Dịch vụ "Chim phóng sanh"
Nhóm
phóng viên tường trình từ VN
2013-10-04
2013-10-04
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Một người đang phóng
sinh chim tại một ngôi chùa ở Việt Nam trong ngày rằm.
AFP photo
Những con chim tự do
trên bầu trời, bỗng dưng một ngày nào đó, chúng bị sa vào bẫy, bị nhốt vào
lồng, thi thoảng người ta tưới nước lên chúng, gọi là tắm cho mát, rồi sau đó
mang đến trước cổng chùa để chờ một ai đó phát tâm từ bi mà mua đi phóng sanh.
Những con chim nhỏ tội nghiệp này trở nên nhút nhát, khờ khạo và ngơ ngác khi
được phóng sanh. Chúng không biết mình phải bay đi đâu và cũng không biết rằng
để bị bắt và để được thả, đôi cánh nhỏ của chúng, sinh mạng của chúng phải chở
cả giấc mộng áo cơm của nhân quần.
Chim tự chui vào lồng
Có thể nói rằng khắp các
chùa Việt Nam, nơi nào có phóng sanh thì nơi đó có chim, cá, rùa… bị bắt mang
về để phóng sanh. Đặc biệt, trước sân chùa Bà ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương, cảnh mua bán chim phóng sanh diễn ra chộn rộn nhất. Cả môt sân chùa
toàn mùi hương và mùi lông chim, phân chim bốc lên, không tài nào ngồi quá mươi
phút ở đây.
Một người bán chim tên
Hưng, là thành viên lâu nay của nhóm chim phóng sanh ở chùa Bà chia sẻ với
chúng tôi là ông đã làm nhà, mua xe máy và nhiều thứ cần thiết trong gia đình
nhờ vào chim phóng sanh. Và mỗi ngày, ông bán được từ 20 con đến 100 con chim ổ
già, chim di. Tùy vào khách sộp hay khách bình dân, giá mỗi con chim dao động
từ 5 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng. Ngày nào ông cũng ngồi bán ở đây, một mình ông
làm dịch vụ này lo cho cả gia đình, ông ngồi bán từ 7h sáng đến 6h chiều.
Chúng tôi lấy làm lạ vì
nếu như một mình ông làm dịch vụ này thì lấy đâu ra thời gian để đi bẫy chim về
bán và nếu như ông mua lại chim của người khác bẫy thì mua với giá bao nhiêu để
có thể bán dao động từ 5 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng mỗi con. Khi nghe chúng tôi
đặt câu hỏi về vấn đề mình thắc mắc, có vẻ như ông Hưng không vui, ông nói lảng
sang chuyện khác và tìm cách thoái thác, không nói chuyện với chúng tôi nữa. Chúng
tôi tiếp tục trò chuyện với những người bán chim khác và được biết là mức lợi
nhuận từ chim phóng sanh không phải là thấp nhờ vào bầy chim mồi của họ. Nhưng
vẫn chưa giải quyết được thắc mắc.
Một người bẫy chim tên
Hồ, đứng phía ngoài cổng chùa, bị nhóm bên trong loại khỏi cuộc, không cho vào
bán, cho chúng tôi biết rằng ông đi bẫy gần một tuần mới được ngót nghét trăm
con, bây giờ nếu bán cho quán nhậu thì chúng phải chết, mà ông thì nghèo quá,
không đủ dũng khí để thả bầy chim, thôi thì tìm người có lòng từ tâm họ mua
thả, được cả một công đôi chuyện. Nhưng đến đây gặp tình hình này, chắc là phải
bán cho quán nhậu.
Ông Hồ lắc đầu chua chát,
nói thêm rằng ông đã đứng ở cổng chùa cả buổi và ngộ ra một điều là thà tự tay
ông phóng sanh hoặc bán cho quán nhậu để bầy chim được chết một lần, như vậy sẽ
đỡ đau khổ cho chúng hơn. Ông Hồ tiết lộ thêm là tất cả những bầy chim phóng
sanh ở chùa đều rất khờ khạo và bị nghiện một số chất, trong đó có cả thuốc
phiện loại nhẹ. Bầy chim đã được cho ăn thức ăn khác thường, cho uống nước
đường và bả thuốc phiện, chúng đâm ra nghiện loại thức uống này nên khi được
thả ra khỏi lồng, cách gì chúng cũng tìm mùi của chiếc lồng để chui vào lại. Chính
vì thế, mỗi bầy chim có thể được thả cả vài trăm lần trong một năm. Chuyện con
người phóng sanh đối với chúng chỉ là chuyện thả ra khỏi lồng để đi tắm nắng gì
đó rồi chúng lại quay vào lồng để được uống thức uống đã nghiện.
Lúc ông Hồ kể chuyện
này, bên trong sân chùa, có một người đàn ông mập mạp, trán hói và ăn mặc sang
trọng, có dáng dấp quan chức đang cầm chiếc lồng chim nâng ngang trán để cầu
nguyện điều gì đó, chừng mươi phút, ông này mở cửa lồng và thả chim ra ngoài.
Bầy chim được thả ra không vội bay đi, chúng túa ra khắp sân chùa đứng tắm nắng
và lượm những hạt gạo trong đám gạo muối vãi cô hồn vương vất khắp sân.
Ai phóng sanh?
Chim phóng sinh bày bán
ở sân chùa Bà. RFA photo
Một Phật tử chia sẻ với
chúng tôi: “Phóng sanh là tạo cho người ta một cái thiện tánh. Chứ thực ra nó
cũng có cái hay và không hay. Hay là người họ bỏ tiền ra để chuộc sự sống của
loài vật.
Không hay là người bán
họ tội lỗi, họ cố bắt để bán lấy tiền cho người phóng sanh. Cho nên cái phóng
sanh nó có lợi nếu như theo Đức Phật tức là bất khả tư nghì. Theo đạo Phật tức
là làm mà đừng nghĩ đến nguyên nhân. Giống như Đức Phật đã dạy tam thực dục,
không nghe, không thấy,không biết. Không nghe tiếng khóc, không nghe tiếng kêu,
không nghe tiếng la. Không thấy tức là không thấy người ta giết. Không biết tức
là không biết đồ vật đó là cái gì. Cho nên phóng sanh cũng vậy. Có người họ
thấy con chim bị bắt, bị nhốt khổ quá, họ bỏ tiền ra mua rồi phóng sanh. Người
này được phước. Nhưng người đi bắt thì rước cái tội về mình, sau này có những
cái không hay với bản thân. Thường thường người phóng sanh đôi khi thấy con cá
ở dưới ao nó mắc kẹt, người ta vớt con cá ra rồi đưa xuống sông thả lại. Như
vậy thì cái phước lớn hơn và cũng không mang nghiệp như những người bán. Phóng
sanh được cái là nó tạo từ Phước, tức là nó tạo cho con người cái từ tâm…”
Phần lớn những người đến
phóng sinh ở chùa đều là người buôn bán và vợ các quan chức, thậm chí các quan
chức đến chùa để phóng sinh, xin lộc cũng không phải ít. Chùa Bà vồn nổi tiếng
là ngôi chùa linh thiêng trong việc vay lộc, hằng năm, nhất là dịp đầu năm,
khách thập phương kéo về đây để mua một nhành hoa vào cúng bên trong chánh điện
và cầu xin Bà ban cho lộc làm ăn. Sau khi cúng kính, khách lại rút một nhành
hoa trong độc bình mang về, gọi là vay lộc Bà để làm ăn, năm sau sẽ quay trở lại
để trả lộc năm cũ và tiếp tục vay lộc năm sau.
Trong dịp Tết, mỗi ngày
có đến vài ngàn lượt khách đến chùa Bà để vay lộc. Thường, những người nghèo có
niềm tin vào việc vay lộc rất sâu, họ thành kính mua hương đèn, hoa quả đến
cúng và vay lộc, còn giới nhà giàu, quan chức thì chuộng việc phóng sanh, sau
đó cúng lễ rình rang rồi mới vay lộc.
Một người tên Loan, bán
chim phóng sanh lâu năm ở sân chùa Bà chia sẻ với chúng tôi rằng cô vẫn biết
làm công việc của cô là trái với đạo lý luân thường, và nếu thật sự Bà linh
thiêng thì Bà sẽ giận vì chuyện này. Nhưng cô vẫn hy vọng bề trên tha thứ cho
cô vì cơm áo gạo tiền, đó cũng là cái lộc, cô chỉ nuôi một bầy chim, làm mồi,
rồi nhờ vào lộc bà xui khiến, những quan chức và nhà giàu đến mua để thả.
Vì dù sao, theo như quan
niệm của Loan, làm quan chức ở đất nước này, chẳng ông nào, bà nào mà không có
tội, không mang một vết chàm nào đó trong linh hồn. Chính vì thề, việc cô bán
bầy chim đã huấn luyện cho họ đến phóng sinh hằng ngày, suy cho cùng, đó cũng
là liều thuốc chữa bệnh cho tâm hồn méo mó của giới nhà quan. Điều này chí ít
cũng giúp họ hướng thiện đôi chút.
Và, suy cho cùng, điều
cô Loan nói cũng có cái lý riêng của cô. Vấn đề là cái lý này như thế nào. Vì
trong một đất nước có văn hóa, ít tham nhũng, tệ nạn quan liêu ít, thì cái lý
của người dân cũng phát triển tỉ lệ, cũng là cái lý có văn hóa, có suy tư. Còn
ở một đất nước nghèo nàn lạc hậu, tham nhũng, bất đạo, cái lý của người dân
cũng dựa trên nền tảng bất đạo này mà phát triển.
Tin, bài liên quan
- Đá
thì lạ, tàn phá di sản thì quen*
- Đá
thì lạ, tàn phá di sản thì quen*
- Có
nên không việc cấm đốt vàng mã?
- Cấm
lên đồng: xâm phạm tự do tín ngưỡng?
- Hệ
lụy của nạn mê tín dị đoan
- Thanh
niên ngày nay đặt niềm tin vào bói toán thần linh
- Thành
kiến phụ nữ tuổi Dần
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.