thanh trả Thương mại Quốc tế và Đồng Tiền tích trữ Tiết kiệm Tư hữu cá nhân trong thời gian.

         Hôm nay chúng tôi muốn đề cập vào chi tiết vấn đề TRẦN NỢ mà các Quốc Hội phải lo lắng bảo vệ trước khuynh hướng tăng Chi tiêu của Hành Pháp:

=>     Những điều kiện của Chính sách Thâm hụt Ngân sách

=>     Lo lắng việc tăng Trần Nợ của Quốc Hội Mỹ

=>     Lo sợ việc vỡ nợ của Việt Nam

 

Những điều kiện

của Chính sách Thâm hụt Ngân sách

        

Từ cuộc Đại Khủng hoảng 1929-30, Kinh tế gia KEYNES đã chủ trương một Chính sách Tài chánh Công  (Finances Publiques) bằng Thâm hụt Ngân sách để kích thích nền Kinh tế quốc gia. Cuộc đại Khủng hoảng đã tạo cơn xoáy thụt giá (Spirale déflationniste) khiến các Xí nghiệp đóng cửa làm lan tràn thất nghiệp. Càng thất nghiệp thì Mãi lực quần chúng càng xuống thấp và do đó phía Cầu Tiêu thụ càng xuống dốc khiến những Xí nghiệp phải thiêu hủy hàng sản xuất mong giữ chậm lại cái lốc xoáy thụt giá (Spirale déflationniste). Giới tư doanh không có khả năng chận đứng được cái lốc xoáy thutï giá ấy. Chỉ có Nhà Nước mới có thể làm được bằng cách tung vào nền Kinh tế một lượng đầu tư quan trọng. Nhưng Nhà Nước đào đâu ra Tài chánh để tung đầu tư quan trọng vào Kinh tế. Câu trả lời của KEYNES là Nhà Nước phải sử dụng chính sách Thâm hụt Ngân sách (Déficit Budgétaire), nghĩa là vay mượn Tiết kiệm hiện tại của giới Tư nhân để khơi động Kinh tế cho tương lai. Giới Trẻ được hưởng sự phát triển Kinh tế tương lai nên phải chịu trách nhiệm thanh trả những món nợ hiện tại mà Nhà Nước đi vay mượn.

KEYNES dựa trên hướng khuynh Tiêu thụ quần chúng để thiết lập một định luật nhân lên hiệu quả tăng Thu nhập gấp bội tương lai đối với lượng đầu tư hiện tại của Nhà Nước.

Tỉ dụ:

*        Tiêu thụ quần chúng:  

C   =   cR        

(C : Tiêu thụ,   R : Thu nhập,  c :  hướng khuynh tiêu thụ)

         C   =   0.75 R  

(Thu được một đồng, thì quần chúng chi tiêu 75%, tức là 75 xu)

*        Nhà Nước vay vốn Tiết kiệm từ Tư nhân để đầu tư:

         dI     =   1 000 đồng đầu tư cho thêm vào nền Kinh tế

*        Công thức nhân tăng Thu nhập tương lai sẽ là:

 

                      1                           1

         dR  =  ------  dI       =   -----------  x   1 000   =   4  x   1 000   =   4 000.-

                    1 – c                   1 – 0.75

 

         Như vậy, nếu Nhà Nước vay mượn để để đầu tư thêm vào Kinh tế dI = 1 000, thì trong tương lai, giới Trẻ sẽ có Thu nhập gấp 4 lần  dR = 4 000. Số Thu nhập tương lai này sẽ được sử dụng để thanh trả Nợ gốc và tiền lời.

         Để có thể nhân lên Thu nhập tương lai này, KEYNES đặt ra những điều kiện sau đây:

=>     Việc tăng thêm đầu tư vào Kinh tế phải đi vào giới quần chúng công nhân vì chính họ có hướng khuynh tiêu thụ lớn hơn các giới khác, c = 75% thu nhập lương thợ. Nếu đầu tư vào giới trung lưu công chức chẳng hạn, giới này có thể dành một phần để tăng Tiết kiệm chứ không tiêu thụ tới 75% thu nhập lương. Chính vì điểm này, một số những Stimulus Plans mới đây đã không tôn trọng điều kiện căn bản của KEYNES.

=>     Đầu tư thêm của Nhà Nước và những Thu nhập tương lai phải được tiêu thụ trong nội địa Quốc gia chứ không được sử dụng để nhập cảng hàng hóa nước ngoài, như mua hàng tiêu thụ từ Chệt chẳng hạn. Về điểm này, nếu Việt Nam vay tiền để đầu tư mà lại mang sang Trung quốc để mua hàng hóa, thì hiệu quả nhân lên Thu nhập của KEYNES không còn nữa.

 

Lo lắng việc tăng Trần Nợ của Quốc Hội Mỹ

 

Khuynh hướng Xã hội của phần lớn các nước Tây Au đã là lý do tăng Nợ Công. Việc vay tiền, tăng Trần Nợ Công của Tây Au không phải là đầu tư trực tiếp vào sản xuất của nền Kinh tế như KEYNES chủ chương chính sách Thâm hụt Ngân Sách (Déficit Budgétaire) mà lại cho vào những Chi tiêu mang tính cách bố thí xã hội không trực tiếp với nền Kinh tế sản xuất. Chính vì vậy mà việc vay nợ chi tiêu hiện tại xã hội này không có được Thu nhập tương lai của nền Kinh tế để thanh trả vốn đã vay cùng với tiền lời.

Đảng Cộng Hòa Mỹ nhìng thấy khuynh hướng Xã hội của OBAMA giống như một số nước Xã Hội Tây Au và lo lắng về việc Chi tiêu theo chủ trương Kinh tế Xã Hội Nhân đạo của đảng Dân chủ. Đảng Cộng Hòa cũng chủ trương chi tiêu, nhưng là chi tiêu theo chủ trương Kinh tế Tư bản Tư nhân nhằm thu vào tối đa lợi nhuận tiền bạc rồi sau đó mới lo cái “đạo Xã Hội “. Có thực mới vực được đạo. Chưa kiếm ra tiền mà đã nghĩ đến chi tiêu, thì dễ phá sản.

Theo Annual Budget Deficit của Hoa kỳ, thì:

=>     Thời TT.BUSH:    * Năm 2002: Deficit 200 Billions

                                      * Năm 2003: Deficit 400 B

                                      * Năm 2004: Deficit 400 B

                                      * Năm 2005: Deficit 300 B

                                      * Năm 2006: Deficit 200 B

                                      * Năm 2007: Deficit 200 B

                                      * Năm 2008: Deficit 500 B

=>     Thời TT.OBAMA:* Năm 2009: Deficit 1’400 Billions

                                      * Năm 2010: Deficit 1’300 B

                                      * Năm 2011: Deficit 1’300 B

                                      * Năm 2012: Deficit 1’300 B

                                      * Năm 2013: Deficit 1’300 B & …

         Nhìn như vậy, thì Deficit của thời TT.OBAMA không phải chỉ được cắt nghĩa độc chiều là do hậu quả của thời TT.BUSH. Chính thời TT.OBAMA cho thấy Deficit tăng vọt. Thêm vào đó chương trình ObamaCare khi thực hiện sẽ là nguồn làm tăng vọt Chi tiêu xã hội.

         Trước khuynh hướng tăng Chi tiêu xã hội như vậy theo chủ trương của TT.OBAMA và đảng Dân Chủ, đảng Cộng Hòa muốn ấn định cái TRẦN NỢ Công để Chính phủ OBAMA không thể vay mượn tài chánh cho chi tiêu xã hội không sinh lợi nhuận (Dépenses sociales improductives)

 

Lo sợ việc vỡ nợ của Việt Nam

 

         Chúng tôi đã nhiều lần viết về những Chi tiêu lãng phí, những cắt xén ăn cắp của chung thành của riêng:

*        Những Tập đoàn Kinh tế nhà nước kém hiệu năng sản xuất

*        Những người trách nhiệm chi tiêu nhằm cắt xén vốn chung đầu tư

*        Số lượng những Dự án được nhân lên vô lối. Không có Dự án thì không có dịp cắt xén, ăn cắp.

         Việt Nam đang mang Nợ Công chồng chất, nhưng Nhà Nước vẫn tìm cách vay mượn thêm để thực hiện những Dự án vô lối nhằm cát xén ăn bẩn ăn thỉu.

         Chúng tôi xin trích đăng bài sau đây từ một thành viên của Quốc Hội VN:

Đừng đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân

(Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI)

Trong buổi thảo luận sáng 1/11 tại Quốc hội, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã giải trình về dự án “Luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu”, thực chất là dự án kênh Quan Chánh Bố (xem ở đây).

Nhiều năm qua, thậm chí ngay khi dự án đang còn thai nghén, nhiều người đã cho rằng đây là dự án “đổ tiền ra sông ra biển”. Một trong những người phản biện kiên trì, đầy sức thuyết phục, chính là GS TS Nguyễn Ngọc Trân. Xin đăng bài sau đây của GS để cung cấp cho bạn đọc ý kiến của một nhà khoa học.

TT – Nâng cao hiệu quả đầu tư công là vấn đề đã được nêu từ các khóa Quốc hội trước. Khi đó tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%/năm, nợ công mới xấp xỉ 40% GDP và ngưỡng an toàn hãy còn được xác định ở mức 49% và Việt Nam được hưởng ODA vay ưu đãi vì là nước đang phát triển có mức thu nhập thấp.

Thế nhưng nền tài chính và ngân sách quốc gia cứ trượt cho tới tình trạng hiện nay mà báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – ngân sách đã thừa nhận. Đáng quan tâm nhất là tình trạng phải vay để đảo nợ 70.000 tỉ đồng trong năm 2014, nợ công lên đến 59,8% và ngưỡng an toàn được nâng lên 65%.

Có nhiều lý do khách quan như tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng, bấp bênh và biến đổi khí hậu nhanh gây thiệt hại lớn… Và cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan mà một trong số đó là tình hình tiêu xài hoang phí vẫn cứ tiếp diễn bất chấp các nghị quyết và luật lệ đã ban hành.

Từ đồng bằng đến miền núi, từ các đô thị đến vùng sâu vùng xa, nhiều nơi mọc lên trụ sở tỉnh ủy, ủy ban hoành tráng, nơi thì rộng, nơi thì cao, nơi vừa rộng vừa cao. Xây dựng nông thôn mới phải đáp ứng 19 chỉ tiêu thì chỉ tiêu đầu tiên triển khai là xây chợ ngay cả ở những nơi mà kinh tế hãy còn gần như tự cung tự cấp. Rồi lễ hội, kỷ niệm vài trăm năm, nghìn năm…

Danh sách các dự án cứ dài ra theo chiêu thức: hãy lập tổng dự toán thấp thôi để dễ được duyệt, rồi khi “ván đã đóng thuyền” sẽ phải theo lao thì tổng dự toán cứ thế mà nâng lên.

Thời sự nhất là dự án luồng hàng hải cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố. Tổng dự toán lúc được khởi công tháng 11-2007 khoảng 3.150 tỉ đồng, nay năm 2013 được nâng lên 10.320 tỉ đồng. Cần nhấn mạnh thêm là dự án này đã bị Ngân hàng Thế giới từ chối cho vay 200 triệu USD vì lý do tính khả thi không bảo đảm trước sóng, triều và biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo. Bất chấp, dự án vẫn được quyết định khởi công cuối năm 2007 với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nay dự án này được đưa vào diện đầu tư từ trái phiếu chính phủ mà Quốc hội đang bàn để thông qua.

Danh sách những khoản chi tiêu như trên còn nhiều, đang làm kiệt quệ ngân sách quốc gia, phải vay để đáo nợ, đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ.

Mong các đại biểu Quốc hội tránh cho cử tri phải gánh thêm những khoản chi tiêu vô tội vạ.

N. N. T.


 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 07.11.2011

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

My Blog List